Oppenheimer là ai? Cuộc đời của Oppenheimer

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Oppenheimer là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Oppenheimer là ai?

Julius Robert Oppenheimer (/ˈɒpənˌhmər/; 22 tháng 4 năm 1904 – 18 tháng 2 năm 1967) là một nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, giáo sư Đại học California tại Berkeley. Là lãnh đạo thời chiến của phòng thí nghiệm Los Alamos, ông là một trong số những “cha đẻ của bom nguyên tử” với vai trò quan trọng trong dự án Manhattan, dự án thời chiến tranh thế giới thứ hai phát triển các vũ khí hạt nhân đầu tiên.

Oppenheimer là ai?
Oppenheimer là ai?

Cuộc đời của Oppenheimer

Dù tạo ra vũ khí “cần thiết” kết thúc chiến tranh, phá hủy hoàn toàn hai thành phố, mở ra kỷ nguyên mới, Julius Robert Oppenheimer phản đối phổ biến hạt nhân trong suốt phần đời còn lại.

Chào đời ở thành phố New York năm 1904, Julius Robert Oppenheimer là con trai của một người nhập cư Đức gốc Do Thái trở nên giàu có nhờ buôn vải vóc nhập khẩu. Ông tốt nghiệp loại xuất sắc Đại học Harvard chỉ sau 3 năm học, sau đó nghiên cứu vật lý lý thuyết ở cả Đại học Cambridge, Anh và Đại học Göttingen, Đức, nơi ông lấy bằng tiến sĩ ở tuổi 23.Nhà vật lý trẻ tuổi nhanh chóng thân thiết với những nhà khoa học vĩ đại nhất thời đó. Công trình học thuật của ông thúc đẩy lý thuyết lượng tử và dự đoán mọi thứ từ neutron tới hố đen. Ông còn là người ham học hỏi ngoài các lĩnh vực khoa học, như học tiếng Phạn hay nghiên cứu tôn giáo.Sau khi Mỹ gia nhập quân Đồng minh năm 1941, Oppenheimer được mời tham gia dự án tuyệt mật Manhattan nhằm phát triển vũ khí hạt nhân. Trong khi nhà nghiên cứu nỗ lực tìm hiểu những gì cần thiết để kích hoạt và duy trì phản ứng chuỗi neutron để tạo ra vụ nổ hạt nhân, cấp trên của Oppenheimer vô cùng ấn tượng với vốn kiến thức rộng, tham vọng, khả năng làm việc và truyền cảm hứng cho những nhà khoa học khác của ông. Năm 1942, quân đội Mỹ bổ nhiệm Oppenheimer làm người đứng đầu phòng thí nghiệm bí mật thử nghiệm bom.

Trong lúc nhà chức trách quân đội tìm kiếm địa điểm phù hợp cho phòng thí nghiệm, Oppenheimer đề xuất vị trí trường Los Alamos Ranch, trường học tư thục cho nam sinh gần Santa Fe. Không lâu sau, ông chỉ đạo hàng trăm, rồi hàng nghìn nhân viên ở Phòng thí nghiệm Los Alamos.

Oppenheimer không chỉ tập hợp đội ngũ những bộ óc xuất sắc nhất ở thời đại đó, ông còn truyền cảm hứng, thúc đẩy, tổ chức và khích lệ họ thể hiện năng lực. Ngày 16/7/1945, Oppenheimer và cộng sự tập trung tại bãi thử nghiệm Trinity ở phía nam Los Alamos cho vụ nổ hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Đó là thời khắc vô cùng căng thẳng. Các nhà khoa học biết rõ quả bom có biệt danh “Gadget” sẽ định hình tương lai thế giới. Nhưng họ cũng tin chắc nó có thể kết thúc Thế chiến II. Dù chiến tranh ở châu Âu đã kết thúc, nhà chức trách Mỹ lo sợ giai đoạn đẫm máu nhất của chiến tranh vẫn còn ở phía trước. Họ hy vọng có thể buộc Nhật Bản đầu hàng thay vì đe dọa sử dụng vũ khí mới. Thử nghiệm tiến hành bí mật đã thành công.

Ngày 6/8 và 9/8/1945, Mỹ lần lượt thả hai quả bom mà Oppenheimer tham gia phát triển xuống Hiroshima và Nagasaki. Ít nhất 110.000 người bị thiệt mạng trong các vụ nổ xóa sổ cả hai thành phố ở quy mô chưa từng thấy trước đây hoặc sau này. Oppenheimer từng tham gia hội đồng khoa học khuyến nghị Bộ Chiến tranh triển khai thả bom xuống Nhật Bản sớm hết mức có thể. Các cuộc tranh cãi vẫn tiếp diễn về việc liệu chính phủ có nghe theo thỉnh cầu của những nhà khoa học để chỉ thả bom nhằm vào mục tiêu quân sự, hay thậm chí thử nghiệm công khai trước nỗ lực buộc Nhật Bản đầu hàng.

Đêm trước vụ thả bom Hiroshima, Oppenheimer được cổ vũ bởi đám đông các nhà khoa học cộng sự tại Los Alamos, và tuyên bố niềm hối tiếc duy nhất của ông là không kịp hoàn thành quả bom để chống lại quân đội Đức. Nhưng dù rất phấn khởi với thành tựu, các nhà khoa học vẫn kinh hãi bởi thiệt hại về sinh mạng trong vụ tấn công, lo sợ vũ khí hạt nhân có thể dấy lên thay vì ngăn cản chiến tranh trong tương lai. Vài tuần sau vụ thả bom, Oppenheimer viết một lá thư cho Bộ trưởng Bộ Chiến tranh để cảnh báo “sự an toàn của quốc gia này không thể nằm hoàn toàn hoặc chủ yếu ở sức mạnh khoa học hoặc công nghệ. Nó chỉ có thể dựa trên khiến các cuộc chiến tranh tương lai trở nên bất khả thi”.

Nhưng Oppenheimer cũng bênh vực dự án Manhattan và quả bom mà ông được giao chế tạo và cho rằng đó là điều cần thiết để hiểu rõ những khả năng của khoa học hạt nhân. Tuy nhiên, Oppenheimer dành phần lớn cuộc đời để kêu gọi ngăn chặn vũ khí hạt nhân, phản đối Mỹ phát triển bom nhiệt hạch mạnh hơn. Theo ông, Mỹ nên cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật và theo đuổi những ứng dụng khác của công nghệ hạt nhân như sản xuất năng lượng.

Oppenheimer không bao giờ quay lại làm việc cho chính phủ, thay vào đó ông thành lập Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thế giới, tham gia giảng dạy khoa học cho tới khi qua đời năm 1967.

Cuộc đời của Oppenheimer
Cuộc đời của Oppenheimer

Những điều đen tối trong cuộc đời của Oppenheimer

Nhà khoa học Julius Robert Oppenheimer là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất và cũng gây nên nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử. Dù có được những thành công nhất định trong sự nghiệp nhưng quay trở về quá khứ, nhà khoa học nổi tiếng này cũng không ít lần gây ra sóng gió cho cuộc đời mình.

Tội đồ hay người có công?

Julius Robert Oppenheimer (22/4/1904-18/2/1967) là một nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, Giáo sư Đại học California tại Berkeley. Là lãnh đạo thời chiến của phòng thí nghiệm Los Alamos, ông là một trong số những “cha đẻ của bom nguyên tử” với vai trò quan trọng trong dự án Manhattan, dự án thời Chiến tranh thế giới thứ hai phát triển các vũ khí hạt nhân đầu tiên.

Oppenheimer sinh ra tại TP. New York, trong một gia đình Do Thái. Cha là Julius Oppenheimer, một nhà nhập khẩu hàng dệt may giàu có di cư từ Đức tới Hoa Kỳ năm 1888. Mẹ là họa sĩ Ella Friedman. Sau nhiều nỗ lực của người cha Oppenheimer, năm 1912 gia đình chuyển về một căn hộ tại Manhattan, một khu vực nổi tiếng với những biệt thự xa hoa và những ngôi nhà hiện đại. Oppenheimer có một người em trai tên Frank, người về sau cũng trở thành nhà vật lý.

Oppenheimer đầu tiên đi học ở trường Alcuin, sau vào năm 1911 nhập học tại Trường Xã hội Văn hóa Đạo đức (nay là Trường Văn hóa Đạo đức Fieldston, một trường danh giá thuộc hệ thống Ivy League cho các trường dự bị). Oppenheimer là một cậu học trò đa tài, quan tâm tới văn học ngôn ngữ Anh và Pháp, và nhất là yêu thích khoáng vật học.

Ông hoàn thành lớp 3 và lớp 4 trong vòng 01 năm, và nhảy cóc nửa năm lớp 8. Vào năm cuối trung học, ông bắt đầu quan tâm tới hóa học. Ông vào học trường Harvard ngành hóa muộn một năm, ở tuổi 18, bởi mắc chứng viêm loét đại tràng khi đang khảo sát khoáng vật trong chuyến đi nghỉ mùa hè của gia đình tại Jáchymov (Tiệp Khắc).

Bên cạnh chuyên ngành hóa, quy định của Harvard cũng yêu cầu ông phải học lịch sử, văn học và triết học hoặc toán học. Ông bù đắp cho việc nhập học muộn bằng cách học mỗi kỳ 06 khóa trình và được nhận vào hội danh dự Phi Beta Kappa. Ngay trong năm đầu ông đã được nhận dự thính sau đại học về vật lý dựa trên kết quả tự học, nghĩa là ông không phải qua các khóa cơ bản và có thể học luôn các khóa chuyên sâu. Một khóa về nhiệt động lực học do Percy Bridgman đứng lớp đã lôi cuốn ông đến với vật lý thực nghiệm. Ông tốt nghiệp loại ưu chỉ trong 03 năm.

Oppenheimer thực hiện những khám phá quan trọng về thiên văn học lý thuyết. Đặc biệt là về thuyết tương đối tổng quát và lý thuyết hạt nhân, vật lý hạt nhân, phổ học, và lý thuyết trường lượng tử, mở rộng lý thuyết này vào điện động lực học lượng tử. Hình thức luận toán học của cơ học lượng tử tương đối tính cũng thu hút sự quan tâm của ông, mặc dù ông nghi ngờ tính khả thi của nó.

Ngày 09/10/1941, ít lâu trước khi Hoa Kỳ chính thức tham chiến vào Chiến tranh thế giới thứ hai, Tổng thống Franklin Roosevelt phê chuẩn một chương trình khẩn cấp phát triển bom nguyên tử. Tháng 5/1942, Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Quốc phòng James Bryant Conant, người khi còn là giảng viên ở Harvard có dạy Oppenheimer, mời ông tới đảm nhận công việc tính toán neutron nhanh.

Ông nhận được biệt danh “Người điều phối đứt gãy nhanh”, ám chỉ tới sự lan truyền của một phản ứng dây chuyền neutron nhanh trong một quả bom nguyên tử. Một trong số những hành động đầu tiên của ông là tổ chức một khóa giảng mùa hè về lý thuyết bom ở tòa nhà ông làm việc ở Berkeley.

Một nhóm những nhà vật lý Châu Âu cùng với sinh viên theo học ông, trong số đó là Robert Serber, Emil Konopinski, Felix Bloch, Hans Bethe và Edward Teller. Những người bận bịu tính toán những thứ cần thiết phải thực hiện, và thực hiện theo trình tự nào, để chế tạo quả bom. Nỗ lực của các nhà khoa học ở Los Alamos được hiện thực hóa trong vụ thử hạt nhân đầu tiên gần Alamogordo vào ngày 16/7/1945, một nơi Oppenheimer đặt cho mật danh “Trinity” vào giữa năm 1944.

Tại một phiên họp toàn thể tại Los Alamos vào ngày 06/8/1945 (đêm quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima), Oppenheimer bước lên sân khấu, nắm hai tay mình lại “như thể một tay đấm quyền Anh được giải” trong khi đám đông reo mừng. Ông phát biểu nói lấy làm tiếc rằng quả bom đã không kịp để sử dụng chống lại Đức Quốc xã.

Tuy nhiên, ông và nhiều thành viên dự án khác đã cảm thấy rất buồn về vụ ném bom Nagasaki sau đó 03 ngày, bởi họ cảm thấy quả bom thứ hai là không cần thiết từ quan điểm quân sự. Ông đi tới Washington ngày 17/8/1945, để đưa tận tay một lá thư tới Bộ trưởng Chiến tranh Henry L. Stimson bày tỏ sự bất mãn của ông cũng như ước vọng cấm vũ khí hạt nhân.

Tháng 10/1945 Oppenheimer được phép gặp gỡ Tổng thống Harry Truman. Buổi gặp diễn ra tệ hại, sau khi Oppenheimer nói rằng ông cảm thấy “bàn tay tôi vấy máu”. Nhận xét đó làm Truman nổi giận và chấm dứt cuộc gặp. Sau đó Truman nói với Thứ trưởng Ngoại giao Dean Acheson: “Tôi không muốn nhìn thấy thằng chó đẻ trong văn phòng này thêm một lần nào nữa”. Tuy vậy, vì thành tích lãnh đạo ở Los Alamos, ông nhận được Huân chương Công trạng (danh dự dân sự cao nhất ở Hoa Kỳ) từ Truman năm 1946.

Những điều đen tối trong cuộc đời của Oppenheimer
Những điều đen tối trong cuộc đời của Oppenheimer

Suýt trở thành kẻ giết người

Theo những thông tin thu thập được, Oppenheimer vốn là đứa trẻ có trí não rất giống với Chris Langan. Cha mẹ ông coi cậu con trai là thiên tài. Một giáo viên của ông nhớ lại: “Cậu bé đón nhận tất cả ý tưởng mới theo cách đẹp đẽ và hoàn hảo”.

Oppenheimer vào học ở Harvard và tiếp đến là Đại học Cambridge để theo đuổi học vị tiến sĩ ngành vật lý. Ở đó, Oppenheimer, vốn đã phải tranh đấu với nỗi tuyệt vọng ám ảnh suốt cả cuộc đời, đã ngày càng nản chí.

Tài năng của ông vốn dành cho vật lý lý thuyết, và người hướng dẫn của ông – Giáo sư Patrick Blackett (người sau này giành được giải Nobel vào năm 1948) đã ép Robert phải làm những công việc vật lý thực nghiệm vụn vặt, thứ Robert rất căm ghét.

Robert ngày càng trở nên bất ổn định về cảm xúc, và sau đó, trong một động thái kỳ quặc đến mức tới tận ngày nay cũng chưa có ai hiểu thấu đáo, Oppenheimer đã lấy một ít hóa chất ở phòng thí nghiệm rồi tìm cách đầu độc thầy giáo hướng dẫn.

Bởi trước đó, ông từng muốn nghiên cứu vật lý thực nghiệm nhưng bị ngăn cản do tính vụng về của mình. Năm 1926, trong khi đi nghỉ tại Corsica, Oppenheimer đã tỏ ra vô cùng hối hận và thú nhận với 02 người bạn rằng ông phải quay trở về Cambridge ngay lập tức. Lí do là trước khi đi, ông đã phết một lớp chất độc hóa học trong phòng thí nghiệm lên một quả táo và đặt nó trên bàn Blackett. Oppenheimer muốn quay trở về để báo cho Blackett và hy vọng ông không ăn quả táo độc đó.

May mắn thay là Blackett không làm sao. Tuy nhiên, ban lãnh đạo trường đại học đã được thông báo về vụ việc này và định kết án Oppenheimer. Ở một nơi danh giá như Cambridge, Ban Giám hiệu nhà trường không bỏ qua vụ việc lớn như việc sinh viên âm mưu ám sát giáo viên của mình. Nhờ có sự can thiệp kịp thời của cha mẹ mà Oppenheimer đã không bị kết án.

Tuy nhiên, ông bị quản chế và phải trải qua các cuộc kiểm tra tâm lý. Cuối năm 1926, Oppenheimer rời trường Cambridge sau khi nhận lời mời nghiên cứu vật lý lý thuyết tại Đại học Gottingen. Mối quan hệ của Oppenheimer và Blackett cũng được hàn gắn lại sau đó và cùng nhau tiếp tục đóng góp cho sự phát triển khoa học của nhân loại.

Vì sao Oppenheimer – phim về cha đẻ bom nguyên tử của Christopher Nolan đáng trông đợi?

Oppenheimer đang là bom tấn được mong chờ nhất mùa hè này khi đánh dấu sự trở lại sau 3 năm của “Midas của Hollywood” Christopher Nolan. Bộ phim thu hút sự chú ý với quy mô đầu tư “khủng”, khắc họa câu chuyện mang tính lịch sử về cha đẻ bom hạt nhân và hội tụ dàn diễn viên gạo cội

Phim về nhân vật có ảnh hưởng lớn đến lịch sử

Vì sao Oppenheimer - phim về cha đẻ bom nguyên tử của Christopher Nolan đáng trông đợi?
Vì sao Oppenheimer – phim về cha đẻ bom nguyên tử của Christopher Nolan đáng trông đợi?

Oppenheimer là dự án mới nhất và cũng có thể được xem là tham vọng nhất của “quái kiệt điện ảnh” Christopher Nolan. Phim chuyển thể từ quyển sách đoạt giải Pulitzer American Prometheus: The Triumph and Tragedy of J.Robert Oppenheimer của các tác giả Martin Sherwin và Kai Bird. Thuộc dòng chính kịch – chiến tranh – tiểu sử, Oppenheimer khắc họa quãng sự nghiệp vẻ vang nhưng nhiều thăng trầm của nhà khoa học người Mỹ J. Robert Oppenheimer khi ông thành công chế tạo ra bom nguyên tử – thứ vũ khí chết chóc định hình trật tự thế giới trong cuộc Thế chiến thứ hai.

Đứng trước nguy cơ nước Đức phát xít có thể chế tạo thành công bom nguyên tử, góp phần giúp Hitler giành thắng lợi mang tính quyết định trong Thế chiến thứ hai, ngay từ giữa năm 1942, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã cho thành lập Dự án Manhattan, với nguồn kinh phí khổng lồ vào thời điểm ấy là 2 tỉ USD để nghiên cứu và chế tạo thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt đáng sợ nhất. Và người được bổ nhiệm đứng đầu Dự án Manhattan là giáo sư vật lý Mỹ J. Robert Oppenheimer.

Sự ra đời của bom nguyên tử có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Cha đẻ của nó – nhà vật lý Oppenheimer là thiên tài nhưng cũng bị xem như thần chết, một kẻ tội đồ do đã phát minh ra thứ vũ khí có khả năng giết chóc kinh hoàng chưa từng thấy. Chính bản thân ông cũng từng sống trong dày vò và đau khổ khôn nguôi khi chứng kiến hậu quả tang thương do sản phẩm của mình để lại, tự gọi bản thân mình là “kẻ hủy diệt thế giới”. Phục vụ tổ quốc, thỏa mãn đam mê tri thức hay tiếp tay cho tội ác? Oppenheimer sẽ gợi mở cho khán giả những góc nhìn lý thú về cuộc đời, tâm tư của một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thế kỷ 20.

Kiệt tác để đời của Nolan?

Khi nghe về kế hoạch vĩ đại của Christopher Nolan dành cho bộ phim này, nhiều hãng phim đã phải thoái lui do quá tốn kém. Một số yêu cầu của Nolan bao gồm ngân sách sản xuất 100 triệu USD và ngân sách tiếp thị tương đương. Thời lượng chiếu rạp ít nhất 100 ngày. Ngoài ra, trong thời gian Oppenheimer ra rạp, hãng phim cũng không được phát hành thêm bất kỳ một bộ phim nào khác.

Nhiều năm qua, hãng Warner Bros dường như độc quyền phát hành các bộ phim của Christopher Nolan và kiếm bộn tiền nhờ mối quan hệ cộng tác này. Bởi Christopher Nolan được mệnh danh là “Midas của Hollywood”. Mọi bộ phim vị đạo diễn 51 tuổi này chạm tay vào đều tạo ra “vàng”, trở thành bom tấn ăn khách, vừa mê hoặc khán giả đại chúng, lại vừa chinh phục giới phê bình điện ảnh, đạt doanh thu khủng. Tuy nhiên, trong giai đoạn Nolan phát triển Oppenheimer, mối quan hệ giữa đạo diễn và Warner Bros đã không còn êm đẹp. Sau khi “chào hàng” Oppenheimer với hàng loạt studio đình đám ở Hollywood, Christopher Nolan và bộ phim của ông đã được nhà Universal chào đón.

Nếu không phải là cái tên bảo chứng Christopher Nolan thì có lẽ chẳng có hãng phim nào dám “xuống tiền” cho một bộ phim đầy phức tạp và có quy mô tầm cỡ như thế. Việc tái hiện giai đoạn binh biến căng thẳng thời Thế chiến thứ hai vốn đã khó khăn, chúng còn rủi ro bởi rất dễ bị đánh giá là xuyên tạc lịch sử. Đó là chưa kể việc tái hiện thế giới của các nhà khoa học, với độ chính xác về kiến thức vật lý cũng như thao tác chế tạo vũ khí hạng nặng đòi hỏi một ê kíp với những cái đầu siêu việt.

Christopher Nolan thì luôn nói không với phông xanh và CGI. Phim ông, dẫu có những trường đoạn hành động cháy nổ, hành động điên rồ thì đó đều là dàn cảnh thật. Chuyện nam đạo diễn dùng hẳn 1 chiếc máy bay thật rồi cho phát nổ để quay TENET hay chuyện ông mua trọn cả một cánh đồng ngô để quay cảnh rượt đuổi trong Interstella giờ vẫn được kể đi kể lại như một giai thoại của kinh đô Hollywood.

Christopher Nolan từng chia sẻ Oppenheimer là dự án khó nhằn nhất của ông xuyên suốt sự nghiệp đạo diễn. Với Oppenheimer, nam đạo diễn gây sốt khi công bố không thèm dùng phông xanh và đồ họa máy tính để tái dựng vụ thử nổ bom hạt nhân mà quay trực tiếp từ phim trường. Bên cạnh đó, Oppenheimer cũng là phim điện ảnh được quay dưới định dạng IMAX 65mm và 65mm, đảm bảo tiêu chuẩn hình ảnh chân thực và sắc nét nhất. Christopher Nolan cũng nhấn mạnh rằng Oppenheimer là bộ phim mà khán giả nhất định phải xem ở rạp để đảm bảo thụ hưởng trọn vẹn “phép màu” của điện ảnh.

“Việc tái tạo lại vụ thử Trinity (vụ nổ vũ khí hạt nhân đầu tiên trên thế giới, diễn ra ở New Mexico) mà không sử dụng đồ họa máy tính là một thách thức lớn đối với chúng tôi. Giám sát hiệu ứng Andrew Jackson của chúng tôi đã nghiên cứu những cách thật nhất để chúng tôi có thể thực hiện các hình ảnh cho bộ phim. Chúng tôi đã nghiên cứu yếu tố động lực học và vật lý lượng tử của vụ thử Trinity, sau đó tái tạo lại vụ nổ trên một ngọn đồi bằng phẳng cô lập ở New Mexico trong điều kiện thời tiết cho phép, với rất nhiều thách thức rất lớn trong thực tế”, Nolan chia sẻ với tạp chí Total Film.

Dàn diễn viên bảo chứng

Oppenheimer quy tụ dàn diễn viên thực lực được xem trọng nhất nhì kinh đô Hollywood hiện nay. Nhân vật trung tâm – Oppenheimer do Cillian Murphy đảm nhiệm. Nam diễn viên được nhiều người biết đến thông qua sêri đình đám của Anh Peaky Blinders. Tài tử sinh năm 1976 cũng từng hợp tác với Christopher Nolan qua nhiều dự án lớn như bộ ba The dark knight, Inception, Dunkirk. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Cillian Murphy có vai chính trong một bộ phim của ông hoàng phòng vé Nolan.L

Phim về nhân vật có ảnh hưởng lớn đến lịch sử
Phim về nhân vật có ảnh hưởng lớn đến lịch sử

Tài tử người Ireland chia sẻ với Variety: “Khi trúng vai Oppenheimer, tôi nhận ra đây là một trách nhiệm to lớn. Một nhân vật đầy phức tạp, mâu thuẫn và mang tính biểu tượng. Nhưng quan trọng là bạn biết mình đang làm việc với một trong những đạo diễn vĩ đại nhất mọi thời đại. Tôi cảm thấy tự tin hơn khi được đồng hành cùng Christopher Nolan. Anh ấy đã có một tác động sâu sắc đến cuộc sống của tôi, về đời tư lẫn sự nghiệp, thật vậy. Anh ấy giao cho tôi những vai diễn rất thú vị và thách thức. Tôi luôn hân hạnh khi được ở trên phim trường của anh ấy”.

Hai “bóng hồng” trong phim cũng gây chú ý khi được thủ vai bởi Emily Blunt và Florence Pugh. Với Oppenheimer, Emily Blunt đóng vợ của nhà vật lý – Katherine “Kitty” Oppenheimer. Bà cũng là một nhà khoa học và có ảnh hưởng lớn đến con đường sự nghiệp của Oppenheimer. Trong khi đó, ngôi sao 9X Florence Pugh sẽ vào vai Jean Tatlock – tình nhân của cha đẻ bom nguyên tử. Mối quan hệ tình cảm tay ba này dự kiến sẽ tạo nên nhiều tình huống hay ho cho bộ phim bên cạnh câu chuyện lịch sử vĩ mô. Ngoài ra, Oppenheimer còn có sự tham gia của những tên tuổi gạo cội như: Matt Damon, Rami Malek, Robert Downey Jr., Kenneth Branagh…

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Oppenheimer là ai. Mọi thông tin trong bài viết Oppenheimer là ai? Cuộc đời của Oppenheimer đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (28 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *