Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí (23 mẫu)

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí lớp 9 chọn lọc hay nhất gồm dàn ý chi tiết và 23 bài văn mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đề bài: Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí
Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí

Mục lục

Dàn ý Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí chi tiết

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Nêu đoạn trích

II. Thân bài

1. Giới thiệu chung

Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh

Nội dung đoạn trích: Cơ sở hình thành tình đồng chí

2. Phân tích

a. Tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân:

– Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính Cách mạng:

“Quê hương tôi nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

+ Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”

+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện

=> Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ – miền biển nước mặn, trung du đồi núi, và gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.

– Cũng như giọng thơ, ngôn ngữ thơ ở đây là ngôn ngữ của đời sống dân dã, mộc mạc:

“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.

=> Đến từ mọi miền đất nước, vốn là những người xa lạ, các anh đã cùng tập hợp trong một đội ngũ và trở nên thân quen.

b. Cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

– Điệp từ, hình ảnh sóng đôi mang ý nghĩa tượng trưng.

=> Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.

c. Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn:

– Mối tính tri kỉ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

– Chính trong những ngày gian khó, các anh đã trở thành tri kỉ của nhau,để cùng chung nhau cái giá lạnh mùa đông, chia nhau cái khó khăn trong một cuộc sống đầy gian nan.

3. Đánh giá chung

  • Thể thơ tự do với những câu dài ngắn đan xen đã giúp cho nhà thơ diễn tả hiện thực và bộc lộ cảm xúc một cách linh hoạt.
  • Hình ảnh thơ cụ thể, xác thực mà giàu sức khái quát.Ngôn ngữ thơ hàm súc,cô đọng,giàu sức biểu cảm

III. Kết bài: Khẳng định lại giá trị bài thơ

23 bài mẫu Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí hay nhất

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 1

Chính Hữu là nhà thơ chiến sĩ nổi tiếng với các tác phẩm viết về người lính và hai cuộc chiến tranh. Các tác phẩm của ông luôn chất chứa những nỗi niềm về tình đồng chí, đồng đội và tình yêu quê hương đất nước. “Đồng chí” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Chính Hữu được viết năm 1948. Tác phẩm được in trong tập “Đầu súng trăng treo” và được giới phê bình văn học đánh giá rất cao về ý nghĩa và giá trị nghệ thuật. Tình đồng chí, đồng đội sâu nặng mà tác giả nhắc đến được thể hiện rõ nét trong 7 câu thơ đầu của bài thơ.

Mở đầu đoạn thơ, Chính Hữu đã miêu tả rõ nét xuất thân của những người lính cách mạng. Đó là những người lính đi lên từ:

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Những ngôn từ thật bình dị, chân thật về xuất thân của những người lính. Đó là những người nông dân nghèo vì tình yêu quê hương đất nước mà bỏ cuốc thuổng, ruộng vườn để đứng lên chiến đấu. Ở đây, tác giả đã sử dụng kết cấu sóng đôi, đối ứng để tạo nên sự gần gũi. Đó là “quê hương anh – làng tôi”, là “nước mặn đồng chua – đất cày lên sỏi đá”. Dường như hoàn cảnh của những người lính chẳng có gì khác nhau. Họ tương đồng ở chỗ đều xuất thân từ những làng quê nghèo khó.

Việc sử dụng cụm thành ngữ “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” càng gợi ra trước mắt ta sự nghèo khó của những vùng quê nghèo ven biển quanh năm bị nhiễm mặn. Là sự bươn chải khổ cực của những vùng quê miền núi, nơi đất khô cằn, cây cối khó canh tác vì toàn sỏi đá. Có lẽ vì đồng cảm vì cảnh ngộ, nên chỉ mới gặp nhau nhưng:

Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Từ những người xa lạ ở những miền quê khác nhau, nhưng khi đã cùng đứng chung hàng ngũ, cùng lý tưởng và mục đích chiến đấu, “họ” trở thành những người thân của nhau. Ở đây Chính Hữu đã sử dụng từ “đôi” thay vì “hai” để gợi lên sự thân thiết ngay từ khi mới gặp mặt. Mặc dù là bất ngờ, “chẳng hẹn” mà gặp nhưng cuộc gặp gỡ này của những người lính như là lời hẹn từ trước. Đó là lời hẹn với quê hương đất nước, bởi anh và tôi đều chung ý chí chiến đấu, một lòng yêu nước, cùng tự nguyện nhập ngũ để quen nhau.

Lời hẹn của những người lính nảy sinh từ điều kiện của đất nước. Cái hẹn không lời mà tác giả nhắc đến mang bao ý nghĩa sâu trong tâm hồn người lính. Tình đồng chí được vun đắp thêm qua những nhiệm vụ, qua lý tưởng chiến đấu.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Câu thơ là bức tranh tả thực mà tác giả ghi lại khi những người lính làm nhiệm vụ. Đó là hình ảnh sát cánh bên nhau cùng hành quân làm nhiệm vụ. Ở đây, Chính Hữu vẫn dùng hình ảnh sóng đôi để miêu tả “súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Với người lính, “súng” là một vật vô cùng quan trọng, đó là biểu tượng cho sự lý trí, cho sức chiến đấu, nó không thể tách rời được với người lính.

Hình ảnh “súng bên súng” không chỉ đơn thuần là miêu tả người lính, nó còn thể hiện cho sự gian truân, vất vả của người lính. Trên đường hành quân, có đôi khi mệt mỏi, những người lính ngồi lại bên nhau. Và lúc ấy tình đồng chí đồng đội càng trở nên bền chặt hơn bao giờ hết. Thế nên “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”.

Câu thơ ấy vừa là miêu tả hiện thực nơi chiến khu Việt Bắc, vừa là sự khó khăn người lính phải trải qua. Cái lạnh, giá buốt về đêm khiến cho những chiến sĩ lạnh đến mức đôi khi còn bị sốt cao. Nhưng dù môi trường có khắc nghiệt đến đâu thì những người lính đã tự ủ ấm cho nhau bằng cách chung tấm chăn mỏng manh. Thời tiết ngoài kia có giá lạnh, nhưng bên trong tình đồng chí đồng đội đã làm cho những người lính cảm thấy ấm áp từ trong lòng.

Để rồi họ trở thành những “đôi tri kỷ”¸ họ thân thiết, thấu hiểu nhau hơn. Thế nên câu thơ nghe có vẻ giá lạnh, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được cái ấm tỏa ra từ tình đồng chí, đồng đội.

Câu thơ cuối là một sự đặc biệt, sự thiêng thiêng, cao cả được gói trọn trong hai tiếng “Đồng chí”. Nghe sao mà thân thuộc đến vậy. Thêm dấu chấm cảm cuối câu tạo cho ta cảm xúc lâng lâng khó tả. Dường như tình đồng chí, đồng đội chẳng có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được. Bởi thế, chỉ dùng hai từ ấy thôi là đủ để người ta cảm nhận. Đó là tiếng gọi xúc động từ con tim, phải thật trân trọng lắm mới có thể thốt ra được hai tiếng thiêng liêng ấy.

“Đồng chí!” như một sự gắn kết và làm rõ thêm được sự trân trọng mà tác giả dành cho mối lương duyên này. Nghe hai từ ấy bình dị mà sâu sắc. Nó càng làm thêm vẻ đẹp tinh thần, sức mạnh của những người lính cách mạng.

Càng phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí của Chính Hữu càng thấy được sự tài hoa trong việc sử dụng ngôn từ để miêu tả cảm xúc. Khổ thơ đã khơi gợi lại những kỷ niệm đẹp, tình cảm gắn bó của những người lính trong những ngày gian khổ. Đồng thời, nó mang đến cho người đọc dâng trào bao cảm xúc.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 2

Chính Hữu là cây bút nổi bật thời kì kháng chiến chống Pháp. Thơ ông đã mở ra trong ta bao cảm nhận về con người kháng chiến đặc biệt là chân dung những anh bộ đội cụ Hồ. Và đẹp hơn cả ở họ là tình đồng chí, đồng đội gắn kết được nhà thơ khắc họa qua Đồng chí. Bảy câu thơ đầu của bài đã cho chúng ta những cảm nhận, những hiểu biết về cơ sở hình thành tình đồng chí trong gian khổ chiến tranh.

Đồng chí là bài thơ tiêu biểu nhất của thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được viết năm 1948 trong những ngày đông lạnh giá tại núi rừng căn cứ địa kháng chiến và làm nổi bật, làm sáng chân dung anh bộ đội cụ Hồ với vô vàn nét đẹp đáng trân, đáng quý! Tình đồng chí ở họ cũng đẹp và ấm áp như vậy trong ngày đông giá lạnh nơi chiến khu!

Cơ sở trước hết gắn kết người lính là sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân nghèo khó. Một loạt hình ảnh như quê anh, làng tôi kết hợp cùng với thành ngữ như nước mặn đồng chua hay ẩn dụ đất cày lên sỏi đá đều cho người đọc hiểu được đây là những miền quê nghèo trên đất nước. Miền quê nghèo vật chất nhưng giàu giá trị tinh thần đã cho tổ quốc người con thật đẹp là anh và tôi. Để rồi từ hai phương trời xa lạ, tưởng chừng chẳng liên quan ấy mà người nông dân cùng nhau gặp gỡ, cùng đồng hành.

Ở người lính, tương đồng về giai cấp xuất thân đã giúp họ thêm hiểu nhau hơn bao giờ hết. Xuất thân cơ hàn đã giúp họ mạnh mẽ vượt qua mọi gian khó nơi chiến địa và cùng nhau hiểu được nỗi vất vả khó nhọc để rồi cùng đứng lên vì Tổ quốc.

Nhưng có lẽ đẹp hơn cả là sự gắn kết trong một lí tưởng lớn lao: Súng bên súng, đầu sát bên đầu. Hình ảnh chiếc súng kia là ẩn dụ cho chiến tranh khói lửa, cho nhiệm vụ thường trực của người lính. Họ nhọc nhằn trong nhiệm vụ chiến đấu nhưng họ tự hòa và mang theo khí thế niềm tin. Chính những tương đồng tưởng chừng bé nhỏ này lại là sợi dây tình cảm sâu sắc nhất gắn kết người lính cách mạng dẫu trong gian khổ chiến trường ác liệt.

Và đặc biệt, tình cảm ấy giữa hai người xa lạ đã nhân lên thành tình cảm quý báu thiêng liêng: Đồng chí! Đó là hai từ giản dị mà hàm súc chứa chan bao tình cảm gắn kết của anh bộ đội cụ Hồ. Tình cảm thiêng liêng ấy đã và đang làm lòng người thêm muôn phần xúc động, thấm thía. Nốt nhạc của tình đồng chí, đồng đội ngân vang trong không khí chiến trường dẫu khói lửa. Và đó là sự keo sơn gắn bó của tình cảm thiêng liêng, cao quý vô ngần!

Thể thơ tự do được nhà thơ khai thác triệt để nhằm ngân vang dòng cảm xúc. Mỗi một lời thơ với hình ảnh giàu sức gợi, hình ảnh ẩn dụ biểu trưng đều đang góp phần làm đẹp bức tranh tình cảm của người lính cách mạng. Chân dung tự họa về tình cảm anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp làm ta vô cùng xúc động.

Bảy câu đầu bài Đồng chí đã cho bạn đọc những hiểu biết về cơ sở hình thành tình cảm cao đẹp này. Tình đồng chí đã tồn tại và thật đẹp trong những trang thơ kháng chiến chống Pháp nói riêng và xuyên suốt thời kì lịch sử dân tộc nói chung. SỰ cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội đã và đang góp phần giúp ta hiểu thêm về tình cảm cao đẹp trong chiến tranh khắc nghiệt!

Chính Hữu là cây bút nổi bật thời kì kháng chiến chống Pháp. Thơ ông đã mở ra trong ta bao cảm nhận về con người kháng chiến đặc biệt là chân dung những anh bộ đội cụ Hồ. Và đẹp hơn cả ở họ là tình đồng chí, đồng đội gắn kết được nhà thơ khắc họa qua Đồng chí. Bảy câu thơ đầu của bài đã cho chúng ta những cảm nhận, những hiểu biết về cơ sở hình thành tình đồng chí trong gian khổ chiến tranh.

Đồng chí là bài thơ tiêu biểu nhất của thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được viết năm 1948 trong những ngày đông lạnh giá tại núi rừng căn cứ địa kháng chiến và làm nổi bật, làm sáng chân dung anh bộ đội cụ Hồ với vô vàn nét đẹp đáng trân, đáng quý! Tình đồng chí ở họ cũng đẹp và ấm áp như vậy trong ngày đông giá lạnh nơi chiến khu!

Cơ sở trước hết gắn kết người lính là sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân nghèo khó. Một loạt hình ảnh như quê anh, làng tôi kết hợp cùng với thành ngữ như nước mặn đồng chua hay ẩn dụ đất cày lên sỏi đá đều cho người đọc hiểu được đây là những miền quê nghèo trên đất nước. Miền quê nghèo vật chất nhưng giàu giá trị tinh thần đã cho tổ quốc người con thật đẹp là anh và tôi. Để rồi từ hai phương trời xa lạ, tưởng chừng chẳng liên quan ấy mà người nông dân cùng nhau gặp gỡ, cùng đồng hành.

Ở người lính, tương đồng về giai cấp xuất thân đã giúp họ thêm hiểu nhau hơn bao giờ hết. Xuất thân cơ hàn đã giúp họ mạnh mẽ vượt qua mọi gian khó nơi chiến địa và cùng nhau hiểu được nỗi vất vả khó nhọc để rồi cùng đứng lên vì Tổ quốc.

Nhưng có lẽ đẹp hơn cả là sự gắn kết trong một lí tưởng lớn lao: Súng bên súng, đầu sát bên đầu. Hình ảnh chiếc súng kia là ẩn dụ cho chiến tranh khói lửa, cho nhiệm vụ thường trực của người lính. Họ nhọc nhằn trong nhiệm vụ chiến đấu nhưng họ tự hòa và mang theo khí thế niềm tin. Chính những tương đồng tưởng chừng bé nhỏ này lại là sợi dây tình cảm sâu sắc nhất gắn kết người lính cách mạng dẫu trong gian khổ chiến trường ác liệt.

Và đặc biệt, tình cảm ấy giữa hai người xa lạ đã nhân lên thành tình cảm quý báu thiêng liêng: Đồng chí! Đó là hai từ giản dị mà hàm súc chứa chan bao tình cảm gắn kết của anh bộ đội cụ Hồ. Tình cảm thiêng liêng ấy đã và đang làm lòng người thêm muôn phần xúc động, thấm thía. Nốt nhạc của tình đồng chí, đồng đội ngân vang trong không khí chiến trường dẫu khói lửa. Và đó là sự keo sơn gắn bó của tình cảm thiêng liêng, cao quý vô ngần!

Thể thơ tự do được nhà thơ khai thác triệt để nhằm ngân vang dòng cảm xúc. Mỗi một lời thơ với hình ảnh giàu sức gợi, hình ảnh ẩn dụ biểu trưng đều đang góp phần làm đẹp bức tranh tình cảm của người lính cách mạng. Chân dung tự họa về tình cảm anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp làm ta vô cùng xúc động.

Bảy câu đầu bài Đồng chí đã cho bạn đọc những hiểu biết về cơ sở hình thành tình cảm cao đẹp này. Tình đồng chí đã tồn tại và thật đẹp trong những trang thơ kháng chiến chống Pháp nói riêng và xuyên suốt thời kì lịch sử dân tộc nói chung. Sự cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội đã và đang góp phần giúp ta hiểu thêm về tình cảm cao đẹp trong chiến tranh khắc nghiệt!

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 3

Văn chương giống như một cây bút đa màu, nó vẽ lên bức tranh cuộc sống bằng những gam màu hiện thực. Văn chương không bao giờ tìm đến những chốn xa hoa mỹ lệ để làm mãn nhãn người đọc, nó tiếp cận hiện thực và tiếp nhận thứ tình cảm chân thật không giả dối. Người nghệ sĩ đã dùng cả trái tim mình để đưa bạn đọc trở lại với đời thực để cùng lắng đọng, cùng sẻ chia. Phân tích bài thơ Đồng Chí, Chính Hữu đã dẫn bạn đọc vào bức tranh hiện thực nơi núi rừng biên giới nhưng thấm đẫm tình đồng chí đồng đội bằng thứ văn giản dị, mộc mạc. Đặc biệt là bảy câu thơ đầu. Tác giả đã thổi hồn vào bài thơ tình đồng chí tri kỉ, keo sơn và gắn bó, trở thành một âm vang bất diệt trong tâm hồn những người lính cũng như con người Việt Nam.

Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hòa dần vào cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cảm xúc?

Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hy vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

“Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. “Anh và tôi”, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tổ quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Họ đến với cách mạng cũng vì lý tưởng muốn dâng hiến cho đời. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Chung một khát vọng, chung một lý tưởng, chung một niềm tin và khi chiến đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào… Dường như tình đồng đội cũng xuất phát từ những cái chung nhỏ bé ấy. Lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ dồn dập hơn, câu thơ cũng trở nên gần gũi hơn:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”

Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp ngữ tài tình, nhà thơ không chỉ đưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Câu thơ chỉ có hai tiếng nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lý tưởng nhất, nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thơ của bài thơ cũng như mảnh mai hơn. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu.

Chi với bảy câu thơ đầu của bài “Đồng chí”, Chính Hữu đã sử dụng những hình ảnh chân thực, gợi tả và khái quát cao đã thể hiện được một tình đồng chí chân thực, không phô trương nhưng lại vô cùng lãng mạn và thi vị. Tác giả đã thổi hồn vào bài thơ tình đồng chí tri kỉ, keo sơn và gắn bó, trở thành một âm vang bất diệt trong tâm hồn những người lính cũng như con người Việt Nam.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 4

Vẻ đẹp của tình đồng chí là một đề tài nổi bật trong thơ cơ Việt Nam, đặc biệt là thơ ca kháng chiến. Viết về đề tài này, mỗi nhà thơ chọn cho mình một cách khai thác khác nhau góp phần làm phong phú thêm mảng thơ ca này. Nhắc đến đây, ta không thể bỏ qua bài ” Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu. Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946-1954, nó đã làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu mà đoạn trích sau là tiêu biểu:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!

Bài thơ sáng tác mùa xuân 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Bài thơ theo thể tự do, 20 dòng chia làm 3 đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (các dòng 7, 17 và 20). Bảy câu thơ đầu bài thơ là sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí.

Trước hết, ở đoạn đầu, với 7 câu tự do, dài ngắn khác nhau, có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí.Mở đầu bằng hai câu đối nhau rất chỉnh:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Hai câu thơ đầu tiên giới thiệu quê hương “anh” và “tôi” – những người lính xuất thân là nông dân. “Nước mặt đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn khó làm ăn, “đất cày lên sỏi đá” là nơi đồi núi, trung du, đất bị đá ong hoá, khó canh tác. Hai câu chỉ nói về đất đai – mối quan tâm hàng đầu của người nông dân, cho thấy sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó là cơ sở sự đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng.

“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Từ “tôi” chỉ 2 người, 2 đối tượng chẳng thể tách rời nhau kết hợp với từ “xa lạ” làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn… Tự phương trời tuy chẳng quen nhau nhưng cùng một nhịp đập của trái tim, cùng tham gia chiến đấu, giữa họ đã nảy nở một thứ tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí – tình cảm ấy không phải chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lý trí, lẫn lý tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho tổ quốc.

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

Tình đồng chí còn được nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hoà chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn. Đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. “Chung chăn” có nghĩa là chung cái khắc nghiệt, khó khăn của cuộc đời người lính, nhất là chung hơi ấm để vượt qua cái lạnh, mà sự gắn bó là thành thật với nhau. Câu thơ đầy ắp kỷ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.Cả 7 câu thơ có duy nhất! Từ “chung” nhưng bao hàm nhiều ý: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng…

Nhìn lại cả 7 câu thơ đầu những từ ngữ nói về người lính: đầu tiên là “anh” và “tôi” trên từng dòng thơ như một kiểu xưng danh khi mới gặp gỡ, dường như vẫn là hai thế giới riêng biệt. Rồi “anh” với “tôi” trong cùng một dòng, đến “đôi người” nhưng là “đôi người xa lạ”, và rồi đã biến thành đôi tri kỷ – một tình bạn keo sơn, gắn bó. Và cao hơn nữa là đồng chí. Như vậy, từ rời rạc riêng lẻ, hai người đã dần nhập thành chung, thành một, khó tách rời.

Hai tiếng “Đồng chí!” kết thúc khổ thơ thật đặc biệt, sâu lắng chỉ với hai chữ “Đồng chí” và dấu chấm cảm, tạo một nét nhấn như một điểm tựa, điểm chốt, như đòn gánh, gánh hai đầu là những câu thơ đồ sộ. Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng ấy. Câu thơ như một bản lề gắn kết hai phần bài thơ làm nổi rõ một kết luận: cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng lý tưởng thì trở thành đồng chí của nhau. Đồng thời nó cũng mở ra ý tiếp theo: đồng chí còn là những biểu hiện cụ thể và cảm động ở mười câu thơ sau.Như một nốt nhạc làm bừng sáng cả bài thơ, là kết tinh của 1 tình cảm Cách mạng mới mẻ chỉ có ở thời đại mới, câu thơ thứ 7 là một câu thơ đặc biệt.

Nội dung này được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc. Ngôn ngữ thơ cô đọng hình ảnh chân thực, gợi tả, có sức khái quát cao nhằm diễn tả cụ thể quá trình phát triển của 1 tình cảm Cách mạng thiêng liêng: Tình đồng chí – một tình cảm chân thực không phô trương mà lại vô cùng lãng mạn và thi vị.Giọng thơ sâu lắng, xúc động như một lời tâm tình, tha thiết.

Bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng đã đánh dấu 1 bước ngoặt mới cho khuynh hướng sáng tác của thơ ca kháng chiến.ặc biệt là cách xây dựng hình tượng người chiến sĩ Cách mạng, anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 5

Chính Hữu là một trong những tác giả nổi bật của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. Thơ Chính Hữu giản dị, chân thật mà thấm đượm tình người, những trang thơ của ông đã mở ra trong tâm hồn người đọc những cảm xúc khó quên về vẻ đẹp của những người lính nơi chiến trận. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Chính Hữu là “Đồng chí”, bài thơ viết về tình đồng đội, đồng chí cao đẹp. Đặc biệt, trong 7 khổ thơ đầu tiên, nhà thơ đã tập trung làm sáng tỏ cơ sở hình thành nên tình cảm cao đẹp, thiêng liêng ấy.

Ngay trong phần đầu bài thơ, tác giả Chính Hữu đã mượn thành ngữ dân gian giới thiệu về quê hương, hoàn cảnh gặp gỡ của những người lính:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Các từ cùng trường nghĩa “quê hương”, “làng” gắn với đặc điểm địa lý được tác giả vận dụng tinh tế để gợi liên tưởng về những vùng quê nghèo. Anh và tôi đều xuất thân từ nông dân, sinh ra và lớn lên nơi sỏi đá khô cằn, nơi đồng chua nước mặn. Những hình ảnh được gợi lên từ sự sáng tạo những thành ngữ dân gian”nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” đã cho thấy được những khó khăn, nhọc nhằn của người lao động nơi đây, họ phải kiếm sống, làm ăn nơi vùng đất không mấy thuận lợi, cỏ cây, hoa màu khó sinh trưởng. Những người lính có sự tương đồng về cảnh ngộ, họ đều là những người nông dân nghèo quanh năm chân lấm tay bùn. Cũng chính sự tương đồng về xuất thân, hoàn cảnh sống đã giúp những người lính trở nên gắn bó với nhau.

“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Các xưng hô “anh” – “tôi” tưởng như xa lạ nhưng khi kết hợp cùng quan hệ từ “với” lại gợi sự gắn bó, gần gũi biết bao! Đồng thời, đó cũng là cách mà người lính thể hiện tình cảm, sự trân trọng của mình dành cho người đồng chí chiến đấu “anh”- “tôi”. Họ đến từ những quê hương, phương trời xa lạ, họ gặp nhau khi con tim cùng chung nhịp đập của lòng yêu nước, khi có chung mục đích chiến đấu lớn lao, khi cả hai cùng mang sứ mệnh đấu tranh bảo vệ quê hương. Tình cảm gắn bó giữa hai người lính không chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự hoà hợp cả về lý tưởng và mục đích cao đẹp: chiến đấu vì Tổ quốc.

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”

Những người lính rời xa tay cày nơi ruộng đồng để đến nơi chiến trường khắc nghiệt theo tiếng gọi của Tổ quốc. Họ sát cánh bên nhau làm nhiệm vụ, luôn trong tư thế cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu với quân thù “súng bên súng”. Câu thơ sóng đôi, phép điểm từ “súng’, bên cùng nhịp thơ 3/3 kết hợp với hình ảnh giàu chất hội họa trong ngôn từ, Chính Hữu đã dựng lên một bức tranh đẹp của tình đồng chí trong khi thực thi nhiệm vụ. m điệu nhịp nhàng, cảnh vừa thực, vừa mộng. Tác giả đang thi vị hoá cái hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh nhưng không hề chối bỏ cái khốc liệt của nó, dựng lên hình ảnh “súng bên súng” để khẳng định lý tưởng yêu nước, quyết tâm chống giặc của những người lính. Ở nơi chiến trường, những người lính không chỉ phải đối mặt với hiểm nguy của bom đạn mà còn đối mặt với cả nhưng thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng cũng chính cái thiếu thốn, khắc nghiệt của hoàn cảnh sống càng làm cho tình đồng đội, đồng chí trở nên bền chặt, đáng quý:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Khi màn đêm buông xuống cũng là khi những người lính cảm nhận thấm thía cái lạnh cắt da cắt thịt của thời tiết nơi rừng thiêng nước độc. Khó khăn là vậy, gian khổ là vậy nhưng những người lính vẫn san sẻ cho nhau chút hơi ấm ít ỏi từ tấm chăn mỏng “Đêm rét chung chăn”. “Chung” ở đây không chỉ là hành động sẻ chia về vật chất mà còn là sự gắn bó về tinh thần, tình cảm. Câu thơ gợi ra cái khắc nghiệt của hoàn cảnh sống nhưng cũng làm nổi bật lên vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí giữa những người lính.

Câu thơ thứ 7 trong lời mở đầu cất lên chỉ hai tiếng thân tình mà chất chứa bao tình cảm cao đẹp, thiêng liêng;

“Đồng chí!”

Anh và tôi từ “đôi người xa lạ” trở thành “đôi tri kỉ” và gắn bó thân thiết thành “đồng chí”. Hai tiếng “Đồng chí!” ngắn gọn với hai tiếng kết hợp cùng dấu chấm than vang lên như một lời khẳng định về tình cảm bình dị mà thật thiêng liêng, cao đẹp, nó được hình thành trong những ngày tháng gian khó nhất của cuộc chiến tranh vệ quốc, giữa những con người có chung xuất thân, cùng chung lí chí hướng cao cả. Câu thơ thứ bảy như một nốt nhạc ngân vang, kết tinh những tình cảm tuyệt diệu, thiêng liêng, chân thật nhất của những người lính trao nhau giữa chiến trường.

Bêlinxki từng nói: “Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật”. Quả thật, Chính Hữu đã tái hiện chính cuộc đời qua ngôn từ của mình. Đoạn thơ đã thể hiện được tình đồng chí chân thực trong thời chiến với những gì giản dị, chân chất, tự nhiên nhất, mỗi lời thơ, tứ thơ đều góp phần thể hiện tình cảm cao đẹp của người cách mạng thời chiến.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 6

Chính Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì chống Pháp. Ông có nhiều sáng tác đặc sắc viết về người lính và chiến tranh. Thơ Chính Hữu giản dị nhưng chân thành và đằm thắm. Tiêu biểu cho phong cách thơ đó phải kể đến bài thơ “Đồng chí” viết về tình đồng đội gắn bó keo sơn trong kháng chiến. Với bảy câu thơ đầu, tác giả đã làm nổi bật cơ sở hình thành nên tình cảm thiêng liêng đó.

Ở những câu thơ đầu tiên, tác giả đã giới thiệu về hoàn cảnh xuất thân của những người lính:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Đó đều là những người lính đến từ những miền quê nghèo, lam lũ, khó nhọc. “Nước mặn, đồng chua” đó là vùng ven biển, đất bị nhiễm mặn rất khó để trồng trọt, làm ăn. Còn “đất cày nên sỏi đá” là vùng miền núi, đất đai khô cứng. Qua đây, người đọc phần nào có thể cảm nhận được hoàn cảnh sống khó khăn, vất vả của những người lính. Họ đều xuất thân là người nông dân, cùng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc mà tham gia cách mạng. Trước khi bước chân vào cuộc chiến, họ vốn là những người xa lạ. Vậy mà ở nơi đây, những người lính lại có cơ duyên gặp gỡ và sát cánh bên nhau.

Họ luôn giúp đỡ, đồng cam cộng khổ trong mọi hoàn cảnh:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”

Hình ảnh thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” thể hiện sự gắn bó, luôn đồng hành trong mọi hoàn cảnh của những người chiến sĩ. Dù cuộc sống chiến đấu có khó khăn thì những người đồng chí vẫn luôn bên nhau “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Trong cái rét buốt của rừng đêm mà chỉ có tấm chăn mỏng. Họ đã cùng đắp chung chăn để chia sẻ hơi ấm. Hai tiếng “tri kỉ” như một lời khẳng định cho tình đồng đội cao đẹp không gì có thể thay đổi được. Cứ như vậy mà họ trở nên thân thiết như những người thân trong gia đình. Kết thúc đoạn thơ, ta thấy vang lên hai tiếng “Đồng chí” thật đặc biệt và mang nhiều ý nghĩa. Đó là một tiếng gọi thân thương, chất chứa bao tình cảm mà tác giả dành cho những người đồng đội đội của mình.

Bằng những hình ảnh thơ chân thực, xúc động, Chính Hữu đã mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về hình ảnh người lính trong chiến tranh. Họ không chỉ giống nhau ở hoàn cảnh xuất thân mà còn gặp nhau ở tình yêu nước tha thiết. Chính điều đó đã góp phần làm nên những chiến thắng lịch sử, trả lại hòa bình, độc lập cho Tổ quốc thân yêu.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 7

Chính Hữu quê ở Hà Tĩnh là nhà thơ chiến sĩ viết về người lính và hai cuộc chiến tranh, đặc biệt tình cảm cao đẹp của người lính như tình đồng chí, đồng đội và tình yêu quê hương. Tác phẩm ”Đồng Chí” được viết vào năm 1948, in trong tập ”Đầu súng trăng treo”, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp. Ở bảy câu thơ đầu, tác giả đã cho chúng ta thấy cơ sở để hình thành nên tình đồng chí đồng đội của những người lính cách mạng :

“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí !”

Đầu tiên tác giả cho ta thấy tình đồng chí của họ bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân :

”Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Hai câu thơ có kết cấu sóng đôi, đối ứng với nhau :”quê hương anh-làng tôi”, ”nước mặn đồng chua-đất cày lên sỏi đá”, cách giới thiệu thật bình dị, chân thật về xuất thân của hai người lính họ là những người nông dân nghèo. Thành ngữ : ”nước mặn đồng chua”,”đất cày lên sỏi đá” gợi ra sự nghèo khó của những vùng ven biển bị nhiễm mặn, đất khô cằn không trồng trọt và khó canh tác được. Qua đó, ta có thể thấy đất nước đang trong cảnh nô lệ, chiến tranh triền miên dẫn đến cuộc sống của những người nông dân rất nghèo khổ, khó khăn nhiều thứ. Từ hai miền đất xa lạ, ”đôi người xa lạ” nhưng cùng giống nhau ở cái ”nghèo”:

”Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.”

Từ ”đôi” đã gợi lên một sự thân thiết, chung nhau nhưng chưa thể bộc bạch đấy thôi. Nói là ”chẳng hẹn”nhưng thật sự họ đã có hẹn với nhau. Bởi anh với tôi đều có chung lòng yêu nước, lòng căm thù giặc và ý chí chiến đấu để thoát khỏi sự nô lệ của thực dân Pháp, cùng nhau tự nguyện vào quân đội để rồi ”quen nhau”. Đó chẳng phải là đã có hẹn hay sao? Một cái hẹn không lời nhưng mà mang bao ý nghĩa cao cả từ trong sâu thẳm tâm hồn của những chiến sĩ.

Tình đồng chí còn được nảy nở từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu :

”Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

Câu thơ là bức tranh tả thực tư thế sẵn sàng, sát cánh bên nhau của người lính khi thi hành nhiệm vụ. Vẫn là hình ảnh sóng đôi, nhịp nhàng trong cấu trúc ”Súng bên súng, đầu sát bên đầu”.”Súng” biểu tượng cho sự chiến đấu, ”đầu” biểu tượng cho lí trí, suy nghĩ của người lính. Phép điệp từ (súng, đầu, bên) tạo âm điệu khỏe, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung nhiệm vụ, cùng chung chí hướng và lí tưởng. Và tình đồng chí, đồng đội càng trở nên bền chặt và nảy nở hơn khi họ cùng nhau chia sẽ mọi khó khăn, vất vả ở cuộc sống chiến trường :

”Đêm rét chung chăn thành đôi chi kỷ”

Ở núi rừng Việt Bắc thì những cái lạnh giá buốt làm cho những chiến sĩ của chúng ta rất lạnh, đôi khi họ còn bị sốt rất cao do phải sống trong một môi trường khắc nghiệt như vậy. Nhưng vượt lên trên tất cả những khó khăn, thiếu thốn, khắc nghiệt của thời tiết thì họ đã chia sẽ chăn cho nhau để giữ ấm. Chăn không đủ thì những đêm rét buốt họ đắp chung nhau một chiếc chăn để giữ ấm. Chính cái ”chung chăn” ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của những người đồng đội để rồi họ trở thành ”đôi tri kỷ”. ”Tri kỷ” thân thiết, gắn bó, hiểu tâm tư tình cảm của nhau. Mà là ”đôi tri kỷ” thì lại càng gắn bó, thân thiết với nhau hơn. Chính vì thế câu thơ nói đến sự khắc nghiệt của thời tiết, của chiến tranh nhưng sao ta vẫn cảm nhận được cái ấm của tình đồng chí, bởi cái rét đã tạo nên cái tình của hai anh lính chung chăn.

Câu thơ cuối là một câu thơ đặc biệt chỉ với hai tiếng ”Đồng chí” khi nghe ta cảm nhận được sự sâu lắng chỉ với hai chữ ”Đồng chí” và dấu chấm cảm, tạo một nét nhấn như một điểm tựa, điểm chốt, như đòn gánh, gánh hai đầu là những câu thơ đồ sộ. Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về hai tiếng mới mẻ, thiêng liêng ấy. Câu thơ như một bản lề gắn kết hai phần bài thơ làm nổi rõ một kết luận : cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng lí tưởng thì trở thành đồng chí của nhau.

Tình đồng chí của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của những người lính các mạng,

Bài thơ ”Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ thông qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

Bài thơ mở ra những suy nghĩ mới trong lòng người đọc. Bài thơ đã làm sống lại một thời khổ cực của cha anh ta, làm sống lại chiến tranh ác liệt. Bài thơ khơi gợi lại những kỉ niệm đẹp, những tình cảm tha thiết gắn bó yêu thương mà chỉ có những người đã từng là lính mới có thể hiểu và cảm nhận hết được.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 8

Chính Hữu là cây bút nổi bật thời kì kháng chiến chống Pháp. Thơ ông đã mở ra trong ta bao cảm nhận về con người kháng chiến đặc biệt là chân dung những anh bộ đội cụ Hồ. Và đẹp hơn cả ở họ là tình đồng chí, đồng đội gắn kết được nhà thơ khắc họa qua Đồng chí. Bảy câu thơ đầu của bài đã cho chúng ta những cảm nhận, những hiểu biết về cơ sở hình thành tình đồng chí trong gian khổ chiến tranh.

Đồng chí là bài thơ tiêu biểu nhất của thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được viết năm 1948 trong những ngày đông lạnh giá tại núi rừng căn cứ địa kháng chiến và làm nổi bật, làm sáng chân dung anh bộ đội cụ Hồ với vô vàn nét đẹp đáng trân, đáng quý! Tình đồng chí ở họ cũng đẹp và ấm áp như vậy trong ngày đông giá lạnh nơi chiến khu!

Cơ sở trước hết gắn kết người lính là sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân nghèo khó. Một loạt hình ảnh như quê anh, làng tôi kêt hợp cùng với thành ngữ như nước mặn đồng chua hay ẩn dụ đất cày lên sỏi đá đều cho ngườ đọc hiểu được đây là những miền quê nghèo trên đất nước. Miền quê nghèo vật chất nhưng giàu giá trị tinh thần đã cho tổ quốc người con thật đẹp là anh và tôi. Để rồi từ hai phương trời xa lạ, tưởng chừng chẳng liên quan ấy mà người nông dân cùng nhau gặp gỡ, cùng đồng hành.

Ở người lính, tương đồng về giai cấp xuất thân đã giúp họ thêm hiểu nhau hơn bao giờ hết. Xuất thân cơ hàn đã giúp họ mạnh mẽ vượt qua mọi gian khó nơi chiến địa và cùng nhau hiểu được nõi vât vả khó nhọc để rồi cùng đứng lên vì Tổ quốc.

Nhưng có lẽ đẹp hơn cả là sự gắn kết trong một lí tưởng lớn lao: Súng bên súng, đầu sát bên đầu. Hình ảnh chiếc súng kia là ẩn dụ cho chiến tranh khói lửa, cho nhiệm vụ thường trực của người lính. Họ nhọc nhằn trong nhiệm vụ chiến đấu nhưng họ tự hòa và mang theo khí thế niềm tin. Chính những tương đồng tưởng chừng bé nhỏ này lại là sợi dây tình cảm sâu sắc nhất gắn kết người lính cách mạng dẫu trong gian khổ chiến trường ác liệt.

Và đặc biệt, tình cảm ấy giữa hai người xa lạ đã nhân lên thành tình cảm quý báu thiêng liêng: Đồng chí! Đó là hai từ giản dị mà hàm súc chứa chan bao tình cảm gắn kết của anh bộ đội cụ Hồ. Tình cảm thiêng liêng ấy đã và đang làm lòng người thêm muôn phần xúc động, thấm thía. Nốt nhạc của tình đồng chí, đồnng đội ngân vang trong không khí chiến trường dẫu khói lửa. Và đó là sự keo sơn gắn bó của tình cảm thiêng liêng, cao quý vô ngần!

Thể thơ tự do được nhà thơ khai thác triệt để nhằm ngân vang dòng cảm xúc. Mỗi một lời thơ với hình ảnh giàu sức gợi, hình ảnh ẩn dụ biểu trưng đều đang góp phần làm đẹp bức tranh tình cảm của người lính cách mạng. Chân dung tự họa về tình cảm anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp làm ta vô cùng xúc động.

Bảy câu đầu bài Đồng chí đã cho bạn đọc những hiểu biết về cơ sở hình thành tình cảm cao đẹp này. Tình đồng chí đã tồn tại và thật đẹp trong những trang thơ kháng chiến chống Pháp nói riêng và xuyên suốt thời kì lịch sử dân tộc nói chung. Sự cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội đã và đang góp phần giúp ta hiểu thêm về tình cảm cao đẹp trong chiến tranh khắc nghiệt!

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 9

Bài thơ “Đồng chí” là một trong những bài thơ hay nhất về tình đồng đội, đồng chí của các anh bộ đội cụ hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Với cảm nhận tinh tế, tác giả Chính Hữu – một nhà thơ, chiến sĩ đã xúc động mà sáng tác ra bài thơ. Tình đồng chí đồng đội sâu nặng dù trong hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn được thể hiện rõ nhất trong bảy câu thơ đầu của bài thơ.

Mở đầu đoạn thơ là tác giả đã miêu tả rõ nét nguồn gốc xuất thân của những người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Họ là những người xuất thân từ nông dân, hình ảnh đó được tác giả mô tả rất chân thực, giản dị mà đầy cao đẹp. Với giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như đang kể chuyện, giới thiệu về quê hương của anh và tôi. Họ đều là những người con của vùng quê nghèo khó, nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. Dù cuộc sống nơi quê nhà còn nhiều khó khăn, đói nghèo nhưng vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà họ sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ đất nước. Đó là sự đồng cảnh ngộ, là niềm đồng cảm sâu sắc giữa những người lính ngày đầu gặp mặt.

“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Mỗi người một quê hương, một miền đất khác nhau, họ là những người xa lạ của nhau nhưng họ đã về đây đứng chung hàng ngũ, có cùng lí tưởng và mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tình đồng chí đã nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ những gian khổ của cuộc sống chiến trường, tác giả đã sử dụng một hình ảnh rất cụ thể, giản dị và gợi cảm để nói lên tình gắn bó đó:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Hoàn cảnh chiến đấu nơi khu rừng Việt Bắc quá khắc nghiệt, đêm trong rừng rét đến thấu xương. Cái chăn quá nhỏ, loay hoay mãi cũng không đủ ấm, chính từ hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn ấy họ đã trở thành tri kỉ với nhau. Những vất vả, khắc nghiệt và nguy nan đã gắn kết họ lại với nhau, khiến cho những người đồng chí trở thành người bạn tâm giao gắn bó. Chính tác giả cũng đã từng là một người lính, nên câu thơ đã chan chứa, tràn đầy tình cảm trìu mến sâu nặng với đồng đội.

Câu thơ cuối cùng, chỉ 2 tiếng đơn giản “Đồng chí” được đặt riêng, tuy ngắn gọn nhưng ngân vang, thiêng liêng. Tình đồng chí không chỉ là chung chí hướng, cùng mục đích mà hơn hết đó là tình tri kỉ đã được đúc kết qua bao gian khổ, khó khăn. Chẳng còn sự ngăn cách giữa những người đồng chí, họ đã trở thành một khối thống nhất, đoàn kết và gắn bó.

Chi với bảy câu thơ đầu của bài “Đồng chí”, Chính Hữu đã sử dụng những hình ảnh chân thực, gợi tả và khái quát cao đã thể hiện được một tình đồng chí chân thực, không phô trương nhưng lại vô cùng lãng mạn và thi vị. Tác giả đã thổi hồn vào bài thơ tình đồng chí tri kỉ, keo sơn và gắn bó, trở thành một âm vang bất diệt trong tâm hồn những người lính cũng như con người Việt Nam.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 10

Hai câu thơ đầu cấu trúc song hành, đối xứng làm hiện lên hai “gương mặt” người chiến sĩ rất trẻ, như đang tâm sự cùng nhau. Giọng điệu tâm tình của một tình bạn thân thiết:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua,

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

Quê hương anh và làng tôi đều nghèo khổ, là nơi “nước mặn, đồng chua”, là xứ sở “đất cày lên sỏi đá”. Mượn tục ngữ, thành ngữ để nói về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu của mình, Chính Hữu đã làm cho lời thơ bình dị, chất thơ mộc mạc, đáng yêu như tâm hồn người trai cày ra trận đánh giặc. Sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau là cơ sở, là cái gốc làm nên tình bạn, tình đồng chí sau này.

Năm câu thơ tiếp theo nói lên một quá trình thương mến: từ “đôi người xa lạ” rồi “thành đôi tri kỉ”, về sau kết thành “đồng chí”. Câu thơ biến hóa, 7, 8 từ rồi rút lại, nén xuống 2 từ, cảm xúc vần thơ như dồn tụ lại, nén chặt lại. Những ngày đầu đứng dưới lá quân kì: “Anh với tôi đôi người xa lạ – Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Đôi bạn gắn bó với nhau bằng bao kỉ niệm đẹp:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!”

“Súng bên súng” là cách nói hàm súc, hình tượng: cùng chung lí tưởng chiến đấu, “anh với tôi” cùng ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước quê hương, vì độc lập, tự do và sự sống còn của dân tộc. “Đầu sát bên đầu” là hình ảnh diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao. Câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” là câu thơ hay và cảm động, đầy ắp kỉ niệm một thời gian khổ. Chia ngọt sẻ bùi mới “thành đôi tri kỉ”. “Đôi tri kỉ” là đôi bạn rất thân, biết bạn như biết mình. Bạn chiến đấu thành tri kỉ, về sau trở thành đồng chí! Câu thơ 7, 8 từ đột ngột rút ngắn lại hai từ “đồng chí” làm diễn tả niềm tự hào xúc động ngân nga mãi trong lòng. Xúc động khi nghĩ về một tình bạn đẹp. Tự hào về mối tình đồng chí cao cả thiêng liêng, cùng chung lí tưởng chiến đấu của những người binh nhì vốn là những trai cày giàu lòng yêu nước ra trận đánh giặc. Các từ ngữ được sử dụng làm vị ngữ trong vần thơ: bên, sát, chung, thành – đã thể hiện sự gắn bó thiết tha của tình tri kỉ, tình đồng chí. Cái tấm chăn mỏng mà ấm áp tình tri kỉ, tình đồng chí ấy mãi mãi là kỉ niệm đẹp của người lính, không bao giờ có thể quên.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 11

Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ thông qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

Ngay từ những câu thơ mở đầu bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã lý giải những cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của “anh” và “tôi” – của những người lính cách mạng:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!”

Thành ngữ “nước mặn đồng chua” và hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”, giọng điệu thủ thỉ tâm tình như lời kể chuyện, cùng nghệ thuật sóng đôi, tác giả cho thấy tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng cùng cảnh ngộ. Họ là những người nông dân áo vải, ra đi từ những miền quê nghèo khó – miền biển nước mặn, vùng đồi núi trung du. Không hẹn mà nên, những người nông dân ấy gặp nhau tại một điểm: lòng yêu nước. Tình yêu quê hương, gia đình, nghĩa vụ công dân thúc giục họ lên đường chiến đấu. Bởi thế nên từ những phương trời xa lạ, mọi người “chẳng hẹn mà quen nhau”. Giống như những anh lính trong bài thơ “Nhớ” của Hồng Nguyên: “Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ – Gặp nhau từ hồi chưa biết chữ – Quen nhau từ buổi “một, hai” – Súng bắn chưa quen – Quân sự mươi bài – Lòng vẫn cười vui kháng chiến”.

Trong môi trường quân đội, đơn vị thay cho mái ấm gia đinh, tình đồng đội thay cho tình máu thịt. Cái xa lạ ban đầu nhanh chóng bị xóa đi. Sát cánh bên nhau chiến đấu, càng ngày họ càng cảm nhận sâu sắc về sự hòa hợp, gắn bó giữa đồng đội cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Hình ảnh sóng đôi, các điệp từ “súng”, “đầu”, giọng điệu thơ trở nên tha thiết, trầm lắng như nhấn mạnh tình cảm gắn bó của người lính trong chiến đấu. Họ đồng tâm, đồng lòng, cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước, quê hương, giữ gìn nền độc lập, tự do, sự sống còn của dân tộc – “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Và chính sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau đã giúp các anh gắn bó với nhau, cùng sẻ chia mọi gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Từ gian khó, hiểm nguy, tình cảm trong họ đã nảy nở và họ đã trở thành những người bạn tâm giao, tri kỉ, hiểu nhau sâu sắc, gắn bó thành đồng chí. Hai tiếng “Đồng chí” kết thúc khổ thơ thật đặc biệt, sâu lắng! Nó như một nốt nhạc làm bừng sáng cả đoạn thơ, là điểm hội tụ, nơi kết tinh của bao tình cảm đẹp mà chỉ có ở thời đại mới: tình giai cấp, tình đồng đội, tình bạn bè trong chiến tranh.

Tóm lại, qua đoạn thơ mở đầu bài thơ “Đồng chí”, người đọc đã thấy được cơ sở của tình đồng chí cũng như sự biến đổi kì diệu: từ những người nông dân xa lạ họ trở thành những đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 12

Tình đồng chí, đồng đội cao quý, trong sáng mà không kém phần thiêng liêng của những người lính được tác giả Chính Hữu tái hiện đầy sinh động trong bài thơ Đồng chí. Trong bảy câu thơ mở đầu, tác giả đã nói về nguồn gốc xuất thân của những người lính. Họ vốn là những con người hoàn toàn xa lạ nhưng lại gắn kết với nhau bởi chiến tranh, cùng chung lí tưởng đó chính là đấu tranh cho độc lập, cho tự do.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua”

“Nước mặn đồng chua” là vùng đất bị nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao, là những vùng đất khó trồng trọt. Từ đặc điểm về tự nhiên ta có thể xã định những người lính này đến từ miền Trung, miền Nam của tổ quốc.

“Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Còn “đất cày lên sỏi đá” nói về sự cằn cỗi, tiêu điều của đất đai, đặc điểm này gợi cho ta liên tưởng đến những vùng trung du miền núi Bắc bộ.

Đặc điểm chung của những người lính này là họ đều đến từ những vùng quê nghèo trên khắp cả nước. Trước khi trở thành những người đồng đội họ hoàn toàn xa lạ, không hề quen biết, nhưng họ lại có chung một lí tưởng. Họ đi theo tiếng gọi của tổ quốc mà trở thành những người tri kỉ, những người bạn thân thiết mà theo cách định nghĩa của Chính Hữu thì họ đã trở thành những người tri kỉ.

Những người lính đã sát cánh bên nhau cùng chiến đấu, cùng giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn. Hai tiếng “Đồng chí” vang lên cuối khổ thơ thứ nhất như lời khẳng định về sự gắn bó trong tình cảm, về sự thiêng liêng của mối quan hệ.

Như vậy, qua bảy câu thơ đầu tiên, Chính Hữu đã xác lập được cơ sở của tình đồng đội, đồng chí, làm cơ sở cho sự phát triển tình đồng chí ở những khổ thơ sau đó.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 13

Trong thơ ca thời kháng chiến Việt Nam, vẻ đẹp của tình đồng chí là một đề tài vô cùng nổi bật. Khi viết về đề tài này, mỗi nhà thơ có riêng cho mình một cách khai thác góp phần làm mảng thơ ca này thêm phong phú. Nhắc đến đề tài này, chúng ta không thể bỏ qua bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu. Đây là một bài thơ được đánh giá là tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954, thể hiện cái chất giản dị, mộc mạc trong thơ của ông. Bài thơ đã dẫn người đọc vào một bức tranh thực nơi núi rừng biên giới thấm đẫm tình đồng chí, đồng đội mộc mạc. Đặc biệt trong bảy câu thơ đầu, tác giả đã đưa vào một tình đồng chí tri kỉ, keo sơn và gắn bó, trở thành một âm vang bất diệt trong tâm hồn những người lính cũng như con người Việt Nam.

Trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp đầy gian khổ, hình ảnh người lính, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ đã trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hy vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ, chỉ bằng hai câu thơ tác giả đã giới thiệu được quê hương và xuất thân của những người lính:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Được sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân chất phác, hiền lành. Khi đất nước bị kẻ thù xâm lược, họ đi theo tiếng gọi của Tổ quốc để ra trận, giành lại nền độc lập tự do cho đất nước, cho nhân dân. “Anh và tôi” là hai người bạn mới quen, đều có xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. Hai câu thơ tưởng chừng đối nhau, nhưng lại song hành với nhau thể hiện lên tình cảm của những người lính. Họ từ những vùng quê nghèo khó ấy, họ rời xa người thân, rời xa xóm giềng, tạm biệt những cánh đồng quen thuộc, họ ra đi chiến đấu để giành lại linh hồn cho đất nước. Và những khó khăn, gian khổ ấy dường như chẳng thể cản bước chân đi của những người lính:

“Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Họ đến với cách mạng cũng vì những khát vọng cống hiến, được dâng hiến cho đời. Những người lính ấy cùng chung một khát vọng, chung một lý tưởng sống, chung một niềm tin và họ kề vai sát cánh chung một chiến hào khi bước chân vào trận chiến… Phải chăng tình đồng chí, đồng đội của họ đã xuất phát từ những điều bình dị như vậy. Và tiếp sau đó, lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ trở nên dồn dập hơn:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đên rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!”

Nhà thơ đã rất tài tình khi sử dụng một loạt những từ ngữ liệt kê, nghệ thuật điệp từ. Điều này không chỉ đưa bài thơ lên đỉnh điểm của sự tình cảm mà những sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm nhưng chính điều đó cũng làm cho tình đồng chí thêm đẹp hơn, thêm cao quý hơn. Câu thơ “Đồng chí” chỉ có hai tiếng ngắn ngủi nhưng nó đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng của người đọc. Trong muôn vàn những cung bậc tình cảm của con người, phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhát, lý tưởng nhất, nhịp thơ cũng như nhẹ nhàng hơn, mảnh mai hơn. Dường như nhà thơ Chính Hữu đã thổi vào bài thơ một tình đồng chí keo sơn, gắn bó, một âm vang bất diệt khiến cho bài thơ in sâu vào tâm trí người đọc.

Chỉ với bảy câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu đã sử dụng những hình ảnh chân thực, gợi tả và khái quát cao để thể hiện được một tình đồng chí mộc mạc mà giản dị, một tình đồng chí không hào nhoáng khoa trương nhưng lại vô cùng lãng mạn, đầy thi vị. Tình đồng chí ấy đã trở thành một âm vang bất diệt, trở thành một hình tượng tiêu biểu trong thơ văn Việt Nam.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 14

Nhà thơ Chính Hữu nổi tiếng bởi những tác phẩm viết về người lính trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc. Các tác phẩm của ông luôn đong đầy những nỗi niềm về tình đồng chí đồng đội và cả tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ “Đồng chí” là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông được in trong tập “Đầu súng trăng trao”. Bài thơ được đánh giá rất cao bởi giá trị nghệ thuật và ý nghĩa mà nó mang lại. Tình đồng chí, đồng đội được tác giả thể hiện ngay trong bảy câu thơ đầu của bài thơ này.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã tiết lộ cho người đọc biết về xuất thân của những người lính:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Những từ ngữ ấy thật bình dị, cũng thật chân thực để nói về xuất thân của những người lính. Họ là những người nông dân nghèo, bởi tình yêu quê hương đất nước đã thôi thúc họ rời bỏ quê hương để lên đường ra trận chiến đấu giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Ở đây, tác giả đã sử dụng kết cấu câu sóng đôi, đối ứng để tạo nên sự gần gũi “quê hương anh – làng tôi”, “nước mặn đồng chua – đất cày lên sỏi đá”. Hoá ra, những người lính ấy có hoàn cảnh xuất thân thật giống nhau, đều là những người ra đi từ những làng quê nghèo khó.

Việc nhà thơ sử dụng thành ngữ “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” lại càng gợi ra trước mắt người đọc sự nghèo khói của những vùng quên nghèo ven biển đất quanh năm bị nhiễm mặn. Đó là sự cực khổ của những vùng quê miền núi, nơi đất đai khô cằn toàn những sỏi đá. Và cũng có lẽ bởi sự đồng cảm với cảnh ngộ giống nhau, nên vừa chỉ mới gặp nhau nhưng:

“Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Họ từ những con người xa lạ, từ nhiều vùng quê khác nhau về đây tụ họp, họ cùng đứng chung một hàng ngũ và mang trong mình những lý tưởng và mục đích chiến đấu giống nhau. Nhà thơ ở đây đã sử dụng từ “đôi” mà không dùng từ “hai” để gợi lên sự gần gũi, thân thiết ngay từ khi họ mới gặp mặt. Mặc dù là tự nhiên, họ “chẳng hẹn” thế nhưng cuộc gặp gỡ này lại như đã được sắp đặt từ trước đó rồi. Lời hẹn ấy chính là lời hẹn với quê hương đất nước, lời hẹn chiến đấu anh dũng để giành lại những ngày tháng tự do của Tổ quốc, của dân tộc.

Tình đồng chí của họ cũng được vun đắp thêm từng ngày, qua từng nhiệm vụ chiến đấu:

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Hai câu thơ giống như một bức tranh chân thật về hình ảnh của người lính trong kháng chiến. Ở đây, nhà thơ vẫn sử dụng hình ảnh sóng đôi “dúng bên súng, đầu sát bên đầu” để miêu tả. Hình ảnh “súng bên súng” không chỉ là miêu tả hình ảnh người lính mà còn thể hiện cho những vất vả mà đời lính phải trải qua. Với người lính, cây súng là một vật vô cùng quan trọng, nó đại diện cho sự lý trí, cho sức chiến đấu của những chú bộ đội. Trên đường hành quân ấy, có những lúc thật mệt mỏi và những người lính đã ngồi lại bên nhau. Khi đó, tình đồng chí lại càng trở nên gắn bó, bền chặt hơn bao giờ hết.

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Câu thơ ấy vừa cho người đọc thấy được hiện thực nơi chiến khu Việt Bắc, cũng chính là những sự khó khăn mà người lính phải trải qua. Cái lạnh, cái giá buốt về đêm thật khắc nghiệt làm sao. Thế nhưng cho dù môi trường sinh hoạt có khó khăn đến đâu thì những người ính đã tự ủ ấm cho nhau bằng cách đắp chung với nhau tấm chăn mỏng. Cho dù thời tiết ngoài kia có lạnh giá đến đâu thì tình đồng chí, đồng đội cũng đã sưởi ấm cho họ để cùng nhau cảm nhận được những ấm áp từ trong lòng. Và rồi họ trở thành những “đôi tri kỷ”, họ thân thiết, thấy hiểu nhau hơn. Câu thơ ấy nghe có vẻ giá lạnh, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được những ấm áp toả ra từ tình đồng chí, đồng đội.

Câu thơ cuối giống như một sự đặc biệt, sự thiêng liêng cao cả được gói gọn trong hai tiếng “Đồng chí”. Hai tiếng ngắn mà sao nghe thân thuộc đến như vậy. Dường như tình đồng chí, đồng đội chẳng có từ ngữ nào diễn tả được hết vẻ đẹp của tình cảm này. Đó là những tiếng gọi đầy xúc cảm từ con tim, phải trân trọng biết bao nhiêu mới thốt được lên hai tiếng ấy. “Đồng chí!” như một sự gắn kết và làm rõ thêm được sự trân trọng mà tác giả dành cho những người đồng chí. Hai từ ấy thật bình dị mà sao lại sâu sắc đến vậy. Câu thơ đã càng làm rõ thêm vẻ đẹp tinh thần, sức mạnh của những người lính cách mạng.

Bảy câu thơ đầu của bài thơ Đồng chí đã cho người đọc hiểu thêm về tình đồng chí. Tình cảm ấy đã tồn tại thật đẹp trong những trang thơ kháng chiến chống Pháp nói riêng và thời kì đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc nói chung. Sự cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội đã và đang góp phần giúp bạn đọc hiểu thêm về tình cảm cao đẹp trong những tháng ngày chiến tranh khắc nghiệt.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 15

Đất nước ta trải qua hàng nghìn năm trường kỳ kháng chiến để có được một đất nước bình yên và tươi đẹp như bây giờ. Công lao ấy không thể không nhắc đến thế hệ người lính đi trước đã hy sinh, cống hiến bản thân để đem lại hòa bình cho đất nước. Tái hiện lại bức tranh cuộc chiến năm nào, nhà thơ Chính Hữu lấy hiện thực cuộc chiến để làm nổi bật tình đồng đội, đồng chí keo sơn. Đặc biệt, đến với bảy câu thơ đầu, tác giả đã đi sâu vào lý giải cơ sở hình thành lên tình đồng chí gắn bó.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bức tranh quê hương đặc trưng cho hình ảnh Việt Nam với ” đất mặn đồng chua”, ” đất cày lên sỏi đá” – đặc trưng vùng miền trogn thời kỳ chiến tranh của nước ta lúc bất giờ:

“Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Việt Nam từ xưa đến nay vốn đi lên từ nông nghiệp, là một quốc gia có nền nông nghiệp là kinh tế chủ yếu bởi vậy cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, cơ cực. “Anh và tôi”, hai người xa lạ từ những nơi khác nhau nhưng đều có điểm chung là những người nông dân nghèo khó. Hai câu thơ tưởng chừng như đối lập nhau những lại thể hiện tình cảm, sự chân chất của người dân quê. Nhận thức được rằng chiến tranh đã tàn phá thôn làng, khiến cuộc sống nhân dân khổ cực, họ đã quyết tâm dứt áo ra đi tìm lại vùng trời bình yên cho Tổ quốc, quyết không chùn bước:

“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Những người lính ấy gặp nhau ở điểm chung là muốn sống và cống hiến tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc. Khi đất nước bị xâm lăng, hơn tất cả, họ muốn được bảo vệ vùng trời bình yên cho gia đình, cho dòng máu lạc hồng chảy trong họ.

“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”

Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp ngữ tài tình, nhà thơ không chỉ đưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Với họ giữa chốn rừng thiêng chỉ có chiếc súng bảo vệ cùng tình đồng chí keo sơn. Đồng chí vang lên nhưng nốt nhạc bổng tạo nên mạch cảm xúc dâng trào. Đó là một thứ tình cảm vô cùng cao quý, trong cuộc sống thường ngày họ là những người anh em cùng tăng gia sản xuất, khi chiến đấu họ là những người lính dũng cảm , vào sinh ra tử, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu.

Tình đồng chí đã được lý giải một cách ngắn gọn thông qua những vần thơ cô động, chắt chiu của nhà thơ Chính Hữu. Cũng là người chiến sĩ nên nhà thơ vô cùng trân trọng thứ tình cảm đẹp đẽ này. Nhờ vậy mà cuộc sống có gian khổ, chiến trận có khốc liệt bao nhiêu nhưng chính tình đồng đội đã truyền cho họ sức mạnh vượt qua tất cả, sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 16

Vẻ đẹp mộc mạc của tình đồng chí, đồng đội được thể hiện rõ nét qua lời tâm sự, giới thiệu về quê hương trong hai câu thơ đầu:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá’’

Trên chiến trường, những người lính họ là những đồng chí dũng cảm, chẳng điều gì có thể cản bước họ. Nhưng hai câu thơ đầu đã cho thấy, xuất thân của họ cũng chỉ là những người nông dân chân chất, thật thà, chịu thương, chịu khó và lớn lên từ những vùng miền khác nhau ” nước mặn đồng chua”, ” đất cày nên sỏi đá”, cuộc sống nhiều khó khăn. Tác giả sử dụng đại từ nhân xưng “anh” và “tôi” tác giả đã gợi lên không khí trò chuyện gần gũi, như lời tâm tình, thủ thỉ của hai người bạn thân thiết. Đồng thời thủ pháp đối được sử dụng trong hai câu thơ đầu, tác giả đã gợi lên sự tương đồng trong xuất thân hay quê hương của hai người lính.

Tác giả mượn thành ngữ “nước mặn đồng chua” để nhắc đến những người nông dân ở vùng đồng chiêm, nước trũng, vùng ngập mặn ven biển, khó sống và làm ăn. Ở nơi đó, người nông dân phải chịu sự khắc nghiệt của thời tiết, thiên tai khiến cái đói, cái nghèo cứ bao vây quanh họ. Hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” để miêu tả những vùng trung du, miền núi, nơi đất đá bị ong hóa, bạc màu, khó làm ăn canh tác. “Quê hương anh” và “làng tôi”, người miền xuôi và kẻ miền ngược, tưởng chừng như đối lập hoàn toàn, tuy có khác nhau về xuất thân nhưng đều có điểm chung là cái nghèo, cái khổ. Chiến tranh đã đưa hai người nông dân này thành người lính cùng chiến tuyến, sự đồng cảm giai cấp đã kết nối họ trở thành đôi bạn tri kỷ, trở thành những người đồng chí, đồng đội với nhau.

Trước khi nhập ngũ, những người lính đều là những người xa lạ, thuộc nhiều vùng miền khác nhau:

“Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

Những con người chưa từng quen biết, đến từ mọi phương trời xa lạ, nhờ chiến tranh đã đưa họ thành chiến sĩ, gặp nhau ở một điểm chung. Đó là xuất thân từ những người nông dân, cùng hướng tới lý tưởng cách mạng và cuộc sống tươi sáng hơn ở phía trước. Hình ảnh thơ “súng bên súng, đầu sát bên đầu” gợi tả hình ảnh những người lính đang kề sát vai nhau, cùng nhau chiến đấu trên mọi mặt trận. Cách nói hoán dụ “Đầu sát bên đầu” được sử dụng với ý nghĩa tượng trưng cho ý chí chiến đấu, tinh thần đồng đội cao đẹp. Mặc cho những ngoại cảnh tác động nhưng họ vẫn nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ cho nhau, bảo vệ Tổ quốc.

Đến với câu thơ sau, tác giả đã nêu nổi bật tình cảnh khắc nghiệt mà người chiến sĩ phải trải qua:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ’’

Câu thơ trên gợi lên hình ảnh những người chiến sĩ cùng nhau vượt qua những khắc nghiệt của thiên nhiên, của ngoại cảnh. Họ cùng nhau vượt qua giá rét đêm đông trong rừng, dành cho nhau những tình cảm như những người thân trong gia đình. Một câu thơ thôi nhưng cũng đủ tái hiện lại hiện thực cuộc sống chiến đấu thông qua bức tranh sống trong núi rừng đầy gian khổ. Họ từ xa lạ không quen biết nhau mà cùng nhau chia sẻ tấm áo, manh chiếu hay cùng nhau đắp chung chăn. Cứ thế, ngày trôi ngày họ trở nên thân thiết lúc nào không hay.

Kết thúc đoạn thơ, tác giả đã sử dụng một câu thơ có vị trí rất đặc biệt, được cấu tạo bởi 2 từ “Đồng chí!” mang nhiều ý nghĩa đẹp. “Đồng chí” vang lên như một lời khẳng định, một lời định nghĩa về một thứ tình cảm mới mà tác giả đã phát hiện ra sau những gì đã trải qua cùng những người đồng đội của mình. “Đồng chí” còn thể hiện cảm xúc dồn nén bấy lâu, được thốt lên khi nó đạt đến cao trào, tạo cảm giác sâu lắng, khăng khít, từ tình đồng đội phát triển thành tình đồng chí thân thương. Dòng thơ cuối đặc biệt ấy có ý nghĩa như một bản lề gắn kết. Vừa có tác dụng nâng cao ý thơ đoạn trước và vừa mở ra ý thơ đoạn sau. Dấu chấm than đi kèm hai tiếng “Đồng chí” ấy cũng mang ý nghĩa rất đặc biệt. Nó thể hiện một tiếng gọi đồng đội thân thương như kìm nén bấy lâu, chất chứa bao trìu mến, yêu thương mà tác giả dành cho những người đồng đội của mình.

Bảy câu thơ đầu của bài thơ đã đi sâu khám phá, lí giải cơ sở và sự hình thành của tình đồng chí. Rõ ràng chính tình yêu quê hương, đất nước đã trở thành sợi dây kết nối những người xa lạ trở thành những người đồng chí keo sơn, gắn bó và dần trở thành những người anh em sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nhau.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 17

Mỗi khi đọc bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu có lẽ không ai trong chúng ta không cảm nhận được tình cảm đồng đội đồng chí chân thành và sâu sắc. Đặc biệt điều đó đã được thể hiện ngày ở bảy câu thơ đầu tiên:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!”

Mở đầu bài thơ, Chính Hữu đã nêu ra hoàn cảnh xuất thân của những người lính. Họ đều là những người lính đi ra từ miền quê lam lũ. Nếu “anh” ra đi từ miền “nước mặn đồng chua” thì “tôi” đến từ “miền đất cày lên sỏi đá”. Hai miền đất xa lạ nhưng đều gặp nhau ở một điểm chung, đó là cái khắc nghiệt của tự nhiên đã cuốn lấy cuộc sống của những người lao động, khiến cho cái nghèo cái khổ đi theo họ suốt năm suốt tháng.

Những người lính đến từ khắp mọi miền đất nước “tự phương trời” nhưng chẳng hẹn mà lại quen biết nhau. Họ mang trong mình một lý tưởng chung, một tình cảm chung với đất nước, với nhân dân để rồi những điều đó gắn kết họ với nhau trở thành đồng đội của nhau. Thật kì lạ khi những con người vốn xa cách về địa lý nhưng lại gặp gỡ và gắn bó với nhau như người thân trong gia đình.

Đặc biệt, Chính Hữu đã sử dụng một hình ảnh mang tính biểu tượng cao: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Trong những ngày tháng ở nơi chiến trường bom đạn, những người lính họ sống và chiến đấu cùng nhau. “Súng” chính là biểu tượng cho nhiệm vụ, cho những cuộc chiến đấu mà họ cùng nhau trải qua. Còn “đầu” là biểu tượng cho mục đích, lý tưởng mà họ cùng hướng tới. Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng nhằm nhấn mạnh sự hòa hợp giữa những người lính. Họ cùng chung mục đích, chung lý tưởng là chiến đấu bảo vệ quê hương tổ quốc và bảo vệ nhân dân.

Không chỉ cùng chung lý tưởng chiến đấu, tình đồng chí còn thể hiện qua sự chia sẻ những khó khăn vất vả: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Trong những ngày hành quân, những người lính phải ngủ nơi “rừng hoang sương muối”. Nếu chưa từng trải qua có lẽ chẳng ai hiểu thấu được cái lạnh ban đêm của nơi rừng sâu. Chỉ có những người lính cùng chung cảnh ngộ, họ đã biết chia sẻ khó khăn với nhau, họ đã trở thành “đôi tri kỷ” thấu hiểu và chia sẻ với nhau. Hai từ “đồng chí” ở câu thơ cuối được thốt ra giống như một lời gọi thân thương nhất, đầy trân trọng và tự hào.

Như vậy, chỉ với bảy câu thơ thôi nhưng Chính Hữu đã khắc họa được hình ảnh những người lính một cách chân thực, cũng như tình đồng chí keo sơn gắn bó của họ.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 18

Tình đồng đội, đồng chí đã được Chính Hữu khắc họa cụ thể và sinh động qua bài thơ Đồng chí. Trong đó, bảy câu thơ đầu đã cho người đọc thấy được xuất thân cũng như quá trình hình thành tình đồng chí.

Những người lính họ có cùng chung một xuất thân, từ những người nông dân lao động lam lũ.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Nếu như anh đến từ vùng quê “nước mặn đồng chua”, thì tôi cũng đến từ ngôi làng “đất cày lên sỏi đá”. Đây đều là những hình ảnh khắc họa nên những vùng đất khắc nghiệt, không thể trồng trọt.

Những con người đến từ những vùng đất xa lạ đó, tưởng chừng như khó có thể gặp gỡ và quen biết. Vậy mà họ “tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Đây là một sự gặp gỡ tình cờ và không hề báo trước. Nhưng đây là một sự gặp gỡ tất yếu. Vì những con người ấy cùng chung một lý tưởng: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Hình ảnh “súng bên súng” chính là thể hiện cho những ngày tháng cùng chiến đấu chống lại kẻ thù. Còn hình ảnh “đầu sát bên đầu” là thể hiện cho sự đồng điệu về tâm hồn. Những con người cùng chung mục đích sống, lý tưởng sống là chiến đấu và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân.

Nhưng không chỉ vậy, những người lính ấy còn chung một tấm lòng sẻ chia khó khăn gian khổ: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Nếu chưa từng trải qua cái lạnh giá của buổi đêm trong rừng sâu, chắc sẽ không thể hiểu được khó khăn của những người lính hiện tại. Nhưng không chỉ thiên nhiên khắc nghiệt, họ còn thiếu thốn về vật chất, đến tấm chăn mỏng manh phải san sẻ cho nhau. Nhưng chính vì vậy, chúng ta mới thấy được tình cảm gắn bó “tri kỷ” của những người đồng đội. Họ thấu hiểu và chia sẻ cho nhau từ những điều nhỏ nhất, giống như những người thân trong một gia đình vậy. Để rồi hai tiếng: “Đồng chí!” cất lên nghe đầy trân trọng và yêu mến. Đó chính là lời khẳng định cho tình cảm của những người lính trong những năm tháng chiến đấu gian khổ mà tự hào.

Tóm lại, bảy câu thơ đầu bài thơ “Đồng chí” đã xác lập được cơ sở của tình đồng đội đồng chí. Qua đó, hình ảnh người chiến sĩ hiện lên thật gần gũi và giản dị.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 19

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!”

Qua bảy câu thơ đầu bài thơ Đồng Chí, Chính Hữu đã cho người đọc thấy cơ sở của tình đồng đội, đồng chí. Hai câu thơ mở đầu bằng lối cấu trúc song hành, đối xứng như làm hiện lên hai gương mặt người chiến sĩ. Họ như đang đối thoại với nhau. Giọng điệu tự nhiên, đầy thân tình. “Quê anh” và “làng tôi” đều là những vùng đất nghèo, cằn cỗi, xác xơ. Đó là nơi “ nước mặn đồng chua” – vùng đồng bằng ven biển, là xứ sở của “đất cày lên sỏi đá” – vùng đồi núi trung du. Hai vùng đất trên xa cách hoàn toàn về địa lý. Tác giả đã sử dụng thành ngữ, tục ngữ để nói quê hương của những người chiến sĩ. Điều ấy đã làm cho lời thơ mang đậm chất chân thôn quê và dân dã đúng như con người – những chàng trai chân đất, áo nâu lần đầu mặc áo lính lên đường ra trận. Như vậy, cùng chung xuất thân chính là cơ sở để hình thành nên tình đồng chí.

Từ những phương trời xa lạ, họ đã nhập ngũ và trở thành đồng đội. Hình ảnh “Súng bên súng” thể hiện cho những con người cùng chiến đấu. Họ cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước quê hương, giữ gìn nền độc lập tự do của dân tộc với tinh thần: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Còn hình ảnh “đầu sát bên đầu” lại diễn tả sự đồng ý, đồng tâm, đồng lòng của hai con người đó. Cuối cùng câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” lại là câu thơ ắp đầy kỉ niệm về một thời gian khổ, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi: “Bát cơm sẻ nửa – Chăn sui đắp cùng” . Họ thực sự đã trở thành những người bạn tri kỷ, thấu hiểu và chia sẻ trong mọi hoàn cảnh. Đoạn thơ khép lại với hai từ “Đồng chí!” thể hiện một cảm xúc chân thành, dồn nén. Chỉ hai từ ngắn thôi nhưng đã thể hiện tình cảm thiêng liêng sâu nặng giữa những người lính.

Như vậy, đoạn thơ đầu của “Đồng chí” vừa lí giải cơ sở của tình đồng chí lại vừa cho thấy sự biến đổi kì diệu: từ những người nông dân xa lạ họ trở thành những đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 20

Đến với bảy câu thơ đầu trong bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã lý giải cho người đọc những cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của những người lính:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

Cách sử dụng thành ngữ “nước mặn đồng chua” và hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” kết hợp với giọng điệu thủ thỉ tâm tình khiến cho những câu thơ giống như một lời kể chuyện. Tác giả cho thấy tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng cùng cảnh ngộ. Họ đều là những người nông dân áo vải đi ra từ những vùng quê nghèo khó “nước mặn đồng chua” – “đất cày sỏi đá”. Cuộc sống quanh năm gắn với đồng ruộng, sự vất vả khổ cực đã quá quen thuộc. Không hẹn nhau, những người nông dân ấy gặp nhau tại một điểm: lòng yêu nước. Chính tình yêu quê hương, gia đình, nghĩa vụ công dân thúc giục họ lên đường ra mặt trận. Bởi thế nên từ những phương trời xa lạ, mọi người “chẳng hẹn mà quen nhau”. Giống như những anh lính trong bài thơ “Nhớ” của Hồng Nguyên:

Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ

Gặp nhau từ hồi chưa biết chữ

Quen nhau từ buổi “một, hai”

Súng bắn chưa quen

Quân sự mươi bài

Lòng vẫn cười vui kháng chiến.

Trong môi trường quân đội, đơn vị thay cho mái ấm gia đình, tình đồng đội thay cho tình thân ruột thịt. Cái xa lạ ban đầu nhanh chóng bị xóa tan. Họ cùng sát cánh bên nhau chiến đấu.

Thời gian trôi qua, càng ngày họ càng cảm nhận sâu sắc về sự hòa hợp, gắn bó giữa đồng đội cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Hình ảnh sóng đôi, các điệp từ “súng”, “đầu” và giọng điệu thơ bỗng trở nên tha thiết, trầm lắng như nhấn mạnh tình cảm gắn bó của người lính trong chiến đấu. Họ đồng tâm, đồng lòng, cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước, quê hương, giữ gìn nền độc lập, tự do, sự sống còn của dân tộc – “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Chính sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau đã giúp các anh gắn bó với nhau, cùng sẻ chia mọi gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Từ gian khó, hiểm nguy, tình cảm trong họ đã nảy nở và họ đã trở thành những người bạn tâm giao, tri kỉ, hiểu nhau sâu sắc, gắn bó thành đồng chí. Hai tiếng “Đồng chí” kết thúc khổ thơ thật đặc biệt, sâu lắng! Nó như một nốt nhạc làm bừng sáng cả đoạn thơ, là điểm hội tụ, nơi kết tinh của bao tình cảm đẹp mà chỉ có ở thời đại mới: tình giai cấp, tình đồng đội, tình bạn bè trong chiến tranh.

Tóm lại, bảy câu thơ đầu đã khái quát được cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 21

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!”

“Đồng chí” là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về tình đồng đội, đồng chí. Trong đó, đến với bảy câu thơ đầu tiên, Chính Hữu đã cho người đọc thấy được cơ sở hình thành nên tình đồng chí.

Trước hết, tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Nếu như “anh” ra đi từ vùng “nước mặn đồng chua” thì “tôi” lại đến từ miền “đất cày lên sỏi đá”. Hai miền đất xa nhau và “đôi người xa lạ” nhưng cùng giống nhau ở cái “nghèo” – cùng chung cảnh ngộ sống. Hai câu thơ giới thiệu thật giản dị hoàn cảnh xuất thân của người lính. Họ là những người nông dân nghèo, vì nghe theo tiếng gọi của tổ quốc mà tham gia vào kháng chiến.

Tiếp đến, tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

Những người lính vốn “chẳng hẹn quen nhau” nhưng lý tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ lại với nhau trong hàng ngũ quân đội cách mạng. Hình ảnh “Súng” biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, “đầu” biểu tượng cho lý tưởng, suy nghĩ. Kết hợp với phép điệp từ (súng, đầu, bên) tạo nên âm điệu khoẻ, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng, cùng chung nhiệm vụ.

Và cuối cùng, tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”

Cái khó khăn thiếu thốn trong đời sống hàng ngày của người lính hiện lên qua hình ảnh “đêm rét, chăn không đủ đắp nên những người lính phải “chung chăn”. Nhưng chính sự chung chăn ấy, sự chia sẻ với nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của những người đồng đội để trở thành “đôi tri kỷ”. Hai từ “tri kỉ” chỉ dành cho những người bạn tâm giao – thực sự thấu hiểu nhau. Và tình cảm đồng chí ở đây chính là như vậy. Với sáu câu thơ đầu đã giải thích cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí giữa những người đồng đội.

Câu thơ cuối cùng bỗng nhiên đột ngột ngắn lại: “Đồng chí!” – như một bản lề khép lại đoạn thơ. Đồng thời cũng thể hiện một cảm xúc mãnh liệt đã dồn nén nay được bộc lộ. Tất cả những cơ sở ở trên đã tạo nên tình cảm bền chặt – tình đồng chí của những người lính cách mạng.

Với hình ảnh giản dị, gần gũi cũng như mang tính biểu tượng cao, Chính Hữu đã đưa ra những cơ sở đầy thuyết phục của tình đồng đội, đồng chí. “Đồng chí” quả là một bài thơ hay viết về tình cảm thiêng liêng của người lính cách mạng.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 22

“Đồng chí” – một tác phẩm xuất sắc viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước. Đến với bảy câu thơ đầu tiên, người đọc đã thấy được cơ sở hình thành của tình đồng đội, đồng chí.

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

“Anh” và “tôi” vốn là những con người “xa lạ” đến từ mọi nơi trên dải đất hình chữ S này. Nhưng lại có những điểm chung tạo thành cơ sở cho tình cảm gắn bó sau này. Thành ngữ “nước mặn đồng chua” và “đất cày lên sỏi đá” cho thấy hoàn cảnh sống đầy khắc nghiệt của những người lính. Quanh năm suốt tháng, họ cần cù lao động. Họ chính là những người nông dân chân chính. Nhưng khi nghe tiếng gọi của đất nước với tình yêu mãnh liệt sẵn có trong tim, họ đã từ biệt quê hương – mảnh đất gắn bó máu thịt để lên đường chiến đấu. Những con người đến từ những vùng đất xa lạ đó, tưởng chừng như khó có thể gặp gỡ và quen biết. Vậy mà họ “tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Đây là một sự gặp gỡ tình cờ và không hề báo trước.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!

Nhưng đây là một sự gặp gỡ tất yếu. Vì những con người ấy cùng chung một lý tưởng: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Hình ảnh “súng bên súng” chính là thể hiện cho những ngày tháng cùng chiến đấu chống lại kẻ thù. Còn hình ảnh “đầu sát bên đầu” là thể hiện cho sự đồng điệu về tâm hồn. Những con người cùng chung mục đích sống, lý tưởng sống là chiến đấu và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân.

Nhưng không chỉ vậy, những người lính ấy còn chung một tấm lòng sẻ chia khó khăn gian khổ: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Nếu chưa từng trải qua cái lạnh giá của buổi đêm trong rừng sâu, chắc sẽ không thể hiểu được khó khăn của những người lính hiện tại. Nhưng không chỉ thiên nhiên khắc nghiệt, họ còn thiếu thốn về vật chất, đến tấm chăn mỏng manh phải san sẻ cho nhau. Nhưng chính vì vậy, chúng ta mới thấy được tình cảm gắn bó “tri kỷ” của những người đồng đội. Họ thấu hiểu và chia sẻ cho nhau từ những điều nhỏ nhất, giống như những người thân trong một gia đình vậy. Để rồi hai tiếng: “Đồng chí!” cất lên nghe đầy trân trọng và yêu mến. Đó chính là lời khẳng định cho tình cảm của những người lính trong những năm tháng chiến đấu gian khổ mà tự hào.

Như vậy, bảy câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí” đã cho người đọc thấy rõ được cơ sở hình thành nên tình đồng đội, đồng chí vững chắc của những người lính.

Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí- Mẫu 23

Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác năm 1948 khi Chính Hữu cùng với đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp. Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bảy câu thơ đầu tiên đã cho người đọc thấy được cơ sở vững chắc của tình đồng chí:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!”

Những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp đều có chung nguồn gốc xuất thân. Tuy họ đến từ nhiều vùng đất khác nhau trên khắp mọi miền tổ quốc. Nhưng họ đều chung một hoàn cảnh sống – những vùng quê nghèo với thiên nhiên khắc nghiệt. Nếu anh đến từ nơi “quê hương nước mặn đồng chua”, thì tôi cũng đến từ nơi “làng quê nghèo đất cày lên sỏi đá”. Cách sử dụng hình ảnh “nước mắt đồng chua” cùng với “đất cày lên sỏi đá” cho thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên trong lao động sản xuất của con người. Và những người nông dân đến từ miền quê lam lũ ấy, khi nghe theo tiếng gọi của quê hương, đã sẵn sàng rời xa quê hương để lên đường bảo vệ tổ quốc.

Những người lính gia nhập vào quân đội, chiến đấu với sự quyết tâm giành lại độc lập cho đất nước. Họ chẳng hề quen nhau, nhưng đã trở thành những người đồng đội của nhau – những con người cùng chung lý tưởng cao đẹp. Hình ảnh “súng bên súng” cho thấy những người lính đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, chống lại kẻ thù xâm lược. Còn hình ảnh “đầu sát bên đầu” thể hiện sự đồng điệu trong tâm hồn những người chiến sĩ cách mạng. Như vậy, ở đây họ không chỉ cùng chung lý tưởng chiến đấu: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Mà còn chung tấm lòng yêu nước sâu nặng.

Tình cảm đồng chí của những người lính còn xuất phát từ những năm tháng cùng nhau trải qua, cùng nhau chia sẻ khó khăn nơi chiến trường gian khổ:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”

Cái khó khăn thiếu thốn trong đời sống hàng ngày của người lính hiện lên qua hình ảnh “đêm rét chung chăn”. Nhưng chính sự chung chăn ấy, sự chia sẻ với nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của những người đồng đội để trở thành “đôi tri kỷ”. Chỉ có những người thực sự thân thiết, thấu hiểu mới có thể cùng nhau chia ngọt sẻ bùi. Phạm Tiến Duật trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cũng từng có những tứ thơ tương tự:

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”

Thế mới thấy, tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó cũng giống như tình cảm của những người thân trong gia đình vậy.

Câu thơ cuối cùng đột ngột ngắn lại, chỉ còn hai chữ: “Đồng chí!”. Đó giống như một tiếng gọi thân thương được cất lên từ sâu thẳm trái tim của những người lính. Một tiếng gọi đầy trân trọng, đầy tha thiết. Dùng hai tiếng “Đồng chí” để kết thúc khổ thơ mới thật đặc biệt, sâu lắng. Bởi đây vốn là đối tượng mà nhà thơ muốn nói đến trong cả bài. Câu thơ cuối giống như một nốt nhạc làm bừng sáng cả đoạn thơ, là điểm hội tụ, nơi kết tinh của bao tình cảm đẹp mà chỉ có ở thời đại mới: tình giai cấp, tình đồng đội, tình bạn bè trong chiến tranh.

Qua bảy câu thơ đầu trong bài thơ “Đồng chí”, chắn hẳn người đọc sẽ hiểu rõ hơn cơ sở hình thành nên tình cảm thiêng liêng ấy. Từ đó, chúng ta cảm thấy tự hào, yêu mến và kính trọng hơn những người lính cách mạng đã hy sinh để bảo vệ nền hòa bình của đất nước.

Trên đây là nội dung bài học Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí (23 mẫu) do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *