Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (15 mẫu)

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca lớp 12 chọn lọc hay nhất gồm dàn ý chi tiết và 15 bài văn mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đề bài: Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

Mục lục

Dàn ý Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca chi tiết

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả Thanh Thảo (những nét chính về cuộc đời, phong cách thơ Thanh Thảo…)

– Giới thiệu khái quát về bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca (hoàn cảnh ra đời, những nét chính về nội dung và nghệ thuật….)

II. Thân bài:

1. Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ

a. Nhan đề

Đàn ghi ta là biểu tượng cho tình yêu của Lor – ca đối với đất nước Tây Ban Nha, cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lor – ca nguyện phấn đấu suốt đời

b. Lời đề từ:

– Hãy chôn tôi với cây đàn – phần hồn của đất nước Tây Ban Nha → tình yêu Tổ quốc nồng nàn.

– Hãy chôn tôi với cây đàn – biểu trưng cho sự nghiệp của Lor-ca → ước nguyện suốt đời theo đuổi sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật, mong muốn xóa bỏ ảnh hưởng của bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới.

2. Hình ảnh Lor – ca, người nghệ sĩ tự do với khát vọng cách tân nghệ thuật:

– “Tiếng đàn bọt nước”: hình ảnh tượng trưng, từ thính giác chuyển sang thị giác, tạo sự lạ hóa. Qua đó, gợi sự sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, tan vỡ đột ngột nhưng sinh sôi bất tận

– “Áo choàng đỏ gắt”: hình ảnh thực, tượng trưng thể hiện đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đang đương đầu với những thế lực tàn bạo, hà khắc

– Trên con đường đấu tranh cho tụ do và cái mới, người nghệ sĩ luôn phải hành trình cô đơn, đơn độc: lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chếnh choáng…

– “li la li la li la”: nghệ thuật láy ấm, gợi hợp âm của tiếng đàn

⇒ Vẻ đẹp của Lor-ca, một người nghệ sĩ luôn khao khát cách tân nghệ thuật.

3. Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca

– Hình ảnh đối lập: hát nghêu ngao – áo choàng bê bết đỏ, tượng trung cho sự đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ với những thế lực phát xít tàn bạo

– Nghệ thuật hoán dụ:

+ Tiếng đàn: cuộc đời của Lor-ca

+ Áo choàng bê bết đỏ: cái chết của Lor-ca

– “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”: nghệ thuật nhân hóa

– Ẩn dụ tiếng đàn thành màu sắc, hình khối khi miêu tả âm tanh tiếng đàn

→ Hệ thống hình ảnh vừa mang tính tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ, qua đó, tác giả thể hiện cái chết đầy bi thảm của Lor-ca

4. Niềm thương xót Lor-ca và suy tư về cuộc giải thoát, giã từ của Lor-ca

a. Niềm thương xót Lor-ca

– “Tiếng đàn”: ẩn dụ cho nghệ thuật của Lor-ca, tình yêu con người, tình yêu tự do mà ông suốt đời theo đuổi

– “Không ai chôn chất tiếng đàn”: sức sống mãnh liệt cảu tiếng đàn

– So sánh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”:

+ Xót thương cho cái chết của một thiên tài, cho con đường cách tân nghệ thuật còn giang dở

+ Cái đẹp không thể bị hủy diệt

– Hình ảnh so sánh, tượng trưng:

+ Giọt nước mắt: cảm thông, uất hận

+ Vầng trăng: tượng trưng cho cái đẹp, cho nghệ thuật của Lor-ca

→ Cấu trúc gián đoạn, bày tỏ sự xót thương, trân trọng, niềm tin của tác giả vào sự bất tử của Lor-ca

b. Suy tư về cuộc đời và sự giải thoát của Lor-ca

– Nghệ thuật đối lập chỉ sự ngắn ngủi, số phận bé nhỏ của con người trước cuộc sống vô tận: đường chỉ tay đã đứt – dòng sông rộng vô cùng

– Hành động:

+ Ném lá bùa vào vào xoáy nước

+ Ném trái tim vào cõi lặng im

→ Sự giã từ và giải thoát, một sự lựa chọn

– Li a li a li a: tiếng ghi ta bất tử dùng người nghệ sĩ đã chết, có thể là vòng hoa tử đinh hương viếng linh hồn Lor-ca.

III. Kết bài:

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

+ Nội dung: Qua bài thơ, tác giả thể hiện nỗi đau và sự xúc động sâu sắc trước cái chết bi thảm của nghệ sĩ Lor-ca – một nghệ sĩ khao khát tự do, dân chủ, luôn mong muốn sự cách tân nghệ thuật và nghệ thuật đi tới không ngừng

+ Nghệ thuật: thể thơ tự do, sửu dụng hình ảnh tượng trưng siêu thực, giàu ý nghĩa biểu tượng,…

– Cảm nhận về bài thơ: Đây là bài thơ giàu chất suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm, thể hiện sự xót thương trước cái chết bi thảm của Lor – ca thiên tài, là thông điệp, khát khao cách tân nghệ thuật của Thanh Thảo

15 mẫu Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca hay nhất

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca- Mẫu 1

Thanh Thảo thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng đã tạo được giọng điệu riêng ngay từ khi trình làng thi phẩm đầu tiên “Dấu chân qua trảng cỏ” rồi đến “Những người đi tới biển” sau đó là “Khối vuông ru-bích”. Ông luôn tìm tòi khám phá sáng tạo tìm cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. Đàn ghi ta của Lor-ca là bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy sáng tạo ấy.

Thanh Thảo mở đầu bài thơ bằng chính di nguyện của Lor-ca “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Đây là một di nguyện vừa thiêng liêng vừa cao thượng. Anh không muốn suốt đời là cái bóng ngăn cản sự phát triển của những tài năng trẻ của đất nước mình. Đây chính là cái tâm của người nghệ sĩ lớn suốt đời hi sinh cho nghệ thuật và đấu tranh chống phát xít bạo tàn. Về một ý nghĩa khác Đàn ghi ta đã gắn với giây phút cuối cùng của cuộc đời Lor-ca. Cái chết của người nghệ sĩ ấy và những phẩm chất tài năng của anh đã bắt gặp hồn thơ Thanh Thảo làm nên thi phẩm tuyệt bút này.

Bài thơ có lối diễn đạt không viết hoa đầu dòng tạo nên một sự liền mạch như một dòng chảy của cảm xúc không có điểm dừng. Sự tài hoa của Thanh Thảo còn làm ta liên tưởng bài thơ như một bản đàn ngân vang với âm thanh “li-la” mênh mang dìu dặt vút cao chắp cánh đưa người nghệ sĩ bay vút lên trên tất cả bạo tàn và chết chóc.

những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

Những câu thơ mở đầu giàu sức gợi mang đến một trường liên tưởng về một đất nước đẹp tươi với tiếng ghi ta làm mê say lòng người những vũ nữ Di-gan với làn da rám nắng và vũ khúc Flamenco cháy bỏng những trận đấu bò rực lửa và danh dự của người kiếm sĩ và không thể thiếu những miền thảo nguyên bao la xanh bóng nắng. Giữa nắng và gió giữa bao la thiên địa Lor-ca hiện lên ngời sáng trong thơ. Sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác tạo nên “tiếng đàn bọt nước” đầy biến ảo khi tròn to khi phập phồng thổn thức khi vỡ ra tức tưởi như một “thiên bạc mệnh” có tính dự báo về những chông gai trắc trở mà số phận người nghệ sĩ sẽ phải đón nhận ở phía trước. Và màu “áo choàng đỏ gắt” tiếp theo sau tiếng đàn bọt nước ấy chính là những trận đấu bò sinh tử. Nhưng đấu trường bò tót ngay trong sự chuyển gam của Thanh Thảo đã trở thành một đấu trường chính trị khổng lồ ngột ngạt căng thẳng đẫm máu của Tây Ban Nha thời đó. Màu áo của kiếm sĩ “đỏ gắt” lên hay nền chính trị độc tài thân phát xít đang thiêu đốt tự do dân chủ và kiềm hãm sự phát triển của một nền nghệ thuật đang già cỗi. Đây là một trận chiến lớn giữa một bên là khát vọng dân chủ của nhân dân nói chung của Lor-ca nói riêng với nền chính trị độc tài. Xét trong lĩnh vực nghệ thuật đó là cuộc xung đột giữa khát vọng cách tân của nhà thơ với nền nghệ thuật già nua. Xét ở phương diện nào thì Lor-ca cũng là một chiến sĩ đơn độc đáng thương.

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca- Mẫu 2

Thanh Thảo đã từng viết rằng:

Tôi hay nghĩ điều chưa thành
Những màu sắc lạ thoáng nhanh qua đầu
Tôi hay xâu chuỗi vào nhau
Những chữ rời rạc như xâu hạt cườm
Có khi dùng sợi chỉ thường
Có khi là một chuỗi cườm không dây

Đoạn thơ viết lên, không chỉ đơn thuần là công việc tỉ mẩn xâu chuỗi hạt cườm mà hơn hết nó còn là công cuộc lao động trí óc, tìm tòi và cách tân thơ ca. Cả cuộc đời Thanh Thảo là những bước trải nghiệm, thử, tìm, khám phá để cho ra đời những hình thức, nội dung nghệ thuật mới mẻ. Có thể coi tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca là mốc đánh dấu cách tân thành công đầu tiên của ông.

Có thể thấy rằng Đàn ghi ta của Lor-ca là một bài thơ giàu nhạc tính nhất. Để tạo nên những âm thanh, tính nhạc trong tác phẩm của mình Thanh Thảo đã vận dụng, phối hợp rất nhiều yếu tố khác nhau: trùng điệp, thể thơ, nhịp điệu,… Chính cái nhịp điệu này là yếu tố đã góp phần tạo nên cái hay, cái mới mẻ, hấp dẫn cho toàn bộ bài thơ.

Trước hết, khi lựa chọn thể thơ, Thanh Thảo đã lựa chọn thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn khác nhau giúp ông thỏa sức thể hiện những cung bậc tình cảm, cảm xúc của bản thân. Có thể để cho trí tưởng tượng của mình vươn cao, vươn xa hơn.

Bài thơ mở đầu bằng tiếng đàn đầy ngân nga, tha thiết:

những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la

và đồng thời để chuỗi âm thanh đó ngân mãi, vang mãi kết lại bài thơ, âm thanh li-la li-la li-la, cũng là âm thanh khép lại bài thơ. Dù câu chữ đã khép lại, nhưng âm điệu, ý nghĩa của nó vẫn còn vang vọng mãi trong lòng bạn đọc.

Không chỉ vậy, tính nhạc của bài thơ còn được thể hiện trong hình thức trùng điệp của cấu trúc câu:

tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy

Tiếng ghi ta lặp đi lặp lại xoáy vào tâm can người đọc, trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi. Tiếng ghi ta nâu, là nâu của đất hay chính là màu sắc của chúng; tiếng ghi ta lá xanh là biểu tượng của xuân thì tươi sắc, hãy là những âm thanh rộn vang của cuộc song; rồi lại đến tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan. Câu thơ ấy có thể hiểu tiếng ghi-ta mong manh như chính số phận của người nghệ sĩ. Dù nó mang trong mình cái vẹn nguyên, tròn đầy nhưng lại bị các thế lực chà đạp, hủy diệt, vùi dập. Tiếng ghi ta cũng chính là biểu tượng cho số phận người nghệ sĩ bất hạnh phải sống dưới chế độ độc tài tàn ác. Những câu thơ dài ngắn khác nhau, khi dãn cách, khi dồn dập, đặc biệt là câu thơ cuối cùng chỉ còn lại hai chữ “máu chảy” cho thấy số phận bị kịch và bất hạnh đến tột cùng của người nghệ sĩ.

Đồng thời Thanh thảo cũng rất khéo léo khi sử dụng âm thanh đầy tính tượng thanh “li-la li-la li-la” đề từ đó gợi nên âm hưởng réo rắt vang vọng trong toàn bộ bài thơ. Nếu như âm thanh đó mở đầu bài thơ kể về cuộc đời đầy tài hoa và bạc mệnh của người nghệ sĩ Lor-ca thì kết thúc bài thơ âm vang đó vẫn vang vọng, để người ta không thôi khắc khoải về người nghệ sĩ đó, để từ đó rút ra những bài học chân chính về nghệ thuật, về cuộc đời. Có thể thấy chất nhạc trong tác phẩm này được sử dụng hết sức thành công vừa diễn tả, ngợi ca được người nghệ sĩ với cây đàn – người bạn của mình, đồng thời còn tạo ra những dư âm vang vọng lòng người.

Không chỉ là một bài thơ giàu tính nhạc, mà tác phẩm còn giàu chất tạo hình, với những hình ảnh giàu tính biểu tượng, đặc biệt là hình ảnh tiếng đàn. Tiếng ghi ta được Thanh Thảo ghi lại dưới nhiều hình ảnh, dạng thức khác nhau: là Tiếng ghi ta nâu- bầu trời cô gái ấy khi nó tấu lên khúc ca về tình yêu của Lor-ca dành cho quê hương, nghệ thuật, con người, lí tưởng…; Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tràn đầy niềm tin và hi vọng cách tân nghệ thuật; nhưng tiếng ghi ta cũng đầy đau đớn, phẫn uất: Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan/ Tiếng ghi ta ròng ròng- máu chảy. Đến đây tiếng ghi ta đã bị đẩy đến cao trào của sự bi phẫn đau thương. Cả cuộc đời người nghệ sĩ Lor-ca hi sinh cho thứ nghệ thuật chân chính, trác tuyệt. Và đến cuối đời ông cùng thứ nghệ thuật cáo cả đẹp đẽ của mình đã bị chế độ độc tài tiêu diệt không chút xót thương. Tiếng đàn là biểu tượng, là cuộc đời nghệ thuật đầy bi tráng của Lor-ca.

Bên cạnh đó cũng có một số hình ảnh biểu tượng đáng chú ý khác như: “giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh trong đáy giếng”. Hình ảnh vừa thực lại vừa có chút gì đó huyền ảo. Khi Lor-ca bị xử bắn, phe phát xít đã quăng ông xuống giếng. Nhưng đồng thời cũng gợi cho chúng ta liên tưởng dường như thứ nghệ thuật ông để lại (ánh trăng) sẽ mãi mãi không mất đi mà long lanh tỏa rạng.

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca- Mẫu 3

Thanh Thảo nhà thơ của những suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội, thơ ông giàu chất suy tư, triết lí. Đàn ghi-ta của Lor-ca là một trong những bài thơ như vậy. Đây có thể coi là tác phẩm để đời trong sự nghiệp thơ ca của Thanh Thảo.

Tác phẩm được sáng tác năm 1979, nó là kết tinh từ niềm thương xót vô hạn cũng như sự cảm phục, trân trọng và ngưỡng mộ của Thanh Thảo dành cho Lor-ca. Bài thơ nhanh chóng gây được tiếng vang lớn trong văn học Việt Nam nhờ nội dung đầy tính nhân văn và hình thức nghệ thuật thơ hết sức sáng tạo, mới mẻ.

Thanh Thảo đã đặt cho tác phẩm của mình một nhan đề giản dị nhưng giàu ý nghĩa. Đàn ghi-ta không chỉ là nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha mà còn được coi là biểu tượng cho nền nghệ thuật ở đất nước này. Còn Lor-ca là nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà viết kịch nổi tiếng người Tây Ban Nha, là người đã khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong các lĩnh vực nghệ thuật. Với nhan đề này, Thanh Thảo ngầm khẳng định Đàn ghi ta của Lor-ca là biểu tượng cho những cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca. Nhan đề đã hé mở hình tượng nghệ thuật trung tâm của bài thơ.

Thanh Thảo đã sử dụng một câu thơ đồng thời cũng là tâm nguyện của Lor-ca trước khi chết để làm lời đề từ cho bài thơ của mình. Lời để từ đã thể hiện tình yêu nghệ thuật say đắm của Lor-ca. Đồng thời cũng khẳng định tình yêu tha thiết của Lor-ca với quê hương đất nước. Không chỉ có vậy, lời để từ còn thể hiện quan điểm đầy tính nhân văn trong sáng tạo nghệ thuật. Lor-ca hiểu rằng những cách tân nghệ thuật của mình đến một lúc nào đó là sẽ chướng ngại ngăn cản những người đến sau sáng tạo. Bởi vậy, ông đã căn dặn thế hệ sau phải biết chôn vùi nghệ thuật của ông để đi tới và bước tiếp.

Mở đầu tác phẩm Lor-ca xuất hiện cùng với tiếng đàn bọt nước:

những tiếng đàn bọt nước
Tây ban Nha áo choàng đỏ gắt

Tiếng đàn không chỉ đơn thuần là âm thanh của tiếng ghi ta mà nó còn gợi ra sự nghiệp nghệ thuật đồ sộ, giàu giá trị của Lor-ca, đồng thời đây cũng chính là tiếng lòng của người nghệ sĩ, gửi gắm lại cho hậu thế. Hình ảnh bọt nước cũng là hình ảnh hết sức đặc sắc, gợi cái đẹp lung linh, gợi sự tan biến vào mênh mông, sự tồn tại mong manh, ngắn ngủi… Một câu thơ nhưng có đến hai hình ảnh biểu tượng, nó vừa gợi ra vẻ đẹp trong cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, vừa cho thấy số phận mong manh ngắn ngủi, đầy bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca.

Câu thơ thứ hai, nhắc trực tiếp đến quê hương của người nghệ sĩ Lor-ca. Gắn liền với địa danh Tây Ban Nha- với hình ảnh Lor-ca là hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” mang nhiều nét nghĩa: trước hết về nghĩa thực, gợi ra phông nền văn hóa của đất nước Tây Ban Nha với những trận đấu bò tót nổi tiếng, đẫm máu; nhưng đồng thời cũng gợi nhắc chúng ta đến tính chất dữ dội của một đấu trường đặc biệt- đấu trường chính trị và đấu trường nghệ thuật. Nếu như câu thơ đầu gợi ra vẻ đẹp bi kịch cũng như sinh mệnh ngắn ngủi của người nghệ sĩ, thì câu thơ sâu đã khắc họa sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ. Âm thanh tiếng đàn li la li la vang vọng trong không gian để đưa người đọc đến với hành trình vươn tới lí tưởng của người nghệ sĩ:

đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

Hành trình vươn đến lí tưởng là hành trình hết sức gian nan, chất chứa cả sự cô đơn, không có điểm dừng. Đây cũng chính là hành trình của Lor-ca trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Hành trình ấy tuy có nhiều khó khăn, nhưng đó là hành trình đẹp đẽ. Vầng trăng vốn là biểu tượng nghệ thuật, điều đó cho thấy cái mà Lor-ca hướng đến không phải cuộc sống xa hoa hưởng lạc, mà là tình yêu, niềm đam mê mãnh liệt cho nghệ thuật. Trên hành trình vươn tới lí tưởng trong một thế giới bạo tàn, hình ảnh Lor-ca hiện lên vừa đáng ngưỡng mộ vừa khiến người đọc không khỏi xót thương.

Không đi sâu vào từng tiểu tiết cuộc đời Lor-ca, Thanh Thảo nhấn đậm ngòi bút vào cái chết bi tráng của chàng. Bốn câu thơ đầu là sự đối lập giữa sống và chết:

Tây Ban Nha
Hát nghêu ngao
Bỗng kinh hoàng
Áo choàng bê bết đỏ

Sự sống ở đây chính là Tây Ban Nha với điệu hát nghêu ngao, không gian phóng khoáng, tự do, Lor-ca hiện lên hết sức đẹp đẽ trong khung ảnh đó. Nhưng phía bên kia lại là hiện thực kinh hoàng, là cái chết đẫm máu của người nghệ sĩ tài hoa. “bỗng kinh hoàng” cho thấy sự thảng thốt, hốt hoảng, không thể tin rằng Lor-ca đã bị cái xấu, cái ác bức hại. Cùng với đó là cảm xúc xót thương, căm phẫn đến tận cùng. Lor-ca hiện lên hết sức đáng thương trong bạo lực tàn ác của chế độ độc tài. Trước cái chết ấy, Lor-ca như người mộng du: “Lor-ca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du”. Câu 5 là kiểu câu bị động với những thanh trắc là hai dấu nặng đặt cạnh nhau gợi ấn tượng nặng nề, trĩu nặng về cái chết. Nhưng câu 6 lại là kiểu câu chủ động với những thanh bằng liên tiếp đã cho thấy hình ảnh Lor-ca nhanh chóng lấy lại thăng bằng và thái độ chủ động để đi từ hành trình kết thúc sự sống vật chất đến hành trình khởi đầu sự sống tinh thần bất tử.

Lor-ca đã hi sinh nhưng những kẻ thất bại lại chính là bè lũ phát xít. Bởi chúng chỉ có thể hủy diệt được thân xác của Lor-ca nhưng không thể hủy diệt được sức sống của anh. Điệp khúc tiếng ghi ta lần lượt xuất hiện, mỗi âm điệu vang lên lại mang nhưng ý nghĩa khác nhau: Tiếng ghi ta nâu- bầu trời cô gái ấy: Tiếng ghi ta tấu lên khúc ca về tình yêu của Lor-ca dành cho quê hương, nghệ thuật, con người, lí tưởng…; Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy/ Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan: Tiếng ghi ta tấu lên khúc ca về vẻ đẹp cũng như nỗi đau của Lor-ca; Tiếng ghi ta ròng ròng- máu chảy: Tiếng ghi-ta được đẩy đến độ cao trào của sự bi phẫn. “tiếng ghi ta” là điệp khúc, đều đặn vang lên 4 lần trong nhịp thơ dồn dập, gửi gắm những tình cảm, tâm sự, nỗi niềm chất chứa của Lor-ca còn mãi vang vọng với hậu thế, như khẳng định sức sống bất diệt của Lor-ca.

Mười ba câu thơ cuối cùng là những suy tư của tác giả về cuộc đời, sự nghiệp và sự ra đi của Lor-ca. Tiếng đàn là biểu tượng của nghệ thuật, là biểu tượng cho lí tưởng đấu tranh vì những điều tốt đẹp của Lor-ca bởi vậy không ai nỡ “chôn cất tiếng đàn”. Bởi vậy, Thanh Thảo đã so sánh tiếng đàn như cỏ mọc hoang, tức nó có sức sống mạnh mẽ, sức lan tỏa mãnh liệt, bất diệt, không gì có thể ngăn cản nổi. Dù Lor-ca hi sinh tiếng đàn của ông còn mãi với hậu thế. Cũng chính bởi vậy vầng trăng – cái đẹp, dù bị chôn vùi nơi đáy giếng vẫn tỏa rạng nơi tối tăm, lạnh lẽo, ánh sáng lí tưởng nghệ thuật không bao giờ bị vùi lấp.

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca- Mẫu 4

Thanh Thảo là nhà thơ có tiếng nói riêng, phong cách nghệ thuật riêng thể hiện cái tôi cá nhân ấn tượng trong nền văn học Việt Nam. Những sáng tác của ông đem đến cái nhìn mới mẻ cho thơ ca hiện đại. Bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” trích “Khối vuông rubich” đã để lại sức chứa lớn trong lòng người đọc về hình tượng nhân vật Lorca – người nghệ sĩ vĩ đại của xứ sở Tây Ban Nha.

Lorca là cái tên quen thuộc đối với đất nước Tây Ban Nha, vì anh là biểu tượng của tự do, cho sự đấu tranh đòi hòa bình, đòi một cuộc sống bình yên cho nhân dân. Mặc dù bị sát hại nhưng Lorca mãi là biểu tượng mà nhân dân Tây Ban Nha tôn thờ.

Thanh Thảo đã mượn lời của người nghệ sĩ này làm lời đề từ cho bài thơ của mình có ẩn ý muốn gợi mở ra chiều dài thời gian và chiều sâu của không gian về người nghệ sĩ tài hoa này. Cả cuộc đời cống hiến, chiến đấu nhưng cuối cùng Lor ca lại chết thảm dưới chế độ phát xít tàn bạo.

Với thể thơ tự do, không viết hoa đầu dòng, Thanh Thảo đã khiến người đọc tò mò về cách viết giàu sức gợi như thế này.

Những tiếng đàn bọt nước

Táy Ban Nha áo choàng đỏ gắt

Li la li la li la li la

Đi lang thang về miền đơn độc

Với vầng trăng chuếnh choáng

Trên yên ngựa mỏi mòn

Nhịp thơ nhẹ nhàng, dàn trải nhưng giàu sức gợi, sức tả khiến người đọc mường tượng đến đất nước xinh đẹp Tây Ban Nha với tiếng đàn ghi tar đắm say, những trận đấu bò tót hài hùng, những mảnh đất thảo nguyên mênh mông, lãng mạn. Tuy nhiên cụm từ “tiếng đàn bọt nước” dường như gợi lên sự mờ ảo, biến đổi khó lường, có thể vỡ tan ra bất cứ lúc nào không hay. Có một dự báo nào đó chẳng lành, đầy bất an ở dâu thơ này.

Tây Ban Nha là mảnh đất của những trận đấu bò tót độc đáo, đầy ấn tượng nhưng trong thơ Thanh Thảo, nó có còn giữ nguyên ý nghĩa đó nữa không. Chiến trường đấu bò tót có lẽ đã trở thành chiến trường chính trị ác liệt, nhiều đấu tranh, nhiều bon chen. Màu đỏ của áo choàng đã biến thành “đỏ gắt” phải chăng chính là chế độ độc quyền của chủ nghĩa phát xít đang hoành hành trên đất nước này. Hình ảnh Lor ca trở nên nhỏ nhoi, mệt mỏi trong cuộc chiến nhiều bấp bênh này. Tiếng đàn vẫn cứ cất lên “li la li la li la li la” và người nghệ sĩ đó “lang thang”, “chuếnh choáng”, “mỏi mòn” với những gì đang diễn ra. Cuộc chiến giữa nghệ sĩ chân chính với chế độ độc tài trở nên căng thẳng hơn. Người chiến sĩ đơn độc ấy trở nên lẻ loi, cô độc, không một ai có thể biên cạnh.

Tây Ban Nha

Hát nghêu ngao

Bỗng kinh hoàng

Áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

Chàng đi như người mộng du

Những hình ảnh thơ gây ấn tượng mạnh, cứa sâu vào lòng người sự chua xót trước hình ảnh người nghệ sĩ tài ba nhưng bất hạnh. Dân tộc Tây Ban Nha “kinh hoàng” sững sốt khi hình ảnh Lorca bị điệu về bãi bắn một cách trắng trợn, đầy man rợ như vậy. Sự thật phũ phàng do chế độ phát xít mang lại đã khiến cho mọi người thất bất an. Từ “bỗng” ở đầu khổ thơ thứ hai chính là sự ngạc nhiên trước hình ảnh bi thương của nghệ sĩ Lorca.

Mặc dù bị “điệu” về bãi bắn một cách đầy đau đớn như vậy nhưng Lorca vẫn giữ được sự bình thản, dám chấp nhận của bản thân bằng phong thái “chàng đi như người mộng du”. Đây là trạng thái tâm hồn không nhận thức được, tâm hồn và thể xác dường như tách lìa khỏi nhau. Đó là một phong thái rất đáng trân trọng, rất đáng nâng niu và ngưỡng mộ.

Ở những khổ thơ tiếp, nỗi tiếc thương cho cuộc đời nhiều chua xót ấy:

Tiếng ghi ta nâu

Bầu trời cô gái ấy

Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy

“Tiếng ghi ta” được lặp đi lặp lại như dồn nén cảm xúc trong lòng người, hay là tiếng căm phẫn đầy xót xa. Tiếng đàn ghi ta gắn liền với những thứ bình dị, với thiên nhiên ấm áp, với một cô gái, với bầu trời màu xanh tươi mới. Có lẽ đó là những thứ mà con người Tây Ban Nha muốn vươn tới, muốn giành dược. Nhưng tiếng ghi ta rơi “vỡ” thành “bọt nước” đã như khẳng định thêm hiện thực đau lòng ấy. Những đường khối, đường nét hiện rõ lên trang viết, cứa thêm vào lòng người cảm xúc nghẹn ngào, đau đớn. Một tiếng “Vỡ” cất lên đã tố cáo chế độ độc tài của phát xít, sự căm phẫn và muốn bóp nghẹt của những người đang chịu sự áp bức. Nỗi đau ấy tạo thành dòng máu chảy âm ỉ trong tim tê tái.

Thanh Thảo với sự tài hoa của mình đã làm sống dậy một không gian sống đầy bất tử:

Không ai chôn cất tiếng đàn

Tiếng đàn như cỏ mọc hoang

Giọt nước mắt vầng trăng

Long lanh trong đáy giếng

Người đọc nên hiểu ý nghĩa của câu thơ thứ nhất như thế nào, có lẽ không một ai có thể “chôn cất tiếng đàn” của Lorca được, bởi vì nó như “cỏ mọc hoang” tràn lan, khiến cho người ta mê mải và đắm say, không thể buông lơi ra được. Cái Lorca để lại cho người đời chính là âm nhạc, chính là sự cao quý của tâm hồn, của những hi sinh và cống hiến. Phép so sánh trong câu thơ đã khiến cho Lorca trở thành một biểu tượng vĩ đại nhất.

Tiếng đàn của Lorca trở nên bất tử, một vẻ đẹp còn ý nghĩa cho đến những ngày sau. Ở khổ thơ cuối, xuất hiện thêm chiêm nghiệm, suy nghĩ của Thanh Thảo về nghệ thuật và cuộc đời cũng như sự giải thoát:

Đường chỉ tay đã đứt

Dòng sông rộng vô cùng

Lor ca bơi sang ngang

Trên chiếc ghita màu bạc

Chàng ném lá bùa cô gái Digan

Vào xoáy nước

Chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt.

Khi “đường chỉ tay đã hết” thì coi như sinh mệnh của mình đã chấm dứt. Lorca đã lường trước được cái chết, ý thức được những điều mà mình làm rũ bỏ hiện thực, rũ bỏ cuộc sống nhiều đau thương để rơi vào “lặng yên bất chợt”. Có lẽ đây chính là sự giải thoát mà Lorca đã chọn cho mình, cũng như sự giải thoát khỏi chế độ phát xít độc tài.

Như vậy “Đàn ghi tar của Lorca” thực sự là bài thơ giàu sức ám ảnh khi tái hiện lại cuộc đời bi tráng của người nghệ sĩ Tây Ban Nha dành cho nghệ thuật, cho cuộc đời, cho sự bình yên của đất nước.

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca- Mẫu 5

Thanh Thảo là nhà thơ có giọng điệu riêng, phong cách nghệ thuật riêng, cá tính riêng ấn tượng trong nền văn học Việt Nam. Những sáng tác của ông mang đến một cái nhìn mới cho thơ ca hiện đại. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” được trích từ “khối Rubic” đã để lại một sức chứa lớn trong lòng người đọc về hình tượng nhân vật Lor-ca – người nghệ sĩ vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha.

Lorca là cái tên quen thuộc với Tây Ban Nha, bởi ông là biểu tượng của tự do, của đấu tranh vì hòa bình, vì cuộc sống bình yên cho nhân dân. Dù bị sát hại nhưng Lorca mãi mãi là một biểu tượng mà người dân Tây Ban Nha tôn thờ.

Thanh Thảo đã mượn lời người nghệ sĩ này làm lời cho bài thơ của mình với ẩn ý bộc lộ chiều dài thời gian và chiều sâu không gian về người nghệ sĩ tài hoa này. Cả cuộc đời cống hiến cho chiến đấu nhưng cuối cùng Lorca đã chết một cách bi thảm dưới chế độ phát xít tàn bạo.

Với thể thơ tự do, không viết hoa, Thanh Thảo đã khiến người đọc không khỏi tò mò về lối viết giàu sức gợi này.

Những tiếng đàn bọt nước

Táy Ban Nha áo choàng đỏ gắt

Li la li la li la li la

Đi lang thang về miền đơn độc

Với vầng trăng chuếnh choáng

Trên yên ngựa mỏi mòn

Nhịp thơ nhẹ nhàng, lan tỏa nhưng gợi và tả khiến người đọc hình dung ra đất nước Tây Ban Nha tươi đẹp với tiếng đàn ghi ta say đắm, những trận đấu bò hào hùng, những cánh đồng cỏ bao la, lãng mạn. Tuy nhiên, cụm từ “bong bóng” dường như gợi lên một sự thay đổi mờ ảo, khó lường và có thể vỡ bất cứ lúc nào. Có một số điềm báo xấu, đầy bất an trong bài thơ này.

Tây Ban Nha là xứ sở của những trận đấu bò độc đáo và ấn tượng, nhưng trong thơ Thanh Thảo liệu nó có còn giữ nguyên ý nghĩa đó? Đấu trường bò tót có lẽ đã trở thành một chiến trường chính trị khốc liệt, với nhiều đấu đá, nhiều xung đột. Màu đỏ của chiếc áo choàng đã chuyển sang màu ‘đỏ tươi’ là màu độc quyền của chủ nghĩa phát xít đang hoành hành ở đất nước này. Hình ảnh Lorca trở nên nhỏ bé, mệt mỏi trong cuộc chiến bấp bênh này. Tiếng đàn vẫn kêu “li la li la li la li la” và người nghệ sĩ đó

“Lang thang”, “lảo đảo”, “mệt mỏi” với những gì đang diễn ra. Cuộc chiến giữa người nghệ sĩ chân chính và chế độ độc tài ngày càng khốc liệt. Người lính cô đơn ấy trở nên lẻ loi, lẻ loi, không ai có thể bên cạnh.

Tây Ban Nha

Hát nghêu ngao

Bỗng kinh hoàng

Áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

Chàng đi như người mộng du

Những hình ảnh thơ gây ấn tượng mạnh, khắc sâu nỗi chua xót của con người trước hình ảnh người nghệ sĩ tài hoa nhưng bất hạnh. Người dân Tây Ban Nha “khiếp vía” khi hình ảnh Lorca bị đưa ra trường bắn một cách trắng trợn và man rợ như vậy. Sự thật phũ phàng do chế độ phát xít mang lại khiến người dân không khỏi bất an. Từ “bỗng” ở đầu khổ thơ thứ hai là sự ngạc nhiên trước hình ảnh bi tráng của người nghệ sĩ Lor-ca.

Dù bị “bắt trộm” vào trường bắn một cách đau đớn như vậy, nhưng Lorca vẫn giữ được bình tĩnh, dám nhận mình mang phong cách của “anh đi như người mộng du”. Đây là một trạng thái tâm trí không hay biết, nơi tâm trí và cơ thể dường như tách biệt. Đó là một thái độ rất tôn trọng, quan tâm và ngưỡng mộ.

Ở những khổ thơ tiếp theo, tôi cảm thấy tiếc cho cuộc sống cay đắng đó

Tiếng ghi tar nâu

Bầu trời cô gái ấy

Tiếng ghi tar lá xanh biết mấy

Tiếng ghi tar tròn bọt nước vỡ tan

Tiếng ghi tar ròng ròng máu chảy

“Tiếng đàn” được lặp lại như kìm nén cảm xúc trong lòng người, hoặc buồn hoặc than thở. Tiếng đàn gắn liền với những điều bình dị, với thiên nhiên ấm áp, với người con gái, với bầu trời trong xanh. Có lẽ đó là những điều mà người Tây Ban Nha muốn đạt được, muốn đạt được. Nhưng tiếng đàn rơi “vỡ” thành “bọt” như khẳng định hiện thực đau lòng ấy. Nét đứt, nét liền hiện rõ trên trang viết, chiếm được lòng người đọc nhiều hơn là những cảm xúc nghẹn ngào, đau xót. Một tiếng “Vỡ” vang lên tố cáo chế độ độc tài phát xít, nỗi căm phẫn, ngột ngạt của những người đang bị áp bức. Nỗi đau ấy tạo nên dòng máu chảy âm ỉ trong tim nghe tê tái.

Thanh Thảo với tài năng của mình đã làm sống lại một không gian sống bất tử:

Không ai chôn cất tiếng đàn

Tiếng đàn như cỏ mọc hoang

Giọt nước mắt vầng trăng

Long lanh trong đáy giếng

Người đọc nên hiểu ý nghĩa của những câu thơ đầu tiên như thế nào, có lẽ không ai có thể “vùi dập tiếng đàn” của Lorca, bởi nó như một thứ “cỏ dại” lan tỏa làm say đắm lòng người và mê đắm, không thể buông tay. Cái mà Lorca để lại cho con người là âm nhạc, là sự cao thượng của tâm hồn, là sự hy sinh và cống hiến. Hình ảnh so sánh trong đoạn thơ làm nên tính biểu tượng lớn nhất của Lorca.

Tiếng hát của Lorca đã trở thành bất hủ, một vẻ đẹp còn nguyên ý nghĩa cho đến nhiều ngày sau. Khổ thơ cuối thể hiện những suy tư, trăn trở của Thanh Thảo về nghệ thuật, cuộc đời và sự giải thoát.

Đường chỉ tay đã đứt

Dòng sông rộng vô cùng

Lorca bơi sang ngang

Trên chiếc ghita màu bạc

Chàng ném lá bùa cô gái Digan

Vào xoáy nước

Như vậy, “Đàn ghi ta của Lorca” thực sự là một thi phẩm đầy ám ảnh khi tái hiện cuộc đời đầy bi kịch của người nghệ sĩ Tây Ban Nha vì nghệ thuật, vì cuộc sống, vì hòa bình của đất nước.

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca- Mẫu 6

Thanh Thảo là một trong những nhà thơ thuộc thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Sau 1975, ông vẫn miệt mài sáng tạo nghệ thuật. Thanh Thảo luôn cố gắng mang đến cho thơ những cách thể hiện mới, độc đáo.” Đàn ghi ta của Lorca là một trong những bài thơ đặc sắc của ông. Tác phẩm được viết theo lối thơ tượng trưng pha lẫn màu sắc siêu thực.

Garcia-Lorca là một thiên tài lỗi lạc trong nền nghệ thuật Tây Ban Nha nửa đầu thế kỷ XX. Ông là nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch. Lorca cũng là một chiến sĩ đã nêu cao tinh thần đấu tranh cho tự do dân chủ chống chế độ độc tài thân phát xít lúc bấy giờ. Cuộc đời anh tài hoa nhưng kém may mắn. Ông bị Đức quốc xã giết ở Pháp năm 38 tuổi.

Trở lại với câu thơ đầu trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” đã khắc họa rõ nét sự ngưỡng mộ và tiếc thương của người nghệ sĩ Thanh Thảo xứ sở bò tót. Ở những câu thơ đầu tiên, Lorca không xuất hiện trực tiếp mà gián tiếp thông qua những chi tiết mang đậm văn hóa Tây Ban Nha.

“những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”

Lorca được miêu tả với tiếng đàn. Đây là một âm thanh quen thuộc với người Tây Ban Nha. Đất nước này là quê hương của đàn guitar nên loại nhạc cụ này còn được gọi là đàn guitar Tây Ban Nha. Âm thanh của Lor-ca được miêu tả qua sự tương tác giữa thính giác và thị giác, tiếng đàn là đối tượng thính giác, còn hình ảnh bọt nước là ấn tượng thị giác. “Bong bóng” gợi sự mong manh dễ tan vào hư vô. Âm thanh ấy dường như đã hàm chứa dự báo về một kiếp người ngắn ngủi, kém may mắn dành cho Lorca.

Lorca xuất hiện như một nghệ sĩ lang thang và một đấu sĩ trong chiếc áo choàng đỏ thẫm. Chúng ta đều biết đây là màu đặc trưng trong các trận đấu bò ở Tây Ban Nha.

“li-la li-la li-la”

Cụm từ trên mô phỏng tiếng đàn như khúc dạo đầu của một bản giao hưởng. Nó cũng khiến người đọc liên tưởng đến loài hoa mang tên đinh hương – loài hoa đại diện cho vẻ đẹp của xứ sở bò tót. Trước những giai điệu này, Lorca xuất hiện:

“đi lang thang về miền đơn độc”

“Lang thang” có nghĩa là đi trong trạng thái không mục đích xa xăm. “Cố hương” là cụm từ tượng trưng để diễn tả nỗi cô đơn của Lorca. Bất cứ nơi nào nó đi, đó là một “khu vực cô đơn” đối với Lorka. Và trên con đường không tên ấy, chỉ có trăng là bạn, là bạn của Lorca:

“với vầng trăng chếnh choáng

Trên yên ngực mỏi mòn”

Mặt trăng được đưa vào cuộc sống thông qua hiện tượng nhân cách hóa. Nó không còn là một vật vô tri vô giác mà trở thành một sinh vật sống. Có phải tiếng đàn của Lorca say sưa, đầy trăng? Đoạn thơ này còn hàm chứa một cách hiểu khác là chính Lorca cũng say đắm, ngây ngất nên nhìn trăng rồi “ngủ gật”. Người nghệ sĩ một mình rong ruổi trên chiếc yên ngựa mệt mỏi của một cuộc hành trình không bao giờ kết thúc.

Ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã khắc họa hình ảnh bi thảm nhất trong cuộc đời Lorca. Đó là khi anh ta bị giết bởi một quả bom phát xít. Người nghệ sĩ yêu đời, yêu đất nước và con người Tây Ban Nha đang “hát nghêu ngao”, vô tư ca hát, nhưng bỗng đời vụt tắt. Từ ‘bất ngờ’ diễn tả một tai họa bất ngờ, bất ngờ mà có lẽ chính lorca cũng không ngờ tới.Bằng những câu thơ độc đáo và sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng, Thanh Thảo đã khắc họa nên bức chân dung Lorca đầy ấn tượng. Anh ta là một kẻ lang thang, tự do và có một số tài năng xấu số.

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca- Mẫu 7

Thanh Thảo là cây bút có phong cách nghệ thuật độc đáo trong nền văn học Việt Nam. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với giọng điệu mang đậm cái tôi cá nhân, sáng tác của ông đã thổi vào thơ ca hiện đại những hơi thở vô cùng mới lạ. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là bài thơ “Đàn ghi – ta của Lorca” trích trong tập “Khối vuông rubik”. Bài thơ đã ghi lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Lorca là cái tên rất đỗi thân quen với đất nước Tây Ban Nha. Ông gắn liền với biểu tượng của tự do, biểu tượng của sự đấu tranh vì hòa bình, vì cuộc sống bình yên cho mọi nhà. Lorca đồng thời cũng là người nghệ sĩ vô cùng tài hoa. Chính vì thế, ngay cả khi đã ra đi, Lorca vẫn mãi mãi là cái tên người dân Tây Ban Nha tôn thờ.

Thanh Thảo đã mượn di nguyện của Lorca để làm lời đề từ cho bài thơ của mình: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Di nguyện thiêng liêng của một người nghệ sĩ sẵn sàng hi sinh vì nghệ thuật và cuộc đời đã gợi mở ra chiều dài và chiều sâu của không gian lẫn thời gian. Từ đó ngợi ca sự cống hiến, chiến đấu của Lorca. Đồng thời tạo ra cuộc hội ngộ kỳ ba với giữa Lorca và hồn thơ Thanh Thảo, khơi nguồn cảm xúc cho bài thơ này.

Bài thơ mở đầu với những âm tiết ngân vang như một khúc nhạc.

“những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chuếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn”

Thể thơ tự do với nhịp thơ nhẹ nhàng, dàn trải, giàu sức gợi tả. Kết hợp cùng cách diễn đạt không viết hoa chữ cái đầu dòng tạo nên dòng cảm xúc liền mạch dường như không có điểm dừng. Để rồi từ đó, tác giả vẽ lên trước mắt người đọc khung cảnh về đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp. Nơi ngân nga những tiếng đàn ghi ta say đắm. Nơi diễn ra những trận đấu bò tót rực lửa. Nơi có những những thảo nguyên mênh mông, lãng mạn.

Tuy nhiên, nghệ thuật chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác qua “tiếng đàn bọt nước” đã gợi nên sự biến ảo khó lường. Phập phồng thổn thức, có thể vỡ tan bất cứ lúc nào. Nó như một dự báo về điều chẳng lành, ngập tràn bất an. Màu áo choàng “đỏ gắt” ngay sau tiếng đàn ấy chính là câu trả lời.

Đấu trường bò tót phải chăng chính là hình ảnh biểu trưng cho đấu trường chính trị ngột ngạt, căng thẳng và đẫm máu ở Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Màu choàng “đỏ gắt” phải chăng chính là chế độ độc quyền của chính quyền thân phát xít đang thiêu đốt tự do dân chủ? Lorca bỗng trở nên đơn độc, lẻ loi, vô cùng mệt mỏi trong cuộc chiến sinh tử này.

Tiếng đàn “li-la li-la li-la” bỗng vang lên đầy trong trẻo, mang theo hương thơm dìu dịu của hoa li la tràn ngập sức sống giữa khung cảnh chết chóc. Đấu trường khốc liệt cũng không thể vùi lấp sự thăng hoa của nghệ thuật. Người nghệ sĩ đang bước đi trong hành trình “lang thang về miền đơn độc” cùng với “vầng trăng – yên ngựa”. Lorca hiện lên với dáng điệu “chuếnh choáng”, trong cơn say của sự sáng tạo nghệ thuật. Đồng thời cũng “mỏi mòn” chống lại tộc ác của bè lũ Phờ-răng-cô. Nhưng trong hành trình ấy, người nghệ sĩ phải đối mặt với sự cô đơn, cô độc, không ai bên cạnh.

“Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du”

Những hình ảnh thơ gây ấn tượng mạnh như cứa sâu vào lòng người sự đau đớn, xót xa cho người nghệ sĩ tài hoa mà bất hạnh. Thanh Thảo thốt lên trong sững sờ. Cả dân tộc Tây Ban Nha “bỗng kinh hoàng” sửng sốt khi Lorca bị điệu về bãi bắn. Phát súng của bọn phát xít man rợ đã giết hại Lorca. Hành trình của Lorca còn dang dở. Sự đối lập giữa niềm tin lạc quan “hát nghêu ngao” với sự thật phũ phàng “áo choàng bê bết đỏ” càng nhấn mạnh hình ảnh đầy bi thương của Lorca.

Tuy nhiên, đối mặt với cái chết, Lorca vẫn bình thản và chấp nhận. “chàng đi như người mộng du”, bước đi trong phong thái tự nhiên, đáng ngưỡng mộ. Tâm hồn và tinh thần của Lorca đã hòa vào cả cuộc tranh đấu. Bước chân mộng du đã hóa thành bước chân của người anh hùng, không sợ hãi, không bàng hoàng.

Bè lũ phát xít có thể hủy diệt thân xác người nghệ sĩ nhưng mãi mãi không thể dập tắt sức mạnh tâm hồn Lorca hòa trong những tiếng Ghita nồng nàn:

“tiếng ghi -ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi -ta lá xanh biết mấy”

Điệp khúc “tiếng ghi ta” lặp đi lặp lại dồn dập như đè nén cảm xúc. Hay là nỗi bàng hoàng căm phẫn. Tiếng ghi ta biến ảo không ngừng, giọt này vỡ đi giọt kia lại trào ra. Nó mang trong mình sức sống không bao giờ dứt. Nó chuyển từ màu nâu trầm tĩnh suy tư của cây đàn, của đất đai. Sang màu xanh “bầu trời cô gái ấy” rồi “tiếng ghita lá xanh biết mấy”. Từ sự thủy chung hóa thân sang thiên nhiên cỏ cây ngập tràn sự sống. Những thứ bình dị, giản đơn, thiên nhiên tươi đẹp, bầu trời tự do. Có lẽ chính là những thứ con người Tây Ban Nha muốn vươn tới, muốn giành lại. Nhưng:

“tiếng ghi -ta tròn
bọt nước vỡ tan
tiếng ghi -ta ròng ròng máu chảy”

Hiện thực đau lòng, tiếng ghi ta “vỡ tan” thành “bọt nước”. Âm thanh “vỡ tan” cất lên đầy đau đớn. Tiếng ghi ta ấy đã vang lên để tố cáo tội ác của chế độ độc tài phát xít, chứa đựng nỗi căm phẫn và bóp nghẹt của những con người đang chịu áp bức. Nhưng, tội ác một lần nữa nghiền nát nó. Nghệ thuật tan vỡ nghìn mảnh nhỏ tạo thành dòng máu chảy ròng ròng, đau đớn đến tê dại.

Với ngòi bút tài hoa nghệ thuật, Thanh Thảo đã làm sống dậy một không gian bất tử, tràn đầy sức sống mãnh liệt:

“không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng”

Không phải “không ai chôn cất tiếng đàn” mà không ai có thể chôn cất được tiếng đàn. Bởi lẽ tiếng đàn ấy là sản phẩm tinh thần, là nghệ thuật kết tinh từ tâm hồn người nghệ sĩ. Nó tràn lan, khiến người ta đắm say và mê mỏi. Nó mãnh liệt và hoang dại như cỏ mọc hoang, không gì có thể ngăn nổi. Đó là sự bất tử của nghệ thuật. Dù Lorca hi sinh nhưng âm nhạc mà ông tạo ra, sản phẩm mà ông để lại vẫn không bao giờ biến mất. Không ai có thể hủy diệt. Những bài ca tranh đấu của Lorca sẽ mãi mãi ngân vang trong trái tim của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

“Giọt nước mắt vầng trăng” cũng gợi lên nhiều liên tưởng thú vị. Đó phải chăng là vẻ đẹp nghệ thuật được phản chiếu bởi sự cống hiến và hi sinh, của sự lao động và sáng tạo nghệ thuật chân chính. Người nghệ sĩ phải vượt qua bao nhiêu khó khăn, mất bao nhiêu thời gian công sức mới mài giũa thành hình viên ngọc thơ ca sáng lấp lánh. Nó là vẻ đẹp của nghệ thuật cũng là lời ngợi ca vẻ đẹp cuộc đời Lorca lung linh tỏa sáng như viên ngọc quý. Sự tối tăm u ám nơi đáy giếng cũng không thể vùi lấp được ánh sáng bất diệt tỏa ra từ linh hồn Lorca.

Hiểu được điều đó, khổ thơ khép lại bài thơ, Thanh Thảo gửi gắm những suy tư và chiêm nghiệm về cuộc đời và sự giải thoát của Lorca:

“đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghita màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái Digan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la”

Thời điểm “đường chỉ tay đã đứt”, sinh mệnh cũng chấm dứt. Lorca dường như đã lường trước được cái chết. Chàng quyết định rũ bỏ mọi vướng bận để trở về cõi vĩnh hằng, rũ bỏ mọi đau thương để trở về với “lặng yên bất chợt”. Dòng sông vô hình kia có lẽ là dòng chảy của cuộc đời, của số phận, là ranh giới mong manh giữa sự sống và cõi chết. Lorca mang theo cây đàn ghi ta màu bạc, màu của sự hư ảo trong cõi vĩnh hằng. Đó là sự giải thoát mà Lorca lựa chọn. Chàng ra đi, để lại âm thanh li-la li-la li-la vang vọng, như ngân lên khúc nhạc tiễn đưa với nỗi tiếc thương vô hạn.

Có thể nói, với lối thơ không viết hoa đầu dòng đặc biệt cùng nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo, linh hoạt. Thanh Thảo đã mang đến cho bài thơ mĩ cảm hiện đại vô cùng sáng tạo. Sự hòa quyện của yếu tố siêu thực và phong cách Thanh Thảo đã làm nên thành công của một bài thơ giàu chất nhạc. Để rồi từ đó xây dựng thành công hình tượng Lorca tuyệt đẹp. Đó là tượng đài một nghệ sĩ tài hoa nhưng bất hạnh. Cả cuộc đời cống hiến hi sinh vì nghệ thuật và tự do, trở thành người anh hùng với chiến thắng vĩ đại nhất.

“Đàn ghi ta của Lorca” thực sự là một bài thơ độc đáo đầy ám ảnh. Qua việc tái hiện cuộc đời bi tráng của Lorca và những giá trị nghệ thuật được gửi gắm, dù cho thời gian trôi đi, bài thơ vẫn mãi là viên ngọc sáng của nền văn học Việt Nam.

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca- Mẫu 8

Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, quê ở Quảng Ngãi, là một trong những nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được xem là nhà thơ có nhiều nỗ lực trong việc cách tân thơ ca Việt Nam hiện đại. Nếu như Tố Hữu đem đến cho ta các tác phẩm thơ mang phong cách trữ tình chính trị trong Từ ấy hay Việt Bắc, Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm đem đến các tác phẩm mang khuynh hướng trữ tình chính luận trong Tiếng hát con tàu và Đất Nước. Thì riêng mình Thanh Thảo lại đem đến cho độc giả, đóng góp vào nền thơ ca Việt Nam những tác phẩm mang khuynh hướng siêu thực, tượng trưng học hỏi từ các nước phương Tây. Tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca chính là một trong những tác phẩm xuất sắc và nổi bật nhất của Thanh Thảo trong phong cách thơ mới lạ này.

Đàn ghi-ta của Lor-ca nằm trong tập Khối vuông ru-bích (1985), là kết quả của ấn tượng và nhận thức sâu sắc của Thanh Thảo trước cuộc đời, sự nghiệp, cái chết của Lor-ca, một thiên tài, một người nghệ sĩ, chiến sĩ luôn hết mình cho sự nghiệp tranh đấu đổi mới nền văn hóa và xã hội Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Nhan đề “Đàn ghi-ta của Lor-ca” có ý nghĩa biểu tượng cho những cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ thiên tài. Trước tiên đàn ghi-ta là nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha (nên còn có tên gọi khác là Tây Mạc Cầm), từ đó trong bài thơ của Thanh Thảo nó còn trở thành một biểu tượng nghệ thuật của đất nước này. Thứ hai nữa, tên người nghệ sĩ Lor-ca được đặt trong nhan đề của tác phẩm gắn với hình ảnh cây đàn, tức là biểu trưng cho vai trò người nghệ sĩ, và ông là một nghệ sĩ luôn luôn chấp niệm với những mong muốn cách tân nền nghệ thuật cũ kỹ già nua của Tây Ban Nha. Về lời đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” đây chính là lời di chúc nổi tiếng của Lor-ca nằm trong bài thơ Ghi nhớ của tác giả, thể hiện những dự cảm không lành về cuộc đời ngắn ngủi và những lý tưởng cao đẹp sẽ không thể hoàn thành của chính bản thân G. Lor-ca. Lời đề từ không chỉ mang nghĩa đen mà nó còn ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa đó là tình yêu nghệ thuật, tình yêu quê hương Tây Ban Nha và khát vọng cách tân của Lor-ca, mà đến khi sang thế giới bên kia ông vẫn hằng tâm niệm, gắn bó, trân trọng.

Trong 6 dòng thơ đầu tiên của tác phẩm Thanh Thảo đã có những phác họa về hình ảnh của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca trong khung cảnh chính trị và bối cảnh nghệ thuật Tây Ban Nha lúc bấy giờ.

“những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn”

Hình ảnh đất nước Tây Ban Nha hiện lên không chỉ trong 6 dòng đầu mà còn xuyên suốt cả bài thơ với chuỗi hợp âm “li-la li-la li-la”, với hình ảnh tiếng đàn ghi-ta “bọt nước”, tiếng ghi-ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh,… Tất cả đều gợi liên tưởng về một quốc gia xinh đẹp, phóng khoáng với hình ảnh những ca sĩ dân gian say sưa ca hát bên cây đàn, những vũ nữ Di-gan cháy bỏng trong vũ khúc Flamenco, hay loài hoa li-la với sắc tím dịu dàng trải dài khắp thảo nguyên xanh. Đặc biệt hình ảnh “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” khiến chúng ta lập tức liên tưởng đến những trận đấu bò tót của các dũng sĩ áo đỏ, vốn là một nét văn hóa nổi bật của quốc gia này hay xa hơn nữa là hình tượng những kỵ sĩ với lý tưởng cao đẹp “trên yên ngựa mỏi mòn” với “vầng trăng chếnh choáng”. Tất cả những vẻ đẹp, những đặc sắc văn hóa ấy của Tây Ban Nha đã trở thành một bức phông nền tuyệt vời để làm nổi bật hình ảnh người anh hùng, nghệ sĩ Lor-ca. Trước hết hình tượng Lor-ca hiện lên trong hình ảnh “những tiếng đàn bọt nước”, hình ảnh tiếng đàn không chỉ là âm thanh đàn ghi-ta mà nó còn là một hoán dụ nghệ thuật gợi ra sự nghiệp làm nghệ thuật nổi trội của Lor-ca, cũng như chỉ tiếng lòng, tâm hồn và cả cuộc đời người nghệ sĩ. Hình ảnh “bọt nước” là một hình ảnh có sự chuyển đổi cảm giác đặc sắc, chuyển từ danh từ sang tính từ hóa làm nhiệm vụ bổ nghĩa cho tiếng đàn, đồng thời nó lại cũng là một thi liệu khá quen thuộc trong thơ của Lor-ca biểu trưng cho những cái đẹp lung linh, nhưng dễ dàng tan biến vào hư vô, thể hiện khát vọng được dâng hiến tài năng cho cuộc đời. Đồng thời hình tượng “bọt nước” này còn cho ta những liên tưởng về cuộc đời đẹp đẽ nhưng quá ngắn ngủi, mỏng manh, và đơn độc của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca. Từ đó thể hiện sự ngợi ca, ngưỡng mộ của Thanh Thảo với Lor-ca cũng như sự xót thương, đau đớn trước bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài. Trong câu thơ “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”, thì có thể nhận thấy rằng ngoài việc nhắc đến Tây Ban Nha như là quê hương của người nghệ sĩ, thì tác giả còn có ngụ ý hoán dụ nâng tầm vóc của Lor-ca lên làm biểu tượng cho cả một quốc gia một dân tộc. “Áo choàng đỏ gắt” ở đây không chỉ gợi ra hình ảnh về nét đẹp văn hóa Tây Ban Nha, mà chính là hình ảnh Lor-ca với sức mạnh anh hùng nắm giữ sứ mệnh cao cả vừa đấu tranh với nghệ thuật già nua vừa đấu tranh với nền phát xít độc tài trên quê hương. Chuỗi hợp âm “li-la li-la li-la” là dòng thơ mô phỏng âm thanh, gợi ra hình ảnh tươi đẹp của loài hoa li-la, góp phần đẩy cao vẻ đẹp của người nghệ sĩ, cũng như đưa người nghệ sĩ thăng hoa đến những lý tưởng cao đẹp. Trong ba câu thơ cuối hình ảnh người nghệ sĩ lại càng hiện ra rõ ràng “đi lang thang về miền đơn độc/với vầng trăng chếnh choáng/trên yên ngựa mỏi mòn”, gợi cho chúng ta thấy sự cô đơn, mệt mỏi, cũng mang phong thái tự do, phóng khoáng của người nghệ sĩ trên bước đường thực hiện lý tưởng. Tuy nhiên Lor-ca chưa bao giờ dừng bước, người vẫn tiến về phía trước dẫu con đường còn nhiều gập ghềnh khó khăn đang chờ, và ở trên cao có vầng trăng chứng cho lý tưởng tốt đẹp của người nghệ sĩ.

Tiếp theo trong 12 dòng thơ tiếp Thanh Thảo đã tái hiện cái chết đầy bi tráng của người anh hùng Lor-ca.

“Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du”

Tác giả đã tận dụng triệt để nghệ thuật đối lập tương phản để khắc họa cái chết bi thảm của Lor-ca. Trước hết đó chính là sự đối lập giữa sự sống và cái chết. Nếu như hai câu “Tây Ban Nha/hát nghêu ngao” gợi ra những sắc thái dân gian trong văn hóa Tây Ban Nha và một hình ảnh người anh hùng Lor-ca lạc quan, yêu đời, vui sống. Thì ở câu “bỗng kinh hoàng/áo choàng bê bết đỏ” gợi đến hình ảnh máu đỏ của người nghệ sĩ nhuốm đỏ tấm áo choàng đỏ của người đấu sĩ, đó là một cái chết đau thương và bạo lực kinh hoàng. Cụm “bỗng kinh hoàng” thể hiện thái độ bàng hoàng căm phẫn của toàn dân tộc Tây Ban Nha, của Thanh Thảo và của chính Lor-ca trước một cái chết bất ngờ và khủng khiếp như vậy. Sự đối lập tiếp theo là nằm ở cảm nhận của chính người nghệ sĩ cũng như tác giả về cái chết ập tới. Nếu như trong câu “Lor-ca bị điệu về bãi bắn” là ấn tượng nặng nề, trĩu nặng về cái chết thì câu “Chàng đi như người mộng du” lại thể hiện thái độ bình tĩnh, bản lĩnh của người nghệ sĩ khi lấy lại sự chủ động đi từ cõi sống đến cõi bất tử muôn đời.

Sự bất tử, sự nối dài sự sống tinh thần của Lor-ca được thể hiện ở 6 câu thơ tiếp theo.

“tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy”

Sự sống của người nghệ sĩ được nối dài thông qua hình ảnh tiếng ghi ta lan tỏa, tác giả tiếp tục sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ âm thanh tiếng đàn vô hình trở thành có hình dạng, màu sắc thông qua các hình ảnh “tiếng ghi-ta lá xanh”, “tiếng ghi-ta nâu”, “tiếng ghi-ta tròn”, “tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy”. Trong đó đáng chú ý nhất là hình ảnh “tiếng ghi-ta nâu” với nhiều ngụ ý hay, đó là màu đất – màu của quê hương, là màu của chiếc đàn – biểu trưng nghệ thuật Tây Ban Nha, và còn là màu da, màu mắt, màu tóc của những con người trên mảnh đất mà Lor-ca hết lòng tranh đấu. Hình ảnh “bầu trời” lại là tượng trưng cho khao khát khung trời tự do, là lý tưởng cao đẹp của tác giả, còn “cô gái ấy” lại chính là người tình thủy chung trong trái tim Lor-ca đem đến cho người nghệ sĩ động lực đấu tranh không mệt mỏi, mà đến khi chết người vẫn nhớ về. Có thể nói rằng tiếng ghi-ta lặp đi lặp lại là để tấu lên khúc ca về tình yêu mà người nghệ sĩ dành cho quê hương, nghệ thuật, con người, lý tưởng và cả cô gái trong lòng Lor-ca. “Tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy” là ẩn ý về cuộc đời tươi trẻ của Lor-ca và sự tiếc nuối của tác giả khi nó đột ngột kết thúc quá sớm. “Tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan”, không chỉ nói về vẻ đẹp của hình tượng của người nghệ sĩ, mà còn nhắc đến sự hủy diệt, vỡ tan của một vẻ đẹp mong manh, sự kết thúc của một cuộc đời thiên tài. Câu cuối “Tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy” lại càng có nhiều sắc thái biểu cảm, nó là nỗi đau đớn uất nghẹn, mang cảm giác tuôn trào không dứt vừa biểu trưng cho vết thương không thể cầm máu trong lòng người ở lại, mà nó còn là sức sống bất diệt, rực rỡ của người nghệ sĩ trong lòng mỗi người dân Tây Ban Nha.

Ở 13 dòng thơ cuối cùng, sau cuộc đời và cái chết tức tưởi của Lor-ca chính là những suy tư của tác giả về cuộc đời, sự nghiệp và cách ra đi của người nghệ sĩ thiên tài.

“không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng

“Tiếng đàn” của Lor-ca chính là biểu tượng nghệ thuật, là lý tưởng tranh đấu của người nghệ sĩ là bọn phát xít phản động không bao giờ có thể chôn vùi, còn người dân Tây Ban Nha thì lại không nỡ chôn vùi nó mà thay vào đó họ trân trọng, nâng niu và luôn một lòng tưởng nhớ. Trong khi đó tiếng đàn của người nghệ sĩ lại như “cỏ mọc hoang” bộc lộ sức sống mãnh liệt tiềm tàng, liên tục lan rộng ra không chỉ trên mảnh đất Tây Ban Nha mà còn là cả thế giới. Thể hiện sự bất tử vĩnh hằng của người nghệ sĩ – chiến sĩ Lor-ca. Hình ảnh “vầng trăng” là biểu trưng cho vẻ đẹp lý tưởng vĩnh hằng, “giọt nước mắt” là sự thương tiếc, đau đớn không chỉ của nhân loại, mà nó còn là của cả vũ trụ dành cho người nghệ sĩ quá cố. Trong đó hình ảnh “đáy giếng” lại là nơi tối tăm lạnh lẽo, nơi xác Lor-ca bị phi tang, thể hiện sự độc ác, tàn bạo của chế độ độc tài không phát xít. Sự đối lập trong câu thơ đã làm nổi bật chân lý ánh sáng của nghệ thuật và lý tưởng không thể bị vùi lấp bởi cái tàn bạo, tối tăm và độc ác.

đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc”

Ở đoạn thơ tiếp theo tác giả đã nêu lên quy luật về định mệnh, sự chảy trôi, hữu hạn của đời người qua câu thơ “đường chỉ tay đã đứt”, đồng thời chỉ ra sự vô hạn của cuộc đời, của vũ trụ thông qua câu “dòng sông rộng vô cùng”. Sau đó có đột phá khi viết “Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi-ta màu bạc” bộc lộ sự phá vỡ nguyên tắc, vượt qua những sự chảy trôi thông thường nhờ tài năng nghệ thuật thiên tài rực rỡ của Lor-ca.

“chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt”
li-la li-la li-la…”

Hành động dứt khoát “ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước” thể hiện sự chủ động vứt bỏ sự bảo vệ sinh mạng để đối mặt với hiểm họa, trở thành người hiệp sĩ với tấm lòng đầy kiêu hãnh. Thêm vào đó Lor-ca cũng sẵn sàng chủ động vứt bỏ cả sự sống “trái tim mình” trong lãng quên, trong lặng yên để dọn đường cho hậu thế, cho những con người sau vươn lên và tỏa sáng, thể hiện tấm lòng cao thượng bậc nhất của người anh hùng, người nghệ sĩ người Tây Ban Nha.

Đàn ghi-ta của Lor-ca là tác phẩm hay, tái hiện một cách chân thực và gợi cảm hình tượng người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca, thể hiện tiếng nói tri âm của một người nghệ sĩ với một người nghệ sĩ, người chiến sĩ với người chiến sĩ. Đồng thời bộc lộ triết lý về nghệ thuật của Thanh Thảo: Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, chính sức sống của nghệ thuật đã làm nên sự bất tử của người nghệ sĩ.

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca- Mẫu 9

Tâm hồn người nghệ sĩ vốn tài hoa và đầy lòng trắc ẩn, cho dù xa về khoảng cách địa lí, rào cản văn hoá thì họ vẫn tìm thấy sự đồng cảm trong nhau. Trước cái chết bi thương gây chấn động cả lịch sử nhân loại của Lor-ca, Thanh Thảo đã viết Đàn ghi ta của Lor-ca bài thơ như tiếng nhạc gẩy lên du dương, tha thiết tiễn đưa người nghệ sĩ đa tài về chốn cực lạc, thoát khỏi éo le số phận, rời xa xã hội bất công độc tài lúc bấy giờ ở Tây Ban Nha. Vẫn là ngòi bút xuất sắc đầy nhiệt huyết ấy, lòng trăn trở trước những vấn đề nóng bỏng của xã hội và thời đại, Thanh Thảo đã cho người đọc cảm nhận được sự xót thương, sự căm phẫn tột cùng với chế độ xã hội đầy bất công đẩy con người vào chỗi bi kịch không lối thoát.

Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, là người con của quê hương Quảng Ngãi đầy nắng và gió. Ông là nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Ông có rất nhiều bài thơ hay được công chúng biết đến rộng rãi Những người đi tới biển, Khối vuông ru-bích, Những ngọn sóng mặt trời. Ông là nhà thơ có tiếng nói riêng luôn tìm tòi những điểm mới khác biệt, nỗ lực cách tân thơ việt, ông chối bỏ những lối thơ văn dễ dãi, lạc hậu, cũ kỹ. Tuy nhiên, trong tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca còn mang màu sắc khá trừu tượng, có nhiều những hình ảnh siêu thực gây khó hiểu cho độc giả, nhưng không thể phủ nhận giá trị to lớn của nó và nỗ lực không ngừng nghỉ cách tân thơ việt của Thanh Thảo.

Bài thơ được viết dựa trên cái chết bi thương của Lor-ca (1898-1936), một người nghệ sĩ đa tài, một trong những ngôi sao sáng chói trên bầu trời nghệ thuật của Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Dù tuổi còn trẻ, nhưng ông đã sớm nhận ra tội ác, sự tàn độc của bè lũ phát xít, của chế độ độc tài đã đẩy người dân Tây Ban Nha vào cảnh lầm than, thiếu thốn, tước đi quyền được tự do, hạnh phúc, đẩy đất nước rơi vào bầu trời chính trị u ám, không lối thoát. Trước lẽ đó, Lor-ca đã dùng tài năng thiên bẩm của mình cất lên tiếng hát, tiếng đàn, lời thơ ca ngợi sự tự do, phản đối chế độ phản động, đòi công bằng cho nhân dân. Tiếc thay, ở cái tuổi 38 ôm bao hoài bão khát khao to lớn chưa hoàn thành thì ông bị sát hại, cái chết đã gây cơn chấn động, gieo nỗi bàng hoàng không chỉ ở Tây Ban Nha mà còn trên toàn thế giới. Thanh Thảo viết nên bài thơ như lời chào vĩnh biệt, dựng lên một tượng đài về người anh hùng bất diệt, hiên ngang, sừng sững trước kẻ thù. Mở đầu là lời đề tự “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” – một câu thơ rất nổi tiếng của Lor-ca, không là gì khác ông chỉ cần cây đàn, ngay cả khi đã lìa trần, có thể thấy cây đàn có ý nghĩ to lớn như thế nào đối với người nghệ sĩ, ông coi nó như một người bạn đồng hành chứa đựng bao nỗi niềm tâm tư mình. Hiểu được lẽ đó, Thanh Thảo đã trân trọng đặt câu thơ ấy mở đầu khiến cho người đọc thêm phần thương tiếc, đồng cảm cho số phận nghiệt ngã cho người anh hùng bạc mệnh.

Mở đầu bài thơ là tiếng đàn ồn ã, vui tươi, rạo rực biểu trưng cho tâm hồn phóng khoáng yêu đời của Lorca. Đây cũng là hình ảnh tượng trưng cho đất nước , truyền thống dân tộc Tây Ban Nha, là hình tượng trung tâm xuyên suốt của toàn tác phẩm:

“những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

Tác giả dùng hình ảnh tiếng đàn với bọt nước gợi cho ta cảm giác tiếng nhạc rất mỏng manh và nhẹ nhàng du dương, lúc tồn tại khi tan biến. Người anh hùng áo choàng “đỏ gắt” màu sắc chói chang của những kỵ sĩ đấu bò tót – một hình ảnh biểu trưng dân tộc tác giả khéo léo lồng ghép vào, người đọc có thể liên tưởng tới một người anh hùng dũng cảm, yêu tự do, sẵn sàng đối đầu với những hiểm nguy phía trước, một cuộc chiến không cân sức giữa một con người nhỏ bé và những con bò hung hãn, phía trên khán đài là những tiếng hò reo cổ vũ vang dội. Thế nhưng không Lor-ca chẳng phải là một kỵ sĩ đấu bò tót một mình một gươm, một giáo chế ngự chúng, mà ông phải chiến đấu đơn độc với cả một chế độ độc tài chính trị phát xít Phơ – răng – cô. Hình ảnh siêu thực “vầng trăng chếnh choáng” , một vẻ đẹp thiên nhiên nhẹ nhàng được tác giả kết hợp với từ láy “chếnh choáng” tạo cho ta cảm giác chơi vơi, lạc lõng. Có phải chăng người anh hùng đang cảm thấy mất phương hướng, cô đơn và mệt mỏi trên chặng đường của mình, “yên ngựa mỏi mòn” cần được nghỉ ngơi, cần được có thêm những người bạn đồng hành trên hành trình đấu tranh giành công lý. Xen giữa những câu thơ Thanh Thảo có đưa vào một câu hát “li-la li-la li-la” tiếng nhạc cất lên giữa hành trình thật êm ái, xoa dịu đi sự trống trải, mệt mỏi ,cho dù đó có là một “miền đơn độc” thì Lor-ca vẫn không hề tỏ ra lúng túng hay chùn bước, ông đi theo lý tưởng khát khao của trái tim mình. Ở khổ thơ này, tác giả dùng nhiều từ láy “lang thang”, “chếnh choáng”, “đơn độc”, “mỏi mòn” nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm, đó là khung cảnh bao chùm bởi sự u ám, bế tắc, mệt mỏi khiến cho người đọc thấy được cái vẻ đẹp của người nghệ sĩ đa tài trước một hoàn cảnh khắc nghiệt như thế nhưng ông vẫn hiên ngang, không hề từ bỏ, vẫn dấn thân hy sinh vì nhân dân, vì sự tự do của dân tộc.

Tiếp nối những câu thơ phóng khoáng tự do, Thanh Thảo đã đưa người đọc đến cảm xúc bàng hoàng, đau xót ở khổ thứ hai và ba của bài thơ:

“Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy”

Tiếc thương thay, một chàng trai đang ôm ấp bao lý tưởng hoài bão phải chấp nhận cái chết oan ức đau đớn bi kịch. Bị điệu về nơi pháp trường chàng bước đi vô định như “người mộng du” không phải vì sợ hãi trước cái chết mà là cả sự bất lực trong tâm hồn, chàng thấy tiếc nuối cho cuộc đời mình, cho những lý tưởng cao cả chưa hoàn thành xong. Người anh hùng “hát nghêu ngao” ngày nào bỗng chốc bị sát hại, màu đỏ của áo choàng nay đã nhuốm thêm đỏ bằng máu của người nghệ sĩ bạc mệnh Lor-ca, đó là một cái chết thương tâm, phản ánh tố cáo tội ác tàn bạo của thế lực độc tài phát xít thuở bấy giờ. Hình ảnh tiếng đàn lại một lần nữa xuất hiện, lần này dồn dập hơn, da diết cao trào xoáy sâu vào nội tâm nhân vật. Điểm mới trong phong cách Thanh Thảo, ông không miêu tả tiếng đàn hay tuyệt hảo, tiếng đàn ấm áp trầm bổng mà lại dùng một tính từ chỉ màu sắc để gợi tả nó đó là màu “nâu”. Một màu sắc gam trầm, không chói loá cũng không lạnh lẽo u sầu, đây là màu của đất, của thân gỗ cổ thụ, gợi cho ta cảm nhận tiếng đàn rất mộc mạc, chân thành, có chút gợn buồn, tiếng đàn cũng là tiếng lòng người nhạc sĩ. Tác giả lần lượt đưa người đọc qua mọi cung bậc cảm xúc về vẻ đẹp, tình yêu, về khát khao hy vọng, về nỗi đau trước cái chết. Nghệ thuật điệp cụm từ “tiếng ghi ta” tăng sức biểu cảm, gây ấn tượng sâu sắc, ám ảnh, day dứt khôn nguôi trong lòng người đọc. Hình ảnh “ròng ròng máu chảy”, sau khi bị chúng đưa ra bãi bắn chỉ trong tích tắc phút giây kinh hoàng đã ập đến, Lorca nằm xuống, tiếng ghi ta cũng đau xót như chính mình đã chết đi. Đây không phải là một hình ảnh nhân hoá đơn thuần, tiếng đàn được ví như con người có linh hồn, có trái tim, là người bạn tri kỷ đau xót trước sự ra đi của người nghệ sĩ đa tài.

Tiếng đàn ghi ta “nâu” ngày nào giờ đã hoá màu bạc chở linh hồn Lor-ca bơi sang sông tìm sự giải thoát. Ở những khổ thơ cuối tiếng đàn vẫn vang lên thánh thót mang theo niềm tin vào sự bất tử:

“không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la…”

Tiếng đàn vô hình làm sao có thể “chôn cất” ? Nhưng đối với Thanh Thảo tiếng đàn là một vật thể có linh hồn, nó bơ vơ, lạc lõng, lang thang khắp chốn, trở nên hoang dại như ngọn cỏ khi mất đi người bạn tri kỷ của đời mình. Cái chết của Lor-ca đã làm trời đất phải đau xót tiễn đưa, tác giả một lần nữa sáng tạo ra hình ảnh trừu tượng “giọt nước mắt vầng trăng”, trăng biểu tượng cho vẻ đẹp dịu dàng của thiên nhiên, nó là nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao thế hệ nhà thơ, nhà văn. Thanh Thảo ví vầng trăng như có cảm xúc biết đau xót, rơi những giọt nước mắt dưới nơi đáy giếng, dường như sự ra đi oan ức của Lor-ca đã khiến cho thiên nhiên, trời đất phải rung động, nghẹn ngào tiễn đưa ông về cõi vĩnh hằng. Giờ đây, người nghệ sĩ có lẽ đã quá mệt mỏi, ông chấp nhận hiện thực số phận nghiệp ngã của mình, “đường chỉ tay đã đứt” ông bỏ lại tất cả để “bơi sang ngang” với người bạn tri kỷ đời mình, lòng sông rộng lắm nhưng không ngăn được sự can đảm, dứt khoát của Lor-ca, bởi vì giờ đây ông đã có người đồng hành bên cạnh. Ông bỏ lại tình yêu với cô gái Di- gan xinh đẹp, dịu dàng, “ném lá bùa” không phải là tuyệt tình, lạnh lẽo mà là chàng thật sự bất lực, muốn để trái tim được lặng yên, được ra đi thanh thản với tâm hồn không lưu vết bụi trần. Thanh Thảo dùng động từ “ném” để tăng thêm sức biểu cảm, là hành động mạnh mẽ, dứt khoát, không chút do dự. Nhưng câu hát thánh thót vang lên lần cuối “li-la li-la li-la…” đầy tiếc nuối, đầy khắc khoải như kết thúc một câu chuyện buồn về số phận của người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh.

Đàn ghi-ta của Lorca là bài thơ giàu hình ảnh sáng tạo, mang chất nhạc bay bổng lãng mạn. Tuy viết theo lối tự do, khoáng đạt nhưng bài thơ vẫn có nét rất đặc sắc giữa vần và nhịp, tác giả dùng nhiều biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, từ láy, động từ mạnh,… để làm tăng thêm nét biểu cảm, hình ảnh người anh hùng Lor-ca được khắc hoạ đậm nét trong lòng mỗi độc giả.Tác phẩm đã góp phần lên án, tố cáo sự tàn bạo của chúng dưới nền chính trị độc tài phát xít, đẩy nhân dân vào hoàn cảnh lầm than bế tắc, đưa đất nước bao chùm trong u tối, ngột ngạt, đau thương tột cùng. Đồng thời ca ngợi lòng yêu tự do, yêu dân tộc, ý chí kiên cường không khuất phục trước thế lực tàn ác, dám đứng lên đấu tranh, giành quyền tự do cho nhân dân, tự chủ cho dân tộc.

Nhà thơ Thanh Thảo đã viết lên bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca bằng tất cả tấm lòng, cảm xúc chân thành của mình, tiễn đưa người anh hùng về miền cực lạc. Qua bài thơ người đọc cảm nhận được sự nỗ lực, sáng tạo bất tận của tác giả, ông đã đặt hết tâm huyết sự khát khao của mình với mong muốn góp phần cải tạo tiếng Việt thêm phần giàu đẹp, phong phú và đa dạng hơn.

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca- Mẫu 10

Nhà thơ Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Tài năng thờ ca của Thanh Thảo phát triển và trưởng thành trong những năm cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Thanh Thảo đem đến cho thơ ca thời đó tiếng nói trung thực của một thế hệ tình nguyện cầm súng bảo vệ Tổ quốc, vẫn là cái tôi công dân đầy nhiệt huyết nhưng thơ Thanh Thảo nghiêng về phản ánh tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở trước các vấn đề nóng bỏng của xã hội và thời đại.

Thanh Thảo muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở chiều sâu bản chất của nó nên ông không chấp nhận lối biểu đạt ồn ào, dễ dãi. Những tập thơ viết về con người trong chiến tranh và hòa bình của Thanh Thảo đã được đánh giá cao: Những người đi tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ, Những ngọn sóng mặt trời, Khối vuông ru-bich, Từ một đến một trăm…

Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca in trong tập Khối vuông ru-bich, xuất bản năm 1985 được dư luận đánh giá là thành công về nhiều mặt của Thanh Thảo: “Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn”. (Ph. G. Lorca).

những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la ti-la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn

Tây Ban Nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như người mộng du

tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng

Lorca bơi sang ngang

trên chiếc ghi tar màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái Di-gan

vào xoáy nước

chàng ném trái tim mình

vào lặng yên bất chợt

li-la li-la li-la…

Bài thơ viết về cái chết của Fê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lorca (1898 -1936), thi sĩ, nhạc sĩ, nhà biên kịch thiên tài người Tây Ban Nha. Dòng máu nóng bỏng nhiệt tình thôi thúc nhà thơ cất cao tiếng đàn, tiếng hát, lời thơ để ca ngợi tự do bất diệt, phản đối bản chất tàn bạo, xấu xa của bè lũ phát xít Phơ-răng-cô. Ông đã bị chúng sát hại ngày 19-8-1936, khi ông mới 38 tuổi. Cả đất nước Tây Ban Nha khóc thương ông, một nhà thơ – chiến sĩ của tự do.

Cái chết của Lorca là sự kiện gây chấn động dư luận không những ở Tây Ban Nha mà còn trên toàn thế giới, không chỉ lúc bấy giờ mà còn âm vang tới nhiều năm sau. Thanh Thảo vô cùng khâm phục và yêu mến khí phách cũng như tài năng của Lorca nên đã dành tâm huyết để viết nên bài thơ giống như dựng một tượng đài sừng sững về Lorca trong tâm tưởng những người mến mộ ông qua một hình ảnh quen thuộc mà độc đáo: cây đàn ghi ta.

Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lorca và biểu tượng nghệ thuật Lorca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều, vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của tác giả. Hình tượng Gar-xi-a Lorca trong bài thơ có thể được cảm nhận ở nhiều cấp độ, nhiều khía cạnh khác nhau nhưng khái quát lại có thể thấy một số nét chính: Đó là một nghệ sĩ tự do và cô đơn. Tuy bị giết chết bởi thế lực phát xít tàn ác nhưng tâm hồn Lorca bất diệt. Bài thơ làm sống lại huyền thoại về một con người, một nghệ sĩ, một chiến sĩ của đất nước có truyền thông âm nhạc, thi ca và những vũ điệu rực lửa.

Câu nói nổi tiếng: Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn của Lorca được lấy làm đề từ của bài thơ giống như một “chìa khóa” ngầm hướng người đọc tới sự hiểu biết đúng đắn thông điệp của bài thơ. Trong nhận thức của một người đọc bình thường, câu nói này hiển nhiên bộc lộ tình yêu say đắm của Lorca với nghệ thuật. Nhưng không chỉ có vậy, nó còn là tình yêu tha thiết của người nghệ sĩ với xứ sở của mình.

Mở đầu bài thơ là tiếng đàn rộn rã đầy hứng khởi tượng trưng cho tâm hồn sôi nổi, mạnh mẽ, yêu đời của Lorca nói riêng và của dân tộc Tây Ban Nha nói chung. Hình ảnh Lorca – một nghệ sĩ tự do và đơn độc – được giới thiệu bằng những nét chấm phá gây ấn tượng mạnh mẽ:

những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la ti-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

Màu áo choàng đỏ gắt nhắc tới một nét độc đáo trong đời sống văn hóa của người dân Tây Ban Nha vừa giúp chúng ta hình dung khá cụ thể về Lorca, vừa gợi hồi tưởng đến trò chơi đấu bò tót mạo hiểm, dũng mãnh có sức cuốn hút rất lớn với đông đảo dân chúng Tây Ban Nha và du khách quốc tế. Các chàng đấu sĩ nổi bật giữa đấu trường với chiếc áo choàng đỏ thắm trên vai và mảnh vải đỏ trong tay. Đơn độc với thanh kiếm hoặc mũi lao, chàng đấu sĩ bằng sự sáng suốt, khéo léo và lòng dũng cảm sẽ hạ gục chú bò tót to lớn, hung dữ trong một hiệp đấu ngắn ngủi trước sự chứng kiến của hàng vạn khán giả trên sân.

Nhưng ở đây không, phải là đấu trường với cuộc đấu giữa võ sĩ với bò tót mà là một đấu trường đặc biệt với cuộc đấu dai dẳng, bền bỉ mà không kém phần ác liệt giữa khát vọng dân chủ của công dân Lorca với nền chính trị độc tài phát xít Phơ-răng-cô.

Ở khổ thơ thứ hai và thứ ba, tác giả diễn tả cái chết đột ngột của Lorca bằng các chỉ tiết đặc biệt gây ám ảnh sâu sắc trong lòng người đọc. Từ sự sống bừng bừng đột ngột chuyển sang cái chết bi thảm chỉ trong khoảnh khắc, một khoảnh khắc nghiệt ngã, kinh hoàng:

Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du

tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy

Có thể nói Thanh Thảo đã thực sự hóa thân vào nhân vật trữ tình để cảm nhận thấm thía nỗi đau đớn vô biên và thể hiện điều đó bằng ngôn ngữ của trái tim, của ngòi bút như rướm máu. Thủ pháp nghệ thuật chủ đạo trong đoạn thơ này là cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đa nghĩa và đối lập được tác giả khai thác triệt để nhằm thể hiện bi kịch của Lorca. Đoạn thơ đã làm nổi bật sự đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ với bạo lực tàn ác của bọn phát xít, giữa tiếng hát yêu đời với hiện thực phũ phàng đẫm máu.

Cái chết đến với Lorca hoàn toàn bất ngờ. Người nghệ sĩ ấy tuy luôn bị ám ảnh bởi cái chết nhưng không hề nghĩ là nó lại đến sớm như thế và đến vào lúc không ngờ nhất. Tiếng hát tượng trưng cho sự sống bỗng nhiên tắt lịm trước cái chết khủng khiếp hiện diện qua hình ảnh gây ấn tượng rùng rợn: áo choàng bê bết đỏ. Dòng máu sôi sục khát vọng tự do của Lorca đã tuôn đổ trên mảnh đất mà ông yêu quý.

Hình ảnh này chứa đựng ý nghĩa tố cáo tội ác dã man của bè lũ phát xít Phơ-răng-cô đối với nhân dân Tây Ban Nha yêu chuộng tự do, hòa bình, công lí. Sự kiện thảm khốc ấy tạo ra những cú sốc dây chuyền được tác giả diễn tả theo lối ẩn dụ tượng trưng với sự chuyển đổi cảm giác liên tục khá mới mẻ, táo bạo, qua những âm thanh vỡ ra thành màu sắc, hình khối, thành dòng máu chảy, góp phần nêu bật ý nghĩa tiếng đàn ghi ta ở những cung bậc khác nhau, hoàn cảnh khác nhau.

Mỗi so sánh là một ẩn dụ về cái đẹp, về tình yêu, về nỗi đau, về cái chết: tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng – máu chảy. Hình ảnh tiếng ghi ta ròng ròng – máu chảy không đơn thuần chỉ là nghệ thuật nhân hóa mà cao hơn thế, nó là con người, là số phận, là linh hồn của Lorca. Đây là một hình ảnh gây ấn tượng và ám ảnh sâu đậm, day dứt khôn nguôi trong tâm hồn người đọc.

Niềm tin vào sự bất tử của tiếng đàn Lorca còn biểu hiện tập trung ở những khổ thơ cuối. Sự khâm phục chân thành và lòng tiếc thương vô hạn của nhà thơ Thanh Thảo đối với Lorca là cơ sở vững chắc của niềm tin mãnh liệt ấy. Tình cảm đau xót thể hiện qua những câu thơ có âm điệu ngắt quãng giống như tiếng khóc nghẹn ngào, thổn thức:

không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi tar màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la…

Ở đoạn thơ này, Thanh Thảo vẫn tiếp tục sử dụng các biện pháp so sánh và ẩn dụ tượng trưng để khắc đậm niềm tin. Cùng với ý không ai chôn cất tiếng đàn, hình ảnh đường chỉ tay là ẩn dụ về số phận, về định mệnh nghiệt ngã, ít nhiều nhắc nhớ đến chi tiết Gar-xi-a Lorca bị bọn phát xít thủ tiêu và ném xác xuống giếng.

Các hình ảnh tượng trưng như giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng, dòng sông, lá bùa, chiếc ghi ta màu bạc,… đều được sáng tạo theo lối thơ tượng trưng ám chỉ cõi chết, nơi siêu thoát. Các hành động ném lá bùa, ném trái tim mình cũng có ý nghĩa tượng trưng cho sự giã từ vĩnh viễn, một sự lựa chọn của Lorca.

Câu thơ: không ai chôn cất tiếng đàn – tiếng đàn như cỏ mọc hoang… chứa đựng nhiều tầng nghĩa. Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lorca, cho tình yêu tự do và yêu con người mà ông suốt đời theo đuổi. Đấy là cái đẹp không bạo lực nào có thể hủy diệt nổi. Nó sẽ sống mãi, truyền lan mãi, giản dị mà kiên cường như cỏ dại. Đây cũng là nỗi xót thương trước cái chết bi thảm của một thiên tài; trước hành trình cách tân nghệ thuật dang dở không chỉ với bản thân Lorca mà còn với nền văn chương Tây Ban Nha.

Nghệ thuật bỗng thành thứ cỏ mọc hoang? Nhưng ý thơ đâu chỉ dừng lại ở đó. Dường như còn có cả tâm trạng của người nghệ sĩ đọng lại thành những hình ảnh đẹp và buồn: giọt nước mắt vầng trăng – long lanh trong đáy giếng,… như giọt nước mắt khóc thương người nghệ sĩ chân chính của nhân dân. Câu thơ gợi những suy tư, liên tưởng đa chiều trong lòng người đọc.

Nói về cái chết và để cái chết của Lorca bớt phần bỉ thảm, nhà thơ Thanh Thảo đã kết hợp những hình ảnh dân gian với những hình ảnh hiện đại để thể hiện sáng tạo nghệ thuật của riêng mình: đường chỉ tay đã đứt, dòng sông rộng vô cùng; phận người thì ngắn ngủi mà thế giới thì mênh mang. Lorca đã đi vào cõi bất tử với hình ảnh: Lorca bơi sang ngang – trên chiếc ghi ta màu bạc.

Các hành động ném lá bùa vào xoáy nước, ném trái tim mình vào cõi lặng yên bất chợt đều mang nghĩa tượng trưng cho sự giã từ và giải thoát, chia tay thực sự với những ràng buộc và hệ lụy trần gian… Cây đàn ghi ta quen thuộc gắn bó với Lorca như hình với bóng giờ đây đã trở thành con thuyền đưa linh hồn ông sang thế giới bên kia, một thế giới an lạc vĩnh hằng không có chiến tranh, không còn đổ máu. Cuộc đời, số phận của Lorca đã kết thúc nhưng tiếng đàn của ông vẫn ngân nga, vang vọng mãi: li-la li-la li-la.

Đàn ghi ta của Lorca là bài thơ dồi dào nhạc tính, được sáng tạo với chủ ý tô đậm hình tượng Gar-xi-a Lorca – nghệ sĩ hát rong vĩ đại – người đã dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân mình. Có thể nhận ra nhạc tính của bài thơ từ vần và nhịp, các thủ pháp láy từ, điệp từ, sự kết hợp ngẫu hứng giữa các từ ngữ tạo nên những giai điệu mang tính chất âm nhạc. Những từ mô phỏng âm thanh qua các nốt đàn ghi ta. Giai điệu bài thơ mang dáng dấp một bản nhạc không lời.

Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật, cho tình yêu tự do, tình yêu con người của Lorca, tượng trưng cho Cái Đẹp của đời. Bạo lực phát xít giết chết Lorca nhưng không thể nào giết chốt tiếng đàn du dương, réo rắt của ông đã gieo vào lòng người dân Tây Ban Nha những hạt giống tự do và khát vọng. Cái Đẹp là bất tử. Lorca được coi là thần tượng bởi lòng yêu tự do, yêu con người, bởi khí phách kiên cường không khuất phục trước những thế lực bạo tàn. Tâm hồn trong sáng và tài năng hiếm có khiến tên tuổi Lor-ca sống mãi trong tâm hồn người dân Tây Ban Nha.

Nhắc tới Lorca, những người yêu mến ông nhớ ngay đến câu nói nổi tiếng bộc lộ tính cách của một nghệ sĩ chân chính: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn. Nhà thơ Thanh Thảo đã viết về Lorca bằng rung động mãnh liệt của cảm xúc, bằng tấm lòng “liên tài” rất đáng trân trọng. Những sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ chứng tỏ tâm huyết và khát vọng đổi mới thơ ca của tác giả, góp phần làm cho khả năng thể hiện của ngôn ngữ tiếng Việt thêm tinh tế, phong phú và đa dạng.

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca- Mẫu 11

Khi tâm hồn nghệ sĩ đồng cảm với một tâm hồn nghệ sĩ thì khoảng cách và văn hóa sẽ không còn là dào cản. Nhà thơ Thanh Thảo đã dành một tình cảm, sự chân trọng như thế với người nghệ sĩ tài hoa Fê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lorca (1898 – 1936), một nghệ sĩ tài hoa của đất nước Tây Ban Nha.

Bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” in trong tập “Khối vuông ru bích” (1985) chính là thể hiện điều đó. Bài thơ như gẩy lên tiếng đàn thánh thót tiễn đưa người nghệ sĩ đa tài nhưng không thoát khỏi sự éo le của số phận, cũng như thể hiện một cây bút xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam – tác giả đầy nhiệt huyết, phản ánh tiếng nói của người tri thức đầy suy tư, trăn trở trước các vấn đề nóng bỏng của xã hội và thời đại.

Nhà thơ muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở chiều sâu bản chất của nó nên ông không chấp nhận lỗi biểu đạt ồn ào, dễ dãi. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” đã thể hiện được đầy đủ phong cách nghệ thuật Thanh Thảo, cũng đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc.

“Đàn ghi ta của Lorca” ngay nhan đề thôi cũng đã gợi mở cho ta thấy được một bầu trời nghệ thuật mở ra. Đàn ghi ta cây đàn gắn với sự nghiệp của Lorca, gắn với những tác phẩm nổi tiếng của ông, hay đàn ghi ta chính là người bạn đồng hành đi cùng người nghệ sĩ du ca, đi khắp đất nước Tây Ban Nha mang lại những tác phẩm du dương làm phong phú thêm cuộc sống muôn màu.

Bài thơ chính là nói đến vẻ đẹp của nghệ thuật, vẻ đẹp của người nghệ sĩ đơn độc, vẻ đẹp của tiếng đàn thanh sắc, vẻ đẹp của cái chết cho tự do. Hình ảnh đất nước Tây Ban Nha một thời chống chế độ độc tài Phát xít Ph- răng – cô cũng hiện lên rõ nét như thế. Người nghệ sĩ tài hoa ra đi nhưng những gì Lorca để lại hoàn toàn là bất diệt.

Bài thơ cũng như nói lên nỗi lòng của nhà thơ Thanh Thảo, tiếng tương một nhân tài, nuối tiếc một tài năng thiên bẩm mà phải ra ở tuổi 38, từng câu thơ đều nói lên nỗi luyến thương như vậy. Câu thơ đề từ cũng lại một lần nữa đánh sâu vào tâm trí bạn đọc, hằn sâu đến nỗi ám ảnh, mang một ý nghĩa sâu xa: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”.

Đây chính là lời của Lorca trước khi phải rời đến thế giới bên kia. Nó như một lời báo hiệu có điều chẳng lành, đúng là như vậy, ông đã chết khi còn quá trẻ, khi tài năng đang nở rộ. Tâm nguyện này mang nhiều ý nghĩa, phải chăng Lorca muốn chôn vùi tài năng, chôn vùi những gì ông để lại xuống dưới nấm mồ kia để không ai còn biết đến, phải chăng ông đã nhận ra một điều nếu những thứ ấy còn tồn tại thì thế hệ tiếp sau sẽ khó có thể vượt qua tài năng của ông, sẽ là bước tường cản trở sự phát triển của thi ca nhân loại.

Hay chỉ đơn thuần là suy nghĩ được sống với nghệ thuật và khi chết đi cũng luôn được mang theo bên mình, thể hiện tình yêu bất diệt với tiếng đàn và chính quê hương, xử sở. Khổ thơ đầu của bài thơ vẽ nên hình tượng Lorca đẹp đẽ với khoảng trời nghệ thuật, nhưng bên cạnh đó cũng chính là bầu trời chính trị u ám dưới chế độ độc tài phát xít, cái đẹp bị vùi dập đến cô đơn.

“Những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

Lilalilalila

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn

Tiếng đàn đã trở thành hình khối, nhà thơ Thanh Thảo thật sự đã đưa con người ta đến những tưởng tượng khó nói nên lời, âm thanh lại biết thành những khối vật lý hình tròn, hình tròn bọt nước. bọt nước ấy tinh khiết, thanh cao, đẹp đẽ. Hình ảnh ngay sau đó là “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”, cả một nền văn hóa đã hiện ra chỉ một vài từ nhẹ nhàng đơn giản, Tây Ban Nha, xử sở đấu bò tót, với những kị sĩ mặc áo choàng đỏ, hình ảnh ấn tượng vô cùng.

Nhưng màu đỏ ấy lại là “đỏ gắt” như đã nói lên một sự chẳng lành, một đất nước đang sống trong những ngày tháng căng thẳng, sục sôi, bất mãn và đau khổ. Lilalialila… Chuỗi âm thanh của tiếng đàn ghi ta hiện lên như một lời giải cứu, nghệ thuật vẫn tồn tại, cái đẹp không thể bị chôn vùi. Lila cũng là tên một loài hoa rất đặc biệt ở đất nước Tây Ban Nha, hoa tử linh hương, tác giả như đã ngầm gửi đến ngàn đóa hoa tươi đẹp nhất dành cho Lorca.

“Đi lang thang về miền cô độc” Người nghệ sĩ du ca một mình một ngựa đi khắp đất nước thân yêu của mình, hát tặng nhân dân của mình những bản tình ca sâu đậm. Tác giả khéo léo sự dụng hai từ láy đặc biệt tạo hình “chếnh choảng”, “mỏi mòn” đã làm cho người đọc như nhìn thấy bức tranh tuyệt đẹp có thiên nhiên, hoa cỏ, nhưng sao buồn quá, con người trong tranh ấy hoàn toàn cô đơn, một mình mang nghệ thuật đến một chân trời xa xa.

Hai khổ thơ nói về cái chết của Lorca, thực sự đến quá nhanh, nhanh đến kinh hoàng. Hai câu khổ thơ như nói lên nỗi lòng của tác giả, ông xót thương cho một người nghệ sĩ phải hi sinh bằng ngòi bút như rướm máu, ông đã thể hiện điều đó bằng ngôn ngữ của trái tim.

Thủ pháp nghệ thuật chủ đạo trong đoạn thơ này là cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đa nghĩa và đối lập được tác giả khai thác triệt để nhằm thể hiện bi kịch của Lorca. Đoạn thơ đã làm nổi bật sự đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ với bạo lực tàn ác của bọn phát xít, giữa tiếng hát yêu đời với hiện thực phũ phàng đẫm máu.

Hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ” như vừa nói lên cái chết đầy oan ức của Lorca cũng như tố cáo chế độ độc tài phát xít Ph-răng cô tước đi mang sống của một người nghệ sĩ tài hoa. Hình ảnh ấy nói lên sự khát khao cuộc sống tự do, bình yên, một sự đấu tranh khốc liệt cho cái đẹp mà người tài hoa yêu quý.

Trạng thái của Lorca đã như người mộng du, trạng thái ấy trước khi đối diện với cái chết đó không phải là sự sợ hãi mà đó là nỗi tiếc thương. Sự kiện thảm khốc ấy tạo ra những cú sốc cho chính Lorca, cho người dân Tây Ban Nha hay chính đối với tác giả. Nhà thơ đã diễn tả theo lối ẩn dụ tượng trưng với sự chuyển đổi cảm giác liên tục khá mới mẻ, táo bạo, qua những âm thanh vỡ ra thành màu sắc, hình khối, thành dòng máu chảy, góp phần làm nên tiếng đàn ghi ta ở những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Sự so sánh tài tình của tác giả khi nói về tiếng đàn ghi ta thực sự đều để lại ẩn tượng cho những ai đọc tác phẩm này. Tiếng ghi ta nâu làm hiện ra một bầu trời tương đẹp, tiếng ghi ta như màu lá xanh tươi mới, tiếng ghi ta lại thành hình khối như bọt nước tròn vo, hình ảnh rất đẹp nhưng lại diễn ta một cái chết bi thương “tiếng ghi ta ròng ròng – máu chảy”.

Tiếng ghi ta đã được nhân hóa thành con người, thành số phận, tiếng ghi ta ấy chính là linh hồn của Lorca. Một hình ảnh gây ám ảnh, day dứt đối với tâm hồn người đọc. Người nghệ sĩ ra đi, nhưng để lại một kho tàng nghệ thuật phong phú, những tác phẩm của ông sẽ còn sống mãi. Đó là một niềm tin về sự bất diệt của nghệ thuật, của cái đẹp, sự khát khao tự do, công bằng, công lý. Khổ thơ cuối bài thể hiện sự tiếc thương vô hạn của nhà thơ Thanh Thảo đối với Lorca là cơ sở vững chắc cho niềm tin mãnh liệt ấy.

không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn
như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi tar màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la…

Không ai chôn cất tiếng đàn, câu thơ này thể hiện hai ý nghĩa, thứ nhất có thể thấy rằng không ai dám chôn cất tiếng đàn, tại sao vậy? Ý nguyện của Lorca là “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” vì sao không ai làm điều đó. Vì không ai muốn chôn vùi, không ai muốn phải chôn vùi đi một nghệ thuật đỉnh cao. Ý nghĩa thứ hai đó là không thể chôn vùi nổi một cái đẹp đã đến độ hoàn hảo, dù Lorca có chết những nghệ thuật của ông còn mãi, thế hệ mai sau sẽ noi theo mà sáng tạo mà cố gắng.

“Giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh nơi đáy giếng” đây là một hình ảnh ấn dụ xâu sắc, sau khi Lorca chết, ông đã bị bọn phát xít ném xác xuống giếng. Một loạt hình ảnh ẩn dụ hiện lên sâu đậm “đường chỉ tay đã đứt” hình ảnh ẩn dụ cho số phận ngắn ngủ, người nghệ sĩ tài hoa phải hi sinh khi tuổi còn quá trẻ.

“Lorca bơi sang ngang/trên chiếc ghi ta màu bạc” hình ảnh ấy như cho ta cảm giác Lorca khi về đến thế giới bên kia cũng được nâng đỡ bởi nghệ thuật, bởi tiếng đàn. Chiếc ghi ta màu bạc, thể hiện sự trang nghiêm, thanh thoát, trở thành con thuyền đưa ông nhẹ nhàng về thế giới bên kia. Hai khổ thơ này tác giả như sử dụng triệt để lối thơ tượng trưng đầy ám ảnh.

“chàng ném lá bùa cô gái Digan

vào xoáy nước

chàng ném trái tim mình

vào lặng yên bất chợt”

Hình ảnh ấy phải chăng là sự giải thoát, Lorca đã đi về với về giới bên kia, để cho xoáy nước cuốn đi những oan ức, những khát khao, không còn vướng bận đến cõi trần. Trái tim ấy đã ngừng đập, một lặng yên bất chợt đến bàng hoàng, hụt hẫng. Âm điệu như lắng xuống, đầy xót xa, nhà thơ Thanh Thảo đã thể hiện sâu sắc tình cảm của mình đối với Lorca trong những câu thơ cuối bài này.

Người nghệ sĩ đã chết những tiếng đàn vẫn còn đó “Lilalilalila…” một khúc ngân của bản nhạc khó dứt, một đóa hoa Tử linh hương Thanh Thảo muốn đặt lên mộ viếng người thi sĩ, một sự đồng cảm dâng trào. Có thể thấy nghệ thuật không phân biệt biên giời, người nghệ sĩ phương Đông tiếc thương một nhân tài phương Tây bằng tất cả sự chân thành, và sự trân trọng cái đẹp. Lilalilalila….

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ lấy nguồn cảm hứng từ tiếng đàn. Tác giả đã rất khéo léo dùng những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng độc đáo gây ấn tượng mạnh đối với bạn đọc. Thể thơ tự do, khá thoải mái để bộc lộ cảm xúc. Hơn thế nữa điểm đặc biệt của bài thơ chính là không hề có dấu chấm câu khi kết thúc câu, hay đoạn. Đó cũng chính là dụng ý của tác giả, làm cho mạch thơ không dứt, làm cho tình cảm được trải dài trong cả bài thơ. Thực sự phong cách thơ Thanh Thảo rất độc đáo, không trộn lẫn, đặc trưng cho người tri thức luôn mê mải đi tìm vẻ đẹp hoàn hảo, thanh cao.

Qua bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” Cho ta thấy Nhà thơ Thanh Thảo đã viết về Lorca bằng rung động mãnh liệt của cảm xúc, bằng tấm lòng “liên tài” rất đáng trân trọng. Những sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ chứng tỏ tâm huyết và khát vọng đổi mới thơ ca của tác giả, góp phần làm cho khả năng thể hiện của ngôn ngữ tiếng Việt thêm tinh tế, phong phú và đa dạng. Bài thơ đã để lại những ấn tượng khó phải đối với những ai đã từng đọc, có thể thấy rằng nghệ thuật sẽ mãi mãi sống cùng nhân loại.

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca- Mẫu 12

Thanh Thảo là một trong những thi sĩ thuộc thế hệ thơ trẻ, thời kì chống Mỹ cứu nước. Sau năm 1975, ông vẫn miệt mài trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Thanh Thảo luôn trăn trở để mang đến cho thơ những cách diễn đạt mới mẻ và độc đáo.” Đàn ghi-ta của Lorca là một trong những thi phẩm tiêu biểu của ông. Tác phẩm được viết theo lối thơ tượng trưng pha lẫn màu sắc siêu thực.

Gar-xia- Lorca là một thiên tài sáng chói trên nền trời nghệ thuật Tây Ban Nha nửa đầu thế kỉ XX. Ông vừa là nhà thơ, vừa là nhạc sĩ và là nhà sạn kịch nổi tiếng. Lorca còn là một chiến sĩ nêu cao tinh thần đấu tranh vì tự do dân chủ, chống chế độ độc tài thân phát xít lúc bấy giờ. Cuộc đời của ông tài hoa nhưng bạc mệnh, Ông đã bị phe phát xít Phrang-cô thủ tiêu khi mới 38 tuổi.

Trở lại với đoạn thơ đầu trong thi phẩm “Đàn ghi-ta của Lorca” là niềm ngưỡng mộ và tiếc thương của Thanh Thảo người nghệ sĩ xứ sở bò tót được khắc họa lại rõ nét. Ở những câu thơ đầu, Lorca không hiện lên trực tiếp mà hiện lên gián tiếp qua những chi tiết mang đậm màu sắc văn hóa Tây Ban Nha.

“những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”

Lorca được khắc họa với âm thanh của tiếng đàn ghi-ta. Đây là âm thanh quen thuộc đối với người dân Tây Ban Nha. Đất nước này chính là quê hương của đàn Ghita, do đó, nhạc cụ này còn được gọi là Tây Ban cầm. Tiếng đàn Lorca được miêu tả qua phép tương giao giữa thính giác và thị giác, âm thanh tiếng đàn là đối tượng thính giác còn hình ảnh bọt nước là ấn tượng thị giác. “Bọt nước” gợi sự mong manh dễ tan biến vào hư không. Tiếng đàn ấy dường như đã chứa đựng một dự báo về một kiếp người ngắn ngủi, bạc phận của Lorca.

Lorca hiện lên như một người nghệ sĩ lãng du và cũng giống như một đấu sĩ trong chiếc áo chòng đỏ gắt. Chúng ta đều biết đây là một màu sắc đặc trưng trong những trận chiến đấu bò tót ở Tây Ban Nha.

“li-la li-la li-la” Cụm từ trên mô phỏng âm thanh tiếng đàn ghi ta gióng như khúc dạo đầu của màn giao hưởng. Nó còn gợi cho người đọc nhớ đến một loài hoa tên đinh hương- một loài hoa tiêu biểu cho vẻ đẹp của xứ sở bò tót. Với những giai điệu này, Lorca hiện lên: “đi lang thang về miền đơn độc”

“Đi lang thang” có nghĩa là đi không có chủ đích, những bước chân phiêu lãng trong vô định. “Miền đơn độc” là cụm từ mang ý nghĩa biểu tượng để nói lên sự cô đơn lẻ loi của Lorca. Dù có cất bước về nơi nào thì cũng đều là “miền đơn độc” đối với Lorca. Và trên con đường vô định ấy, chỉ có vầng trăng là người đòng hành, người bạn của Lorca:

“với vầng trăng chếnh choáng

Trên yên ngực mỏi mòn”

Vầng trăng được thổi vào một linh hồn qua phép nhân hóa. Nó không còn là một sự vật vô tri nữa mà trở thành một sinh thể. Phải chăng tiếng đàn của Lorca có men say, chếnh choáng vầng trăng? Câu thơ này còn hàm chứa một cách hiểu khác đó là chính Lorca đang đăm say, ngây ngất, nên nhìn vầng trăng “chếnh choáng”. Người nghệ sĩ cô đơn rong ruổi trên yên ngựa đã mỏi mệt trong suốt một hành trình vẫn chư có điểm kết thúc.

Trong khổ thơ thứ hai, tác giả khắc họa lại hình ảnh bi phẫn nhất cuộc đời của Lorca. Đó là khi ông bị bom phát xít sát hại. Người nghệ sĩ yêu cuộc sống, yêu đất nước và con người tây Ban Nha ấy đang “hát nghêu ngao”, tiếng hát vô tư, hông nhiên thì bị cắt đứt sự sống. Từ ”bỗng diễn tả sự bất ngờ, đột ngột, tai họa ập tới có lẽ chính lorca cũng không ngờ tới.

bỗng kinh hoàng

Áo choàng bê bết đỏ”

Hình ảnh chiếc áo để lại nhiều trong lòng người đọc những hình ảnh xót xa. Nếu ở trên, màu đỏ là sắc áo đặc trưng thì ở đây, màu đỏ chính là màu của máu. Một cái chết đẫm máu, bi thảm. Trong khoảnh khắc bị đưa đi xử tử, Lorca đi như “người mộng du”.

Trong khổ thơ thứ ba, tác giả mượn hình tượng của tiếng đàn để nói về cái chết của Lorca. Tiếng đàn không mang ý nghĩa thực mà mang ý nghĩa biểu tượng. Phép tương giao một lần nữa được Thanh thảo sử dụng: tiếng đàn ghi-ta vừa có màu sắc, vừa có hình khối. Trước khi Lorca bị sát hại, tiếng đàn thật đẹp và tràn đầy sức sống như nguồn sinh lực của tâm hồn. Các chi tiết “chiếc ghi-ta nâu”,”tiếng ghi-ta xanh”, “bầu trờ cô gái ấy” tượng trung cho vẻ đẹp cuộc sống, vẻ đẹp tình yêu mà tiếng đàn Lorca thể hiện.

“tiếng ghi-ta ròng ròng

máu chảy”

hai câu thơ trên được viết theo lối vắt dòng khi mà “máu cháy” được đặt riêng thành một câu thơ làm nổi bật tính chất bi thương đau đớn của cái chết Lorca. Các câu thơ cứ ngắn dần về số chữ cũng như số phận của lorca đang tắt dần.

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca- Mẫu 13

Được chú ý trên thi đàn từ những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thơ Thanh Thảo chứa đựng nhiêu suy tư nghiêm túc về thế hệ mình, về quyền tự vệ chính đáng của dân tộc. Cái tôi công dân nhiệt huyết tự biểu lộ qua những câu hỏi mang chiều sâu nhận thức đã tránh cho thơ ông sự ồn ào dễ dãi.

Từ khi đất nước hoà bình rồi đổi mới, Thanh Thảo vẫn giữ nguyên được niềm say mê với thơ và vẫn là tác giả được bạn đọc chờ đợi. Có thể nhận ra hai đối tượng thấm mĩ mà ông tha thiết nhất: đó là những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do, thanh cao, bất khuất và những cái đẹp lặng thầm bé nhỏ mà xiết bao kì diệu – cái đẹp giản dị như Tự nhiên, vô tư như Tự nhiên: “những giọt sương lặn vào cỏ – qua nắng gắt, qua bão tố – vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh – vẫn long lanh bình thản trước vầng dương” (Bùng nổ của mùa xuân).

Nhưng Thanh Thảo còn tha thiết hơn với việc kiếm tìm những khả năng biểu đạt mới mẻ, hiệu quả hơn cho thơ. Trong xu hướng vận động tích cực, mạnh mẽ của cả nền văn học Việt Nam từ sau năm 1975, Thanh Thảo thuộc số những người có nhiều nỗ lực thể nghiệm cách tân thơ táo bạo, đầy tâm huyết. Năm 1985, ông cho xuất bản tập Khối vuông ru bích và nhận được sự quan tâm rộng rãi của công chúng.

Tên tập thơ không chỉ thể hiện một quan niệm về tính đa chiều của cuộc sống mà còn là cách hình dung của tác giả về cấu trúc thơ: một mô hình mở, khước từ mọi khuôn mẫu ổn định, quen thuộc để giải phóng cảm xúc và tưởng tượng (trong trò chơi ru bích, người chơi tự do xoay chuyển các ô màu để thử nghiệm những phương án mà mình chọn, cuối cùng tìm ra được cơ chế vận hành thống nhất của chúng).

Đàn ghi ta của Lor-ca là một thi phẩm thành công, kết tinh nhiều nỗ lực tìm tòi sáng tạo của thơ Thanh Thảo theo hướng hiện đại hoá. Bài thơ mượn cây, đàn, đúng hơn, tiếng đàn, để diễn tả nhân cách cao đẹp cùng số phận oan khuất của người nghệ sĩ Tây Ban Nha tài hoa đã khiến ông ngưỡng mộ và xúc động sâu sắc. Lor-ca được tôn vinh là “con hoạ mi” của thơ ca Tây Ban Nha thế kỉ XX.

Thơ ông rất giàu chất nhạc dân gian vùng An-đa-lu-xi-a và chắc chắn tình yêu âm nhạc đã xui khiến thi nhân làm người du ca tự nguyện đổ hát lên cùng cây đàn những vẻ đẹp thơ của cuộc đời. Thanh Thảo đã cố gắng khắc hoạ hình tượng Lor-ca thi sĩ – ca sĩ trong một bài thơ vừa dồi dào nhạc tính, vừa có dáng dấp một ca khúc, không chỉ có hình ảnh cây đàn mà còn cả những lời thơ mô phỏng cách đệm đàn, hình ảnh, và âm thanh tiếng đàn ghi ta (tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, li-la li-la li-la).

Việc khai thác các đặc tính của những loại hình nghệ thuật khác để làm giàu thêm khả năng thơ đã được biết đến từ lâu nhưng khi điều này trở thành ý thức tự giác về bút pháp thì nhất định nó phải được dẫn đường bởi một quan niệm sáng tạo mới mẻ: hình thức phải mang tính nội dung, hình thức phải là một nội dung của sự sáng tạo.

Ngoài dáng dấp ca khúc và ít nhiều cả lối diễn tấu ghi ta, nhà thơ Việt Nam còn đưa vào nhiều chi tiết, hình ảnh, ý thơ của chính Lor-ca để mở ra một trường nghĩa “liên văn bản” rộng rãi (ví dụ những câu trong bài Ghi nhớ: “Khi nào tôi chết – hãy vùi xác tôi cùng cây đàn – dưới lớp cát”, hình ảnh “trái chanh vàng nho nhỏ” và lời để nghị “Hãy ném trái chanh nho nhỏ ấy – vào gió” trong bài Than thở về cái chết). Với Đàn ghi ta của Lor-ca, Thanh Thảo đã tạo ra hình thức “lai ghép” thơ – nhạc thật độc đáo.

Sự đồng cảm sâu sắc giữa người làm thơ và đối tượng cảm xúc thể hiện đầu tiên ở khả năng hoà nhập. Chỉ qua mấy nét chấm phá ban đầu, bài thơ ngay lập tức gợi được hình tượng Lor-ca trên cái “nền” đặc trưng của văn hoá Tây Ban Nha:

những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nhaáo choàng đỏ gắt li-la li-la li-lađi lang thang về miền đơn độcvới vầng trăng chếnh choángtrên yên ngựa mỏi mòn.

Trật tự từ và hình ảnh không kết hợp theo nguyên tắc tả thực rành rõ của lô gích lí tính thông thường mà như ngẫu hứng, như phi lí. Tính bất thường này có thể đưa đến nhiều cách “diễn dịch” khác nhau nhưng chắc chắn sẽ có một ấn tượng chung về hình tượng người nghệ sĩ cô đơn mà kiêu hãnh trên con đường thăm thẳm của tự do và cái đẹp. Hành trình ấy đối lập với bạo lực và xiềng xích cũng như “tiếng đàn bọt nước” (tượng trưng cho cái bé nhỏ / phù du hay giản dị mát lành) đối lập với “áo choàng đỏ gắt” (tượng trưng cho tai họa / chết chóc). Trong tương quan đối lập này, số phận người nghệ sĩ thật mong manh:

Tây Ban Nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lor-ca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như người mộng du.

Giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời Lor-ca được tái hiên thật ngắn gọn và đặc sắc: tiếng hát “nghêu ngao” – tiếng hát vô tư, vô hại lại đưa đến hậu quả tàn khốc: “áo choàng bê bết đỏ”. Sự bất công này, tội ác nàỵ nằm ngoài cái đẹp, không bao giờ thuộc về cái đẹp nên làm sao Lor-ca hiểu? Phản ứng của chàng (“kinh hoàng”, “đi như người mộng du”) là nỗi xót xa ngàn đời trước tình thế không thể tự vệ của những nghệ sĩ như chàng khi “bị điệu về bãi bắn”. Nhịp điệu đứt gãy của những câu thơ này làm bùng nổ cảm xúc ở người đọc, nó nén một tiếng kêu bi phẫn không sao cất thành lời chính vì cái vẻ “mộng du” kia.

Vẫn lối kết hợp từ phóng túng mà cô đúc, Thanh Thảo dành cho độc giả một biên độ thênh thang của liên tưởng, tưởng tượng: Tây Ban Nha (không có định ngữ “áo choàng đỏ gắt”) có cùng ý nghĩa với “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” ở trên hay là một Tây Ban Nha thân yêu mà Lor-ca cất lời ca ngợi? Chiếc “áo choàng bê bết đỏ” là nỗi “kinh hoàng” của Lor-ca hay của cả dân tộc chàng đang chìm trong cuộc nội chiến đẫm máu?

Thanh Thảo đã từng viết: “Lor-ca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nhoi nhói, một nhà thơ có thể biến những giấc mơ thành nhịp điệu, có thể biến những linh cảm thành ngôn từ. Lor-ca siêu thực một cách tự nhiên, và hiện thực một cách tự nhiên”. Với Đàn ghi ta của Lor-ca, Thanh Thảo đã nỗ lực làm cuộc kiếm tìm nhịp điệu quyến rũ của những giấc mơ, những xúc cảm hân hoan và đau đớn, buồn phiền và dịu dàng mà chàng thi sĩ Tây Ban Nha kí thác vào những bài ca sâu thẳm “thật sâu, sâu hơn nhiều so với tất cả các giếng sâu và mọi vùng biển bao quanh thế giới, sâu hơn nhiều so với con tim hiện tại tạo ra nó và so với tiếng hát nó hát lên, là vì nó hầu như vô tận (Lor-ca).

Tâm hồn Lor-ca xao động đầy tràn mộng mị và linh cảm. Nhưng làm thế nào để diễn giải nó? Chắc chắn, cũng chỉ có thể tìm đến thứ ngôn từ mộng mị, đầy tràn linh cảm như thế, như bài thơ của Thanh Thảo.

Đàn ghi ta, với Lor-ca, có lẽ không chỉ là một nhạc cụ thân thiết, là tình yêu thi sĩ dành cho âm nhạc, mà còn là định mộĩih: “khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn”. Hơn cả định mệnh, nhà thơ Việt Nam Thanh Thảo cảm nhận nó là tâm hồn, là linh hồn của thi sĩ Lor-ca. Nó chính là sự bất diệt (“những tiếng đàn bọt nước”, “đi lang thang về miền đơn độc”).

Miêu tả âm thanh, ở dạng đơn giản, là sự mô phỏng. Ở một mức cao hơn, là sự mô phỏng bằng hình dung về những tính chất. Ví dụ: “Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nứa vời” (Truyện Kiều), những hình dung dù rất đẹp, vẫn nhằm “minh họa”, “mô phỏng” cho cái “trong” “đục” của âm thanh. Nhưng cẩm nhận của Thanh Thảo đã nghiêng về cảm nhận của giấc mơ, không cần một sự tương đương trong hiện thực, nó đầy dư ba và sức gợi liên tưởng:

– những tiếng đàn bọt nước

– tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy

Những điệp khúc tạo hình âm nhạc bằng chính nhịp điệu, và bằng hình ảnh (bọt nước, tròn bọt nước vỡ tan, ròng ròng, máu chảy) bằng màu sắc (nâu, xanh biết mấy), bằng liên tưởng (Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt, bầu trời cô gái ấy,…). Sự kết hợp ngẫu hứng các từ ngữ thường thấy trong lối thơ tượng trưng cũng là sự kết hợp của kiểu tư duy âm nhạc.

Đặc biệt, với “tiếng ghi ta ròng ròng – máu chảy”, âm nhạc đã thành thân phận. Nó là tiếng van vỉ than khóc của “trái tim tử thương” trong thơ Lor-ca, nó chính là định mệnh nghiệt ngã của người nghệ sĩ yêu tự do và cái đẹp – người chiến sĩ kiên cường đã chết dưới tay phát xít. Thanh Thảo đã tượng trưng hoá âm thanh: không ai chôn cất tiếng đàn.

Tiếng đàn trở thành linh hồn, hơn thế, thành cả thân thể, thành một sinh thể, một thân phận… (Câu thơ làm ta liên tưởng đến câu thơ Nguyễn Du thác lời Thuý Kiều nói về lẽ tử sinh: “Thác là thể phách, còn là tinh anh”). Bọn phát xít có thể giết Lor-ca nhưng làm sao giết được tiếng thơ, tiếng đàn người nghệ sĩ ấy để lại trong lòng dân chúng? “Không ai chôn cất tiếng đàn” vì đó là điều không thể.

Kẻ thù muốn xoá tên tuổi Lor-ca như đã hèn hạ vùi xác ông trong một nấm mồ vô danh nào đó nhưng chúng làm sao chôn được tiếng đàn mãi còn “thở than”, “ai oán”, “van vỉ” và “khóc” cùng con tim những người dân Tây Ban Nha bị tước đoạt tự do, bị đẩy vào loạn li binh lửa! Sau khi Lor-ca bị thủ tiêu, có nguồn tin nói rằng bọn phát xít đã bí mật quăng xác ông xuống giếng. Câu thơ này ít nhiều gợi lại chi tiết đó.

Điều quan trọng mà Thanh Thảo khẳng định ở đây chính là chân lí về sự bất tử: có thể giết chết con người nhưng không thể tiêu diệt được khát vọng sống của con người. Khát vọng ấy Lor-ca đã “phổ” vào tiếng đàn và giờ đây nó vẫn đang lên tiếng, đang sinh sôi mãnh liệt bằng sức sống tự nhiên không gì chặn nổi: “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”. Có bao nhiêu lần Thanh Thảo đã dùng “cỏ” tượng trưng cho sự bất khuất, cho sức sống trường tồn (Dấu chân qua trảng cỏ, cỏ vẫn mọc,…).

“Cỏ hoang” là thứ vô danh, chẳng chút cao sang quý phái nhưng khả năng sinh tồn thì thật phi thường. So sánh tiếng đàn Lor-ca với “cỏ mọc hoang” là một so sánh lạ nhưng hợp lí, nhất quán trong bút pháp tạo hình tượng trưng hoá của bài thơ.

Hình ảnh “giọt nước mắt vầng trăng – long lanh trong đáy giếng” tuy có thấp thoáng gợi lại cái chết oan khuất của Lor-ca nhưng ấn tượng nổi bật vẫn là một vẻ đẹp cao khiết, rạng ngời. Phép tỉnh lược (bỏ bớt từ) làm cho mối liên kết giữa các hình ảnh trở nên linh động, biến ảo và trường liên tưởng của người đọc được kích thích mạnh. “Giọt nước mắt” của ai?

Lor-ca? Nhân dân Tây Ban Nha? Hay Thanh Thảo? “Giọt nước mắt” như “vầng trăng” hay “giọt nước mắt” là “vầng trăng”? Hay cả hai? Lô gích ngữ pháp có vẻ bị phá vỡ nhưng ấn tượng về nỗi đau và vẻ đẹp mà hình ảnh thơ chuyển tải thì rất tự nhiên, sâu sắc. Thêm nữa, hoàn toàn có thể coi hình ảnh “giọt nước mắt vầng ưãng” như một ẩn dụ tượng trưng rất giàu sức gợi cảm của huyền thoại: giọt nước mắt hoá ra vầng trăng, giọt nước mắt là cái đẹp thiên nhiên vĩnh cửu, là tình yêu,…

Nhiều bạn đọc Việt Nam hẳn sẽ nhớ lại những giọt nước mắt có khả năng giải oan, tái sinh tình yêu và cái đẹp như vậy (chẳng hạn: Giọt nước mắt trong các truyền thuyết Trương Chi, Mị Châu – Trọng Thuỷ). Từ kí ức văn hoá và từ cuộc đời Lor-ca, Thanh Thảo tạo dựng một huyền thoại khác:

Lor-ca bơi sang ngang

trên chiếc ghi ta màu bạc.

“Đường chỉ tay đã đứt”, định mệnh nghiệt ngã đã cắt ngang sự sống của Lor-ca, chàng trở về với tự nhiên, về với thế giới vĩnh hằng trong dáng vẻ nghệ sĩ của mình. Trong thế giới siêu thoát ấy, cây ghi ta của chàng thành con thuyền đẹp và huyền bí. Nó phải là “chiếc ghi ta màu bạc”. Người Việt chúng ta hay nói đến sự tẩy rửa, và “nước” hoặc “sông” gắn với sự tẩy rửa này bởi qua cái chết, Lor-ca tìm một sự bình yên. Nhưng phía sau chàng là những gì chàng đã thương yêu, khao khát. Giã từ thế nào đây’?

chàng ném lá bùa cô gái Di-gan

vào xoáy nước

chàng ném trái tim mình

vào lặng yên bất chợt

li-la li-la li-la…

Giây phút cuối cùng thi sĩ chỉ hiện diện duy nhất bằng trái tim – cũng là lá bùa, là định mệnh – đã trở thành chàng Đan-kô, để âm thanh vang nhịp đập con tim mãi đầy hương thơm với điệp khúc “li – la li – la…” (li la còn là tên một loài hoa xứ Tây Ban Nha). Giấc mơ “tiếng đàn bọt nước”, giấc mơ âm thanh “li – la li – la li – la” vừa ngân vang nhạc vừa đọng hương siêu thực.

Bài thơ còn vẽ lên hình ảnh một hành trình nghệ sĩ: “đi lang thang vể miền đơn độc – với vầng trăng chếnh choáng – trên yên ngựa mỏi mòn”; người thi sĩ – chiến sĩ hát nghêu ngao “bị điêu về bãi bắn”, “đi như người mộng du”, nhưng linh hồn chàng – tiếng ghi ta ấy – thì hoá màu sắc, thanh âm, máu chảy,…Theo bước chân lãng tử, theo câu thơ lãng tử, người đọc chứng kiến một sự sống Lor-ca, cái chết Lor-ca và sự bất diệt Lor-ca. Đó là huyền thoại về một con người, một nghệ sĩ, một chiến sĩ, về một xứ sở và về chính nghệ thuât, âm nhạc, thi ca,…

Bài thơ đem đến một âm hưởng lạ bởi cấu trúc trùng điệp, gợi cảm và một không gian lạ. Không gian lạ được tạo dựng không phải chỉ là hình ảnh Lor-ca với Tây Ban Nha, nơi màu áo choàng đỏ gắt của các võ sĩ đấu bò tót đã là nét văn hoá không thể thiếu, mà còn là những liên tưởng thơ mang tính siêu thực: “những tiếng đàn bọt nước”, “vầng trăng chếnh choáng”, “tiếng ghi ta nâu”, “tiếng ghi ta xanh biết mấy”, “bầu trời cô gái” Di-gan, “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”,…

Thanh Thảo chưa đi đến sự phi lí huyền hoặc, bài thơ vẫn còn những câu thơ nhiều lí tính: ” tiếng đàn như cỏ mọc hoang”. Câu thơ này làm nhớ một câu thơ của Chế Lan Viên: ” cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên”. Cũng chạm đến cái hoang đường, nhưng cái hoang đường, mộng mị ở Thanh Thảo còn bị níu giữ bởi ngôn từ tuyến tính khi thêm một từ “như” chặn ngang sự tự do và làm giới hạn liên tưởng thơ.

Dù vậy, về cơ bản trong toàn bộ bài thơ, ngôn ngữ đã nhập vào những giấc mơ, những cơn mộng, nhập vào âm nhạc,… Giữa nhiều bài thơ “tỉnh rụi, tỉnh khô, tỉnh như sáo…” của tập Khối vuông ru bích, Đàn ghi ta của Lor-ca là một khúc nhạc đẫm chất trữ tình, chếnh choáng ánh sáng, hương thơm. Cảm giác “tan chảy” trong sự sống tưởng tượng, có lẽ là cảm giác đẹp nhất khi đọc thi phẩm này. Nó cũng là cảm giác mà nhiều bài thơ của Lor-ca đem lại, dù chỉ là qua bản dịch.

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca- Mẫu 14

Thanh Thảo là nhà thơ với tài năng thơ ca mà đã đem đến cho thơ ca thời đó tiếng nói trung thực của một thế hệ tình nguyện cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Thơ Thanh Thảo cũng chứa đựng những nét tài hoa và mang tính liên tưởng cao. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca in trong tập Khối vuông rubich, là một trong số đó, và được dư luận đánh giá là thành công về nhiều mặt.

Cái chết của Lor-ca là sự kiện gây chấn động dư luận không những ở Tây Ban Nha mà còn trên toàn thế giới, chính vì vậy khi Thanh Thảo yêu mến khí phách cũng như tài năng của Lor-ca nên đã dành tâm huyết để viết nên bài thơ giống như dựng một tượng đài sừng sững về Lor-ca trong tâm tưởng những người mến mộ.

Đàn ghi ta của Lorca viết về cái chết a Lor-ca một thi sĩ, nhạc sĩ, nhà biên kịch thiên tài người Tây Ban Nha. Hình tượng Lorca là một hình tượng lẫm liệt và dòng máu về nhiệt huyết về đam mê vẫn chảy mãi và khắc ghi trong những con người Tây Ban Nha. Chính vì dòng máu nóng bỏng nhiệt tình thôi thúc ông cất cao tiếng đàn, tiếng hát, lời thơ để ca ngợi tự do bất diệt, phản đối bản chất tàn bạo, xấu xa của bè lũ phát xít Phơ-răng-cô. Lorca đã bị sát hại khi tuổi chỉ mới 38.

Qua tiếng đàn người đọc cũng cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca và biểu tượng nghệ thuật Lor-ca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều, vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của tác giả. Lorca được cảm nhận từ nhiều góc độ và đa chiều với hình tượng yêu tự do và ông là một nghệ sĩ cô đơn.

Bài thơ “ Đàn ghi ta của Locar” đã làm sống lại huyền thoại của đất nước Tây Ban Nha. Mở đầu với sự cất lên tiếng đàn rộn rã đầy hứng khởi, nó tượng trưng cho tâm hồn sôi nổi, mạnh mẽ, yêu đời của Lor-ca nói riêng và của dân tộc Tây Ban Nha nói chung:

Những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn

Những nét đặc trưng của Tây Ban Nha ngay từ đầu đã được khơi gợi một cách khéo léo, đó là màu áo choàng đỏ gắt nhắc tới một nét độc đáo trong đời sống văn hóa của người dân Tây Ban Nha. Những nét chấm phá vẽ ra hình ảnh Lor-ca – một nghệ sĩ tự do và đơn độc một cách đầy ấn tượng. Áo choàng đỏ khiến người ta liên tưởng tới môn đấu bò môt nét văn hóa ở Tây Ban Nha, vừa giúp chúng ta hình dung khá cụ thể về Lor-ca.

Áo đỏ của các chàng đấu sĩ nổi bật giữa đấu trường với chiếc áo choàng đỏ thắm trên vai và mảnh vải đỏ trong tay, bằng sự sáng suốt, khéo léo và lòng dũng cảm sẽ hạ gục chú bò tót to lớn, hung dữ trong một hiệp đấu ngắn ngủi trước sự chứng kiến của hàng vạn khán giả. Cảm xúc từ sự sống bừng bừng đột ngột chuyển sang cái chết bi thảm chỉ trong khoảnh khắc, một khoảnh khắc nghiệt ngã, kinh hoàng.

Tây Ban Nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lor-ca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như người mộng du

tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy

Đó là cái chết của Lorca khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc và ám ảnh. Bằng cách sử dụng các điệp từ, điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đa nghĩa và đối lập được tác giả khai thác triệt để nhằm thể hiện bi kịch của Lor-ca. Từ đó đoạn thơ đã làm nổi bật sự đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ với bạo lực tàn ác của bọn phát xít giữa niềm lạc quan yêu đời với hiện thực đẫm máu.

Biểu hiện cho sự sống bỗng nhiên tắt trước cái chết khủng khiếp hiện diện qua hình ảnh gây ấn tượng rùng rợn: áo choàng bê bết đỏ. Lorca đã bị bắn máu chảy thành dòng và rướm cả vào áo choàng và cây đàn ghita. Tiếng ghi ta ròng ròng – máu chảy không đơn thuần chỉ là nghệ thuật nhân hóa mà cao hơn thế, nó là linh hồn của Lor-ca, là một hình ảnh gây ấn tượng và ám ảnh sâu đậm, day dứt khôn nguôi.

Những câu chữ trong thơ tạo nên hình khối, thành dòng máu chảy, góp phần nêu bật ý nghĩa tiếng đàn ghi ta ở những cung bậc khác nhau, hoàn cảnh khác nhau.

Sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca còn biểu hiện tập trung ở những khổ thơ cuối. Sự khâm phục chân thành và lòng tiếc thương vô hạn của nhà thơ Thanh Thảo đối với Lor-ca. Mỗi so sánh là một ẩn dụ về cái đẹp, tình yêu, nỗi đau, cái chết tương ứng với tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng – máu chảy. Câu thơ như tiếng nấc có âm điệu ngắt quãng giống như tiếng khóc nghẹn ngào, thổn thức:

Không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng l

ong lanh trong đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạcchàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li-la li-la li-la…

Các biện pháp so sánh và ẩn dụ tượng trưng để khắc đậm niềm tin, vì quá thương tiếc mà nhà thơ dùng những hình ảnh ẩn dụ cho cái chết cảu Lorca Cùng với ý không ai chôn cất tiếng đàn, hình ảnh đường chỉ tay là ẩn dụ về số phận, về định mệnh nghiệt ngã.. Và hành động ném lá bùa, ném trái tim mình cũng có ý nghĩa tượng trưng cho sự giã từ vĩnh viễn, một sự lựa chọn của Lor-ca.Sự bất tử của Lorca thì tinh thần của ông và nghệ sĩ tài năng như ông đã có sức lan tỏa tới người đọc, tới những con người yêu chuộng tự do và hòa bình yêu lạc quan.

Tiếng đàn của ông cứ thế lan tỏa không ai có thể chế ngự và cất lên những âm thanh vang vọng: không ai chôn cất tiếng đàn – tiếng đàn như cỏ mọc hoang… người mà ông suốt đời theo đuổi. Đấy là cái đẹp không bạo lực nào có thể hủy diệt nổi. Nó sẽ sống mãi, truyền lan mãi, giản dị mà kiên cường như cỏ dại.

Nó còn chứa đựng cả tâm trạng của người nghệ sĩ đọng lại thành những hình ảnh đẹp và buồn: giọt nước mắt vầng trăng – long lanh trong đáy giếng,… như giọt nước mắt khóc thương người nghệ sĩ chân chính của nhân dân. Cuộc đời, số phận của Lor-ca đã kết thúc nhưng tiếng đàn và sự ảnh hưởng của ông vẫn ngân nga, vang vọng mãi: li-la li-la li-la.

Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là bài thơ dồi dào nhạc tính, được sáng tạo với chủ ý tô đậm hình Lor-ca – nghệ sĩ hát rong vĩ đại. Bằng chính tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân mình. Nhạc tính của bài thơ từ vần và nhịp, các thủ pháp láy từ, điệp từ, sự kết hợp ngẫu hứng giữa các từ ngữ tạo nên những giai điệu mang tính chất âm nhạc khiến người đọc bị cuốn hút.

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca- Mẫu 15

Thanh Thảo sinh năm 1946, quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường đại học Tổng Hợp Hà Nội, ông vào công tác ở chiến trường chống Mỹ ác liệt. Thanh Thảo được công chúng yêu văn học biết đến qua các tác phẩm mang diện mạo độc đáo về chiến tranh và thời kì hậu chiến như: “Những người đi tới biển” (1977), “Dấu chân qua trảng cỏ” (1958), “Khối vuông ru-bích” (1985), “Từ 1 đến 100” (1988)…

Thanh Thảo là nhà thơ đi tiên phong trong nỗ lực đổi mới thơ Việt. Ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân cho nền thơ Việt đương đại. Bài thơ: ”Đàn ghi-ta của Lorca” được ông viết ở trại sáng tác Quân khu 5 – Đà Nẵng năm 1979, được công chúng biết đến lần đầu vào 1985 khi tập thơ “Khối vuông ru-bích” ra đời. Đây là bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy Thanh Thảo.

Bài thơ đã tái hiện được vẻ đẹp hình tượng Garcia Lorca, nhà thơ vĩ đại nhất Tây Ban Nha thế kỉ 20. Federico Garcia Lorca sinh ngày 5/6/1898ở tỉnh Granada, miền Nam Tây Ban Nha. Không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng, ông còn có tài năng về âm nhạc và hội hoạ. Là con chim hoạ mi xứ Espagna, ông sáng tác rất nhiều khúc ngẫu hứng cho ghi-ta. Như một nghệ sĩ du ca lãng tử, Lorca đi lang thang cất lên tiếng hát ca ngợi tự do và cái đẹp cùng cây đàn duyên dáng này.

Lorca không chỉ vĩ đại với đất nước TBN, ông còn là nhà thơ vĩ đại đối với toàn thế giới. Người TBN gọi ông là con chim hoạ mi TBN, còn người Mỹ thì coi Lorca như nhà thơ vĩ đại của chính nước Mỹ. Chính những câu thơ mạnh mẽ,hùng hồn thấm đậm tư tưởng lớn lao, phi thường của Lorca đã khiến cho bọn thể chế độc tài Franco lo sợ. Ngày 19/8/1936, chúng điệu Lorca ra bãi bắn để phi tang 1 con người với những tư tưởng tiến bộ. Là nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa phát xít, thi thể Lorca được tìm thấy trong đống xác 1500 người trên 1 miệng sâu gần Granada, nơi khởi đầu và cũng là nơi kết thúc sự sống của một con người kiệt xuất, một nhà thơ vĩ đại.

Bài thơ “đàn ghi ta của Lorca” thể hiện chân dung đẹp đẽ của nghệ sĩ Lorca trong sự ngưỡng mộ, lòng đồng cảm và sự tiếc thương sâu sắc của tác giả TT. Xuyên suốt bài thơ, song hành với hình tượng Lorca là hình tượng cây đàn. Tiếng đàn cất lên tiếng lòng của Lorca trước cuộc sống, trước thời đại. Nó là linh hồn, là tinh thần của Lorca, và hơn hết là số phận của nhà thơ vĩ đại này: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”_PH.G.LORCA_

Bằng hình ảnh cây đàn ghi-ta, nhạc cụ truyền thống tiêu biểu nhất của đất nước và âm nhạc TBN dùng làm hình ảnh biểu tượng nv trữ tình trong bài thơ, tác giả nói đến sự gắn bó máu thịt, suốt đời giữa Lorca và âm nhạc. Qua cây đàn truyền thống của âm nhạc và đất nước mình, một nét độc đáo trong bản sắc văn hoá của con người và đất nước TBN, nhà thơ Lorca đã thể hiện tình yêu sâu sắc,tha thiết đỗi với quê hương, tổ quốc. Tình yêu nghệ thuật và quê hương đó sẽ mãi mãi sánh bước cùng Lorca đi đến bất cứ nơi đâu, kể cả khi sang bên kia thế giới.

Mở đầu bài thơ, ta hình dung ra một không gian Tây Ban Nha đặc thủ, một đất nước của những làn điệu ghita du dương- Tây Ban cầm, cả tấm áo choàng matador khoác trên mình các đấu sĩ:

“những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

lila lila lila

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn”

Thanh Thảo đã gợi vẻ đẹp của tiếng đàn dựa trên những liên tưởng ngoài thơ: ”tiếng đàn bọt nước”, ta chợt thấy hình ảnh có những nét tương đồng trong ca dao: “Trời mưa bong bóng phập phồng”. Bọt nước dường như là hiện thân của số phận tiếng đànm thật mong manh, ngắn ngủi và dễ vỡ. Câu thơ tuy giản dị nhưng khắc hoạ rõ nét định mệnh phũ phàng, chông gai đang đón chờ người nghệ sĩ tài hoa phía trước.

Nếu như “tiếng đàn” khiến ta nghe được âm thanh, “bọt nước” gợi ta thấy được hình ảnh, thì câu thơ trên là kết quả của sự kết hợp tài tình giữa cơ quan thính giác với thị giác để ta có thể cảm nhận tiếng đàn một cách rõ nét và sâu sắc. Thanh Thảo đã rất thành công khi cấu tạo nên hình ảnh bằng sự ánh chiếu của nhiều kênh cảm giác, gây ấn tượng cho người đọc.

“Tấm áo choàng đỏ gắt” nhắc ta nhớ tới những đấu trường bò tót truyền thống ở Tây Ban Nha. Thế nhưng, trong bối cảnh chính trị ngột ngạt và căng thẳng lúc bấy giờ, thì đây lại là một đấu trường xã hội bạo lực và đẫm máu giữa nền chính trị độc tài và khát vọng dân chủ tự do, cũng như nền nghệ thuật già nua với khát vọng cách tân, đổi mới nghệ thuật. Dù trong đấu trường chính trị, nghệ thuật hay số phận thì Lorca mãi là người đấu sĩ đơn độc và cô đơn.

Giữa bầu không khí sôi sục của bạo lực, của máu, tiếng đàn ghi-ta vẫn cất lên du dương và êm đềm: ”lila lila lila” như muốn xoa dịu, trấn an con người, góp phần xua đi sự hiện diện của bạo tàn, tội ác nơi đây. Đặc biệt, câu thơ còn vẽ ra 1 bức tranh đầy ý nghĩa: Giữa cánh đồng xơ xác đầy gai nhọn, sự chết chóc bao trùm, ta chợt nhận ra sự xuấ hiện của loài hoa màu tím: lila-loài hoa đặc trưng cho xứ sở Tây ban Nha, còn có cái tên khác thật đẹp: tử đinh hương.

Loài hoa ấy như biểu tượng của sự kiên cường, sức sống, đem lại hoà bình nơi tội ác đang ngự trị. Như vậy, chỉ với một dòng thơ “lila lila lila”, tác giả TT đã khéo léo hoà quyện hai yếu tố âm thanh và màu sắc để phác lên nỗi buồn mang mác, dìu dịu của người nghệ sĩ lãng du, yêu tự do khi đứng trước tỉnh cảnh rối ren của nước nhà.

Như vậy, dù ở góc độ nào, ta cũng nhần ra đây là cuộc đấu không cân sức, Lorca đang rất đơn đọc trên hành trình lí tưởng đầy gian nan, soi bóng lẻ loi giữa con đường đầy nguy hiểm mà chỉ có cây đàn, tiếng hát hộ thân. Với tiếng đàn, người nghệ sĩ du ca lãng tử Lorca đi lang thang, chếnh choáng trong men hơi say của đất trời nghệ thuật. Chàng là người cất tiếng hát ca ngợi tự do và cái đẹp trong một thế giới bạo tàn và tăm tối:

“đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn”

Lấy trăng làm bầu bạn, lang thang trên yên ngựa tiến về 1 nơi vô định, Lorca gợi cho ta nhớ về chàng hiệp sĩ Đôn Kihote nổi tiếng của nhà văn Xécvantec. Nhưng nếu Đôn Kihote bước tới phía trước với niềm hứng khởi trên con đường làm hệp sĩ, thì Lorca lại cất bước lang thang với nỗi buồn vô hạn trên con đường nghệ thuật còn bế tắc. Nếu Đôn Kihote có người giám mã trung thành Xancho Panxa kề cận, thì Lorca chỉ có mảnh trăng cô đơn làm tri kỉ. Như vậy, dù ở phương diện nào, Lorca mãi là một thi sĩ, một chiến sĩ cô độc, lẻ loi với lí tưởng, mục đích nghệ thuật riêng.

Qua khổ thơ đầu bài, hình tượng Lorca được cảm nhận ở nhiều khía cạnh, ở nhiều góc độ khác nhau, thông qua những nét chấm phá, những mảng màu dường như không đồng chất, đồng tông, Thanh Thảo đã dựng lên một khối toàn vẹn về một nghệ sĩ tài năng và chân chính nhưng có một sản phẩm oan khốc trong môi trường chính trị bạo tàn.

”Tây Ban Nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

Chàng đi như người mộng du”

Với sự chuyển ý nghĩ và cảm xúc thật bất ngờ, cái chết của người nghệ sĩ thật đột ngột và đau đớn. Những tiếng hát “nghêu ngao” vô mục đích chợt im bặt. Thay vào đó là cảm giác “bỗng kinh hoàng”, 3 tiếng ngắn ngủi nhưng đã thể hiện rất trọn vẹn sự sửng sốt, bất ngờ của toàn thể nhân dân trước sự ra đi của nhà thơ tài năng vĩ đại Lorca. Có thể nói đây là cái chết gây chấn động, ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại.

Nếu như màu “đỏ gắt” ở đầu bài thơ là tượng trưng cho chiến trường xã hội, thì hình ảnh “bê bết đỏ” ở sau là màu của máu, là dấu hiệu của sự chết chóc, tang thương. Và Lorca như một đấu sĩ bị hành hình trên đấu trường chính trị Tây Ban Nha trong bầu không khí tai ương bao phủ:”Lorca bị điệu về bãi bắn: chàng đi như người mộng du.

”Tôi không muốn nhìn thấy máu!” (Que no quiero Verla!) Lorca đã thảng thốt kêu lên trong một bài thơ định mệnh của mình, bài ” Bica cho Igracio Sanchez Meijas”. Nhưng “máu đã chảy tràn” chỉ 1 năm sau khi bài thơ tuyệt tác này ra đời, và máu đó là của Lorca.

Ngay ở câu đề từ bài thơ: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”, ta dễ dàng nhận ra Lorca luôn dự cảm và ám ảnh bởi cái chết, thế nhưng ông cũng không ngờ cái chết phũ phàng nhất đã ập xuống thân phận mình quá sớm, ở cái tuổi 38, tuổi con người đang vào độ phát tiết tinh hoa và bao nhiêu hoài bão, khát vọng còn dang dở. Vậy nên “chàng đi như người mộng du”, đầy bàng hoàng và đau đớn, khi con đường nghệ thuật biết bao công sức gây dựng, như một toà lâu đài nguy nga tráng lệ, giờ đành bỏ hoang.

Lorca từng suy nghĩ về cái chết, từng tự trả lời câu hỏi:”Mình sẽ chết như thế nào? Ở đâu?” Và Lorca muốn được chết ” tử tế trên giường mình”, muốn được nằm trong đất cùng với cây đàn thơ của mình. Nhưng sự Bạo Tàn nào chịu buông tha cho ai. Bọn Phát xít là giống ruồi nhặng, là mầm mống cái chết mang hình con nhặng, “cái chết đẻ trứng vào vết thương” như một câu thơ của Lorca đã chỉ chính xác.

Đau đớn thay, trong thơ của Lorca lại mang nặng những vết thương, những nỗi đau, trăn trở trở về con người và sự tự do. Lorca trở thành nạn nhân của bọn phát xít Franco là điều ko thể tránh khỏi. Nhưng nghiệt ngã thay, chúng ko những là kẻ sát nhân, à còn là những tên tội đồ dám ra tay sát hại cái đẹp, thủ tiêu cái tài, huỷ diệt nghệ thuật chân chính.

Khi đứng trước họng súng tử thần, ai cũng có những hồi tưởng về quá khứ, về những kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Lorca cũng không phải là ngoại lệ, tâm tưởng chàng hiện lên như 1 thước phim quay chậm về những gì chàng đã trải qua: có ngọt ngào và đắng cay, có đau khổ và hạnh phúc:

“tiếng ghita nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghita lá xanh biết mấy

tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghita ròng ròng

máu chảy”

Tiếng đàn của Lorca vửa có đầy đủ các cung bậc, vừa tái hiện những màu sắc hình khối đầy tính tượng trưng và biểu cảm. Màu nâu là màu sắc có sự biến ảo nhiều nét nghĩa. Có khi là màu nâu của chất liệu cây đàn, có khi là màu nước da của những cô gái Di gan cuồng nhiệt, sôi nổi. Và đặc biệt đó cũng là màu của đất mẹ Tây Ban Nha thân yêu.

Trên phông nền của màu nâu, Lorca nhớ về bầu trời tượng trưng cho sự tự do, nhớ về cô gái Digan, hình ảnh tiêu biểu cho xứ sở Tây Ban Nha. Như vậy, chỉ thông qua 2 câu thơ, ta nhận ra cảm xúc chủ đạo của Lorca khi cận kề cái chết là nỗi niềm hướng tới quê hương, tổ quốc. Chuyển sang màu xanh của lá, màu xanh của hy vọng, của khát vọng sống, tuổi trẻ, niềm tha thiết của Lorca với cuộc sống trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Thông qua những hình ảnh thị giác (“tròn”,”vỡ tan”),âm thanh thính giác (“ròng ròng”,”máu chảy”), Thanh Thảo đã thốt lên sự nuối tiếc, ngậm ngùi cho 1 vẻ đẹp nghệ thuật đang bị phá huỷ. Tiếng vỡ oà, tức tưởi cất lên đau đớn đến xót xa.

Phép điệp “tiếng ghita” chạy trước bài thơ vừa dẫn dắt mạch thơ vừa liên kết khổ thơ, tạo nên độ luyến láy của 1 bản nhạc. Tiếng đàn đã tạo nên hình sắc, hoá thân thành số phận, linh hồn, nghệ thuật của người nghệ sĩ Lorca.

Như vậy, cái chết bất ngờ của Lorca đã được diễn tả bảng hình ảnh thực, tạo cú sốc dây truyền theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác qua hệ thống âm thanh vỡ ra thành màu sắcm hình khối (“dòng máu chảy”). Chỉ qua âm thanh mà ta có thể cảm nhận đủ mọi dáng vẻ, sắc màu, linh hồn của con người và thần thái của vạn vật. Có thể nói nếu Lorca là 1 nghệ sĩ tài hoa, kiệt xuất thì Thanh Thảo cũng thực sự là một nghệ sĩ ngôn từ bậc thầy.

“Không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng”

Nhà thơ Thanh Thảo đã lấy lời di chúc của Lorca: ”Khi tôi chết …” làm lời đề từ cho bài thơ của mình. Đậy chính là di ngôn đầy tâm huyết của một người nghệ sĩ chân chính. Lorca ko muốn nghệ thuật của mình vì được công chúng yêu mến mà đưa lên đài danh dự rồi vô tình trở thành vật cản trên con đường cách tân, phát triển thơ ca của thế hệ sau.

Thơ ca cũng như văn chương, luôn cần hơi thở mới. Như nhân vật Hộ trong tác phẩm của NC từng nhận xét: “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra những cái gì chưa có”. Hay Đại thi hào M.Gorki cũng từng thốt lên: “Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật”

Thế nhưng, trái ngược với tâm nguyện của Lỏca: ”không ai chôn cất tiếng đàn” và thực tế dù có muốn chôn vùi cũng không được. Đây là một tiếng đàn, một giá trị tinh thần chứ không phải là một cây đàn vâth thể. Tiếng đàn ấy trường cửu cùng tự nhiên và hơn thế, bản thân nó chính là tự nhiên. Nó vẫn ko ngừng vươn lên, lan toả ngay cả khi người nghệ sĩ đã sáng tạo ra nó đã ra đi.

Đau đớn thay, cái chết thực sự của một nhà cách tân là khi khát vọng, sự nghiệp của anh ta ko có ai kế tục, nhưng cái chết đau đớn hơn của một nhà cách tân còn là khi tên tuổi và sự sáng tạo của anh ta được đem lên bệ thờ và trở thành 1 bức tường kiên cố, cản trở sự cách tân văn chương của những người đến sau.

Bằng biện pháp so sánh “cỏ mọc hoang”, nhà thơ TT đã thể hiện sức sống mãnh liệt, sự bất tử, sự lan toả của nền nghệ thuật chân chính. Câu thơ “Giọt nước mắt vầng trăng” gợi cho ta sự ngưng đọng của buồn đau, thương xót. Giọt nước mắt sáng đẹp và vĩnh cửu như vầng trăng đó cũng là những giọt nước mắt của anh hùng: “Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo” (Nguyện Đình Chiểu)

Tại giếng nước, nơi kẻ thù vứt xác Lỏca lại là nơi toả sáng tâm hồn chàng như có ánh trăng soi vào: “tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm…tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ…” Thông qua đoạn thơ, tác giả đã gửi gắm nỗi đau xót, thương tiếc cho hành trình nghệ thuật còn dang dở của Lorca, đồng thời thể hiện niềm tin sâu sắc vào sự bất tử của nghệ thuật chân chính.

“đường chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng

Lorca bơi sang ngang

trên chiếc ghi-ta màu bạc”

Nếu như hình ảnh “đường chỉ tay” là hiện thân cho thiên mệnh thì biểu tượng “dòng sông” là vạch mốc ngăn cách hai cõi âm dương. “Đường chỉ tay đã đứt” thể hiện cho cái hữu hạn, cho số phận con người, tượng trưng cho cú giáng phũ phàng, trái ngang của số mệnh, đối lập với “dòng sông vô cùng”, tượng trưng cho sự vô hạn, dòng chảy cuộc đời, dòng chảy nghệ thuật và sự siêu thoát về cõi hư vô.

Hình ảnh “chiếc ghi-ta màu bạc” là biến ảnh của chiếc ghita nâu khi đã sang cõi khác. Sự biến chuyển màu sắc từ nâu sang bạc tức là sự biến đổi trạng thái từ thực sang hư, từ cõi dương sang cõi âm. Đặc biệt màu bạc là màu của sự vĩnh hằng, ánh bạc biêng biếc tạo nên sự hư ảo của 1 màu huyền thoại.

Hãy nhắm mắt và lặng lòng để chiêm ngưỡng một sự siêu thoát, một sự hoá thân. Trên dòng sông của định mệnh, của thời gian vĩnh cửu, ta thấy bóng chàng Lorca “bơi sang ngang, trên chiếc ghita màu bạc”. Chàng đang vẫy tay chào nhân loại để đi vào cõi bất tử. Chiếc ghi-ta chàng gắn bó suốt cuộc đời nay cũng là con thuyền thơ cùng chàng đi về miền đất hư vô, huyền thoại.

“chàng ném lá bùa cô gái Digan

vào xoáy nước

chàng ném trái tim mình

vào lặng yên bất chợt”

Lorca đã ném “lá bùa cô gái Digan” vào xoáy nước 1 cách dứt khoát. Chàng còn cần lá bùa hộ mệnh làm gì khi nó ko thể giúp chàng níu kéo sự sống? Lá bùa định mệnh dần dần trôi vào xoáy nước, khép lại cuộc đời Lorca, một người chiến sĩ phát xít kiên cường, vĩ đại.

Trái tim đã dừng nhịp đập, cũng như khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật đã phải ngừng lại mãi mãi. Chàng nghệ sĩ du ca Lorca đã câm lặng, tự nguyện chôn vùi, hi sinh vì nghệ thuật mà suốt đời chàng theo đuổi. Với hình ảnh đầy chất mộng, câu thơ đã tái hiện sự giã từ của Lorca, thật thanh thản, nhẹ nhàng, đậm chất nghệ sĩ. Chàng đã có thể thực sự chia tay với những ràng buộc và hệ luỵ trần gian để nhắm mắt yên nghỉ trong giấc ngàn thu. “lila lila lila…”

Những âm thanh, nốt nhạc xao xuyến của tiếng đàn sẽ mãi ngân nga, vang vọng trong lòng độc giả nói chung và người yêu thơ Lorca nói riêng. Những đoá hoa tử đinh hương tím ngát âm thầm tiễn biệt linh hồn Lorca. Có thể nói sự vùi dập đã nhường chỗ cho sự thăng hoa, sự đau đớn đã nhường chỗ cho sự tôn vinh.

Bài thơ có mạch cảm xúc rất đa dạng. Từ sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với người nghệ sĩ tự do, cô đơn đến nỗi xót thương, đau đớn trước cái chết oan khuất của một con người có tài năng xuất chúng. Cuối cùng, khép lại bài thơ là tấm lòng ngưỡng mộ, niềm tin vào sự bất tử của Lorca.

Qua đó nhà thơ Thanh Thảo đã khắc hoạ một hình tượng Garcia Lorca huyền thoại. Xuyên suốt bài thơ, song hành cùng hình tượng Lorca chính là cây đàn thơ muôn thuở. Đàn ghi-ta là tâm hồn của chính Lorca, là khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu tự do, hoà nhịp trái tim mình với quần chúng nhân dân và toàn thể nhân loại.

Bài thơ “Đàn ghi-ta của Lorca”; là tp tiêu biểu cho tư duy thơ của Thanh Thảo: với nội dung giàu chất suy tư về các vấn đề xã hội và thời đại, mạch cảm xúc mãnh liệt và phóng túng, cùng với lối biểu đạt ấn tượng và hiệu quả, bài thơ sẽ mãi vấn vương, in dấu sâu đậm trong lòng người đọc.

Trên đây là nội dung bài học Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (15 mẫu) do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *