Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây

Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây

Mời các em theo dõi nội dung bài học Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Mục lục

Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây

Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại 

Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây được THCS Bình Chánh biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến sắt tây: sắt tây là sắt được tráng lớp mỏng kim loại thiếc (Sn) giúp bảo vệ sắt không bị tác động ăn mòn. Ngoài ra tài liệu cũng cung cấp cho bạn đọc các tài liệu, lý thuyết liên quan đến sắt tây, và tính chất của sắt. Giúp bạn đọc củng cố nâng cao kĩ năng giải bài tập, mời các bạn tham khảo chi tiết.

Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây

A. Zn

B. Ni

C. Sn

D. Cr.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại Sn (thiếc)

Đáp án C

Sắt tây là gì?

Sắt tây là sắt được tráng lớp mỏng kim loại thiếc (Sn) giúp bảo vệ sắt không bị tác động ăn mòn. Vì thiếc là một kim loại khó oxi hóa trong nhiệt độ thường, màng oxit thiếc mịn và mỏng cũng có công dụng bảo vệ thiếc. Đó là oxit không độc hại, màu trắng bạc rất đẹp

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Một vật làm bằng sắt tráng thiếc hay còn gọi là sắt tây, trên bề mặt vết sây sát tới lớp sắt. Khi vật này tiếp xúc với không khí ẩm thì:

A. sắt bị oxi hóa

B. thiếc bị oxi hóa

C. sắt bị khử

D. thiếc bị khử

Xem đáp ánĐáp án A

Khi gắn tấm sắt và thiếc (Sn) tức là ta tạo ra 1 pin điện Fe-Sn trong đó Fe và Sn là 2 điện cực. Trong pin điện hóa, kim loại mạnh hơn sẽ bị ăn mòn (bị oxi hóa) trước và Fe sẽ bị oxi hóa

Câu 2. Tiến hành thí nghiệm cho thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được trong quá trình phản ứng là

A. bọt khí bay lên ít và chậm hơn lúc đầu.

B. khí ngừng thoát ra

C. bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu.

D. dung dịch không chuyển màu.

Xem đáp ánĐáp án C

Các quá trình xảy ra như sau :

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Đồng sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li → xảy ra ăn mòn điện hóa → tốc độ thoát khí tăng

Câu 3. Trong quá trình thiết kế vỏ tàu người ta gắn tấm kim loại kẽm vào vỏ ngoài của tàu thuỷ ở phần chìm trong nước biển. Người ta gắn như vậy nhằm mục đích gì

A. Làm cho vỏ tàu được chắc hơn.

B. Chống ăn mòn bằng cách dùng chất chống ăn mòn.

C. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hoá.

D. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li kim loại với môi trường.

Xem đáp ánĐáp án C

Người ta gắn tấm Zn vào vỏ ngoài của tàu thuỷ ở phần chìm trong nước biển để chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hoá

Câu 4. Điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hóa học là

A. các điện cực phải cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

B. các điện cực phải tiếp xúc với nhau.

C. các điện cực phải là những chất khác nhau.

D. Cả A, B, C

Xem đáp ánĐáp án D

——————————————-

Trên đây THCS Bình Chánh.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây. Để có kết quả cao hơn trong học tập, THCS Bình Chánh xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà THCS Bình Chánh tổng hợp và đăng tải.

Để thuận tiện cho quá trình trao đổi học tập cũng như cập nhật những tài liệu mới nhất, mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Học Tập

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *