Sổ đầu bài
Sổ ghi đầu bài là cơ sở pháp lý giúp Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục kiểm soát việc thực hiện kế hoạch giáo dục. Sổ ghi đầu bài được in theo mẫu của Bộ GD&ĐT có đủ chữ ký trực tiếp của giáo viên, chữ ký của Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chỉ sử dụng bút bi mực màu xanh, màu đen để ghi và ký vào sổ ghi đầu bài những phần thuộc về tiết học của mình.
Mẫu sổ ghi đầu bài có vai trò vô cùng quan trọng nội dung trong sổ đầu bài có phần đánh giá, xếp loại của giáo viên bộ môn. Những đánh giá này được tính vào thi đua theo tuần, tháng, học kỳ của lớp. Vì vậy sổ đầu bài được xem như là nơi lưu trữ quá trình học tập, rèn luyện của từng học sinh trong từng tiết học, môn học cụ thể. Vậy dưới đây là mẫu sổ đầu bài kèm theo gợi ý cách viết sổ đầu bài, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm.
Bạn đang xem: Sổ đầu bài
I. Sổ ghi đầu bài
Ảnh sổ ghi đầu bài
Sổ đầu bài
Tuần: ………………
Từ ngày: …./…../….. Đến ngày: …./…../…..
Lớp……………………….
Thứ, ngày |
Tiết |
Môn |
Tiết CT |
Học sinh vắng |
Tên đầu bài, nội dụng công việc |
Thứ 2 |
1 |
||||
2 |
|||||
3 |
|||||
4 |
|||||
5 |
|||||
Thứ 3 |
1 |
||||
2 |
|||||
3 |
|||||
4 |
|||||
5 |
|||||
Thứ 4 |
1 |
||||
2 |
|||||
3 |
|||||
4 |
|||||
5 |
|||||
Thứ 5 |
1 |
||||
2 |
|||||
3 |
|||||
4 |
|||||
5 |
|||||
Thứ 6 |
1 |
||||
2 |
|||||
3 |
|||||
4 |
|||||
5 |
|||||
Thứ7 |
1 |
||||
2 |
|||||
3 |
|||||
4 |
|||||
5 |
|||||
Trái buổi |
1 |
||||
2 |
|||||
3 |
|||||
4 |
|||||
Trái buổi |
1 |
||||
2 |
|||||
3 |
|||||
4 |
|||||
Trái buổi |
1 |
||||
2 |
|||||
3 |
|||||
4 |
Số tiết dạy thay/ dạy bù: …………………. Thuộc các môn: …………………………
Tổng kết tuần |
|
Vắng: ……… |
Trong đó: …P; … K. |
Trễ: ………………………………………. |
|
Đồng phục: …………………………….. |
|
Vi phạm khác: …………………………. |
|
Giờ: …. A; ….. B; …. C; ….. D. |
|
Ghi chú: …………………………………. |
II. Cách viết Sổ ghi đầu bài
1. Cán bộ lớp được phân công giữ sổ đầu bài ghi:
– Thứ tự của tuần học (phía trên cùng) VD: tuần 1, 2; 3….
– Cột 1: Ghi rõ ngày, tháng.
– Cột 3: Ghi rõ tên môn học (VD: Toán, Lí, Hoá, …) lần lượt từ tiết thứ nhất đến tiết cuối cùng của một buổi học.
2. Giáo viên bộ môn ghi:
– Cột 4: Ghi rõ tiết theo kế hoạch dạy học của bộ môn.
– Cột 5: Ghi tên bài dạy, nội dung công việc của tiết học đúng theo kế hoạch dạy học của bộ môn.
– Cột 6, 7, 8: Cho điểm tròn theo hướng dẫn chấm điểm mỗi tháng (không để trống, không cho điểm âm); cho điểm từng tiết học, không được gộp chung 2,3 tiết liền để cho điểm
– Cột 9: Giáo viên cho điểm và thực hiện xếp loại tiết học theo quy định:
- Xếp loại A: từ 17 đến 20 điểm.
- Xếp loại B: từ 13 đến 16 điểm.
- Xếp loại C: Từ 8 đến 12 điểm.
- Xếp loại D: Từ 5 đến 7 điểm.
- Xếp loại E: dưới 5 điểm
– Cột 10: Nhận xét tiết học phải thật cụ thể về kết quả học tập, sự chuyên cần, ý thức kỷ luật hoặc những yêu cầu chuẩn bị cho tiết học sau, không ghi chung chung. Ghi tên HS vắng và sĩ số học sinh trong buổi
Cột 11:
- Giáo viên bộ môn kí tên, trường hợp dạy thay ghi thêm: “dạy thay”
- Nếu nghỉ: Ghi rõ lý do (VD: GV đi công tác; giáo viên ốm, GV nghỉ việc riêng…)
*Lưu ý :
– Giáo viên bộ môn kí tên, trường hợp dạy thay ghi thêm: “dạy thay”
– Nếu nghỉ: Ghi rõ lý do (VD: GV đi công tác; giáo viên ốm, GV nghỉ việc riêng…)
– Ghi kiến nghị của GVBM (Ghi ngắn gọn các nội dung biện pháp nhằm chấn chỉnh thúc đẩy nền nếp, học tập của lớp được cải thiện tốt hơn).
– GVBM không được ghi trước nội dung bài dạy (tránh trường hợp khi nghỉ đột xuất để giáo viên dạy thay ghi nội dung bài dạy khác).
3. Giáo viên chủ nhiệm ghi:
– GVCN phải hướng dẫn HS giữ sổ đầu bài, ghi đúng, đủ những nội dung; thường xuyên kiểm tra và có những kiến nghị cần thiết với Ban giám hiệu về sử dụng sổ của GVBM.
– Nắm tình hình học thêm, tăng tiết của lớp thông qua việc kiểm tra sổ đầu bài.
– Ghi nhận xét tổng hợp của GVCN, ghi chốt số tiết dạy thay, dạy bù, số tiết nghỉ, ghi rõ họ tên và ký chốt ở cuối trang thứ nhất.
– Thống nhất phê, ký (không xếp loại tiết học) các tiết: Chào cờ, hoạt động NGLL, Hướng nghiệp, Sinh hoạt lớp ghi cụ thể như sau:
- Tiết chào cờ: Ghi “tổng kết thi đua tuần… ”, “triển khai kế hoạch tuần… ”,…
- Hoạt động NGLL, Hướng nghiệp: Ghi cụ thể tên chủ đề tháng là gì.
- Tiết sinh hoạt: Ghi cụ thể nội dung chính.
III. Lưu ý khi viết sổ ghi đầu bài
Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chỉ sử dụng bút bi mực màu xanh, màu đen để ghi và ký vào sổ ghi đầu bài những phần thuộc về tiết học của mình. Không được phép dùng bút xóa hoặc tẩy xóa sổ ghi đầu bài.
Giáo viên chủ nhiệm lớp cần phân công cán bộ lớp quản lí và giữ sổ ghi đầu bài. Nộp sổ đầu bài về phòng văn thư vào cuối tuần và khi nhà trường có lịch nghỉ tế, nghĩ lễ, thi học kì thì lớp phải nộp sổ đầu bài về nhà trường quản lí. Giáo viên chủ nhiệm cần viết đúng, viết đủ các mục trong sổ đầu bài theo tuần.
Trên đây là nội dung bài viết Sổ đầu bài được đăng trong chuyên mục Tài liệu & Biểu mẫu
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
- Cao Bá Quát là ai? Những chuyện ít người biết về Cao Bá Quát
- “Mỗi người sinh ra đều là thiên tai” (An-be Anh-xtanh). Em hiểu câu nói này như thế nào? Hãy trình bày cách hiểu của mình cho các bạn cùng nghe (13 mẫu)
- “Cười là một hình thức chế ngự cái xấu” (Phương Lựu – Trần Đình Sử – Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, tập 1, NXB Giáo dục, 1986, tr. 241). Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên lớp 8 (6 Mẫu)
- (NH4)2SO4 + NaOH → Na2SO4 + NH3 + H2O
- #100 Hình ảnh buồn về gia đình tan vỡ, không hạnh phúc lệ rơi
- #100 Hình ảnh câu nói hay về tình yêu chạm đến trái tim bạn đọc
- #1001 Hình ảnh buồn về tình yêu thẫm đẫm nước mắt của lứa đôi
- #101 ảnh avatar buồn thất tình, hụt hẫng, day dứt khôn nguôi