Soạn bài Đổi tên cho xã SGK Ngữ văn 8 Cánh diều

Soạn bài Đổi tên cho xã SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - chi tiết>

Chuẩn bị 1

Câu 1 (trang 85, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tóm tắt nội dung văn bản (Văn bản kể lại sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh nào? Cốt truyện có gì đặc biệt?…)

Hướng dẫn giải:

Đọc và tóm tắt nội dung văn bản

Lời giải:

Văn bản kể về sự việc xã Cà Hạ sắp được đổi tên, sự việc diễn ra trong buổi công bố tên xã mới vô cùng long trọng. Việc đổi tên xã khiến chính quyền xã phải phân công lại nhiệm vụ cho từng người. Sau khi nghe phân công nhiệm vụ, ông Sửu thắc mắc về nhiệm vụ của mình và được giao cho vị trí chủ nhiệm trung tâm Triệt sản gia súc. Chưa ai hiểu rõ được nhiệm vụ mình được giao là gì, mọi người bàn tán rất nhiều. Kết thúc văn bản là cuộc nói chuyện của ông Nha, ông Thỉnh và Văn Sửa cho thấy sự hài hước, trào phúng của văn bản này.

Chuẩn bị 2

Câu 2 (trang 85, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đặc điểm của hài kịch được thể hiện trong văn bản ở những phương diện nào (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng,…)?

Hướng dẫn giải:

Xem kĩ Kiến thức ngữ văn đầu bài

Lời giải:

– Xung đột kịch: xung đột giữa sự thật thà và bệnh ảo tưởng.

– Nhân vật: các nhân vật có sự không tương xứng giữa bên trong và bên ngoài (Ông Nha tỏ ra hiểu biết nhưng thực chất là người ảo tưởng)

– Hành động: mâu thuẫn với phẩm chất.

– Thủ pháp trào phúng: những lời phát biểu của ông chủ tịch xã được phóng đại đến mức khoa trương.

Chuẩn bị 3

Câu 3 (trang 85, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Liên hệ, kết nối với kinh nghiệm của bản thân để hiểu sâu hơn về nội dung văn bản và hiểu thêm chính mình.

Hướng dẫn giải:

Trả lời theo kinh nghiệm của bản thân.

Lời giải:

Chúng ta cần đồng nhất giữa bên trong và bên ngoài.

Chuẩn bị 4

Câu 4 (trang 85, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đọc trước văn bản Đổi tên cho xã và tìm hiểu thêm thông tin về nhà viết kịch Lưu Quang Vũ

Hướng dẫn giải:

Tìm hiểu thông tin về Lưu Quang Vũ

Lời giải:

Lưu Quang Vũ sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ. Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đoạn chữ in nghiêng mở đầu này có nhiệm vụ gì?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn in nghiêng

Lời giải:

Đoạn chữ in nghiêng mở đầu là giới thiệu về bối cảnh xảy ra câu chuyện.

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Mục đích của cuộc họp là gì?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải:

Mục đích của cuộc họp là thông báo việc xã đổi tên thành xã Hùng Tâm, phố Cà

Đọc hiểu 3

Câu 3 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tên mới của xã khác gì tên cũ?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải:

Tên mới của xã là Hùng Tâm hay hơn và có ý nghĩa hơn cái tên Cà và Cà Hạ. Tên cũ không có ý nghĩa gì đặc biệt.

Đọc hiểu 4

Câu 4 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Vì sao một số dòng chữ được in nghiêng và để trong ngoặc đơn?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ các dòng in nghiêng trong ngoặc đơn

Lời giải:

Một số dòng chữ được in nghiêng và để trong ngoặc đơn được dùng để miêu tả động tác mà diễn viên sẽ làm.

Đọc hiểu 5

Câu 5 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tên các chức vụ được thay đổi ra sao?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải:

Bạch Bá Thình từ chức Đội trưởng đội Sáu thành người giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ kiêm Trưởng ban Ngoại vụ của Liên hợp xã.

– Lê Khắc Tự từ chức Tổ trưởng Tổ nề mộc thành người giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Xây dựng và kiến thiết cơ bản.

– Hà Thị Thủ từ chức Cửa hàng trưởng Cửa hàng mua bán xã thành người giữ chức Chủ nhiệm Công ty dịch vụ Thương nghiệp Hùng Tâm.

– Hà Văn Ruộng từ chức Đội trưởng đội Hai thành người giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Điều phối nhân lực và sản xuất nông nghiệp.

– Bà Độp từ chức Trưởng trại lợn thành người giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Chăn nuôi gia súc [….]

Đọc hiểu 6

Câu 6 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Ngôn ngữ hài hước được thể hiện ở chi tiết nào?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải:

Ngôn ngữ hài hước được thể hiện ở chi tiết: Người hoạn lợn được mở một Trụ sở Hoạn lợn và được lấy với cái tên bớt thô là Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm.

Đọc hiểu 7

Câu 7 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Ngôn ngữ của ông Nha ở đoạn này có gì gây cười?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải:

Ngôn ngữ của ông Nha không phù hợp với một cuộc họp có tính trang trọng. Lời nói có nhiều từ ngữ không rõ nghĩa như: ta bung ra, ta bung ra pháo. Điều đáng cười nữa là ở chỗ ông muốn phát triển kinh tế nhưng những công việc vốn là lợi thế ở xã lại triệt để vứt bỏ, chuyển sang sản xuất pháo, thứ mà chính những người nhận nhiệm vụ quản lí cũng không hiểu rõ. Ông Nha càng cố nói những từ khoa học, thì càng lộ ra nhiều sự thiếu hiểu biết của mình như Trung tâm Công nghệ mà chỉ sản xuất có pháo.

Đọc hiểu 8

Câu 8 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Dự đoán kết quả đổi mới xã của ông Nha.

Hướng dẫn giải:

Dự đoán theo suy nghĩ của mình

Lời giải:

Kết quả đổi mới xã của ông Nha sẽ thất bại và không đi tới đâu vì sự đổi mới không tổ chức, không khoa học, phân bổ chức vụ một cách tràn lan và giao trọng trách cho những người thiếu chuyên môn.

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã là gì? Nội dung đoạn trích này liên quan như thế nào với tên vở kịch Bệnh sĩ?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã là cuộc họp thông báo những đổi mới của xã Hùng Tâm từ tên xã đến chức vụ của một số người.

Đoạn trích “Đổi tên cho xã” là phần mở đầu của vở kịch “Bệnh sĩ”.

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Quan sát văn bản và chỉ ra cách trình bày kịch bản có gì khác với cách trình bày một truyện ngắn, bài kí hoặc thơ. Nhận biết các chỉ dẫn sân khấu (các dòng chữ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn) và chức năng của các chỉ dẫn ấy.

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ văn bản và phần Kiến thức ngữ văn đầu bài

Lời giải:

Cách trình bày kịch bản khác xa so với cách trình bày truyện ngắn, kí hoặc thơ. Bởi trong văn bản hài kịch chủ yếu là lời đối thoại giữa các nhân vật với nhau, đan xen vào đó là một số câu văn miêu tả hành động mà các nhân vật sẽ làm.

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Hãy phân tích một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ ở văn bản Đổi tên cho xã.

Hướng dẫn giải:

Đọc và chọn lựa, phân tích

Lời giải:

– Văn bản có sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt. Ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói. Đó là sự tương phản giữa áo tưởng và thực tế.

– Nhân vật trong đoạn trích có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến việc làm trở nên lố bịch hài hước.

– Đoạn trích chủ yếu toàn là lời thoại giữa các nhân vật với nhau. Lời thoại bộc lộ được đặc điểm, tính cách, có yếu tố hài hước, gây cười.

– Đoạn trích cũng sử dụng thủ pháp trào phúng, phóng đại. Ví dụ: Ông Nha vẽ lên những viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển khoa học, giàu mạnh những thực tế nhưng thực tế chỉ là những lời nói sáo rỗng, giả dối, lố bịch.

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người nào trong xã hội?

Hướng dẫn giải:

Đọc và liên hệ

Lời giải:

Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người thích sống giả dối, ảo tưởng trong xã hội.

CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Theo em, văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán hiện tượng gì? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Theo em, văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện.

Điều đó tồn tại từ rất lâu trước đây mà đến nay vẫn là một hiện tượng phổ biến trong xã hội

CH cuối bài 6

Câu 6 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bằng trải nghiệm của bản thân, em hãy nêu một số ý nói về tác hại của “bệnh sĩ” trong cuộc sống.

Hướng dẫn giải:

Trả lời theo trải nghiệm cá nhân

Lời giải:

Tác hại của bệnh sĩ: Khiến con người ta luôn chạy đua với thành tích, luôn muốn mình cao siêu hơn, nổi bật hơn mọi người. Con người dễ ảo tưởng về thành tựu mình đạt được.

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Đổi tên cho xã

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn Văn 8 Cánh diều

5/5 - (17 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *