Soạn bài Dọn về làng ngắn gọn nhất | Soạn văn 12

Địa lí 10 Bài 1 (Kết nối tri thức): Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp | Giải Địa lí 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Hướng dẫn soạn bài Dọn về làng Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Dọn về làng để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Dọn về làng – Ngữ văn 12

A. Soạn bài Dọn về làng ngắn gọn:

Phần đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 141 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

* Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng:

– Nỗi thống khổ của nhân dân được diễn đạt rất cụ thể bằng những từ ngữ, hình ảnh gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân tộc miền núi.

Mấy năm…: thời gian kéo dài.

Quên tết… quên rằm…

Chạy hết núi khe, cay đắng…

Lán sụp, núi khe, vắt bám

– Mẹ địu em chạy, con sau lưng tay dắt bà, vai đầy tay nải,…

=> Cuộc sống yên ấm bị đảo lộn, nhà cửa tan hoang, gia đình li tán, cơ cực.

* Tội ác của giặc:

 – Nó đốt từng cái lán, vơ hết quần áo trong túi.

 – Giặc giết người cha thân yêu → tái hiện những chi tiết xúc động: “cha ngã xuống… cha không biết nói rồi”.

– Hình ảnh người mẹ đau khổ, xót xa:

“Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng

Con cởi áo liệm thân cho bố”

=> Tố cáo tội ác dã man, tàn bạo của giặc Pháp.

Câu 2 (trang 141 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

* Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng:

Phần đầu bài thơ:

– Kể lại cảnh giải phóng quê hương một cách giản dị, cụ thể, tự nhiên với hình thức tâm tình với mẹ: Mẹ! Cao –Lạng hoàn toàn giải phóng/…/…súng đầy như củi.

– Với niềm hạnh phúc lớn lao, nhà thơ hình dung về việc quay trở lại với nếp sống hàng ngày bình dị, quen thuộc mà ý nghĩa, sung sướng biết bao: Sáng mai về làng, sửa nhà phát cỏ/Cày ruộng vườn trồng lúa ngô khoai.

Phần cuối bài thơ:

– Miêu tả khung cảnh dọn về làng xiết bao vui vẻ, phấn chấn và cảnh phục sinh cuộc sống tự do, tự chủ trên quê hương: Hôm nay Cao – Bắc – Lạng cười vang/…/Mờ mờ khói bếp bay trên mái nhà lá.

– Niềm xúc động, hạnh phúc khi từ nay bản làng sẽ lại đầm ấm như xưa, không còn chịu cảnh hoang tàn, vắng lặng: Từ nay không ngập cỏ lối đi/…/…máu chảy từng vũng.

– Đuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ

=> Lời hứa khẳng định sự quyết tâm , hứa hẹn.

Câu 3 (trang 141 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

* Màu sắc dân tộc được biểu hiện qua cách dùng hình ảnh của tác giả:

– Lối nói giàu hình ảnh: bắt sống hàng đàn, người đông như kiến, súng đầy như củi,…

– Từ ngữ mộc mạc, tự nhiên,

– Lối biểu đạt thể hiện rõ tâm hồn chất phác và tấm lòng yêu bản làng sâu nặng của người dân miền núi: Không ai chống gậy khi bà cụ qua đời, Băm xương thịt mày, tao mới hả!, Từ nay không ngập cỏ lối đi/…/Ruộng sẽ không thành nơi máu chảy từng vũng, Đuổi hết nó đi con sẽ về trông mẹ. 

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Dọn về làng:

I. Tác giả

1. Cuộc đời

– Nông Quốc Chấn (1923-2002), tên khai sinh là Nông Văn Quỳnh, người dân tộc Tày.

– Quê: xã Châu Khê (nay là xã Cốc Đán), huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn.

– Ông tham gia cách mạng từ trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

– Ông từng giữ rất nhiều trọng trách: Chủ tịch Hội Văn Nghệ khu Việt Bắc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội…

Soạn bài Dọn về làng hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

 Tiếng ca người Việt Bắc (thơ, 1959), Đèo gió (thơ, 1968), Suối và biển (thơ, 1984), cùng một số tập thơ khác bằng tiếng Tày như: Việt Bắc đánh giặcTiếng lượn cần Việt Bắc, Dám kha Pác Bó…

b. Phong cách nghệ thuật

– Thơ ông mang cảm xúc chân thành, chất phác, lời thơ toát lên một nét riêng biệt trong suy tư và diễn đạt của người miền núi: giản dị, tự nhiên và giàu hình ảnh.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

– Bài thơ Dọn về làng viết vào mùa đông 1950 về quê hương trong những năm kháng chiến chống Pháp. Nông Quốc Chấn viết Dọn về làng bằng tiếng Tày và tự dịch ra tiếng Việt.

2. Thể thơ: Tự do

3. Bố cục:

– Phần 1: Từ đầu đến “Băm xương thịt mày, tao mới hả!” => Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc Pháp.

– Phần 2: Còn lại => Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng.

Soạn bài Dọn về làng hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

– Miêu tả chân thực nỗi đau khổ của người dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Tố cáo tội ác, sự tàn bạo dã man của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.

5. Giá trị nghệ thuật:

– Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người miền núi.

– Giọng thơ giàu cảm xúc.

– Sử dụng thành công, sáng tạo các biện pháp tu từ nghệ thuật.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Tiếng hát con tàu

Đò Lèn

Thực hành một số phép tu từ cú pháp

Sóng

Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn văn 12

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *