Soạn bài Nước Đại Việt ta SGK Ngữ văn 8 Cánh diều

Soạn bài Nước Đại Việt ta SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - chi tiết>

Chuẩn bị

(trang 114, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đọc trước văn bản Nước Đại Việt ta. Xem lại phần Kiến thức ngữ văn, tìm hiểu bối cảnh lịch sử khi bài Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) ra đời và ghi chép lại những thông tin về tác giả Nguyễn Trãi giúp cho việc đọc hiểu văn bản này.

Hướng dẫn giải:

Đọc trước văn bản Nước Đại Việt ta. Xem lại phần Kiến thức ngữ văn, tìm hiểu bối cảnh lịch sử khi bài Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) ra đời và ghi chép lại những thông tin về tác giả Nguyễn Trãi.

Lời giải:

– Bối cảnh lịch sử: Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng (tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải rút quân về nước), Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để bố cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.

Tiểu sử tác giả: Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu Ức Trai.

+ Quê gốc: Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương; sau dời về Nhị Khê (Thường Tín – Hà Tây).

+ Thân sinh: Nguyễn Ứng Long – một nhà Nho nghèo, học giỏi, đỗ tiến sĩ đời Trần.

+ Mẹ: Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Hãn.

+ Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, văn hóa, văn học.

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 115, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tìm hiểu nghĩa của hai dòng đầu.

Hướng dẫn giải:

Đọc hai dòng đầu và giải nghĩa

Lời giải:

– Nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi có nghĩa là: yên dân, trừ bạo.

+ Nhân nghĩa là khoan dung, an dân, vì dân.

+ Nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng lý tưởng đất nước.

+ “yên dân” là thương dân, lo cho dân

+ “trừ bạo” lo diệt trừ giặc ngoại xâm, làm đất nước độc lập (diệt giặc Minh).

=> Tư tưởng “nhân nghĩa” theo Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ cuộc đời và các sáng tác của ông.

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 115, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Điều gì chứng tỏ Đại Việt là một nước độc lập?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

* Chân lý về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt:

– Cương vực lãnh thổ: “nước Đại Việt ta” – “núi sông bờ cõi đã chia”.

– Nền văn hiến: “vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.

– Phong tục: “phong tục Bắc Nam cũng khác”.

– Lịch sử riêng, chế độ riêng: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

– Hào kiệt: “đời nào cũng có”.

Đọc hiểu 3

Câu 3 (trang 115, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Phần (2) nhằm chứng minh cho điều gì?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ phần 2

Lời giải:

Phần 2 nhằm chứng minh cho việc giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước ta sẽ thất bại và phải trả giá đắt bằng cả tính mạng của mình.

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Trong hai dòng đầu của văn bản Nước Đại Việt ta, tác giả đã nêu lên tư tưởng gì? Diễn đạt nội dung của tư tưởng đó bằng 2 – 3 câu văn.

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ văn bản và giải nghĩa 2 dòng đầu

Lời giải:

– Trong hai dòng đầu tác giả đã nêu lên tư tưởng nhân nghĩa. Nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi có nghĩa là: yên dân, trừ bạo.

   + Nhân nghĩa là khoan dung, an dân, vì dân.

   + Nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng lý tưởng đất nước.

   + “yên dân” là thương dân, lo cho dân

   + “trừ bạo” lo diệt trừ giặc ngoại xâm, làm đất nước độc lập (diệt giặc Minh).

=> Tư tưởng “nhân nghĩa” theo Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ cuộc đời và các sáng tác của ông.

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đại cáo bình Ngô được coi là một bản Tuyên ngôn Độc lập. Những nội dung nào trong đoạn trích Nước Đại Việt ta thể hiện điều đó?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

* Chân lý về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt:

– Cương vực lãnh thổ: “nước Đại Việt ta” – “núi sông bờ cõi đã chia”.

– Nền văn hiến: “vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.

– Phong tục: “phong tục Bắc Nam cũng khác”.

– Lịch sử riêng, chế độ riêng: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

– Hào kiệt: “đời nào cũng có”.

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản.

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Luận điểm 1: Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa là “yên dân” và “trừ bạo”:

– “Yên dân”: Làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc

– “Trừ bạo”: Diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho nhân dân

Luận điểm 2: Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền:

Theo Nguyễn Trãi, những yếu tố căn bản, phát triển một cách hoàn chỉnh, sâu sắc, toàn diện quan niệm về quốc gia, dân tộc là dựa trên các yếu tố lịch sử, văn hóa, độc lập, chủ quyền.

– Có nền văn hiến lâu đời.

– Có lãnh thổ riêng.

– Có phong tục tập quán riêng.

– Có chủ quyền riêng trải qua nhiều thời đại.

– Có truyền thống lịch sử hào hùng.

Luận điểm 3: Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc :

Sức mạnh làm cho kẻ thù thất bại thảm hại, sức mạnh ấy đập tan mọi khó khăn mọi thử thách

Dẫn chứng từ thực tiễn lịch sử, câu văn biền ngẫu: Lưu Cung,…

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh, phép đối, cách sử dụng câu văn biền ngẫu có trong đoạn trích,…

Hướng dẫn giải:

Tìm phép đối, phép so sánh, cách sử dụng câu văn biền ngẫu và phân tích tác dụng

Lời giải:

Việc sử dụng các câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng cùng với biện pháp so sánh (Triệu, Đinh, Lí, Trần so sánh với Hán, Đường, Tống, Nguyên) đã có tác dụng nâng vị thế của các triều đại nước ta ngang hàng với các triều đại Trung Hoa.

Lời văn ngắn gọn, ý tứ phong phú, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén càng làm tăng thêm tính chân thực và thuyết phục cho bài thơ.

CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đoạn trích Nước Đại Việt ta giúp em hiểu thêm những gì về Nguyễn Trãi và cách viết văn nghị luận của ông?

Hướng dẫn giải:

Trả lời theo ý hiểu

Lời giải:

Có thể thấy, tài năng và đức độ của Nguyễn Trãi đã được đánh giá cao. Cách sử dụng lí lẽ vô cùng đanh thép, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

CH cuối bài 6

Câu 6 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Dựa vào nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) để trả lời câu hỏi: Nước Đại Việt ta là một quốc gia như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Viết đoạn văn theo yêu cầu

Lời giải:

Với đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã đưa ra một quan niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc, đồng thời khẳng định quyền độc lập, tự chủ không thể xâm phạm của đất nước Đại Việt. Tác giả đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định chủ quyền của một dân tộc lần lượt là: quốc hiệu, nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử, nhân tài hào kiệt,… Đại Việt ta có nền văn hiến lâu đời. Nếu bên Trung Quốc có các nước Hán, Đường, Tống, Nguyên thì Đại Việt ta có Triệu, Đinh, Lí, Trần. Mỗi bên cai quản một phương trời. Đại Việt là một quốc gia độc lập không phải chư một nước chư hầu. Tuy mỗi bên có thời kì phát triển và suy yếu khác nhau, nhưng hào kiệt đời nào cũng có. Người ta nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, mà nguyên khí không mất thì nước còn phát triển. Vì Đại Việt là một quốc gia độc lập, có chủ quyền nên hành vi xâm phạm lãnh thổ của giặc ngoại xâm là sai trái. Nhân dân Đại Việt anh hùng, sẵn sàng đấu tranh và đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc và sự thật là chúng ta đã chiến thắng rất nhiều trận đánh lớn.

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi)

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn Văn 8 Cánh diều

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *