Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 30 SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắn>

Câu 1

Nghĩa của từ ngữ

Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ các từ in nghiêng để giải nghĩa cho phù hợp.

Lời giải:

Nghĩa của các từ đã cho:

– Gia tiên: Gia trong nghĩa gia đình, còn tiên  tổ tiên. Gia tiên  thế hệ đầu tiên khai sinh ra dòng họ, gia tộc.

– Gia truyền: Gia là nhà, truyền là để lại. Gia truyền là truyền đời nọ sang đời kia trong gia đình. 

– Gia cảnh: Gia là nhà, cảnh là cảnh ngộ, hoàn cảnh. Gia cảnh là hoàn cảnh khó khăn của gia đình.

– Gia sản: Gia là nhà, sản là tài sản. Gia sản là tài sản của gia đình.

– Gia súc: Gia là nhà, súc là các loài động vật như dê, cừu, trâu, bò, lợn, thỏ... Gia súc là một hoặc nhiều loài động vật có vú đã được con người thuần hóa, nuôi với mục đích sản xuất ra hàng hóa

Câu 2

Câu 2 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ các câu đã cho, chú ý từ ngữ in đậm và giải nghĩa cho phù hợp.

Lời giải:

Vận dụng phương pháp đã được hướng dẫn để suy đoán nghĩa của các từ ngữ in đậm:

a. Hiện nguyên hình: bộ mặt thật, hình hài vốn có.

b. Vu vạ: làm ra chuyện xấu xa rồi đổ oan cho người khác.

c. Rộng lượng: cảm thông, dễ tha thứ với người có sai trái, lầm lỡ

d. Bủn rủn: cử động không nổi nữa, chân tay rã rời

Câu 3

Câu 3 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hướng dẫn giải:

Xác định nghĩa của những từ in đậm sau đó tìm từ ngữ phù hợp để thay thế.

Lời giải:

Những từ có nghĩa tương đồng để thay thế cho các từ ngữ in đậm trong các trường hợp đã cho là:

a. – khỏe như voi: khỏe như vâm.

    – lân la: mon men

    – gạ: gạ gẫm.

b. hí hửng: tí tởn

c. khôi ngô tuấn tú: sáng sủa, thông minh

d. – bất hạnh: không may mắn

    – buồn rười rượi: buồn phiền

Câu 4

Câu 4 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hướng dẫn giải:

Nhớ lại các truyện em đã đọc, chủ yếu là truyện dân gian và tìm các thành ngữ tương tự.

Lời giải:

– Trong tiếng Việt có thành ngữ “niêu cơm Thạch Sanh: niêu cơm ăn mãi không hết, vật thần kỳ, lạ thường.

– Những thành ngữ cũng được hình thành từ nội dung của các truyện kể: đẽo cày giữa đường, đàn gảy tai trâu, ở hiền gặp lành, hiền như bụt, đẹp như tiên… 

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn văn 6 Kết nối tri thức

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *