Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 59 SGK Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 59 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn>

Câu 1

MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT (BIỆN PHÁP LIÊN KẾT VÀ TỪ NGỮ LIÊN KẾT)

Câu 1 (trang 60, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hướng dẫn giải:

Em đọc từng đoạn và dựa vào sự liên kết giữa các câu để nhận biết nội dung

Lời giải:

– Nội dung đoạn 1: “Ông” kể cho Sam về cách nhìn cuộc đời của mẹ ông và bố ông.

– Nội dung đoạn 2: “Ông” luôn tin tưởng mọi người, ngược lại, mẹ ông thì luôn hoài nghi.

=> Do tất cả các câu trong đoạn văn cùng tập trung thể hiện một chủ đề, giữa các câu có sự liên kết về hình thức

Câu 2

Câu 2 (trang 60, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hướng dẫn giải:

Em dựa vào kiến thức về liên kết câu để trả lời câu hỏi

Lời giải:

Các phương tiện liên kết đoạn thứ nhất:

– Phép lặp: “bản đồ dẫn đường của cháu – tấm bản đồ của ông”; “ông”

– Phép thế:

+ “Bà ấy – mẹ”; “mẹ ông – bà”

+ “quan điểm đó” – một cụm dài nói về quan điểm của bà mẹ.

Các phương tiện liên kết đoạn thứ hai: phép lặp từ “Ông”

Câu 3

Câu 3 (trang 60, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hướng dẫn giải:

Em dựa vào kiến thức về liên kết câu để trả lời câu hỏi

Lời giải:

– Câu có tác dụng liên kết giữa hai đoạn: “Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông”

– Các phương tiện liên kết đoạn thứ hai:

+ Phép nối: “Nhưng”

+ Phép lặp: “quan điểm”

Câu 4

Câu 4 (trang 60, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hướng dẫn giải:

Em thử sắp xếp lại trật tự các câu trong từng đoạn để rút ra nhận xét

Lời giải:

– Cách sắp xếp thứ nhất: 2, 4, 1, 5, 3 => không còn phương tiện liên kết, giữa các câu không có mối quan hệ về nội dung

– Cách sắp xếp thứ hai: 7, 3, 4, 6, 1, 5, 2 => về hình thức, phương tiện liên kết (lặp từ ông) vẫn tồn tại, song giữa các câu không có sự liên hệ về nội dung.

=> Cả hai đều không hề toát ra chủ đề gì, chỉ là những câu văn lộn xộn

Câu 5

Câu 5 (trang 60, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hướng dẫn giải:

Em thử sắp xếp lại trật tự các đoạn văn để rút ra nhận xét

Lời giải:

Khi hoán đổi hai đoạn thì cả hai đoạn không còn quan hệ lô-gíc, tính liên kết với nhau nữa. Đoạn đầu là mở đầu và giới thiệu quan điểm, đoạn sau là nêu ý kiến của bản thân, bình luận, suy nghĩ về quan điểm đó. Chính vì vậy ta không thể đảo vị trí của hai đoạn.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn Văn 7 Kết nối tri thức

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *