Thúy Kiều là con của ai? Các nhân vật trong truyện Kiều

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Thúy Kiều là con của ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Thúy Kiều là con của ai?

Câu hỏi: Thúy Kiều là con của ai?

Trả lời: Cha của Thúy Kiều tên là Vương ông. Mẹ của Thúy Kiều tên là Vương bà

Trong gia đình Thuý Kiều có 5 người là Vương ông, Vương bà, Thuý Kiều, Thuý Vân, Vương Quan. Trong đó Thuý Kiều là chị cả.

Cha của Vương Thuý Kiều, trong “Kim Vân Kiều truyện” hồi một nói ông tên là Vương Lưỡng Tùng (王兩松), biểu tự là Tử Trinh (子貞) nhưng trong hôn thư (婚書, văn ước kết hôn thời xưa) do Vương Thuý Kiều viết ở hồi năm thì lại ghi ông tên là Vương Chương (王章). Nhà ông ở Bắc Kinh (北京).

Vợ của Vương ông. Hồi một của “Kim Vân Kiều truyện” nói bà họ Kinh (京) nhưng trong hôn thư do Vương Thuý Kiều viết ở hồi năm lại ghi bà họ Hà (何).

Thúy Kiều là con của ai?
Thúy Kiều là con của ai?

Em trai của Thúy Kiều tên gì?

Thuý Kiều sinh ra trong một gia đình “thường thường bậc trung” nhưng đó là gia đình gia giáo hạnh phúc. Kiều là chị cả, hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Em trai của Thúy Kiều tên là Vương Quan

Trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhân vật Vương Quan xuất hiện ở những dòng thơ sau:

  • Dòng thơ thứ 14: Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.
  • Dòng thơ thứ 61: Vương Quan mới dẫn gần xa
  • Dòng thơ thứ 154: Với Vương Quan trước vẫn là đồng thân.

Câu thơ miêu tả nhân vật Vương Quan là:

Có nhà viên ngoại họ Vương,

Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.

Một trai con thứ rốt lòng,

Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia

Những câu thơ này nói lên nhân vật Vương Quan là một chàng nho sinh, và được sinh ra, lớn lên trong gia đình Nho giáo. Vương Quan là con trai út của gia đình họ Vương. Dù bên ngoài là một thư sinh nho nhã nhưng Vương Quan cũng có một chút tư tưởng không coi trọng phụ nữ được thể hiện trong hành động và lời nói khi cùng Thuý Kiều và Thuý Vân thăm mộ, trên đường về gặp mộ Đạm Tiên. Vương Quan kể về cuộc đời của Đạm Tiên là nàng kỹ ca nổi tiếng với vẻ đẹp và tài sắc nhưng cuộc đời éo le. Dù vậy nhưng Vương Quan vẫn vô cảm thờ ơ.

Các nhân vật trong truyện Kiều

Truyện Kiều gồm các nhân vật sau:

  • Vương ông: Cha của Thúy Kiều
  • Vương bà: Mẹ của Thúy Kiều
  • Thuý Kiều
  • Thuý Vân
  • Vương Quan
  • Đạm Tiên: Một kỹ nữ xinh đẹp “sắc nước hương trời” nhưng bạc mệnh thời xưa. Là chủ nhân của ngôi mộ mà Thúy Kiều đã viếng và làm thơ.
  • Kim Trọng: Là người đã đính ước với Thúy Kiều.
  • Thằng bán tơ: Người đã vu oan cho cha của Kiều.
  • Mã giám sinh: Người mua Kiều cho Tú Bà.
  • Tú bà: Chủ lầu xanh nơi Kiều bị bán vào lần đầu.
  • Sở Khanh: Người đàn ông có tính xấu, dâm dục, lừa tình những cô gái chân yếu tay mềm.
  • Thúc sinh: Đã đem tiền chuộc Kiều khỏi lầu xanh (lần 1) và cưới nàng làm vợ lẽ.
  • Thúc ông: Cha của Thúc Sinh
  • Hoạn thư: Vợ của Thúc sinh
  • Hoạn phu nhân: Mẹ Hoạn Thư
  • Khuyển: Khuyển có họ tên đầy đủ là Hoạn Khuyển
  • Ưng: Ưng có tên đầy đủ là Hoạn Ưng
  • Giác Duyên: ni cô của Quan Âm các
  • Bạc bà: Chủ lầu xanh nơi Kiều bị bán vào lần hai.
  • Bạc Hạnh
  • Từ Hải: Một chỉ huy cướp biển, đối kháng với nhà Minh (trong nguyên tác).Trong tác phẩm của Nguyễn Du, ông đã xây dựng nhân vật Từ Hải là một người anh hùng có bản lĩnh. Đã đem tiền chuộc Kiều khỏi lầu xanh (lần hai) và cưới nàng làm vợ, sau đó giúp Thúy Kiều báo thù những người đã hãm hại nàng cũng như đền ơn những người giúp đỡ Kiều, hai người sống với nhau hạnh phúc
  • Hồ Tông/Tôn Hiến: Tổng đốc nhà Minh, đem quân triều đình đi tiếu phạt và giết được Từ Hải, bắt sống Thúy Kiều.
Các nhân vật trong truyện Kiều
Các nhân vật trong truyện Kiều

Tóm tắt truyện Kiều

Thúy Kiều là một nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du, và là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc. Thúy Kiều tên đầy đủ là Vương Thúy Kiều.

Theo nhiều tài liệu có ghi chép lại, viết rằng Nguyễn Du sau khi sang Trung Quốc từ năm 1814-1820, đã viết tác phẩm “Truyện Kiều”. Nhưng cũng có tài liệu nói, thời gian Nguyễn Du viết truyện là vào cuối thời Lê đầu Tây Sơn. Nguyễn Du đã lấy bối cảnh truyện là ở Trung Quốc dưới thời vua Gia Tĩnh Đé, đời nhà Minh (1521-1567). Trong “Truyện Kiều”, đại thi hào Nguyễn Du đã miêu tả Thủy Kiều là một cô gái xinh đẹp, có cốt cách, mười phân vẹn mười. Thúy Kiều có một người em tên là Thúy Vân, cũng là một người con gái xinh đẹp, không kém gì Thúy Kiều.

Trong một lần Thúy Kiều đi tảo mộ, nàng đi qua mộ Đạm Tiên và đã khóc thương cho số phận “hồng nhan” một thời của Đạm Tiên, mà giờ đây “hương khói vắng tanh”. Vốn là một người tinh tế và giàu tình cảm, Thúy Kiều cũng đã liên tưởng đến thân phận của mình và phận gái nói chung. Cũng trong ngày hôm đó, Kiều đã gặp được Kim Trọng, người “vốn nhà trâm anh”, vốn đã thầm thương trộm nhớ nàng từ lâu. Theo miêu tả của Nguyễn Du, thì Kim Trọng là người “vào trong trang nhã, ra ngoài hào hoa”. Dù đã gặp mặt, chưa nói với nhau câu nào, nhưng cả hai đã “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” sau cuộc gặp này. Kim Trọng vì tương tư Thúy Kiều mà quên hết thú vui hàng ngày, chàng tìm cách chuyển đến gần nhà Thúy Kiều. Và chỉ sau đó mầy tuần trăng thì cả hai đã gặp nhau. Thúy Kiều đã nhận lời mời của Kim Trọng và cả hai đã trao đổi kỷ vật cho nhau. Kim Trọng nhiều lần muốn đi quá giới hạn, nhưng vì Thúy Kiều là một người sắc sảo nên cả hai đã đợi cho tới ngày kết hôn.

Thế nhưng, một tai họa đã ập xuống Vương gia. Thúy Kiều vì muốn cứu cha nên đã quyết bán mình chuộc cha. Nhưng nàng cũng khồng quên lời hẹn năm xưa, nên đã nhờ cậy em gái Thúy Vân thay mình trả lời hẹn ước với tình đầu. Sau khi trao duyên cho Thúy Vân, Thúy Kiều cảm thấy thương xót cho số phận “hồng nhan bạc phận của mình”, cô đã kêu ngất trên tay người thân.

Mã Giám Sinh là một kẻ phong tình, cùng với tú bà chuyên mua gái từ các chốn về lầu xanh. Sau khi thấy Thúy Kiều, hắn thấy nàng là một món hàng ngon nên đã bỏ ra 400 lượng vàng để lấy nàng làm vợ. Thế nhưng, sau khi lấy đi trinh tiết của nàng, Mã Giám Sinh đã đưa nàng vào chốn lầu xanh. Ở đây, Kiều bị Tú bà bắt ép tiếp khách nhưng nàng nhất quyết không chịu và đã tự vẫn nhưng không thành. Tú bà đã nhượng bộ cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích. Một thân một mình chốn này, Thúy Kiều lại càng nhớ người thân và mối tình với Kim Trọng.

Cho tới khi Kiều gặp sở khanh, một kẻ khá văn vẻ. Trong lúc u buồn nhất, Kiều như người sắp chết vớ được cọc mà không hay nhận ra những lời lừa gạt sáo rỗng của Sở Khanh. Kiều đã cùng Sở Khanh trốn thoát khỏi Lầu Ngưng Bích. Nhưng nàng không ngờ rằng mình đã bị sa lưới của tú bà, ép nàng vĩnh viễn ở chốn lầu xanh.
Thúc Sinh là một người đàn ông đã có vợ là Hoạn Thư. Thúc Sinh cũng là người đã mến mộ Kiều từ lâu. Thúy Kiều sau khi gặp được Thúc Sinh thì ham sống và tự tin về số phận tương lai của mình. Cả hai bên nhau ý hợp tâm đầu. Không lâu sau, Thúc Sinh đã chuộc Kiều ra khỏi chốn lầu xanh,. Nhưng vì Thúc Ông, cha của Thúc Sinh không thừa nhận Kiều nên đã đưa nàng lên quan xét xử. Vì không cam chịu ở cảnh lầu xanh, Kiều đã can tậm chịu làm kiếp vợ lẽ để hưởng hạnh phúc cùng Thúc Sinh, nhưng nàng không ngờ cuộc đời mình lại thêm một lần khốn đốn nữa.

Tóm tắt truyện Kiều
Tóm tắt truyện Kiều

Kiều khi ở cùng Thúc Sinh đã luôn khuyên Thúc Sinh về thăm vợ cả Hoạn Thư. Sau khi Thúc Sinh về thăm vợ cả, Hoạn Thư đã sai gia nhân đi tắt đường biển để bắt Thúy Kiều về tra hỏi. Mọi người trong nhà đều tưởng Thúy Kiều bị chết trong trận hỏa hoạn, chứ không ai biết nàng bị tưới thuốc mê và bắt về chỗ Hoạn Thu. Sau khi được đưa đến chỗ Hoạn Thư, Kiều bị bắt là nô tì hầu hạ Hoạn Thư, và được ả đặt cho cái tên là Hoa Nô. Khi Thúc Sinh về nhà nhìn thấy Kiều bị bắt ra chào mình, chàng đã nhận ra là mình bị mắc lừa vợ cả. Hoạn Thư đã bắt Kiều phải hầu đàn trong bữa tiệc của hai vợ chồng. Khi chơi đàn, Kiều xót thương cho số phận của mình mà khóc. Hoạn Thư bảo Thúc Sinh trao khảo xem vì lý do gì. Thúy Kiều đã viết tờ khai kể về chuyện cha bị oan khiên, nàng phải bán mình và bị lừa vào chốn lầu xanh.

Sau đó, có người chuộc nàng ra làm vợ, nhưng khi chồng đi vắng thì nàng bị bắt vào cửa quan, cuộc sống tủi nhục, nàng chỉ muốn được vào chùa quy y. Sau khi Hoạn Thư đọc xong tờ khai đã đồng ý cho Kiều lên chùa quy y. Sau khi Kiều trốn khỏi Quan Âm các, nàng gặp được ni cô Giác Duyên, và được bà đưa sang ở tạm ở nhà Tú bà đồng môn. Bạc bà khuyên Kiều lấy Bạc Hạnh, là cháu của mình. Sau khi Kiều qua tay Bạc Hạnh lại một lẫn nữa bị bán vào chốn lầu xanh.

Ở chốn lầu xanh, Kiều sống một cuộc sống ô nhục. Một ngày nọ, có một người khách tới chơi, đó chính là Từ Hải, một anh hùng lừng danh thời bấy giờ, người có tướng mạo và tài năng phi thường, quả đúng là một đấng anh hào. Cả hai đã phải lòng nhau, và đã chung sống với nhau được nửa năm. Nhưng Từ Hải vì chí ở bốn phương nên đã muốn ra nơi biên thùy chinh chiến. Kiều xin được đi theo nhưng Từ Hải không cho đi. Từ lúc Từ Hải đi, Kiều ở một mình lại nhớ tới cha mẹ, nhớ tới em gái Thúy Vân. Từ Hải sau khi đánh giặc trở về thì mang binh tướng tới rước Kiều về làm lễ vu quy. Sau khi nghĩ đến những ngày cơ cực của bản thân, Kiều đã kể lại mọi chuyện của mình cho Từ Hải nghe. Những kẻ như Bạc Hà, Sở Khanh, Bạc Hạnh… đã phải chịu tooik, còn Hoạn Thư nhờ mượn cớ chỉ là chút ghen tuông đàn bà nên thương tình được tha.

Cuộc đời của Kiều những tưởng đã yên bình nhưng lại chưa được yên bình. Hồ Tôn Hiến, bấy giờ là quan tổng đốc của triều đình, đã được lệnh đến giải Từ Hải về quy phục triều đình. Hắn đã mua chuộc Thúy Kiều, đánh vào lòng ham muốn có cuộc sống an bình của người phụ nữ. Thúy Kiều đã khuyên Từ Hải quy phục triều đình, nhưng nàng không ngờ rằng đã trúng mưu của Hà Tôn Hiến, đã khiến Từ Hải bị mất mạng. Sau đó, Hà Tôn Hiến đã bắt Kiều phải “thị yến dưới màn”, nhưng Kiều đã khóc lóc xin được mang Từ Hải đi chôn cất. Hà Tôn Hiến đã chấp thuận cho nàng “cảo táng di hình bên sông”. Vì biết Kiều giỏi đàn, gắn đã bắt nàng chơi đàn cho mình nghe. Sáng ngày hôm sau, Hà Tôn Hiến đã gán kiều cho người thổ qua để tránh lời đám tiếu. Kiều nhớ tớ lời trong mộng “Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau” nên đã nhảy xuống sông tự vẫn.

Về phía Kim Trọng, sau khi chịu tang chú xong thì trở lại gặp Thúy Kiều, mới hay tin gia đình nàng gặp nạn nên nàng phải bán mình chuộc cha. Sau khi được mọi người trong nhà khuyên can chàng nghe theo lời dặn của Kiều, chàng đã đón mẹ Kiều và Thúy Vân sang để phụng dưỡng, chăm lo, nhưng chàng vẫn luôn đưa tin tìm kiếm Kiều khắp nơi. Sau khi Kim Trong đỗ đạt và làm quan. Chàng đã dò la ra thông tin Kiều đã liều mình nhảy xuống sống Tiền Đường tự vẫn nên đến đó tìm. Ra đến sông Tiền Đường, Kim Trọng gặp được sư Giác Duyên, và được biết bà đã cứu Kiều về cưu mang. Sau đó, sư Giác Duyên đã đưa Kim Trọng về gặp Kiều. Sau 15 năm lưu lạc, Kiều đã được về đoàn tụ với gia đình. Nhưng chính Kiều là người sợ việc đoàn tụ hơn hết. Nhưng trong lần tái ngộ này, Thúy Vân đã vun vén cho chị. Trong đêm gặp lại, Kiều đã tâm sự với Kim trọng, nàng ghi nhận tấm lòng quân tử của Kim Trọng. Nhưng vì thấy mình không còn xứng đáng với Kim Trọng nữa nên chỉ xin được làm bạn tri kỷ nơi câu thơ tiếng đàn.

Nỗi oan của gia đình Thúy Kiều

Bị thằng bán tơ vu oan

Bằng ngôn ngữ tả thực, Nguyễn Du đã vẽ ra một bức tranh sống động để miêu tả sự uy hiếp và vơ vét theo kiểu hỗn loạn, trắng trợn của kẻ thi hành công vụ (trực tiếp là bọn sai nha) xảy ra tại nhà Vương ông. Tính theo trật tự thời gian sự việc, cách xuất hiện bất thình lình của bọn sai nha kèm theo những hành động bắt trói người, rồi vét cho đầy túi tham (đâu phải thu hồi tang vật làm bằng chứng) của cải trong nhà họ Vương, ta dễ nhận ra sự bất thường của vụ án được bộc lộ ngay từ đầu. Sự vơ vét này đâu phải là biểu hiện của kẻ đang đứng trong vòng pháp luật để thực thi nhiệm vụ. Và cũng thật lạ, khi nhà Vương ông trong tình trạng ngơ ngác: Điều đâu bay buộc ai làm?/ Này ai dan dậm, giật giàm bỗng dưng?, họ đã không hiểu nguyên nhân của vụ án bắt đầu từ đâu. Sau khi miêu tả sự uy hiếp và cướp bóc trong sự ngỡ ngàng của gia đình Vương viên ngoại, tác giả mới hé lộ lí do bọn sai nha xuất hiện: Hỏi ra sau mới biết rằng/ Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ. Thì ra, nghi phạm hỏi ra mới biết nguyên nhân

Nỗi oan của gia đình Thúy Kiều
Nỗi oan của gia đình Thúy Kiều

Màn kịch Sở Khanh

Sở Khanh đến với Kiều bằng một hình ảnh văn nhân thi sĩ, nhưng thực chất là giả mạo, là cáo già đội lốt nai tơ. Thúy Kiều vô tình mắc vào cái bẫy do Sở Khanh giăng ra. Trước sự trẻ người non dạ của Kiều, Sở Khanh hiện lên ngày càng trâng tráo, giảo hoạt. Rồi hắn lại hứa hẹn với Kiều đủ điều, đánh trúng tâm trạng của người đang muốn thoát khỏi cảnh chim lồng cá chậu. Khẽ chạm vào điểm yếu đó, Kiều đã nhanh chóng ngã vào vòng tay của hắn. Nhưng thực sự Sở Khanh lại là tay sai của Tú bà, chỉ vờ vĩnh yêu thương, rồi rủ Kiều bỏ trốn trong đêm tối bơ vơ.

Với màn kịch đó, Tú bà đã gán cho Kiều tội đêm khuya bỏ nhà trốn theo trai.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Thúy Kiều là con của ai. Mọi thông tin trong bài viết Thúy Kiều là con của ai? Các nhân vật trong truyện Kiều đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (108 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *