Học TậpLớp 7Toán 7 Kết nối tri thức

Toán 7 Bài 3 Kết nối tri thức: Lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Toán 7 Bài 3: Lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ

Bạn đang xem: Toán 7 Bài 3 Kết nối tri thức: Lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ

Video giảng bài tập Toán 7 Bài 3: Lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ

Mở đầu

Mở đầu trang 16 Toán 7 Tập 1:

Trái Đất, ngôi nhà chung của tất cả chúng ta có khoảng 71% diện tích bề mặt được bao phủ bởi nước. Nếu gom hết toàn bộ lượng nước trên Trái Đất để đổ đầy vào một bể chứa hình lập phương thì kích thước cạnh của bể phải lên tới 1 111,34 km.

(Theo usgs.gov)

Muốn biết lượng nước trên Trái Đất là khoảng bao nhiêu kilômét khối, ta cần tính

1 111,34 x 1 111,34 x 1 111,34. Biểu thức này có thể viết gọn hơn dưới dạng lũy thừa giống như lũy thừa của một số tự nhiên mà em đã học ở lớp 6.

Lời giải:

Sau bài học này chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:

Số kilômét khối mà lượng nước trên Trái Đất có là:

1 111,34 x 1 111,34 x 1 111,34 = 1 111,343. 

1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Giải Toán 7 trang 16 Tập 1

HĐ 1 trang 16 Toán 7 Tập 1:

Viết các tích sau dưới dạng lũy thừa rồi chỉ ra cơ số và số mũ của lũy thừa đó.

a) 2.2.2.2;                     

b) 5.5.5.

Lời giải:

a) Dạng luỹ thừa của tích 2.2.2.2 được viết là: 2.2.2.2 = 24.

Luỹ thừa trên có cơ số là 2, số mũ là 4.

b) Dạng luỹ thừa của tích 5.5.5 được viết là: 5.5.5 = 53.

Luỹ thừa trên có cơ số là 5, số mũ là 3. 

HĐ 2 trang 16 Toán 7 Tập 1: Thực hiện phép tính:

a) (–2). (–2). (–2);     

b) (–0,5). (–0,5);       

c) 12.12.12.12.

Lời giải:

a) Ta có (–2). (–2). (–2) = 4.(–2) = –8.

b) Ta có (–0,5).(–0,5) = 0,5.0,5 = 0,25.

c) Ta có 12.12.12.12=1.1.1.12.2.2.2=116. 

HĐ 3 trang 16 Toán 7 Tập 1:

Hãy viết các biểu thức trong HĐ2 dưới dạng lũy thừa tương tự như lũy thừa của số tự nhiên.

Lời giải:

a) Dạng luỹ thừa của tích (–2).(–2).(–2) được viết là: (–2).(–2).(–2) = (–2)3.

b) Dạng luỹ thừa của tích (–0,5).(–0,5) được viết là: (–0,5).(–0,5) = (–0,5)2.

c) Dạng luỹ thừa của tích 12.12.12.12 được viết là: 12.12.12.12=124. 

Giải Toán 7 trang 17 Tập 1

Luyện tập 1 trang 17 Toán 7 Tập 1: Tính:

a) 454;                      

b) (0,7)3.

Lời giải:

a) Ta có: 454=45.45.45.45

=45.45.45.45=4.4.4.45.5.5.5=16.1625.25=256625.

b) Ta có: (0,7)3 7103=710.710.710=7.7.710.10.10=3431000=0,343. 

Luyện tập 2 trang 17 Toán 7 Tập 1: Tính:

a) 2310.310;

b) (–125)3 : 253;

c) (0,08)3.103.

Lời giải:

a) Áp dụng công thức luỹ thừa của một tích ta có: 2310.310=23.310=210.

b) Áp dụng công thức luỹ thừa của một thương ta có:

(–125)3 : 253 = 1253253=125253 = (–5)3 = –125.

c) Áp dụng công thức luỹ thừa của một tích ta có:

(0,08)3.103  = (0,08 . 10)3 = (0,8)3 = 0,512.

Vận dụng trang 17 Toán 7 Tập 1:

Viết công thức tính thể tích của hình lập phương cạnh a dưới dạng lũy thừa. Từ đó viết biểu thức lũy thừa để tính toàn bộ lượng nước trên Trái Đất trong bài toán mở đầu (đơn vị kilômét khối).

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải:

Công thức tính thể tích của hình lập phương cạnh a dưới dạng luỹ thừa là: a.a.a = a3.

Biểu thức luỹ thừa tính toàn bộ lượng nước trên Trái Đất đổ đầy vào bể chứa hình lập phương kích thước cạnh a = 1 111,34 kilômét là: 1 111,343 (kilômét khối).

Vậy lượng nước trên Trái Đất là 1 111,343 kilômét khối. 

2. Nhân và chia hai lũy thừa cùng cơ số

HĐ 4 trang 17 Toán 7 Tập 1: Tính và so sánh:

a) (–3)2.(–3)4 và (–3)6;            

b) 0,63 : 0,62 và 0,6.

Lời giải:

a) Ta có (–3)2.(–3)4 = (–3). (–3). (–3). (–3). (–3). (–3) = (–3)6.

Vậy (–3)2.(–3)4 = (–3)6.

b) 0,63 : 0,62 =0,6.0,6.0,60,6.0,6=0,6.

Vậy 0,63 : 0,62 = 0,6. 

Giải Toán 7 trang 18 Tập 1

Luyện tập 3 trang 18 Toán 7 Tập 1:

Viết kết quả của các phép tính sau dưới dạng lũy thừa.

a) (–2)3.( –2)4;               

b) (0,25)7 : (0,25)3.

Lời giải:

a) Dạng luỹ thừa của phép tính (–2)3.( –2)là: (–2)3.( –2)4 = (–2)3+4 = (–2)7.

b) Dạng luỹ thừa của phép tính (0,25)7 : (0,25)3 là: (0,25)7 : (0,25)3 = (0,25)7 – 3 = (0,25)4. 

3. Lũy thừa của lũy thừa

HĐ 5 trang 18 Toán 7 Tập 1:

Viết số 223 dưới dạng lũy thừa cơ số 2 và số 322 dưới dạng lũy thừa cơ số –3.

Lời giải:

Số 223 được viết dưới dạng lũy thừa cơ số 2 như sau:

223 = 22. 22. 22 = 22+2+2 = 26.

Số 322 được viết dưới dạng lũy thừa cơ số –3 như sau:

322 = (–3)2. (–3)2 = (–3)2+2 = (–3)4. 

Luyện tập 4 trang 18 Toán 7 Tập 1:

Viết các số 148;183 dưới dạng lũy thừa cơ số 12

Lời giải:

Các số 148;183 được viết dưới dạng lũy thừa cơ số 12 như sau:

148=1.12.28=12.128=1228=122.8=1216.

183=1.12.43=1.1.12.2.23=13233=1233=123.3=129.

Thử thách nhỏ trang 18 Toán 7 Tập 1:

Cho hình vuông như Hình 1.12. Em hãy thay mỗi dấu “?” bằng một lũy thừa của 2, biết tích các lũy thừa trên mỗi hàng, mỗi cột và mỗi đường chéo đều bằng nhau.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải:

Đặt các ô lần lượt là a, b, c, d, e như hình sau:

Tài liệu THCS Bình Chánh

Theo đề bài, tích các lũy thừa trên mỗi hàng, mỗi cột và mỗi đường chéo là bằng nhau nên tích các lũy thừa trên mỗi hàng, mỗi cột, mỗi đường chéo đều có giá trị bằng tích của đường chéo chứa các ô số đã có sẵn là: 23.24.2= 23+4+5 = 212.

+) Tích các số của cột 2 là: a.24.2= a.210 có giá trị bằng 212 nên ta có a.210 = 212.

Suy ra a = 212 : 210 = 212 – 10 = 22.

+) Tích các số của hàng 1 là: 23.a.b hay 23.22.b = 23+2.b = 25.b có giá trị bằng 212 nên ta có 25.b = 212.

Suy ra b = 212 : 25 = 212 – 5 = 27.

+) Tích các số của hàng 3 là: e.26.25 = e.211 có giá trị bằng  212 nên ta có e.211 = 212

Suy ra e = 212 : 211 = 212 – 11 = 21.

+) Tích các số của cột 1 là: 23.c.e hay 23.c.21 = c.23+1 = c.24 có giá trị bằng 212 nên ta có c.24 = 212.

Suy ra c = 212 : 24 = 212 – 4 = 28.

+) Tích các số của hàng 2 là: c.24.d hay 28.24.d = 28+4.d = 212.d có giá trị bằng 212 nên ta có 212.d = 212.

Suy ra d = 212 : 212 = 212 – 12 = 20.

Ta có bảng như sau:

Tài liệu THCS Bình Chánh 

 

 

 

 

 

Bài tập

Bài 1.18 trang 18 Toán 7 Tập 1: Viết các số 125; 3 125 dưới dạng lũy thừa của 5.

Lời giải:

Ta có: 125 = 5.25 = 5.5.5 = 53.

Vậy số 125 được viết dưới dạng luỹ thừa của 5 là 53.

Ta có: 3 125 = 5.625 = 5.5.125 = 52.53 = 52+3 = 55.

Vậy số 3 125 được viết dưới dạng luỹ thừa của 5 là 55. 

Bài 1.19 trang 18 Toán 7 Tập 1: Viết các số 195;1277 dưới dạng lũy thừa cơ số 13

Lời giải:

Có: 195=1.13.35=12325=1325=132.5=1310.

Vậy số 195 được viết dưới dạng luỹ thừa cơ số 13 là 1310.

Có: 1277=1.1.13.3.37=13337=1337=133.7=1321.

Vậy số 1277 được viết dưới dạng luỹ thừa cơ số 13 là 1321. 

Bài 1.20 trang 18 Toán 7 Tập 1: Thay mỗi dấu “?” bởi một lũy thừa của 3, biết rằng từ ô thứ ba, lũy thừa cần tìm là tích của hai lũy thừa ở hai ô liền trước.

30

31

?

?

?

?

?

Lời giải:

Theo quy tắc trên của đề bài: từ ô thứ ba, lũy thừa cần tìm là tích của hai lũy thừa ở hai ô liền trước nên ta có:

Giá trị của ô thứ ba là tích của ô thứ nhất và ô thứ hai: 30.31 = 30+1 = 31;

Giá trị của ô thứ tư là tích của ô thứ hai và ô thứ ba: 31.31 = 31+1 = 32;

Giá trị của ô thứ năm là tích của ô thứ ba và ô thứ tư: 31.32 = 31+2 = 33;

Giá trị của ô thứ sáu là tích của ô thứ tư và ô thứ năm: 32.33 = 32+3 = 35;

Giá trị của ô thứ bảy là tích của ô thứ năm và ô thứ sáu: 33.35 = 33+5 = 38.

Khi đó ta có bảng sau:

30

31

31

32

33

35

38

Giải Toán 7 trang 19 Tập 1

Bài 1.21 trang 19 Toán 7 Tập 1: Không sử dụng máy tính, hãy tính:

a) (–3)8, biết (–3)7 = –2 187;   

b) 2312, biết 2311=2 048177  147.

Lời giải:

a) Ta có (–3)8 = (–3)7+1 = (–3)7. (–3)

Mà (–3)7 = –2 187 nên ta có (–3)7. (–3) = (–2 187). (–3) = 6 561.

Vậy (–3)8 = 6 561;

b) Ta có 2312=2311+1=2311.23

2311=2 048177  147 nên ta có 2311.23=2 048177 147.23=2 048.2177 147.3=4 096531 441.

Vậy 2312=4 096531 441. 

Bài 1.22 trang 19 Toán 7 Tập 1: Viết các biểu thức sau dưới dạng lũy thừa của một số hữu tỉ.

a) 158.24;                       

b) 275 : 323.

Lời giải:

a) 158.24 = 152.4.24 = (152)4.24 = 2254.24 = (225.2)4 = 4504.

Vậy 158.24  = 4504.

b) 275 : 32=275323=3.3.352.2.2.2.23=335253=315215=3215.

Vậy 275 : 3233215. 

Bài 1.23 trang 19 Toán 7 Tập 1: Tính:

a) 1+12142.2+37;

b) 4:12133.

Lời giải:

a) Ta có:

1+12142.2+37

=22+12142.147+37

=32142.14+37

=64142.177

=542.177

=5242.177

=25.1716.7

=425112.

b) Ta có:

4:12133

=4:36263

=4:163

=4:1363

= 4.63

= 4.216

= 864. 

Bài 1.24 trang 19 Toán 7 Tập 1: Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời bằng khoảng 1,5.108 km. Khoảng cách từ Mộc tinh đến Mặt Trời khoảng 7,78.108 km. Hỏi khoảng cách từ Mộc tinh đến Mặt Trời gấp khoảng bao nhiêu lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời?

(Theo solarsystem.nasa.gov)

Lời giải:

Khoảng cách từ Mộc tinh đến Mặt Trời gấp số lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là:

(7,78.108 ) : (1,5.108) =7,78.1081,5.108=7,781,5=7,78.1001,5.100=778150=38975 (lần).

Vậy khoảng cách từ Mộc tinh đến Mặt Trời gấp 38975 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. 

Bài 1.25 trang 19 Toán 7 Tập 1: Bảng thống kê dưới đây cho biết số lượng khách quốc tế đến thăm Việt Nam trong năm 2019.

Quốc gia

Số lượng khách đến thăm

Hàn Quốc

4,3.106

Hoa Kì

7,4.105

Pháp

2,9.105

Ý

7.104

(Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch)

Em hãy sắp xếp tên các quốc gia theo thứ tự số lượng khách đến thăm Việt Nam từ nhỏ đến lớn.

Lời giải:

Ta có: 4,3.106 = 4,3.102+4 = 4,3.102.104 = 4,3.100.104 = 430.104;

7,4.105 = 7,4.101+4 = 7,4.10.104 = 74.104.

2,9.105 = 2,9.101+4 = 2,9.10.104 = 29.104.

Do 7 < 29 < 74 < 430 nên 7.104 < 29.10< 74.104 < 430.104.

Suy ra 7.104 < 2,9.105 < 7,4.105 < 4,3.106.

Vậy các quốc gia sắp xếp theo thứ tự số lượng khách đến thăm Việt Nam từ nhỏ đến lớn là: Ý, Pháp, Hoa Kì, Hàn Quốc. 

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc chuyển vế

Luyện tập chung trang 23, 24

Bài tập cuối chương 1 sgk trang 25

Bài 5: Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn

Bài 6: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học

Xem thêm tài liệu Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 3: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Giải Toán 7 Kết nối tri thức

5/5 - (4 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button