Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3 (8 Mẫu)

Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3 bao gồm 8 bài mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em biết cách viết đoạn văn nêu ý kiến của cá nhân đạt điểm số cao nhất.

Đề bài: Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3: chú bé Chăm (Những hạt thóc giống), Tô Hiến Thành (Một người chính trực),…

Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3.   (ảnh 1)

Mục lục

Hướng dẫn trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3

Để viết đoạn văn trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện, các em hãy tiến hành viết dựa theo các gợi ý sau của thầy cô nhé:

– Giới thiệu tên nhân vật trong một câu chuyện đã học chú bé Chăm (Những hạt thóc giống), Tô Hiến Thành (Một người chính trực),…

  • Các nhân vật: chú bé Chôm, nhà vua, các nhân vật khác….
  • Tên câu chuyện: Những hạt thóc giống

– Tính cách của các nhân vật

  • Chú bé Chôm là người trung thực vì dám nói thật, không sợ vua trị tội
  • Nhà vua là người trung thực vì ông coi trung thực là đức tính quý giá nhất
  • Các nhân vật khác không trung thực vì họ sợ vua trị tội, không dám nói thật

Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3 – Mẫu 1

Câu chuyện ca ngợi chú bé Chôm, một con người trung thực, dũng cảm nói lên sự thật. Nhờ đức tính trung thực dũng cảm , Chôm đã được truyền lại ngôi báu và trở thành một ông Vua tốt. Người trung thực, thật thà là một con người tốt, luôn được mọi người yêu quý và giúp đỡ, mang lại lợi ích cho xã hội, giúp cuộc sống càn ngày trở nên tươi đẹp hơn. Câu chuyện còn khuyên nhủ mỗi chúng ta luôn phải sống trung thực, thành thật trong cuộc sống, như thế sẽ nhận lại được điều xứng đáng.

Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3 – Mẫu 2

Em muốn trao đổi về tính cách của nhân vật Nhà vua trong câu chuyện Những hạt thóc giống. Ông là một nhà vua tốt, có tài và trăn trở về việc tìm người thay mình giúp đất nước phát triển hơn. Ông hẳn rất lo lắng về việc tìm người truyền ngôi. Làm sao để có người truyền ngôi trung thực, có phẩm chất tốt đẹp, rồi mới tính đến chuyện năng lực, khả năng cai quản đất nước. Ông khéo léo tìm ra cách thử lòng trung thực của người dân mình. Ông rất khéo léo khi vừa lấy uy của mình để đe người dân

Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3 – Mẫu 3

Sau khi học xong bài “Những hạt thóc giống”, em thấy rằng cậu bé Chôm là một người chính trực. Chôm là cậu bé thật thà, chất phác. Cậu khác với kẻ ngoài kia lươn lẹo. Vì địa vị, tiền bạc mà có thể độc ác. Thế nên vua mới phải nghĩ ra cách để tìm người nối ngôi như vậy. Và Chôm là người may mắn được chọn vì cậu thật thà và dũng cảm.

Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3 – Mẫu 4

Sau khi học xong bài “Những hạt thóc giống”, em thấy rằng cậu bé Chôm là một người chính trực. Cậu đã dũng cảm thú nhận với nhà vua là những hạt thóc giống của mình không thể nảy mầm mặc dù biết điều đó có thể bị trừng phạt. Nhưng trái lại, chính sự trung thực ấy đã khiến nhà vua chọn cậu làm người kế vị ngai vàng.

Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3 – Mẫu 5

Tô Hiến Thành là người rất tài giỏi, quyền uy nghiêng nước, nhưng rất chính trực, liêm khiết. Ông đã đạt chữ “trung” với vua lên hàng đầu. Một bà Thái hậu khác muốn lập con mình là Long Xưởng lên ngôi vua, đã đem nhiều vàng ngọc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ, nhưng ông nhất quyết không nghe. Hành động ấy của vị đại quan này vừa liêm khiết, vừa chính trực. Thật đáng kính phục ! Việc Tô Hiến Thành tiến cử quan Gián nghị đại phu Trần Trung Tá mà không tiến cử Vũ Tán Đường đã săn sóc ông, hầu hạ suốt đêm ngày bên giường bệnh cho thấy ông là một con người rất chính trực và chí công vô tư. Không vì vàng ngọc mà để mất lòng trung, không vì tình riêng mà coi nhẹ việc nước, đó là lòng chính trực của Tô Hiến Thành.

Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3 – Mẫu 6

Sau khi học xong bài “Những hạt thóc giống”, em thấy rằng cậu bé Chôm là một người chính trực. Chú bé Chôm tuy mồ côi, nhà nghèo nhưng lại rất trung thực. Chú không vì lợi ích trước mắt mà nói dối. Đức tính ấy quả rất đáng coi trọng. Với lòng trung thực, Chôm rất xứng đáng để lên ngôi vua trị vì vương quốc.

Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3 – Mẫu 7

Tô Hiến Thành được biết đến là một vị quan tài giỏi, có quyền uy trong triều đình nhà Lý. Ông luôn giữ vững phẩm chất chính trực và liêm khiết. Kể cả khi Chiêu Linh thái hậu tìm đến và đưa ra nhiều vàng ngọc đút lót cho vợ ông với lời đề nghị lập Long Xưởng làm vua, ông vẫn không bị mê hoặc và từ chối giúp đỡ, theo di chiếu nhà Vua để lại mà làm. Hành động của ông này cho thấy sự liêm khiết và chính trực trong cách làm việc của một đại quan. Ngoài ra, việc ông không tiến cử người chăm sóc và hầu hạ suốt đêm ngày bên giường bệnh là Vũ Tán Đường mà chọn vị quan tài giỏi có thể giúp nước là Trần Trung Tá để thay thế vị trí của mình cũng là minh chứng cho lòng tốt và chí công vô tư của ông. Tô Hiến Thành đã chứng tỏ rằng ông không để bị lôi cuốn bởi vàng ngọc mà đặt lòng trung và sự nghiệp của đất nước lên hàng đầu.

Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3 – Mẫu 8

Sau khi học xong bài “Những hạt thóc giống”, em thấy rằng cậu bé Chôm là một người chính trực. Kể cả khi lệnh nhà Vua ban ra là bắt buộc phải nộp lại thóc nếu không thì sẽ bị phạt, thì cậu bé cũng không ngần ngại, mạnh dạn nói rõ sự việc rằng thóc của mình không nảy mầm được. Lời thú nhận của cậu khiến cho những người muốn nịnh bợ, nhát gan phải ngạc nhiên. Điều đó còn cho thấy Chôm rất dũng cảm, dám nói lên sự thật. Và kết quả cho sự thật thà, trung trực đó chính là nhà Vua đã chọn Chôm là người thừa kế ngai vàng, bởi vì cậu là một người có phẩm hạnh liêm khiết, trong sáng đúng với mong muốn của nhà Vua, cậu hoàn toàn xứng đáng với vị trí kế nhiệm.

*****

Trên đây là 8 bài mẫu Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3 do thầy cô trường Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình. Chúc các em hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Giáo DụcTài Liệu Lớp 4

5/5 - (22 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *