Từ Hán Việt là gì? Vai trò của từ Hán Việt

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Từ Hán Việt là gì? Vai trò của từ Hán Việt do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mục lục

Từ Hán Việt là gì?

Trước thời kỳ Bắc thuộc nước A Nam nay là Việt Nam tạm thời chưa có chữa viết, hoặc có thể có chữ viết nhưng bị người Hoa xoá sổ chữ viết là cho người Việt bị lệ thuộc hoàn toàn vào người Trung Quốc. Đến khi Giao Chỉ bị nhà Hán chinh phục thì tiếng Hán cũng theo chân quan lại nhà Hán sang Giao Chỉ, từ đó người Việt đã tiếp xúc với tiếng Hán, và trực tiếp tham khảo, vay mượn từ ngữ của tiếng Hán.

Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh. Về mặt âm thanh từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc. Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao. 

Từ Hán Việt là gì?
Từ Hán Việt là gì?

Vai trò của từ Hán Việt

Sự có mặt của từ Hán Việt làm cho tiếng Việt trở nên phong phú hơn, đa màu sắc hơn. Ngày nay trong kho tàng từ ngữ tiếng Việt đang tồn tại hàng loạt cặp từ thuần Việt và hán Việt có ngữ nghĩa khác nhau về màu sắc biểu cảm, phong cách trình bày.

Về sắc thái ý nghĩa: có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát nên mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình.

VD: Ông A hôm qua bị “thổ huyết”

Trong câu lấy ví dụ trên cụm từ thổ huyết có ý nghĩa trừu tượng, mục đích chỉ hành vi hộc máu của ông A.

Về sắc thái biểu cảm, cảm xúc, sắc thái tao nhã.

Nhiều từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, thanh nhã (trong khi có nhiều từ thuần Việt mang sắc thái thân mật, trung hoà, khiếm nhã,…)

VD: Phu nhân ngài Chủ tịch nước hôm nay hi sinh.

Trong câu ví dụ trên có sử dụng hai từ Hán Việt mang ý nghĩa biểu cảm tôn trọng, trang nhã, từ “Phu nhân” ám chỉ một cá thể là cách gọi khác của danh từ vợ, từ “hi sinh” là cách nói khác đi của sự kiện “chết”. Việc sử dụng hai từ Hán Việt trong câu trên nhằm vừa thể hiện sự tôn trọng, kính cẩn và cũng nói giảm nói tránh về sự kiện chết để giảm bớt sự đau thương.

Ngoài ra việc tạo sắc thái trang trọng, trang nghiêm, biểu thị sự tôn kính, trân trọng làm nổi bật ý nghĩa lớn lao của sự vật, sự việc của từ Hán Việt còn được thể hiện qua việc đặt tên các hội ở Việt Nam, ví dụ thay vì chúng ta luôn nói “Hội phụ nữ” thay vì nói “hội giới tính nữ hoặc hội đàn bàn”, ví dụ chúng ta có Hội nhi đồng Cứu quốc (thay vì nói hội trẻ em cứu quốc)

Bên cạnh đó việc sử dụng từ Hán Việt còn tránh thô tục trong một vài hoàn cảnh, tránh gây mất thiện cảm với người đọc, người nghe, tránh một số những cảm giác ghê sợ, ví dụ như ta thường nói: đại tiện, tiểu tiện, hậu môn để tránh thô tục, kiếm nhã, gây ghê sợ.

Về sắc thái phong cách: từ Hán Việt có phong cách gọt giũa và thường được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính (còn tiếng Việt nhìn chung có màu sắc đa phong cách: giọt giũa, cổ kính, sinh hoạt, thông dụng,..)

VD: Huynh đệ nay đã xa ta, bằng hữu xung quanh chả còn mấy.

Trong câu trên hai danh từ “bằng hữu” có nghĩa là “bạn bè”, “bằng hữu” có nghĩa là “anh em”

Cùng với đó việc sử dụng từ Hán Việt còn để mô tả chi tiết sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc, người nghe có thể liên tưởng đến không khí xã hội phong kiến qua việc sử dụng câu từ.

Ví dụ như khi ta dùng các từ như: vương phi, thần thiếp, quý phi, bệ hạ, trẫm, khanh, nhà ngươi, nô tì, yết kiến, hoàng tộc, …. trong các tác phẩm văn học hoặc trong các trang sách lịch sử hào hùng của dân tộc thì khi người đọc được tiếp cận đều có thể ít nhiều mường tựa ra không khí thời xa xưa.

Vai trò của từ Hán Việt
Vai trò của từ Hán Việt

Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

– Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn các từ Hán Việt. Các tiếng để cấu tạo nên từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt.

– Phần lớn các yếu tố Hán Việt không thể dùng độc lập mà dùng để cấu tạo từ ghép.

– Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa.

Từ ghép Hán Việt

– Từ ghép Hán Việt có hai loại chính: chính phụ và đẳng lập.

– Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:

  • Giống với từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. (Ví dụ: ái quốc…)
  • Khác với từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. (Ví dụ: thiên thư…)

Sử dụng từ Hán Việt

– Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:

  • Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
  • Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
  • Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xưa.

– Khi nói hoặc viết, không nên quá lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Cần chú ý gì khi sử dụng từ Hán Việt?

– Từ Hán Việt đã góp phần quan trọng hình thành nên phong cách của tiếng Việt, tuy nhiên việc sử dụng từ Hán Việt chúng ta cũng cần thận trọng và chú ý, tránh trường hợp lạm dụng từ Hán Việt quá đà, mất đi bản sắc dân tộc ta, vì vậy khi sử dụng từ Hán Việt các bạn cần phải viết đúng các từ gần âm từ Hán Việt với từ thuần Việt.

Ví dụ như tham quan thì nói viết thành thăm quan,..

– Ngoài ra, các bạn cũng cần phải chú ý về cách hiểu đúng từ Hán Việt để việc dùng từ đạt được mục đích, đúng ý muốn diễn tả, tránh hiểu nhẩm không đáng có. Việc hiểu đúng nghĩa từ Hán Việt là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định việc các bạn có sử dụng được loại từ này hay không, nên để trao dồi, mở rộng thêm vốn hiểu biết về từ Hán Việt các bạn nên tìm hiểu, học hỏi thêm ý nghĩa của từ Hán Việt thông qua việc đọc các tác phẩm văn học chữ nôm, vì đa phần các tác phẩm này đều hay vay mượn từ Hán Việt, điển hình là tác phẩm Truyện Kiều của cố thi sĩ Nguyễn Du, bên cạnh đó các ban có thể trao dồi thêm thông qua việc nghiên cứu từ điển Hán Việt.

Cần chú ý gì khi sử dụng từ Hán Việt?
Cần chú ý gì khi sử dụng từ Hán Việt?

Bài tập ôn luyện từ Hán Việt

Bài 1. Thi tìm nhanh các từ Hán Việt có các yếu tố sau: nhân (người), đại (lớn).

Gợi ý:

– Nhân: thi nhân, văn nhân, nhân mã, nhân ngư, danh nhân, doanh nhân, thành nhân, nam nhân, nữ nhân, nhân loại, nhân cách, nhân tính, chúng nhân, nhân tài, cố nhân, cổ nhân,

– Đại: đại thắng, đại bại, đại tướng, đại tá, đại úy, đại thủy, đại gia, đại vương, đại đế, đại nghiệp, đại ca, đại huynh, đại tỷ, đại bá, đại hà, đại san, đã vũ, đại nạn, đại dịch, đại nhân…

Bài 2. Phân loại các từ ghép Hán Việt sau: phụ tử, hữu duyên, nhật nguyệt, thiên địa, kim chi, huynh đệ, ngọc diệp, nhân mã, minh nguyệt, thảo mộc, hậu cung, long bào, tâm can, thất nghiệp.

Gợi ý:

– Từ ghép chính phụ: hữu duyên (có duyên), kim chi (cành vàng), ngọc diệp (lá ngọc), nhân mã (nửa người nửa ngựa), hậu cung (phía sau cung, nơi ở của vợ vua), long bào (áo vua), thất nghiệp (không có việc), minh nguyệt (trăng sáng).

– Từ ghép đẳng lập: phụ tử (cha con), nhật nguyệt (mặt trời và mặt trăng), thiên địa (trời đất), huynh đệ (anh em), thảo mộc (cỏ cây), tâm cam (tim gan).

Bài 3. Điền các từ Hán Việt thích hợp vào chỗ trống:

a. gặp gỡ, yết kiến

– Tôi… cô ấy trên một chuyến tàu về Hà Nội.

– Vua sai người đưa cậu bé vào… .

b. hy sinh, mất

– Ông ấy… đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chúng tôi.

– Các chiến sĩ đã… trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

c. bênh vực, bão chữa

– Luật sư đang… cho bị cáo tại phiên tòa.

– Khi tôi bị mọi người đổ oan, cậu ấy đã… cho tôi.

d. anh em, huynh đệ

– … nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

– … tương tàn.

Gợi ý:

a. gặp gỡ, yết kiến

– Tôi gặp gỡ cô ấy trên một chuyến tàu về Hà Nội.

– Vua sai người đưa cậu bé vào yết kiến.

b. hy sinh, mất

– Ông ấy mất đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chúng tôi.

– Các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

c. bênh vực, bão chữa

– Luật sư đang bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa.

– Khi tôi bị mọi người đổ oan, cậu ấy đã bênh vực cho tôi.

d. anh em, huynh đệ

– Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

– Huynh đệ tương tàn.

Bài 4. Viết một đoạn văn với đề tài tự chọn có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt.

Gợi ý:

Kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ đã để lại nhiều bài học quý giá cho thế hệ sau. Một trong số đó là câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” đã răn dạy con người phải có tấm lòng nhân ái. Trước hết, cần phải hiểu “thương người” có nghĩa là yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Còn “thương thân” có nghĩa là yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quý trọng bản thân mình. Câu tục ngữ sử dụng biện pháp tu từ so sánh để nhắc nhở con người hãy yêu thương mọi người xung quanh giống như yêu thương chính bản thân. Chúng ta cần phải có tấm lòng biết đồng cảm, chia sẻ với những người xung quanh. Có thể khẳng định đây là một cách sống tốt đẹp. Không phải ai sinh ra cũng được sống trong môi trường sung sướng, hạnh phúc. Rất nhiều những mảnh đời bất hạnh không có được đầy đủ mà phải vất vả kiếm sống. Hơn nữa, thế giới cũng luôn tồn tại những nguy cơ, hiểm họa đe dọa như thiên tai, dịch bệnh… có thể cướp đi của cải thậm chí là mạng sống của con người. Chính vì vậy, con người cần biết chia sẻ để giúp đỡ, cùng xây dựng một xã hội phát triển hơn.

***

Trên đây là nội dung bài học Từ Hán Việt là gì? Vai trò của từ Hán Việt do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (25 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *