Văn Ba là ai? Hành trình tìm đường cứu nước của Văn Ba

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Văn Ba là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Văn Ba là ai?

Văn Ba là tên gọi được Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) sử dụng khi lên đường sang Pháp tìm đường cứu nước kể từ đầu tháng 6 năm 1911.

Văn Ba là tên gọi gắn liền với thời kỳ đầu tiên trên hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ. Tên gọi này được ghi trong sổ lương của con tàu Đô đốc Latusơ Tơrêvin, nơi Nguyễn Tất Thành làm thuê để đi sang Pháp năm 1911.

Văn Ba là ai?
Văn Ba là ai?

Hành trình tìm đường cứu nước của Văn Ba

Nguyễn Tất Thành đã tự giới thiệu với chủ tàu tên mình là Ba và anh được chủ tàu nhận làm phụ bếp cho chiếc tàu trở hàng lớn này từ ngày 2-6-1911. Ngày 3-6 Nguyễn Tất Thành nhận được thẻ nhân viên của tàu với tên là Văn Ba. Ngày 5-6-1911, tàu rời Bến cảng Nhà Rồng ở Sài Gòn, trên đó có người thanh niên Việt Nam đi sang Pháp để khám phá những gì ẩn sau từ Tự do – Bình đẳng – Bác ái.

Theo hành trình của con tàu, Văn Ba đã ghé cảng Singapo, cảng Côlômbô thuộc Xơri Lanca, cảng Xait của Aicập. Sau một tháng, tàu đến hải cảng Mácxây. Đến Mácxây, thủy thủ được nhận lương “mỗi nhân viên Việt Nam được từ một trăm đến hai trăm quan, thêm vào đấy tiền thưởng của hành khách. Anh Ba là phụ bếp chỉ được mười quan” (Trần Dân Tiên. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch).

Sau đó tàu rời Mácxây đi tới một hải cảng ở miền Bắc nước Pháp- cảng Lơ Havơrơ, cảng Đoongkéc trên bờ biển Măngxơ, rồi lại trở về Mácxây. Cuối tháng 10 năm 1911,Văn Ba vẫn làm việc trên tàu này trở lại Sài Gòn, và sau đó lại theo tàu trở lại nước Pháp.

Năm 1912, khi đang làm vườn cho ông chủ hãng Sácgiơ Rêuyni thì được biết có một chuyến tàu trở hàng đi vòng quanh châu Phi, Văn Ba đã nhận làm phụ bếp trên tàu. Một người bạn đã khuyên: “Ba ơi, khí hậu ở châu Phi rất nắng…Và một chiếc tàu trở hàng rất tròng trành, dễ làm cho anh say sóng. Đi như thế anh dại dột lắm, nhất là một thân một mình, bầu bạn không có”. Anh Ba nói: “Anh không nên nói như thế. Tôi là thanh niên, tôi khỏe, tôi chịu được khổ. Và tôi muốn đi xem các nước” (Trần Dân Tiên. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch)

Trong chuyến đi này, Văn Ba lại có dịp dừng lại ở những bến cảng của một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan, Rêuyniông. Đối với Văn Ba, chuyến đi vòng quanh châu Phi là dịp may hiếm có để anh “xem các nước làm như thế nào để trở về giúp đồng bào mình”. Cho nên mỗi lần tàu cập bến anh đều kiếm cách đi thăm thành phố. Buổi sáng mỗi ngày, anh Ba dậy sớm để xem mặt trời mọc. Và trong những đêm trăng, anh Ba không ngủ mà đi đi lại lại trên tàu, ngắm trời ngắm bể. Một thực tế anh Ba tận mắt chứng kiến đó là sự thống khổ của những người dân thuộc địa và sự tàn ác vô nhân đạo của bọn thực dân. Một trong những cảnh tượng ấy anh Ba nhìn thấy ở Đa-ca, bọn thực dân đã bắt những người da đen phải bơi từ bờ ra tàu để bắt liên lạc trong lúc bể nổi sóng dữ dội. Hết người này đến người khác đã bị sóng cuốn đi. Anh Ba cũng đã từng thấy cảnh đó ở Phan Rang, bọn Pháp đã cười sặc sụa trong khi đồng bào ta chết đuối vì chúng.

Sau cuộc hành trình vòng quanh châu Phi, anh Ba đã rút ra một kết luận quan trọng, đó là: Đối với bọn thực dân thì tính mạng của người dân thuộc địa dù là da vàng hay da đen cũng không đáng một xu. Thực tế đó là cơ sở để Nguyễn Tất Thành –  Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh xây dựng nên tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước và Người đã trở thành người đầu tiên tổ chức cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa.

Tên gọi Văn Ba chỉ là một trong hàng trăm tên gọi, bí danh và bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Văn Ba, người con trai thứ ba của một gia đình yêu nước đã gắn bó với những tháng năm đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ kính yêu.

Hành trình tìm đường cứu nước của Văn Ba
Hành trình tìm đường cứu nước của Văn Ba

Chuyện chưa kể về trang sổ lương của Văn Ba

Cảng Nhà Rồng trưa 5/6/1911, con tàu Đô đốc Latouche Tréville (Admiral Latouche Tréville) nhổ neo bắt đầu hành trình về đất Pháp. Theo nhiều tài liệu lịch sử, cũng từ chính con tàu huyền thoại này, người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành (với tên gọi Nguyễn Văn Ba hay Anh Ba) đã ra đi tìm đường cứu nước.

Anh Văn Ba trên hành trình tìm đường cứu nước

Theo bài viết của TS. Nguyễn Thị Tình (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Di sản Văn hóa Việt Nam), năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã tự giới thiệu với chủ tàu Amiral Latouche Tréville (thuộc hãng Chargeurs Réunis) tên mình là Ba và anh được chủ tàu nhận làm phụ bếp cho chiếc tàu chở hàng. Ngày 3/6/1911, Nguyễn Tất Thành nhận được thẻ nhân viên của tàu với tên là Văn Ba. Ngày 5/6/1911, tàu rời bến cảng Nhà Rồng ở Sài Gòn, trên đó có người thanh niên Việt Nam đi sang Pháp để khám phá những gì ẩn sau từ những từ “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” của nước Pháp.

Theo hành trình của con tàu, anh Văn Ba đã ghé cảng Singapore, cảng Colombo thuộc Sri Lanka, cảng Xait của Ai Cập. Sau một tháng, tàu đến hải cảng Mácxây. Sau đó tàu rời Mácxây đi tới một hải cảng ở miền Bắc nước Pháp – cảng Lơ Havơrơ, cảng Đoongkéc trên bờ biển Măngxơ, rồi lại trở về Mácxây. Cuối tháng 10/1911, anh Văn Ba vẫn làm việc trên tàu này trở lại Sài Gòn và sau đó lại theo tàu trở lại nước Pháp. Năm 1912, khi đang làm vườn cho ông chủ hãng Sácgiơ Rêuyni thì được biết có một chuyến tàu chở hàng đi vòng quanh châu Phi, Văn Ba đã nhận làm phụ bếp trên tàu.

Trong chuyến đi này, anh Văn Ba lại có dịp dừng lại ở những bến cảng của một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan, Rêuyniông. Đối với anh Văn Ba, chuyến đi vòng quanh châu Phi là dịp may hiếm có để anh “xem các nước làm như thế nào để trở về giúp đồng bào mình”. Cho nên mỗi lần tàu cập bến anh đều kiếm cách đi thăm thành phố. Buổi sáng mỗi ngày, anh Ba dậy sớm để xem mặt trời mọc. Và trong những đêm trăng, anh Ba không ngủ mà đi đi lại lại trên tàu, ngắm trời, ngắm bể. Một thực tế anh Ba tận mắt chứng kiến đó là sự thống khổ của những người dân thuộc địa và sự tàn ác vô nhân đạo của bọn thực dân…

Chuyện chưa kể về trang sổ lương của anh Văn Ba

Làm việc trên tàu Latouche Tréville, anh Văn Ba – Nguyễn Tất Thành được giao nhặt rau, vác khoai, rửa nồi, cào lò, xúc than. Một trong những trang sổ lương của Nguyễn Tất Thành được sao lại từ cuốn sổ lương của tàu Amiral Latouche Tréville do Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tầm tại Trung tâm lưu trữ hải ngoại tại Aix en Provence, Pháp.

Một tháng sau khi rời bến cảng Nhà Rồng ngày 5/6/1911, tàu đến hải cảng Mácxây. Thủy thủ được nhận lương “mỗi nhân viên Việt Nam được từ một trăm đến hai trăm quan, thêm vào đấy tiền thưởng của hành khách. Anh Ba là phụ bếp chỉ được mười quan” (theo “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” – Trần Dân Tiên).

Trên hiện vật trang sổ lương có ghi rõ tên Văn Ba và tên hai người Việt Nam khác là Lê Quang Chi và Nguyễn Văn Trị cũng làm công trên tàu với mức lương là 45 frăng một tháng. Trong khi đó, những phụ bếp người Pháp cùng làm việc như anh thì hưởng lương nhiều gấp ba. Sau khi trả tiền ăn, tiền nộp cho cai bếp, góp vào quỹ bảo hiểm cho riêng thủy thủ người Pháp, thực tế anh Văn Ba chỉ còn nhận được 10 frăng.

Tuy phải làm nhiều công việc nặng nhọc nhưng mỗi khi được nghỉ, anh Văn Ba lại tranh thủ đọc và viết tiếng Pháp với sự giúp đỡ của những thủy thủ Pháp trên tàu. Theo hành trình của tàu, anh Văn Ba đã được đi đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người và biết được nhiều điều mới lạ. Sau những năm tháng ấy, anh đã rút ra được kết luận quan trọng thể hiện trong bài “Đoàn kết giai cấp” đăng trên báo Le Paria, số ra tháng 5 năm 1924: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi – tình hữu ái vô sản”.

Thực tế đó là cơ sở để anh Văn Ba – Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh xây dựng nên tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước và Người đã trở thành người đầu tiên tổ chức cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa.

Sáng tỏ hành trình nghìn dặm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Năm 2021, nhân kỷ niệm 131 năm sinh nhật Bác và 110 năm Ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, tại Phủ Chủ tịch đã trưng bày chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với hơn 300 bức ảnh tư liệu, tài liệu thời sự, với nhiều hình ảnh, tài liệu lần đầu tiên được công bố đã kể về cuộc đời giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong số những hình ảnh, tài liệu lần đầu tiên được công bố có hải trình của tàu Admiral Latouche Treville. Tư liệu này đã làm sáng tỏ hành trình nghìn dặm xuyên qua nhiều lục địa trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang theo khát vọng cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”.

Ngoài ra còn có nhiều tư liệu quý khác cũng lần đầu tiên được công bố như: Hồ sơ và một số báo cáo của mật thám Pháp theo dõi Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1922 tại Pháp; Biên bản kết án của tòa án Vinh (Nghệ An) ngày 10/10/1929, trong danh sách kết án tử hình vắng mặt có tên Nguyễn Ái Quốc…

Dịp này, Nhà xuất bản Trẻ đã phát hành bản đồ hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ với mục đích dùng phương pháp trực quan mô tả lại hành trình tìm đường cứu nước của Bác để người xem có thể trong khoảng thời gian ngắn hình dung được toàn bộ hành trình trải qua các mốc thời gian.

Bản đồ sử dụng tư liệu từ tập sách “Hành trình theo chân Bác” của tác giả Trần Đình Tuấn có nội dung tái hiện quá trình hoạt động của Bác Hồ từ ngày 5/6/1911- ngày rời cảng Sài Gòn trên tàu Amiral Latouche Tréville đến ngày 28/1/1941 là thời điểm về tới Cao Bằng qua cột mốc 108. Bản đồ chia hành trình của Bác ra thành 10 chặng, mỗi chặng còn được chia thành các mốc – là các điểm dừng – được đánh số từ mốc đầu đến mốc cuối theo thứ tự: Cảng Sài Gòn – Le Havre, vòng quanh châu Phi, Pháp – châu Mỹ – Anh, Pháp – Liên Xô, Matxcơva – Quảng Châu, Matxcơva – Xiêm, Hong Kong – Thượng Hải, Thượng Hải – Matxcơva, Matxcơva – Quế Lâm, Quế Lâm – Pác Pó. Nhờ vậy, người xem sẽ dễ dàng lần theo từng chặng trong hành trình theo đúng thứ tự và có thể xác định được hướng đi của hành trình theo mũi tên chỉ.

Ông Dương Thành Truyền, Quyền Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ cho biết: “Bản đồ hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ như một công trình khoa học được nghiên cứu thực hiện và hoàn thành trong thời gian 3 tháng. Nội dung bản đồ tái hiện lịch sử bằng phương pháp thị giác. Dấu ấn đặc sắc từ tấm bản đồ này là người xem sẽ dễ dàng hình dung, theo dõi, tra cứu về hành trình của Bác Hồ năm xưa trong mối liên hệ với bối cảnh địa chính trị hiện nay”.

Chuyện chưa kể về trang sổ lương của Văn Ba
Chuyện chưa kể về trang sổ lương của Văn Ba

Chủ tịch Hồ Chí Minh với những công việc đã trải qua trong hành trình cứu nước

Khảo sát sơ bộ cho thấy trong hành trình cứu nước, Văn Ba – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã trải qua gần 20 công việc, nghề nghiệp khác nhau. Những công việc của nhà nông, công nhân, thợ thuyền, trí thức, thương gia, Bác đều đã từng làm. Trong tất cả những danh hiệu mà Người được vinh danh, Bác chỉ nhận mình là người yêu nước và nhà cách mạng chuyên nghiệp là công việc mà Người theo đuổi suốt cuộc đời

Năm 2021, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911- 5/6/2021), 80 năm ngày Người trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/1/1941-28/1/2021). Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về các công việc, nghề nghiệp Bác đã làm trong hành trình hơn 30 tìm đường cứu nước, bắt đầu từ những ngày Văn Ba “Lênh đênh bốn biển một con tàu / Cuộc đời sóng gió trong than bụi / Tay đốt lò, lau chảo, thái rau.”

Phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Tréville

Ngày 3/6/1911, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba xin làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Tréville, một tàu lớn vừa chở hàng vừa chở khách của hãng Năm Sao đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Marseille, Pháp.

Ngày 5/6/1911, tàu Amiral Latouche Tréville rời bến cảng Nhà Rồng, Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), mang theo một người thanh niên Việt Nam đầy lòng yêu nước thương dân, ôm ấp một hoài bão lớn lao: Tìm hiểu nền văn minh của thế giới, ra sức học hỏi để về giúp nước. Một giai đoạn mới, một bước ngoặt mới mở ra trong cuộc đời Nguyễn Tất Thành.

Với chân phụ bếp trên tàu, hằng ngày Văn Ba phải làm việc từ 4h sáng, quét dọn nhà bếp lớn, sau đó đi đốt lò khuân than, xuống hầm lấy rau, thịt cá, nước đá. Trong bếp thì rất nóng, dưới hầm thì rất lạnh. Văn Ba phải vác nặng từ dưới trèo lên những bậc thang khi tàu luôn tròng trành vì sóng biển. Xong việc anh phải dọn dẹp cho chủ bếp người Pháp ăn. Rồi nhặt rau, rửa xoong chảo, đốt lò lại. Nhà bếp nấu ăn cho hàng trăm người nên đồ dùng rất to và nặng. Công việc vất vả bận rộn suốt ngày đến 9h tối mới xong. Mỗi tháng chủ tàu trả cho Văn Ba 45 Franc là hạng tiền công rẻ mạt. Hồi ấy, Bùi Quang Chiêu, kỹ sư canh nông vào làng Tây, đi tầu hạng nhất cùng gia đình. Ông đưa con sang Pháp học. Trông thấy Văn Ba, ông gọi anh lại và thân mật bảo: “Tại sao con lại làm cái nghề khó nhọc này? Bỏ nghề đi. Con nên chọn một nghề khác, danh giá hơn…” Anh Ba lễ phép cảm ơn ông Chiêu, nhưng không nói đồng ý hay không.

Sau này Bác kể lại: “Ngày trước Bác cũng đã làm phụ bếp. Lúc đó Bác là vong quốc nô, làm phụ bếp cho thực dân Pháp. Công việc vất vả từ 5h sáng đến 9-10h tối. Nhưng Bác vẫn học được văn hoá và chính trị. Có quyết tâm thì nhất định học được.” Người thanh niên 21 tuổi ấy ra đi với mục đích gì? Để kiếm kế sinh nhai, hay để thoả mãn một ước mơ xa lạ nào đó của tuổi trẻ? Điều đó, hơn mười năm sau chính Người đã trả lời nhà báo, nhà thơ Nga Osiv Mandenstam rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba từ Pháp ‘tự do, bình đẳng, bác ái’. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”. Một lần khác, trả lời nhà văn Mỹ Anna Louis Strong, Người nói: “Nhân dân Việt Nam, trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.

Làm vườn ở Saint–Adresse, ngoại ô của Havre (năm 1912)

Tàu Amiral Latouche Tréville lên Havre để sửa chữa. Nhân viên được đưa sang làm việc ở một chiếc tàu khác, trở về Đông Dương. Văn Ba không muốn trở về. Chủ tàu đem anh về nhà giúp ông công việc làm vườn.

Là thủy thủ, bồi trên tàu biển đi vòng quanh châu Phi (năm 1912)

Năm 1912, Văn Ba đang làm vườn cho ông chủ hãng Chargeurs Réunis, thì được ông chủ tàu sau một buổi đi làm về cho biết: “Có một chuyến tàu đi vòng quanh châu Phi. Không có hành khách. Chỉ có hàng hoá. Anh có muốn nhận làm bồi cho các sĩ quan trên tàu ấy không? Họ không đông lắm đâu và đều là những người tốt, anh sẽ thấy anh không đến nỗi vất vả ở trên tàu. Đồng ý chứ?”. Khi đó một người bạn can ngăn nói rằng khí hậu ở châu Phi rất nóng, tàu chở hàng rất tròng trành, dễ say sóng, đi một thân một mình, không có ai bầu bạn rất nguy hiểm, nhưng Văn Ba vẫn quyết định đi với mục đích là đi xem các nước. Làm thuê cho một chiếc tàu của hãng Chargeurs Réunis đi vòng quanh châu Phi, Văn Ba đã có dịp dừng lại ở những bến cảng của một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Algeria, Tunisia, Congo, Senegal… Đến đâu anh cũng thấy cảnh khổ cực của người lao động dưới sự áp bức bóc lột dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị.

Đi ở, làm bồi bàn ở nước Mỹ (từ năm 1912 đến năm 1913)

Văn Ba đến nước Mỹ. Anh vừa đi làm thuê để kiếm sống vừa tìm hiểu đời sống của những người lao động Mỹ. Năm 1966, trong một lần tiếp nhà báo Mỹ David Delingher, Bác Hồ có nói: “Khi trở về Mỹ ông có thể nói rằng tôi đã đi ở cho người ta ở Brooklin với lương tháng 40 USD… Tôi làm việc không đến nỗi vất vả lắm và dùng một số thời gian rảnh để học tập và đi thăm những khu vực trong thành phố”. Người còn nhắc đến chuyện đi xe điện ngầm tới thăm khu Harlem và rất xúc động trước điều kiện sống của người da đen. Có tài liệu viết rằng Nguyễn Tất Thành đã đến Boston, làm thuê ở khách sạn Parker House.

Thợ đốt lò, cào tuyết ở nước Anh (năm 1913)

Khoảng đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu rời Mỹ trở về Havre, sau đó sang Anh. Người con của viên quan lại nhỏ ở Kim Liên, trong chính quốc to lớn đầy sương mù và khói bụi, để sinh sống đã nhận cào tuyết cho một trường học. Công việc quá vất vả mệt nhọc, anh đành phải bỏ việc. Anh tìm được một việc khác là đốt lò. Từ 5h sáng, anh đã phải chui xuống hầm để nhóm lửa, suốt ngày đổ than, thay than trong lò, sống trong cảnh tranh tối tranh sáng, ngột ngạt. Nhưng cũng ngay từ những ngày đầu tiên đến nước Anh, Nguyễn Tất Thành bắt tay vào việc học tiếng Anh. Hằng ngày, sáng sớm và buổi chiều, nghĩa là trước và sau giờ lao động để kiếm tiền sống, anh miệt mài tự học. Hằng tuần, vào ngày nghỉ, anh học tiếng Anh với một giáo sư Italy.

Làm phụ bếp ở khách sạn Drayton Court, Tây London. Thợ làm bánh ở khách sạn Carlton, London (cuối năm 1913)

Sau hai tuần nghỉ việc đốt lò vì bị cảm, Nguyễn Tất Thành đến làm thuê ở khách sạn khách sạn Drayton Court, đại lộ Drayton, khu West Ealing, Tây London.

Một thời gian sau, Nguyễn Tất Thành lại chuyển sang làm phụ bếp ở khách sạn Carlton, một khách sạn sang nổi tiếng ở London. Anh làm việc dưới sự điều khiển của ‘vua đầu bếp’ người Pháp Escophier. Công việc của anh là dọn dẹp bát đĩa và đồ đạc. Anh làm rất cẩn thận. Đáng lẽ vứt thức ăn thừa vào một cái thùng thì anh lại để riêng những thức ăn còn sạch sẽ, có lúc là một phần tư con gà hoặc còn nguyên cả miếng bít tết để đưa lại cho nhà bếp. Ông già Escophier chú ý tới việc làm đó và hỏi anh: “Tại sao anh không quẳng thức ăn thừa vào thùng như những người khác?”. Anh trả lời: “Không nên vứt đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy”. Escophier thấy mến anh. Ông nói: “Tạm thời anh hãy gác ý nghĩ cách mạng của anh lại một bên và tôi sẽ dạy cho anh cách làm bếp, làm ngon và anh sẽ được nhiều tiền”. Từ đó, Nguyễn Tất Thành được ông “vua bếp” đưa vào chỗ làm bánh với số lương cao hơn và nhất là có nhiều thời gian để học tiếng Anh.

Thợ ảnh, vẽ chao đèn, vẽ đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa, bán rượu rum đồng thời làm báo, là tuyên tuyền viên cách mạng ở Pháp những năm 1917-1923

Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ nước Anh trở lại Pháp. Anh làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống, để tìm hiểu tình hình chính trị, tình hình Việt kiều và bắt đầu thực hiện cuộc vận động, tuyên truyền cách mạng. Mật thám Pháp Désiré chuyên theo dõi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc viết trong báo cáo ngày 19/6/1922: “Lâu nay Nguyễn Ái Quốc làm việc ở nhà số 7 ngõ Compoint. Buổi chiều bán rượu rum ở các cửa hàng bán rượu vang, lợi dụng sự tự do này để tuyên truyền cách mạng cho những người người quê ở các nước thuộc địa, chủ yếu  trong những người Đông Dương và Madagascar”.

Trong một báo cáo khác ngày 28/3/1923, Désiré ghi: “Nguyễn Ái Quốc  tiếp tục làm thêm nghề sửa ảnh tại số 7 ngõ Compoint…số giờ làm việc trên không đủ bảo đảm đời sống vật chất, ông Nguyễn Ái Quốc còn vẽ chao đèn, phóng ảnh và rửa ảnh có được do việc ông cho đăng tin quảng cáo trên báo Người cùng khổ và báo Nhân đạo”. Người ta cũng đã đọc được trên báo “Đời sống thợ thuyền” (La Vie Ouvriere) mấy dòng quảng cáo: “Muốn lưu lại một kỷ niệm sinh động về gia đình, xin sửa lại ảnh tại nhà Nguyễn Ái Quốc, hình đẹp, khung đẹp, với giá 45 quan”. Tuy nhiên, Người không mấy thành công trong công việc này nên sống rất cơ cực.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với những công việc đã trải qua trong hành trình cứu nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh với những công việc đã trải qua trong hành trình cứu nước

Làm phiên dịch, phóng viên, làm báo, bán báo, bán thuốc lá, thày giáo lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu Trung Quốc những năm 1924-1927

Cuối  năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu, Trung Quốc, với danh nghĩa công khai là cán bộ phiên dịch của phái bộ cố vấn Borodin, bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên, vừa phụ trách mục tuyên truyền trong tờ báo Canton Gazette – báo bằng chữ Anh của Trung ương Quốc dân đảng. Ngoài công việc cách mạng, Nguyễn Ái Quốc còn đi bán thuốc lá, bán báo để đảm bảo cho sinh hoạt hằng ngày.

Làm vườn, chơm cá, bốc thuốc, đi buôn, đi tu ở Thái Lan những năm 1928-1929

Hoạt động ở Xiêm (năm 1939 đổi tên là Thái Lan), với tên gọi Thầu Chín, Nguyễn Ái Quốc đồng cam cộng khổ cùng kiều bào. Thầu Chín sống như mọi người, cũng đào giếng, vỡ đất làm vườn, gánh gạch, đắp nền xây trường học cho con em kiều bào.

Một thời gian dài Thầu Chín ở ngay tại hiệu thuốc của Đặng Văn Cáp và đã tranh thủ học nghề thuốc, nắm được những hiểu biết cơ bản về thuốc và chữa bệnh. Có lần đã bốc thuốc cho một cán bộ bị ốm và người này đã khỏi bệnh. Người còn tìm ra cây hy thiêm mọc trong vùng, chữa được chứng bệnh phong thấp.

Sau này, Bác kể về thời gian hoạt động ở Xiêm: Anh em cán bộ người thì làm ruộng, người thì cưa gỗ, cũng có người buôn bán nhỏ để nuôi nhau và hoạt động. Cùng làm lao động với anh em, ban ngày thì Bác làm “suổi” (tiếng Thái Lan nghĩa là làm vườn), ban đêm thì thường đi chơm cá đến khuya mới về. Thỉnh thoảng, Người cùng với một số cán bộ, cũng khăn gói tay đẫy đi buôn để gây quỹ cho tổ chức.

Trần Dân Tiên trong sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” viết: “Ngoài việc cuốc đất, đi buôn, ông Nguyễn còn làm công việc tuyên truyền và tổ chức. “Hội Thân ái Việt Nam” thành lập, một tờ tuần báo Thân ái được xuất bản. Trước kia ở Trung Quốc, ông Nguyễn từ phương Bắc tuyên truyền về nước. Bây giờ ở Xiêm, ông tuyên truyền về nước từ phương Tây”. Những hoạt động của Người, dù đã hết sức cẩn thận vẫn không thể hoàn toàn giữ kín được. Thực dân Pháp sinh nghi, tung mật thám dò tìm. Người bị theo dõi ráo riết. Gặp khi nguy hiểm quá, Người thậm chí đã phải lánh vào chùa, tạm cắt tóc đi tu để tiếp tục hoạt động.

Năm 1938, trong vai thiếu tá Hồ Quang, Bác công tác tại phòng Cứu vong thuộc Văn phòng Bát lộ quân ở Quế Lâm Trung Quốc, phụ trách biên tập tờ Sinh hoạt tiểu báo, tờ báo của nội bộ cơ quan.

Đầu năm 1941 làm thầy giáo ở lớp huấn luyện do Người tổ chức ở làng Nậm Quang, Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc. Trở về nước, sau Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, tại Pác Bó, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục tổ chức các lớp huấn luyện chính trị – quân sự ngắn hạn cho cán bộ địa phương. Người trực tiếp tham gia giảng bài.

Trong thời gian này, ngoài việc tham gia huấn luyện cán bộ, dịch tài liệu, Nguyễn Ái Quốc tham gia các công việc khác cùng nhân dân và cán bộ, giúp gia đình cơ sở; hướng dẫn các bài thuốc giúp dân chữa bệnh.

Để giữ bí mật, lúc đi công tác Nguyễn Ái Quốc còn cải trang thành thày lang, kiêm thày cúng qua các trạm gác của địch.

Nhà cách mạng chuyên nghiệp

Khảo sát sơ bộ cho thấy trong hành trình cứu nước, Văn Ba – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã trải qua gần 20 công việc, nghề nghiệp khác nhau. Những công việc của nhà nông, công nhân, thợ thuyền, trí thức, thương gia, Bác đều đã từng làm. Trong tất cả những danh hiệu mà Người được vinh danh, Bác chỉ nhận mình là người yêu nước và nhà cách mạng chuyên nghiệp là công việc mà Người theo đuổi suốt cuộc đời. Nhưng để làm một nhà cách mạng chuyên nghiệp thành công, Bác đã không nề hà bất cứ việc gì, làm bất cứ công việc gì để kiếm sống, để có điều kiện gần gũi tìm hiều đời sống thợ thuyền, để làm tốt công tác dân vận, tuyên truyền, tổ chức, hướng hướng họ vào cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập. Cũng từ thực tế lao động, học tập, thâm nhập đời sống những người lao động, phân tích tình hình chính trị thế giới, tiếp cận với chủ nghĩa Marx-Lenin, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn, đó là con đường cách mạng vô sản mà sau này Người đã đúc kết: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Đất nước ta ngày càng phát triển, cuộc sống của nhân dân ta ngày càng ấm no, vui tươi, hạnh phúc, chúng ta càng khắc sâu trong tim lòng biết ơn vô hạn đối với những hy sinh gian khổ mà Bác đã trải qua trong hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Văn Ba là ai. Mọi thông tin trong bài viết Văn Ba là ai? Hành trình tìm đường cứu nước của Văn Ba đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *