Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả (18 Mẫu)

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả bao gồm dàn ý chi tiết cùng 18 bài mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em lớp 7 có thêm nhiều gợi ý mới lạ để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình đạt điểm số cao nhất.

Đề bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả

Mục lục

Dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả

1. Mở đoạn:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Giới thiệu về cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.

2. Thân đoạn:

a. Cảm xúc về nội dung: Tác giả bày tỏ tình yêu thương sâu sắc trước sự hi sinh, tảo tần của mẹ.

* Hình ảnh người mẹ:

– Bóng dáng mẹ tảo tần, chăm chút cho vườn cây:

  • Những mùa quả “lặn” rồi “mọc”: “lặn”, “mọc” chỉ sự tuần hoàn, không có có hồi kết nhằm diễn tả sự hi sinh, cần mẫn của mẹ. Mẹ làm quanh năm suốt tháng.
  • Quả “bí” và bầu” lớn xuống “mang dáng giọt mồ hôi mặn” => công sức của mẹ sau bao tháng ngày vun trồng, chăm bón.

=> Mẹ là người phụ nữ tần tảo, rất giàu đức hi sinh.

* Tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho mẹ:

– Biết ơn, ghi nhớ công lao và sự hi sinh của mẹ:

  • “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên”: Nhờ sự chăm chút, nuôi dưỡng của mẹ mà những đứa con mới có thể trưởng thành, lớn lên. Cũng giống như những quả bí, quả bầu “lớn xuống” là nhờ những giọt mồ hôi, công sức của mẹ.

=> Tình cảm sâu nặng của người con với công lao to lớn, âm thầm, lặng lẽ suốt đời của mẹ.

– Lo lắng, hoảng sợ:

  • “Và chúng tôi, một thứ quả trên đời/ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái”: Những đứa con chính là thứ quả mẹ dùng cả đời để nuôi dưỡng. Mẹ thu hái biết bao mùa bí, mùa bầu nhưng điều mẹ mong ước nhất là “được hái” thứ quả trưởng thành, lớn khôn ở các con.
  • “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”: nỗi sợ hãi khi thấy mẹ già đi mà mình chưa kịp trưởng thành.

=> Tình cảm yêu thương, chân thành mà con dành cho mẹ.

b. Cảm xúc về nghệ thuật:

– Biện pháp tu từ độc đáo:

  • So sánh “Như Mặt Trời, khi như Mặt Trăng”.
  • Đối lập “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/ Còn những bí và bầu thì lớn xuống”.
  • Hoán dụ, nói giảm nói tránh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi”.
  • Ẩn dụ “Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”.

– Nhịp thơ linh hoạt, giàu nhịp điệu.

– Hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc với đời sống thường nhật.

3. Kết đoạn:

– Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 1

Với lời thơ giàu chất suy tư, chiêm nghiệm, “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ để lại nhiều cảm xúc và suy ngẫm. Bài thơ khắc họa hình ảnh người mẹ qua những cảm nhận của nhân vật trữ tình – người con. Với con, mẹ là người phụ nữ tần tảo, lam lũ, cũng là hiện thân của những đắp bồi vun vén cho ngọt ngào đong đầy nơi những mùa quả, cho yêu thương nuôi lớn những đứa con. Mồ hôi mẹ thầm lặng nhỏ xuống, để những mùa quả “lặn” rồi lại “mọc”. Bàn tay mẹ chăm chút, nâng niu, để những đứa con theo năm tháng lớn khôn. Mẹ đã thu hái biết bao mùa bí, mùa bầu ngọt thơm trái chín. Nhưng điều mẹ ước mong lớn nhất là “được hái” thứ quả mẹ chắt chiu vun trồng cả đời – đó là thứ quả của thành công, thứ quả trưởng thành nơi các con. Đối với mẹ, các con chính là thứ quả đặc biệt mà mẹ dành tất cả tình yêu thương để vun xới, đắp bồi. Thấu hiểu được sự mong chờ của mẹ, cũng là lúc con giật mình hoảng sợ một ngày kia mẹ già yếu mà con vẫn còn non dại, chưa kịp trưởng thành. Bài thơ vì vậy không chỉ dừng lại ở ý nghĩa ngợi ca công lao to lớn và tình yêu thương của mẹ, mà còn khiến mỗi chúng ta thêm nhận thức thấm thía về trách nhiệm cần phải trưởng thành để vui lòng mẹ cũng như trách nhiệm đền đáp công ơn sinh thành của mẹ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 2

“Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ đầy tính chiêm nghiệm, mộc mạc và gần gũi. Nó gợi lên trong người ta nhiều cảm xúc và suy ngẫm. Bài thơ miêu tả hình ảnh người mẹ thông qua cảm nhận của một người con yêu mến. Mẹ là người phụ nữ bình dị, chăm chỉ, cũng là người đại diện cho những nỗ lực đắp bồi và vun trồng cho những kỷ niệm ngọt ngào và đầy quả ngọt. Bàn tay mẹ đã chăm sóc, nâng niu và giúp đỡ để các con trưởng thành. Mẹ đã thu hoạch nhiều mùa quả, từ bí đến bầu, từ trái chín đến thơm ngon. Tuy nhiên, điều mà mẹ mong ước nhất là được hái trái quả mà mẹ đã chăm sóc và trồng suốt cuộc đời – đó là thành công của các con, là quả trưởng thành của họ. Đối với mẹ, các con là những quả đặc biệt mà mẹ đã dành tất cả tình yêu thương để chăm sóc và giúp đỡ. Nhưng khi con thấu hiểu được tình cảm của mẹ, cũng là lúc con nhận ra sự sợ hãi và lo lắng cho một ngày mẹ già yếu, trong khi con vẫn còn trẻ và chưa trưởng thành. Bài thơ còn là lời nhắc nhở mỗi người chúng ta ý thức về trách nhiệm phải trưởng thành để hạnh phúc cho mẹ cũng như đền đáp công ơn sinh thành của mẹ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 3

Điều tôi cảm thấy ấn tượng đặc biệt khi đọc bài thơ “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm chính là ý nghĩa sâu sắc ẩn sau lớp ngôn từ mộc mạc, giản dị. Ngôn từ thơ vốn dĩ vẫn gợi nhiều hơn tả. Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm thì ấn tượng ấy lại càng đậm nét. Bởi phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm có nét rất riêng: Sâu sắc, trí tuệ mà vẫn tràn đầy cảm xúc. Ngay nhan đề “Mẹ và quả” người đọc ngỡ như bài thơ xây dựng hai hình tượng: Mẹ và quả – mẹ và những cây trái mẹ vun trồng. Nhưng đọc hết bài thơ, ta mới thấy, “quả” ở đây không đơn thuần là cây trái của tự nhiên, quả còn là ẩn dụ cho các con của mẹ. Cả cuộc đời mẹ dành yêu thương chăm chút cho quả và cho các con. Đối với mẹ, các con cũng giống như một thứ quả đặc biệt – thứ quả mà mẹ mong được hái nhất. Mẹ âm thầm nuôi nấng, dạy dỗ các con qua bao mùa quả lặn mọc để mong một ngày thứ quả đặc biệt ấy sẽ “chín” – chín chắn, trưởng thành, vững vàng sải bước trên đường đời. Sự thâm trầm, sâu sắc của bài thơ còn thể hiện ở cách người con bộc lộ cảm xúc trong lòng mình: “Tôi lo sợ ngày bàn tay mẹ mỏi – Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. Câu thơ chất chứa biết bao suy ngẫm, trăn trở của người con khi nghĩ về ngày mẹ già yếu mà mình vẫn chưa thực sự khôn lớn, trưởng thành. Điều suy tư ấy không bộc lộ bằng cách nói trực tiếp mà bằng hình ảnh hoán dụ “bàn tay mẹ mỏi”, ẩn dụ “quả non xanh” mang ý nghĩa biểu cảm và sâu sắc hơn nhiều. Cảm xúc day dứt của người con khiến bài thơ kết lại mà vẫn truyền đến người đọc biết bao suy ngẫm về bổn phận của chính mình. Kết mà mở – thơ Nguyễn Khoa Điềm sâu sắc là thế đó.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 4

“Mẹ và quả” là bài thơ mang đậm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khoa Điềm: Giàu cảm xúc và đậm chất suy tư. Cảm xúc và suy tư ấy đã lắng đọng lại, kết tinh thành những vần thơ đầy sức lay động. Viết về mẹ như biết bao bài thơ khác, “Mẹ và quả” mang đến cho vườn thơ đầy sắc màu ấy một bông hoa thật đẹp. Bài thơ khắc họa hình ảnh người mẹ cả đời chăm chút, chắt chiu cho những mùa quả – những mùa bí mùa bầu đơm hoa, kết trái. Cũng chính người mẹ ấy cả đời yêu thương, che chở, nuôi lớn lũ con mình. Mẹ chăm quả, mẹ chăm con bằng những nhọc nhằn và sự hi sinh thầm lặng. Thầm lặng như những mặn mòi rỏ xuống, tạo nên dáng bí dáng bầu mang dáng giọt mồ hôi. Mồ hôi mẹ kết thành trái chín nơi cây mẹ mỗi mùa thu hái. Nhưng với mẹ, các con là thứ quả mà mẹ mong chờ được hái nhất. Mẹ mong chờ được nhìn thấy thành quả chăm sóc cả đời mình – đó là sự trưởng thành, khôn lớn của các con. Tình yêu của mẹ thật lớn lao, cao cả, mẹ đâu mong đợi gì cho riêng mình. Sự mong đợi ngọt ngào nhất đều là dành cho các con. Nhưng càng thấm thía sự mong mỏi của mẹ, con càng hoảng sợ một ngày kia, khi bàn tay mẹ “mỏi”, mà mình vẫn chưa kịp trưởng thành, chưa kịp “chín” như ước mong của mẹ. Hai câu thơ cuối là trăn trở, suy tư của nhân vật trữ tình – người con đã đánh thức trong người đọc biết bao cảm xúc và suy ngẫm về công lao của mẹ và trách nhiệm đáp đền của mỗi người con đối với công lao ấy.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 5

Với tác phẩm “Mẹ và quả”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cho độc giả rất nhiều xúc cảm. Bằng việc sử dụng những hình ảnh giản dị, thân thuộc cùng giọng điệu đằm thắm, sâu lắng, nhà thơ đã tái hiện lại bức chân dung người mẹ tảo tần, lam lũ. Một tay mẹ nuôi lớn đàn con thơ, chăm lo cho những mùa quả “lặn rồi lại mọc”. Hai câu thơ: “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/Còn bí và bầu thì lớn xuống” đã sử dụng rất thành công biện pháp đối lập. Nhờ sự nuôi dưỡng của mẹ, những đứa con trở nên ngày một cao lớn, trong khi những quả bí, quả bầu lại dần trĩu nặng, chạm xuống mặt đất. Với hình dáng “giọt mồ hôi mặn”, những thứ quả đó đã nói lên sự vất vả, cực nhọc mà người mẹ phải trải qua. Tuy nhiên, “thứ quả” mẹ mong muốn được hái nhất lại là các con: “Và chúng tôi, một thứ quả trên đời/Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái”. Bao công sức, hi sinh đều chỉ để đổi lại sự trưởng thành, khôn lớn của con. Nhìn bóng lưng mẹ ngày một còng xuống, số tuổi thì ngày càng cao lên, người con khéo léo bày tỏ nỗi sợ trong lòng: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. Nhân vật trữ tình giật mình thảng thốt, lo lắng rằng đến khi mình “chín” thì mẹ lại không còn ở bên. Qua tác phẩm, ta thấy được tình cảm và sự hi sinh cao cả của mẹ cũng như sự biết ơn sâu sắc của những đứa con với đấng sinh thành.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 6

Bài thơ “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc. Bài thơ là lời của người con, nói về công lao chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ thật lớn lao, vĩ đại. Người mẹ trong bài hiện lên với vẻ đẹp tần tảo, đảm đang. Mẹ đã chăm sóc, vun trồng cho cây bầu, trái bí thật cẩn thận. Để rồi chúng được lớn lên nhờ sự vất vả lặng thầm của người mẹ biết bao năm tháng. Cũng giống như những đứa con được mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc và yêu thương. Hình ảnh “Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn/Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi” đã giúp người đọc hình dung rõ hơn về nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ. Ở hai dòng thơ cuối, nhà thơ “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh” – đó là sự lo lắng khi bản thân còn chưa trưởng thành khi để mẹ vẫn phải lo lắng. Tác giả cũng sợ rằng không thể báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ. Như vậy, bài thơ thể hiện được tấm lòng hiếu thảo, cũng như giàu tình yêu thương của người con dành cho mẹ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 7

Mẹ là đề tài muôn thủa trong thi ca, Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài ấy bài thơ Mẹ và quả. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh Mẹ và quả, qua đó thể hiện sự tảo tần của người mẹ và tình yêu thương mẹ của người con. Trong đó ấn tượng hơn cả là câu thơ: còn những bí và bầu thì lớn xuống/ chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn. Hai dòng thơ gợi cho người đọc sự xúc động bởi sự vất vả tảo tần của mẹ. Hai câu thơ có sự liên tưởng so sánh độc đáo giữa giọt mồ hôi vất vả của mẹ nuôi ta khôn lớn, nó cứ dài ra, nặng thêm như những quả bầu, quả bí. Qua đó em thấy được sự hy sinh thầm lặng của mẹ, và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. Thông qua đó em biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sự tảo tần hi sinh thầm lặng vì con cái của cha mẹ. Em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng thật nhiều để cha mẹ không phải phiền lòng!

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 8

Bài thơ “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm vô cùng ý nghĩa. Với những hình ảnh vô cùng giản dị, thân thuộc cùng giọng điệu tha thiết, nhẹ nhàng, tác giả đã đem đến cho chúng ta những thông điệp đầy xúc động về tình mẫu tử. Nhân vật chính của tác phẩm là người mẹ – một người phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó, luôn hết mình để nuôi các con khôn lớn, trưởng thành. Hình ảnh mẹ hiện lên gắn liền với “những mùa quả” nối tiếp nhau, cứ “lặn” rồi lại “mọc” như Mặt Trăng, Mặt Trời. Điều đó khiến ta liên tưởng tới sự chảy trôi vô tận, phũ phàng của thời gian. Nó khiến cho những đứa con “lớn lên”, những quả bầu, quả bí “lớn xuống”, đồng thời cũng phủ một lớp sương trắng xóa lên mái tóc mẹ. Bờ vai mẹ đã gồng gánh cả một gia đình suốt bao năm qua, nhưng bà không cần bất cứ điều gì cho riêng bản thân mình. Ước mong lớn lao nhất của mẹ “Bảy mươi tuổi đợi chờ được hái” chính là sự khôn lớn, trưởng thành của các con. Nhắc đến đây, nội tâm nhân vật trữ tình bắt đầu hoảng sợ thời gian sẽ cướp đi đấng sinh thành, hoảng hốt vì không biết liệu đến khi “bàn tay mẹ mỏi” thì mình đã “chín” chưa hay vẫn chỉ là “một thứ quả non xanh”. Với bổn phận và tấm lòng biết ơn, chủ thể trữ tình luôn mong muốn được báo đáp người mẹ đáng kính. Chắc chắn, ai trong chúng ta cũng đều có thể đồng cảm và thấu hiểu cho cảm xúc đó. Tình cảm dạt dào, sự hi sinh cao cả mà không cần hồi đáp của người mẹ đã khiến độc giả vô cùng xúc động. Qua đây, ta lại càng cảm nhận được sự thiêng liêng của tình mẫu tử, thêm biết ơn về những gì mà gia đình đem đến.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 9

Sau khi đọc xong bài thơ “Mẹ và quả” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, em cảm thấy vô cùng xúc động. Nội dung của bài thơ nói về tình mẫu tử – một tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ trong cuộc sống. Những câu thơ ngắn gọn nhưng lại giàu cảm xúc. Bài thơ chính là lời của người con, nói về công lao chăm sóc, nuôi dưỡng của mẹ. Hình ảnh người mẹ được hiện lên với vẻ đẹp tần tảo, đảm đang. Mẹ đã chăm sóc, vun trồng cho cây bầu, trái bí thật cẩn thận, để chúng có thể lớn lên đơn hoa kết trái. Cũng giống như những đứa con được mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc và yêu thương. Câu thơ “Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn/Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi” đọc lên gợi cho em sự xúc động, nghẹn ngào về nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ. Bài thơ kết lại với hai câu thơ cuối đã bộc lộ sự “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh”. Em có thể hiểu được đó là nỗi niềm lo lắng, băn khoăn khi bản thân còn chưa trưởng thành khi để mẹ vẫn phải lo lắng. Nhân vật người con trong bài thơ cũng sợ rằng không thể báo đáp được công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ. “Mẹ và quả” là một bài thơ thật giản dị, nhưng chan chứa tình cảm.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 10

Những bài thơ viết về mẹ thường đọng lại nhiều dư âm sâu lắng trong lòng độc giả. “Mẹ và quả” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ như thế. Bài thơ ghi lại những cảm nhận của người con về mẹ, về những mùa quả của mẹ và về chính mình. Qua những cảm nhận của con, mẹ là người phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó. Bàn tay mẹ vun trồng lên những mùa quả, những bí, những bầu. Mẹ đã chăm chút hết mùa quả này đến mùa quả khác, bền bỉ trong hành trình ươm cây hái trái, hành trình nuôi con và hành trình sống. Dù hành trình ấy thật nhiều vất vả, nhọc nhằn. Nỗi vất vả nhọc nhằn như hằn in trên từng dáng quả, mẹ vẫn âm thầm bồi đắp nên những cây trái ngọt ngào và nuôi con lớn khôn bằng tình yêu và hi vọng. Cảm nhận thấm thía công ơn của mẹ, người con đã đặt mình trong sự so sánh với một thứ quả đặc biệt: “Và chúng tôi, một thứ quả trên đời/ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái”. Người con hiểu được những ước mong của mẹ về sự trưởng thành của các con và cũng hoảng sợ vô cùng khi nghĩ đến “ngày bàn tay mẹ mỏi” mà mình “vẫn còn một thứ quả non xanh”. Nét tương đồng giữa “chúng tôi” và “quả” gợi lên nhiều liên tưởng sâu sắc, cảm động: Quả bí quả bầu mẹ đều mỗi mùa thu hái, “quả” chín khôn lớn của các con mẹ có kịp thu hái không? Mẹ có kịp tận hưởng ngọt ngào từ sự “chín” chắn của các con không? Lời thơ cất lên như mang cả những lo sợ của con về ngày mẹ già yếu mà chưa thể nở nụ cười mãn nguyện vì thứ quả đặc biệt mà mẹ tận tụy vun trồng cả đời chưa kịp “chín”. Câu thơ cuối là trăn trở trong lòng người con, cũng là câu hỏi lay động biết bao xúc cảm trong lòng người đọc, gợi nhiều suy tư, thấm thía.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 11

Nhắc đến nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, em vô cùng ấn tượng trước sáng tác “Mẹ và quả” của ông. Đây quả là một tác phẩm hay và sâu sắc khi viết về tình mẫu tử cao đẹp, thiêng liêng, sâu nặng. Trong toàn bộ văn bản, điều khiến em yêu thích nhất chính là khổ cuối cùng: “Và chúng tôi, một thứ quả trên đời/ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái/ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. Ở hai dòng thơ đầu: “Và chúng tôi, một thứ quả trên đời/ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái”, tác giả đã đem đến cho em những cảm nhận về sự trân trọng, biết ơn của người con dành cho mẹ. Nhân vật trữ tình coi mình như một loại quả. Thứ quả ấy lớn lên nhờ tình yêu thương, chăm sóc, chở che của mẹ. “Bảy mươi tuổi” chính là cột mốc quan trọng của đời người. Mẹ đã đi quá nửa cuộc đời, đã trở nên già yếu. Đây cũng là lúc mẹ mong chờ được “hái” loại quả mà mình thương yêu nhất. Mẹ muốn nhìn thấy các con khôn lớn, trưởng thành. Đặc biệt, em vô cùng ấn tượng trước tình cảm chân thành, da diết của người con ở hai dòng cuối cùng: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. Câu thơ ấy khơi gợi sự xúc động, sâu lắng trong lòng người đọc bởi tình cảm và tấm lòng hiếu thảo của nhà thơ. Với biện pháp hoán dụ, lấy hình ảnh “bàn tay mẹ mỏi”, tác giả muốn diễn tả sự già yếu của mẹ. Tiếp đó là biện pháp ẩn dụ “mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”, đối lập với tuổi cao, sức yếu của mẹ là sự non nớt, chưa trưởng thành của con. Con lo sợ mẹ già rồi mà mình vẫn còn vụng dại, chưa kịp trưởng thành, lớn khôn. Như vậy, bằng các biện pháp tu từ độc đáo như ẩn dụ, hoán dụ, tác giả đã diễn tả được tình cảm sâu nặng dành cho người mẹ kính yêu. Từ đây, em càng thêm trân trọng, yêu thương mẹ của mình.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 12

Bài thơ “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm văn học tuyệt vời về đề tài mẹ, thể hiện sự kính trọng và tình yêu thương vô hạn của tác giả dành cho người mẹ của mình. Bài thơ được viết với sự tâm huyết và cảm xúc chân thành của tác giả, với hình ảnh mẹ và quả thể hiện công lao dưỡng dục sinh thành của mẹ. Bài thơ là một tác phẩm văn học đáng đọc, để lại những suy tư sâu sắc về tình mẹ con và giá trị của sự hy sinh vì gia đình. Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Mẹ và quả” thể hiện sự lo lắng của người con trai về tuổi già của mẹ và sự còn trẻ trung, vụng dại của chính mình. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ độc đáo như ẩn dụ, so sánh, hoán dụ và nói giảm nói tránh để thể hiện tình cảm sâu sắc đó. Hình ảnh mẹ và quả gần gũi, giản dị cũng được sử dụng để thể hiện sự trân trọng và tình yêu thương của tác giả dành cho mẹ của mình. Hình ảnh mẹ và quả gần gũi, giản dị cũng được sử dụng để thể hiện sự trân trọng và tình yêu thương của tác giả dành cho mẹ của mình. Qua tác phẩm, chúng ta càng hiểu được giá trị của những giây phút bên mẹ, và càng trân trọng tình mẫu tử vô giá của đời mình.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 13

“Mẹ và quả” là một tác phẩm xuất sắc của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ngay từ nhan đề bài thơ, ta đã thấy được những ẩn ý sâu xa của người nghệ sĩ. Hình ảnh về “những mùa quả” được lặp lại nhiều lần tượng trưng cho sự chảy trôi của thời gian. Chúng cứ nối đuôi nhau “lặn rồi lại mọc”, như Mặt Trời và Mặt Trăng, khiến ta cảm nhận được thời gian trôi qua với một tốc độ khủng khiếp. Điều đó đồng nghĩa với việc mẹ đang ngày một già đi, dần dần “mỏi” và không còn có thể ở mãi bên các con được nữa. Nó khiến cho nhân vật trữ tình vô cùng hoảng sợ. Cả đời mẹ vất vả, tần tảo, không màng khó khăn để nuôi các con “lớn lên”, chăm giàn bầu, giàn bí “lớn xuống”. Hình ảnh đối lập hết sức độc đáo kia làm cho bài thơ trở nên ấn tượng hơn rất nhiều. Những quả bí, quả bầu mang hình dáng “giọt mồ hôi mặn” hay chính công sức, thời gian mẹ đã hi sinh để nuôi lớn đàn con. Vậy mà “thứ quả” duy nhất mẹ mong lại đơn giản là sự trưởng thành, khôn lớn của đứa con ấy. Chủ thể trữ tình đã hoảng sợ, không phải vì áp lực phải thành công, mà là sợ mình sẽ không “chín” kịp lúc để báo đáp, phụng dưỡng mẹ. Mẹ vất vả vì ta suốt bao nhiêu năm, liệu ta có thể đỡ đần, lo lắng cho người trước khi tay người “mỏi”? Đó là câu hỏi, là nỗi trăn trở khôn nguôi trong lòng người con cũng như độc giả. Và giờ đây, ta mới hiểu rõ ràng hơn về nhan đề “Mẹ và quả”. “Quả” có thể là bí, là bầu, là loài cây được tay mẹ vun trồng, chăm sóc và cũng là đứa con bé bỏng, ngây dại. Hai hình ảnh đặt cạnh nhau khiến cho cảm xúc của bài thơ dâng trào mãnh liệt. Qua đó, người đọc lại càng thêm yêu quý, biết ơn và trân trọng người mẹ đáng kính của mình hơn.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 14

Với lời thơ mộc mạc, gần gũi, “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm đã để lại cho em những rung cảm và niềm xúc động sâu sắc. Bài thơ là lời giãi bày chân thành, dạt dào cảm xúc của người con dành cho mẹ. Hình ảnh mẹ hiện lên thật chân thực, rõ nét. Trong trái tim con, mẹ là người phụ nữ tảo tần, giàu đức hi sinh. Mẹ luôn vun vén bồi đắp cho những cây quả lớn lên. Quanh năm suốt tháng, mồ hôi mẹ cứ vậy mà nhỏ xuống để những mùa quả “lặn” rồi lại “mọc”. Chính điều đó đã khiến cho người con thêm trân trọng, nâng niu, biết ơn sự hi sinh thầm lặng của mẹ. Ở hai câu thơ “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/ Còn những bí và bầu thì lớn xuống”, tác giả đã sử dụng biện pháp đối lập, tương phản. Câu thơ vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc. Cả con và bầu, bí đều lớn lên từ đôi bàn tay cần mẫn và tình yêu thương của mẹ. Người con muốn bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc dành cho mẹ, người đã vì con mà vất vả, nhọc nhằn. Đến khổ thơ cuối cùng, nhân vật trữ tình “hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi”. Tác giả lấy hình ảnh “bàn tay mẹ mỏi” để chỉ người mẹ đã già yếu, đến cái tuổi “gần đất xa trời”. Hai dòng thơ cuối: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh” đã diễn tả được tâm trạng lo lắng, trăn trở, pha chút ân hận của nhân vật trữ tình. Chủ thể trữ tình lo rằng mẹ già rồi mà mình vẫn còn vụng dại, chưa kịp khôn lớn, trưởng thành. Để thể hiện một cách sâu sắc nội dung, tác giả đã sử dụng hàng loạt các biện pháp tu từ độc đáo như ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói giảm nói tránh và hình ảnh gần gũi, giản dị. Qua tác phẩm, em càng thêm trân trọng những phút giây được ở bên mẹ của mình.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 15

Mặc dù đã được đọc và học không ít bài thơ viết về mẹ nhưng em đặc biệt ấn tượng với tác phẩm “Mẹ và quả” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ đã đem đến cho em những cảm nhận sâu sắc về tình cảm yêu thương, biết ơn của người con dành cho mẹ. Mẹ hiện lên thật giản dị, gần gũi với hình ảnh chăm bón cho “bí” và “bầu”. “Những mùa quả lặn rồi mọc” như sự tuần hoàn, lặp lại không ngừng của thời gian. Quanh năm suốt tháng, mẹ vẫn cần mẫn gieo trồng, chăm bón cho bí và bầu lớn lên. Bởi vậy, “bí” và “bầu cứ dần dần “lớn xuống”, “mang dáng giọt mồ hôi mặn”. Đó chính là công sức của mẹ bỏ ra để ươm mầm những loài cây. Mẹ mang vẻ đẹp của người phụ nữ tần tảo, rất giàu đức hi sinh. Bên cạnh hình ảnh người mẹ, điều khiến em ấn tượng nhất đó chính là tình cảm của nhân vật trữ tình. Chứng kiến sự vất vả của mẹ, người con luôn ghi nhớ, biết ơn “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên”. Nhờ sự chăm chút, nuôi dưỡng ấy mà những đứa con mới có thể trưởng thành, khôn lớn. Cũng giống như quả bí, quả bầu phát triển là nhờ những giọt mồ hôi, nhọc nhằn của mẹ. Để rồi, hoảng hốt, sợ hãi một “ngày bàn tay mẹ mỏi” mà “Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”. Chủ thể trữ tình lo sợ một ngày mẹ già yếu còn mình thì chưa đủ chín chắn, chưa làm được những điều xứng đáng với chờ mong của mẹ. Như vậy, bằng hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc với đời sống thường nhật, nhịp thơ linh hoạt, cùng biện pháp tu từ độc đáo như: so sánh “Như Mặt Trời, khi như Mặt Trăng”; đối lập “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/ Còn những bí và bầu thì lớn xuống”; hoán dụ, nói giảm nói tránh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi”; ẩn dụ “Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”, tác giả đã thể hiện một cách đầy tinh tế, sâu sắc tình cảm thương yêu dành cho mẹ của mình. Qua bài thơ, em càng thêm trân trọng những phút giây bên mẹ và cố gắng học tập để mẹ vui lòng.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 16

Đề tài về “mẹ và con” là đề tài vĩnh hằng mà biết bao thi sĩ trên trái đất này đều có những thể nghiệm của mình qua mỗi vần thơ. Nguyễn Khoa Điềm đã tìm được tử thơ mới lạ, độc đáo, tạo được hiệu quả thẩm mỹ nghệ thuật cho người đọc.

Mở đầu bài thơ là lời kể giản dị về một việc làm bình thường của người trồng cây, mong cho chúng chóng ra qua kết trái. Mảnh vườn của mẹ cứ vần xoay theo năm tháng mùa màng cho những trái ngọt thơm “như mặt trời, khi như mặt trăng”, và niềm tin ấy của mẹ như một chân lý đã được kiểm chứng: “Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng”. Cuộc đời lam lũ của biết bao bà mẹ nông thôn luôn gắn liền với mảnh vườn nhỏ bé, và những trái ngọt đầu mùa, mẹ luôn dành cho những đứa con đi xa. Nguyễn Khoa Điềm đã nâng ý thơ lên một tầm cao hơn, chuyển sang chuyện “trồng người” bằng cách nói hóm hỉnh, mới lạ gây được ấn tượng:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Có thể nói đây là những câu thơ tài hoa nhất trong bài, khắc sâu sự hy sinh thầm lặng của mẹ, và lịng biết ơn vơ bờ của người con về cơng dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. Cây trả công cho người bằng những mùa quả, và người trồng cây cứ hy vọng mùa sau tốt hơn mùa trước, mong cho cây trĩu cành sai trái. Còn cái “vườn người” của mẹ, ngồi chín tháng mười ngày thai nghén khổ đau, mẹ mong từng giờ đứa con của mình tập nói, tập đi những bước đi đầu tiên trong đời. Tâm trạng của mẹ cứ thấp thỏm, lo âu, buồn vui theo dòng chảy của thời gian cho tới lúc “thất thập cổ lai hy”.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh

Câu thơ không chỉ là hàm ý biết ơn mà còn là sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của đứa con chưa làm thoả được niềm vui của mẹ. Hạnh phúc biết bao cho những người mẹ có những người con đẹp như trái chín “mặt trời, mặt trăng”. Và mẹ sẽ buồn xiết bao nếu phải mang xuyến tuyền đài khi thấy những đứa con như những trái sâu, trái thối trước sự băng hoại về đạo đức trong một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. Bài thơ mang vẻ đẹp chân tình giản dị như lịng mẹ qua cách cảm mới mẻ của nhà thơ, tránh được lối nói ước lệ của biết bao câu ca dao và những bài thơ viết về đề tài vĩnh cửu này.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 17

Bài thơ là một hiện minh thuyết phục về luật nhân quả trong cuộc sống con người. Hình tượng mẹ và quả xuyên suốt toàn bài thơ làm sáng rõ thêm cho luật nhân quả đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi chúng ta.

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Hai câu thơ mở đầu là một sự khẳng định, định hướng tính biện chứng về luật nhân quả. Dẫu tay của ai khác có thể khỏe, chắc hơn tay mẹ nhưng phẩm chất của mẹ là tự lực cánh sinh. Là người từng trải mẹ không thiếu kinh nghiệm về sự trả giá đó. Mẹ chỉ thu hoạch được, hái được những mùa quả từ tay mẹ vun trồng mà thôi. Những mùa quả với mẹ cần thiết biết bao, không thể thiếu nó được. Và nữa, những mùa quả không phải lúc nào cũng có, thậm chí có khi “thất bát” trắng tay nhưng thường là tuần tự theo một chu kỳ nhất định, lặn rồi lại mọc – như mặt trời khi như mặt trăng. Cho nên theo mẹ không thể “Đại Lãn chờ sung” mà được, phải có thời gian vun trồng, chăm sóc và chờ đợi. Sự “vun trồng” của mẹ phụ thuộc vào đôi bàn tay mẹ, vun trồng chu đáo kỹ lưỡng ắt sẽ được quả tốt.

Thời gian chăm sóc – chờ đợi là thời gian quả lặn. Còn khi thu hoạch chính là thời gian quả mọc. Hai từ “lặn” và “mọc” thật ấn tượng. Đây là một ẩn dụ đầy tính sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khi nói về luật nhân quả trong chu kì trồng trọt của nhà nông.

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Các câu thơ đọc lên nghe thật ấm áp, dân giã, tưởng như không có gì dân giã hơn, bởi đó là lời ăn tiếng nói hàng ngày gắn bó thân thiết của nhà nông. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn quả bí, quả bầu với đặc trưng của nó là “lớn xuống”, hình dáng lại “mang dáng giọt mồ hôi mặn” nhằm diễn tả nỗi khổ học, vất vả của mẹ. Biết bao giọt mồ hôi mặn của mẹ đã nhỏ xuống âm thầm, lặng lẽ để “kết nên” những quả bí, quả bầu.

Điều thiết thực là, chính những quả bí, quả bầu này lại là nguồn sống nuôi dưỡng cho “lũ chúng tôi” lớn lên. Hẳn là mẹ rất vui và tin tưởng vào sự “vun trồng” của mình sẽ được đền bù xứng đáng. Không có người mẹ nào nuôi con mà kể công lao.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tứ của bài thơ chính là ở hai câu này. Đời của mẹ đã bao lần hái được quả nhưng điều để mẹ toại nguyện hơn cả là mong muốn các con trở thành một thứ “quả lành có ích” cho đời vì mẹ đã “thất thập cổ lai hy” rồi. Đọc tiếp hai câu cuối của bài thơ mới thấy chữ hiếu của đứa con đặt ra vượt hẳn trên suy nghĩ bình thường của mẹ, của nhân gian:

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh

Thật là tài tinh. Nguyễn Khoa Điềm nghĩ được như vậy quả là đại hiếu đối với mẹ. Đằng sau nỗi day dứt thường niên đó là một tấm lòng “cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” của nhà thơ. Rằng, bất cứ ai đọc Mẹ và quả, hẳn đều cảm ơn mẹ – chính mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục nên một người con tuyệt vời là tác giả của bài thơ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả – Mẫu 18

Từ “vườn cây” của mẹ, Nguyễn Khoa Điềm bắt nhịp tự nhiên sang “vườn người” với những nhận xét, so sánh hóm hỉnh mà thâm trầm:

“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Tỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.”

Từ bàn tay chăm sóc chu đáo và tấm lòng yêu thương, quý mến của mẹ dành cho cây, cho con, nên tất cả đều phát triển tốt đẹp. Những đứa con cao lớn dần lên cả về thể chất lẫn đời sống tâm hồn: còn bí ẩn thì lớn xuống, dài to ra. Tất cả đều là sự kết tinh bao nhọc nhằn, lao khổ của mẹ. Tác giả đã có một liên tưởng thú vị mang theo tấm lòng biết ơn, trân trọng dành cho mẹ khi hình dung bí, bầu: “Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn/ Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.”. Ý thơ Nguyễn Khoa Điềm gợi ta nhớ đến bài ca dao nói về nỗi vất vả của mẹ, của nông dân một nắng hai sương:

“Mồ hôi mà rỏ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

Mồ hôi mà đổ xuống vườn

Dâu xanh lá tốt vẫn vương tơ lòng.”

Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Lũ chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. Người mẹ – nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Từ xưa tới nay, từ Á sang Âu, hình tượng người mẹ luôn tỏa sáng lung linh tấm lòng nhân hậu, bao dung, độ lượng, suốt cả cuộc đời vì chồng vì con, vì quê hương đất nước.

Khi viết về người mẹ, mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau, điều đó phụ thuộc vào cung bậc cảm xúc, năng khiếu thẩm mĩ và hình thức thể hiện. Bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm (in trong tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985) viết về mẹ say lòng người đọc bởi hơi thơ hồn nhiên mà sâu lắng, ngôn từ giản dị nhưng tính khái quát, chiêm nghiệm cao hòa trong mạch cảm xúc yêu thương, kính trọng vô bờ.

Đọc khổ thơ đầu, khá thú vị với cách viết của nhà thơ: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Tại sao tác giả không viết: Những mùa vụ mẹ tôi thu hoạch Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng. Khi nói đến mùa vụ, người ta nghĩ ngay đến vụ chiêm vụ mùa. Ngoài vụ chiêm vụ mùa mẹ còn phải gieo trồng rau màu bầu bí, mỗi thứ một tí, gom góp nuôi đàn con khôn lớn.

Suy cho cùng, hạt lúa cũng là một loại “quả”, vậy nên “mùa quả” có tính khái quát hơn. Đến câu thơ thứ hai: Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng, người đọc băn khoăn với chữ “trông”. Theo Từ điển Tiếng Việt, “trông” có những nghĩa sau: 1. Nhìn để nhận biết; 2. Để ý nhìn ngó, coi sóc, giữ cho yên ổn; 3. Mong; 4. Hướng đến với lòng hi vọng, mong được giúp đỡ…Như vậy, chữ “trông” trong câu thơ hiểu với 3 nghĩa trước là đúng; theo nghĩa thứ 4, câu thơ là sự khẳng định: mùa quả của mẹ do mẹ quyết định, chẳng trông ngóng mong chờ vào ai khác.

*****

Trên đây là 18 bài mẫu Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ và quả lớp 7 do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao nhất. Chúc các em học tập thật tốt và luôn nghe giảng khi ở trên lớp nhé.

Bài viết được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *