Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên lớp 8 (13 Mẫu)

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên bao gồm hướng dẫn viết cùng 13 bài mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 8 trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng viết đoạn văn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên.

Mục lục

Hướng dẫn Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên lớp 8

1. Mở đoạn:

– Giới thiệu về đoạn trích “Trưởng giả học làm sang” và chi tiết phó may may áo ngược hoa.

2. Thân đoạn:

– Phân tích chi tiết phó may may áo ngược hoa:

+ Ông Giuốc-đanh ban đầu rất không hài lòng.

+ Khi bị trách, tên phó may lại kêu là do ông Giuốc-đanh không bảo may hoa xuôi.

+ Nắm được tâm lí hư vinh của ông Giuốc-đanh, tên phó may bảo người quý tộc toàn mặc đồ may ngược hoa -> Khiến ông Giuốc-đanh tin sái cổ, quay sang khen ngợi.

– Ý nghĩa của chi tiết đó:

+ Chiếc áo may hoa ngược là minh chứng cho sự kém cỏi, vô trách nhiệm, không có tay nghề của phó may.

+ Thể hiện sự phê phán dành cho những người ham hư danh, thích học đòi mà lại thiếu hiểu biết, ngu dốt để kẻ khác lợi dụng.

3. Kết đoạn:

– Khái quát lại giá trị của chi tiết đó trong tác phẩm.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên – Mẫu 1

Trong vở hài kịch Trưởng giả học làm sang chi tiết phó may may áo ngược hoa đã cho thấy ông Giuốc-đanh là một kẻ ngu dốt, ưa nịnh, học đòi làm sang còn tên phó may thì ranh mãnh dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Ông Giuốc-đanh trách thì bác phó may lại kêu ông có dặn may xuôi đâu. Giuốc-đanh bực mình lắm nhưng khi nghe bác phó may nói quý tộc thường mặc thế thì ông lại thôi, vì cốt sao ông mặc cho giống một quý tộc là được. Chỉ cần có thế bác phó may không cần may lại mà lại còn được khen là may được đấy. Tất cả mọi thứ được qua loa khi bộ áo khen là giống quý tộc kể cả chuyện ăn bớt vải cũng không đáng quan tâm nữa. Điều đáng buồn cười thứ hai là vải hoa thì đương nhiên phải may bông hoa hướng lên trên, nhưng bác phó chẳng biết là do vụng hay do cố tình biến Giuốc-đanh thành trò cười cho thiên hạ nên đã may hoa chúc xuống phía dưới. Qua đây có thể thấy được nhà viết kịch Mô-li-e thật sự thành công khi xây dựng nhân vật Giuốc-đanh này đồng thời qua đây tác giả phê phán những người ham danh hão, muốn học người ta làm quý tộc trong khi bản thân không biết gì, để cho những nhân vật kia lừa gạt một cách trắng trợn.Vở hài kịch Trưởng giả học làm sang là lời cảnh báo cho những kẻ bị tha hóa về nhân cách, hoang tưởng về mình, ham thích những thứ mình không thể có và không nên có.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên – Mẫu 2

Chi tiết phó may may áo hoa ngược trong đoạn trích “Trưởng giả học làm sang” quả thật mang lại rất nhiều ý nghĩa. Đầu tiên, đó là sự phê phán dành cho tên phó may kém cỏi. Hắn không chỉ không có tay nghề mà còn lươn lẹo, xảo trá, dùng lời nói để đổi trắng thay đen. Nhưng cái đáng chê trách hơn ở đây lại là thói hư vinh cùng sự thiếu hiểu biết của ông Giuốc-đanh. Ông ta đã tự biến bản thân thành một kẻ lố bịch, ảo tưởng và mù quáng, dễ dàng bị lừa gạt, lợi dụng. Chi tiết này cũng đồng thời mang đến tiếng cười cho độc giả. Từ đó, gợi ra nhiều bài học sâu sắc về con người và cuộc sống.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên – Mẫu 3

Trong đoạn trích “Trưởng giả học làm sang”, chi tiết phó may may áo ngược hoa để lại cho tôi nhiều suy nghĩ. Chi tiết này xuất hiện ở phần đầu của vở kịch, khi bác phó may mang bộ lễ phục đến cho ông Giuốc-đanh mặc thử. Ông ta đã phát hiện chiếc áo bị may ngược hoa và chất vấn bác phó may. Nhưng bác ta đã bao biện bằng cách nói rằng những người quý phái đều mặc áo có hoa ngược. Điều này đánh đúng vào thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Chỉ với chi tiết này, nhưng chúng ta đã thấy được sự dốt nát, học đòi của ông Giuốc-đanh cùng với sự dối trá, ranh mãnh của bác phó may.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên – Mẫu 4

Trong vở kịch “Trưởng giả học làm sang”, việc phó may may áo ngược hoa đã thu hút được sự chú ý của độc giả. Đây không chỉ là chi tiết đem lại tiếng cười cho khán giả mà còn bày tỏ được sự phê phán hướng tới những thói hư tật xấu trong xã hội. Tên phó may – một kẻ có tay nghề kém cỏi, lại dùng miệng lưỡi của mình để lừa gạt khách hàng. Còn ông Giuốc-đanh – một kẻ ham hư vinh nhưng thiếu hiểu biết, cũng dễ dàng bị người ta thao túng, lợi dụng. Hai nhân vật đó kẻ tung người hứng, mang đến những tràng cười sảng khoái cho độc giả. Người ta cười vì sự lố lăng của họ, nhưng cũng đồng thời suy ngẫm về con người, về cuộc đời. Qua đây, ta lại càng hiểu hơn tài năng trong ngòi bút xây dựng nhân vật của nhà viết kịch đại tài Mô-li-e.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên – Mẫu 5

Trong đoạn trích “Trưởng giả học làm sang”, tôi khá ấn tượng với chi tiết phó may may áo hoa ngược. Chi tiết này xuất hiện ở phần mở đầu, khi phó may mang bộ lễ phục đến cho Giuốc-đanh thử. Ông đã phát hiện ra bộ lễ phục bị may hoa ngược, trách móc phó may. Nhưng phó may lại bao biện bằng cách đổ lỗi cho Giuốc-đanh rằng: “Ngài có bảo ngài muốn may hoa xuôi đâu”, hay khẳng định rằng: “Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả”. Câu nói này đã đánh đúng vào tâm lí của ông Giuốc-đanh, kẻ đang muốn học đòi làm quý tộc. Rõ ràng, bác phó may đang ở thế bị động, lại chuyển sang thế chủ động, tấn công đối phương bằng hai đề nghị liên tiếp: “Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà” và “Xin ngài cứ việc bảo”. Thế là sai lầm của bác phó may được bỏ qua. Qua đây, người đọc đã thấy được sự dốt nát, học đòi của ông Giuốc-đanh cùng với sự dối trá, ranh mãnh của bác phó may. Một chi tiết nhỏ nhưng lại đem đến bài học lớn.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên – Mẫu 6

Chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên là đoạn có kịch tính cao. Bác phó may đang ở thế bị động (bị Giuốc- đanh phát hiện là may ngược hoa), đột ngột chuyển sang thế chủ động, tấn công đối phương bằng hai đề nghị liên tiếp: Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà và Xin ngài cứ việc bảo. Thế là Giuốc-đanh sợ, cứ lùi mãi. Lão ta sợ là phải vì nếu bác phó nổi cơn tự ái may hoa lại cho đúng hướng thì còn gì là quý tộc nữa? Cho nên lão vội hỏi bác phó may rằng liệu bộ lễ phục lão mặc có vừa vặn không. Điều đáng buồn cười thứ nhất là lễ phục của giai cấp quý tộc châu Âu trước kia thường được may bằng loại vải tốt, đắt tiền, màu đen. Còn bác phó lại may lễ phục cho Giuốc-đanh bằng vải hoa, thứ vải chỉ để dùng may váy áo cho phụ nữ hoặc trẻ con. Điều đáng buồn cười thứ hai là vải hoa thì đương nhiên phải may bông hoa hướng lên trên, nhưng bác phó chẳng biết là do vụng hay do cố tình biến Giuốc-đanh thành trò cười cho thiên hạ nên đã may hoa chúc xuống phía dưới. Giuốc-đanh phát hiện ra điều đó nhưng chỉ cần bác phó may bịa ra chuyện những người quý phải đều mặc như thế này cả là lão chấp nhận ngay. Sau đó, Giuốc-đanh tiếp tục phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình khi may bộ lễ phục trước nên lấy lại thế chủ động và trách bác ta. Bác phó may chống đỡ khéo léo: Chẳng là thứ hàng đẹp quá nên tôi đã gạn lại một áo để mặc và gỡ  thế bí bằng cách hỏi Giuốc-đanh có muốn mặc thử bộ lễ phục mới không. Bác phó may tinh quái láu lỉnh đã đánh trúng tâm lí Giuốc-đanh đang nôn nóng muốn thành “quý tộc”để phớt lờ chuyện ăn bớt vải của mình.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên – Mẫu 7

“Trưởng giả học làm sang” là một trong những tác phẩm xuất sắc của thể loại hài kịch. Đặc biệt, chi tiết phó may may áo hoa ngược đã mang đến cho người đọc rất nhiều suy ngẫm. Điều này trước tiên nói lên sự kém cỏi của tên phó may. Một người thợ mà đến họa tiết cũng may ngược thì phải chăng hắn đã quá vô trách nhiệm? Thậm chí, hắn còn lừa ông Giuốc-đanh rằng quý tộc bây giờ đều mặc như vậy. Và với sự thiếu hiểu biết của mình, ông Giuốc-đanh đã tin hắn. Nhân vật này tượng trưng cho những kẻ ảo tưởng, mù quáng, bị danh vọng hão làm mờ con mắt. Đây cũng chính là sự phê phán tiếp theo mà Mô-li-e muốn người đọc nhận ra. Qua đó, ta lại càng rõ hơn tính châm biếm sâu cay của ngòi bút Mô-li-e.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên – Mẫu 8

Ông Giuốc-đanh ngờ nghệch bị phụ may lừa gạt. Những thứ ông mua chỉ toàn đồ dởm, nào là chiếc bít tất chật, “mới xỏ chân vào được và đã đứt mất hai mắt rồi”, hay đôi giày không vừa chân khiến ông đau chân ghê gớm.Tình huống gây cười cũng bắt đầu từ đấy. Bác phó may khéo léo qua mặt, lấp liếm, để tránh những trách móc, bác phó may đã chuyển chủ đề về bộ lễ phục. Ông Giuốc-đanh phát hiện ngay hoa bị may ngược:”Bác may hoa ngược mất rồi”. Mặc dù ông rất nóng lòng xem sản phẩm của phó may nhưng ông vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra lỗi. Bác phó may đáp ngay lại rằng: “nào ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa”. Ông Giuốc-đanh giận lắm nhưng khi nghe bác phó may nói là quý tộc đều mặc như thế thì ông lại thôi, bởi cốt sao ông mặc giống với quý tộc là được. Chỉ cần như thế, bác phó may không cần phải may lại mà còn được khen là” bộ này may được đấy”. Rồi khi ông hỏi áo có vừa vặn không, bộ tóc giả và lông đính mũ có được chững chạc không? Kèm đó là câu trả lời đầy sự nịnh nọt của phó may:” còn phải hỏi, tôi đố họa sĩ nào lấy bút mà vẽ hầu ngài bộ áo vừa khít hơn được” rồi tiếp nữa “chững chạc tuốt”, những lời ấy như rót mật vào tai, càng khiến ông Giuốc-đanh đắc ý tột độ.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên – Mẫu 9

Để được làm “quý tộc”, quan trọng nhất là phải có bộ lễ phục sang trọng. Thế mà bác phó lại may, lễ phục cho Giuốc-đanh bằng vải hoa, tệ hơn nữa là may hoa ngược. Giuốc-đanh bực mình lắm nhưng chỉ cần nghe bác phó khẳng định như đinh đóng cột rằng những người quý phái đều mặc như thế này cả thì vội vàng bằng lòng ngay vì đang khoái làm… quý tộc. Cho nên, lão chỉ hỏi lại bác phó may tinh khôn bằng giọng của kẻ ngờ nghệch đáng thượng.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên – Mẫu 10

Vậy tại sao Giuốc-đanh đang từ chỗ tỉnh táo bỗng nhiên lại rời vào tình trạng mất sáng suốt như thế ? Thì ra lão đang chìm ngập trong ảo giác quý tộc, đang quay cuồng giữa vầng hào quang lóa mắt của hư danh. Những đại từ nhân xưng trang trọng thường dùng trong giới thượng lưu như: ông lớn, cụ lớn, đức ông đã được chú thợ phụ tinh quái dùng để lừa những kẻ trưởng giả thích học làm sang như Giuốc-đanh. Cái “tài” của chú thợ phụ chính là ở chiến thuật “câu nhử” con mồi. Sự thật là dù có thuộc hạng quý tộc hẳn hoi đi nữa thì cũng chẳng bao giờ có sự thăng Cấp liên tục chỉ trong phút chốc như thế. Ấy vậy mà chú ta “bốc” Giuốc-đanh lên vùn vụt đến chóng mặt, hỏi làm sao mà Giuốc-đanh không sướng mê tơi?! Hai lần đầu, nghe gã thợ phụ tâng bốc gọi mình là ông lớn, rồi cụ lớn, Giuốc-đanh ngỡ ngàng vì lạ lùng và khoái chí. Lần thứ ba, được tôn vinh là đức ông thì Giuốc-đanh choáng váng như vừa nốc một li rượu mạnh, đầu óc quay cuồng, lâng lâng bay trên chín tầng mây. Nhưng sau đó thì lão có phần hổi tỉnh và nghĩ đến túi tiền. Lão sáng suốt lại chăng ? Quả có thế! Nhưng dù có tự dặn mình là đừng quên cái túi tiền mỗi lúc một với sau những lần được tôn vinh, xưng tụng; nhưng lão trót đâm lao thì phải theo lao. Vả lại, tội gì mà kìm nén niềm sung sướng tột đỉnh đâu phải lúc nào cũng dễ dàng bỏ tiền ra mà mua được?

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên – Mẫu 11

Nhắc đến vở kịch “Trưởng giả học làm sang”, ta không thể bỏ qua chi tiết phó may may áo hoa ngược. Ban đầu nhìn thấy bộ đồ, ông Giuốc-đanh rất không hài lòng. Nhưng thay vì hối lỗi, nhận sai về mình, tên phó may lại lươn lẹo kêu rằng đó là do ông không bảo phải may hoa xuôi. Hắn nắm được thói hư vinh của người trưởng giả này, bảo quý tộc bây giờ toàn mặc hoa ngược. Điều này khiến ông Giuốc-đanh lập tức thay đổi thái độ, chuyển sang khen ngợi tay nghề của tên phó may gian trá. Thực chất, bộ đồ may hoa ngược là minh chứng cho sự kém cỏi, vô trách nhiệm của phó may. Nhưng bởi thói đua đòi cùng vốn kiến thức ít ỏi, ông Giuốc-đanh đã dễ dàng bị hắn thao túng, lừa gạt. Chỉ với một chi tiết nhỏ bé, tác giả không ngần ngại thẳng thừng phê phán hai nhân vật – cũng là hai loại người trong xã hội. Qua đây, ta cũng thấy được cái tài cũng như tư tưởng vượt trội của nhà viết kịch nổi tiếng Mô-li-e.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên – Mẫu 12

Chi tiết phó may may ngược hoa văn trong đoạn trích Trưởng giả học làm sang là một chi tiết thú vị mang tính biểu tượng cao trong đoạn trích. Chiếc áo có hoa văn may ngược đó là của ông Giuốc – đanh – một tên ngốc nhưng luôn khao khát được trở thành quý tộc. Sự ngu dốt khiến ông ta chỉ có thể bắt chước theo những quý tộc khác, nhưng lại nhiều lần bị người ta lừa dối, tự biến bản thân thành trò hề. Chiếc áo có họa tiết hình bông hoa – vốn là kiểu họa tiết thường thấy của các nữ quý tộc nhưng Giuốc – đanh ngốc nghếch lại không nhận ra. Chút sự thông minh le lói khi nhận ra đóa hoa bị may ngược đã nhanh chóng bị sự lươn lẹo của tên phó may đánh bại. Chỉ một chi tiết bông hoa bị may ngược đã khiến tình huống trở nên thật nực cười, khi một kẻ đang muốn học đòi làm quý tộc như ông Giuốc – đanh lại dễ dàng bị một tên phó may (tầng lớp thấp hơn trong xã hội) lừa gạt. Chính hình ảnh bông hoa cúi ngược xuống đất, cũng đã biểu lộ sự đảo ngược thú vị này. Một kẻ ngốc nghếch như ông Giuốc – đanh, thì dù vẻ ngoài có khoác lên thứ gì thì cũng không thể che đậy được sự thiếu hiểu biết bên trong – điều ngay cả một tên phó may cũng nhận ra. Tựa như một bông hoa dù trọn vẹn như thế nào thì cũng bị may ngược, cúi đầu xuống đất.

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên – Mẫu 13

Với chi tiết chiếc áo ngược hoa trong đoạn trích “Trưởng giả học làm sang”, Mô-li-e đã thành công thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đầu tiên chính là sự phê phán dành cho những kẻ kém cỏi, hay chính là tên phó may. Hết đôi tất với đôi giày chật, hắn lại làm cho ông Giuốc-đanh một bộ đồ ngược hoa. Nhưng nhờ có sự lươn lẹo, gian trá, tên phó may đã nắm được thói hư vinh của khách hàng. Từ đó, khiến ông ta thay đổi thái độ, chuyển sang vừa ý, hài lòng. Qua đây, Mô-li-e cũng đồng thời phê phán thói đua đòi, ham danh vọng hão huyền cùng sự thiếu hiểu biết, mù quáng, ảo tưởng của tầng lớp “nhà giàu mới nổi”. Họ dễ dàng bị kẻ xấu lợi dụng, biến mình thành một trò đùa lố bịch cho người khác. Đó quả là những trường hợp đáng phê phán trong xã hội.

*****

Trên đây là 13 bài mẫu Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên lớp 8 do thầy cô trường Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình. Chúc các em hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh 

Chuyên mục: Học tập, Lớp 8

5/5 - (11 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *