Viết sai năm sáng tác trừ bao nhiêu điểm?

Viết sai năm sáng tác trừ bao nhiêu điểm? Mời các em theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây để biết được câu trả lời chính xác nhất nhé!

Mục lục

Viết sai năm sáng tác trừ bao nhiêu điểm?

Lỗi sai năm sáng tác tuy không phải là một lỗi quá nghiêm trọng nhưng cũng đủ để cho thấy các thí sinh chưa thực sự nắm rõ tác phẩm. Do vậy khi viết sai năm sáng tác, sẽ bị trừ khoảng 0,25 điểm.

Sau khi đã biết rõ sai năm sáng tác trừ bao nhiêu điểm. Các em cũng nên tham khảo 5 lỗi thường gặp khi làm bài môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT. Để xem mình có dính lỗi nào trong 5 lỗi dưới đây không nhé.

Viết sai năm sáng tác trừ bao nhiêu điểm?
Viết sai năm sáng tác trừ bao nhiêu điểm?

5 lỗi thường gặp khi làm bài môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT

Theo đó, đa phần học sinh thường bị mất “điểm oan” vì những lỗi sau đây:

Thứ nhất, lỗi xác định sai từ khóa trong câu hỏi phần Đọc hiểu, dẫn đến trả lời sai (bị trừ 0,5 – 1,0 điểm).

Thứ hai, lỗi không đảm bảo đúng hình thức và cấu trúc của đoạn văn nghị luận xã hội (bị trừ ít nhất 0,5 điểm).

Thứ ba, lỗi không đảm bảo đúng hình thức và cấu trúc của bài nghị luận văn học (bị trừ ít nhất 0,5 điểm).

Thứ tư, mắc các lỗi chính tả, dập xóa, diễn đạt, trình bày (bị trừ ít nhất 0,5 điểm).

Thứ năm, lỗi xác định sai yêu cầu của câu hỏi trong đề dẫn đến viết lạc đề, có thể bị 0 điểm.

Bên cạnh việc đưa ra những kiến thức, kĩ năng giúp học sinh ôn luyện trước khi thi tốt nghiệp THPT sắp tới, thầy Phạm Hữu cường cũng dành một số lời khuyên đến các sĩ tử:

“Các em cần lên kế hoạch sinh hoạt điều độ, đi ngủ trước 12 giờ đêm, buổi sáng nên dậy từ 4 giờ 30 phút để học, buổi trưa tranh thủ ngủ từ 15 đến 30 phút, ăn uống sinh hoạt điều độ để giữ gìn sức khỏe và chuẩn bị tâm lí thật tốt cho kì thi”.

PHẦN ĐỌC HIỂU chiếm 3 điểm, thường gặp các dạng như văn bản nghị luận hoặc thơ, các văn bản này thường nằm ngoài chương trình sách giáo khoa.

Câu 1 thường chiếm khoảng 0,5 điểm, mức độ kiến thức là nhận biết, yêu cầu nhận biết phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ hoặc biện pháp tu từ.

Câu 2 thường chiếm 0,5 điểm và câu 3 thường chiếm 1,0 điểm, mức độ kiến thức là thông hiểu, yêu cầu học sinh hiểu một nội dung hoặc một quan niệm nào đó.

Câu 4 thường chiếm 1,0 điểm, mức độ kiến thức là vận dụng, yêu cầu các em trình bày quan điểm của mình về một vấn đề nào đó.

Ngoài ra, các em cũng lưu ý ở các câu 2, câu 3, câu 4, nếu câu hỏi có dạng: “Theo tác giả”, “Theo văn bản”, “Trong văn bản”…thì câu trả lời sẽ có ở trong văn bản.

Nếu câu hỏi có dạng “Theo anh/chị”, “Anh/chị hiểu như thế nào”, “Anh/chị có đồng tình (hoặc “cho rằng”, “tán thành”…) thì các em phải tự suy nghĩ và trình bày cách hiểu hoặc quan niệm của mình.

PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC chú ý các dạng bài: Phân tích, cảm nhận văn học (một đoạn thơ/ một đoạn văn/ một nhân vật/ một hình tượng…).

Khi làm câu Nghị luận văn học, các em cần đảm bảo đúng cấu trúc của một bài văn, gồm có: Mở bài (là một đoạn văn khoảng 6-10 dòng), Thân bài (gồm nhiều đoạn văn nhỏ, mỗi ý viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh) và Kết bài (là 1 đoạn văn khoảng 6-10 dòng).

Đây là phần phân hóa thí sinh cao nhất, nên cần viết sâu sắc, tinh tế, càng toàn diện càng tốt.

Làm sao để đạt điểm cao ở môn Ngữ Văn

Khi ôn tập môn Ngữ văn chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia sắp tới, học sinh cần phải nhớ rằng, một bài văn tạo ấn tượng tốt với người đọc là phải đảm bảo về nội dung lẫn hình thức.

Nếu bài văn có kiến thức khá tốt nhưng chữ viết “khó đọc” hoặc vướng một số lỗi khác thì điểm khó cao. Ngược lại, hình thức khá tốt, chữ viết đẹp, nhưng thiếu nội dung, không hiểu yêu cầu đề… thì hiển nhiên bài văn sẽ không được đánh giá tốt.

Để tránh bị “mất điểm” khi làm bài văn, các em cần chú ý cả hình thức và nội dung.

Làm sao để đạt điểm cao ở môn Ngữ Văn
Làm sao để đạt điểm cao ở môn Ngữ Văn

Sau đây là một số lỗi mà hiện nay học sinh thường hay mắc lỗi do làm vội, do không đọc kĩ câu hỏi hoặc có thể do thói quen…

Thứ nhất, ở phần Đọc hiểu

Các em phải lưu ý đọc kĩ câu hỏi, hiểu yêu cầu hỏi và phạm vi hỏi để tránh bị dài dòng, hạn chế trả lời các ý vượt ngoài câu hỏi. Ví dụ, câu hỏi yêu cầu “ý nghĩa của việc đặt câu hỏi trong học tập” thì câu trả lời phải hướng đến lợi ích, điều tích cực của việc đặt câu hỏi (chọn hai hoặc ba ý tâm đắc nhất), không cần phải liệt kê hết tất cả các ý (rơi vào dài dòng, mất thời gian), không cần dư ý như nguyên nhân phải đặt câu hỏi.

Câu hỏi yêu cầu ý trả lời hướng đến bản thân nhưng khi viết, học sinh trả lời ý hướng đến mọi người thì cũng dễ “mất điểm”. Chẳng hạn, câu hỏi yêu cầu “rút ra bài học tâm đắc cho chính em” thì hướng viết phải là về bản thân, xưng hộ cá nhân (em, tôi).

Hình thức, các em phải tránh viết câu thiếu chủ ngữ khi trả lời các câu hỏi. Đây là lỗi học sinh vướng khá nhiều. Câu trả lời sai ngữ pháp từ một hoặc hai câu thì điểm cho câu đó sẽ không đạt tối đa. Các em cố gắng viết câu có có chủ ngữ, vị ngữ rõ ràng, không được dùng ngôn ngữ “chat”.

Khi gặp câu hỏi có yêu cầu “Vì sao? Tại sao” thì học sinh không nên viết câu trả lời bắt đầu là “Vì…”. Hình thức viết câu trả lời này “chưa trọn vẹn”. Các em phải dẫn lại ý chính của câu hỏi rồi mới trả lời các lí do, thường chọn ba hoặc bốn ý, viết gạch đầu dòng để rõ ý, rõ có bao nhiêu ý.

Ví dụ, với câu hỏi “Theo em, tại sao một bộ phận giới trẻ thích dùng ngôn ngữ ‘chat’?”, thì cách trả lời nên như sau (gợi ý):

Theo em, hiện nay một bộ phận giới trẻ thích dùng ngôn ngữ “chat” vì:

– Ngôn ngữ “chat” ngắn gọn giúp tiết kiệm thời gian.

– Ngôn ngữ “chat” thể hiện “chất trẻ”…

Khắc phục các lỗi này, các em sẽ hạn chế được bị mất điểm ở các câu hỏi.

Thứ hai, ở phần viết đoạn văn khoảng 200 chữ

Phần này, các em cũng phải đọc kĩ yêu cầu “phạm vi” đối tượng để trình bày suy nghĩ. Ở một số đề yêu cầu hướng đến bản thân thì các em phải viết suy nghĩ về chính mình. Còn nếu các em viết chung chung, viết về mọi người mà “quên” đi bản thân thì đoạn văn cũng chưa đạt về nội dung.

Cũng như ở phần Đọc hiểu, viết đoạn văn nhưng có câu sai ngữ pháp hoặc gạch xóa không đúng qui định thì vẫn bị “mất điểm”.

Đặc biệt, các em phải chú ý hình thức là đoạn văn chứ không phải là một bài văn (vẫn có em nhầm lẫn điều này).

Thứ ba, ở phần Nghị luận văn học

Khác với phần viết đoạn trên, phần này các em phải đảm bảo bố cục có mở bài, có thân bài (gồm nhiều đoạn văn) và phần kết bài.

Đối với thơ, các em sẽ bị “mất điểm” nặng khi làm sai phương pháp, không hiểu đề. Lỗi mà một số học sinh hay bị vướng chính là không trích dẫn thơ khi cảm nhận. Hoặc có em trích thơ không đúng cách (chép thơ không trọn vẹn, chép thơ như diễn xuôi).

Đối với văn xuôi, lỗi bị “mất điểm” nặng chính là không có “dẫn chứng trực tiếp” mà chỉ đơn giản là “kể chuyện”, tóm ý. Hoặc bài văn có dẫn chứng nhưng chỉ liệt kê thì cũng không đạt điểm cao. Học sinh cũng lưu ý, thân bài nếu chỉ có duy nhất một đoạn văn thì lỗi này vẫn bị trừ điểm khá nhiều.

Cách đạt được 5 điểm câu Nghị luận văn học đề thi THPT quốc gia

Cô Nguyễn Thị Hồng Châu và cô Lê Thị Hương, giáo viên tổ Ngữ văn Trường THPT Võ Trường Toản (quận 12, TP HCM) gợi ý phương pháp học để đạt được 5 điểm câu Nghị luận văn học trong kì thi THPT quốc gia.

Để đạt được 5 điểm câu Nghị luận văn học môn Ngữ văn trong kì thi THPT quốc gia, thí sinh cần nắm chắc những kiến thức dưới đây:

Theo cô Nguyễn Thị Hồng Châu, trong phần Nghị luận văn học, yêu cầu chủ yếu học sinh nắm vấn đề, thành thạo kĩ năng, tránh thuyết giảng nhằm giúp học sinh tiếp thu bài và hạn chế được học Văn theo bài mẫu.

Để làm được phần Nghị luận văn học với số điểm như mong muốn, học sinh phải có kế hoạch học phù hợp. Các em có thể học văn xuôi trước, học thơ sau hoặc ngược lại. Đặc biệt, cần có kế hoạch cụ thể để việc học sẽ hiệu quả hơn, tránh bị “rối bài”.

Đối với phần văn xuôi, ngay từ khi tiếp cận tác phẩm, học sinh nhắc lại bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác; các chi tiết trong văn bản và thông điệp tác phẩm. Sau đó, học sinh cùng giáo viên hệ thống kiến thức theo sơ đồ tư duy, hình thành “công thức” làm bài văn Nghị luận văn học theo 3 bước.

Mở bài: Học sinh cần có thông tin về tác giả (chú ý phong cách, đóng góp của nhà văn); thông tin về tác phẩm (nội dung chính) và đặc biệt là giới thiệu yêu cầu của đề bài. Tùy theo kĩ năng, học sinh có thể đảo trật tự 3 ý cho phù hợp.

Phần thân bài: Học sinh phải tạo nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn có thông tin, có thao tác và hình thức phù hợp với yêu cầu của đề bài.

Ở phần này, với những em học “khó nhớ” dẫn chứng trực tiếp thì cố gắng nắm nội dung, các chi tiết và ý nghĩa chi tiết kèm theo dẫn chứng gián tiếp cũng giúp các em có điểm. Đây là cách lựa chọn của học sinh không chọn môn Văn để thi đại học.

Riêng các em muốn có điểm cao và chọn cách học hạn chế học thuộc lòng, học vẹt, học tủ thì chú ý phương pháp làm phần thân bài như sau:

Viết một đoạn văn khái quát bao gồm thông tin như hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề tác phẩm (nếu có) hoặc giới thiệu nội dung liên quan với vấn đề của đề bài.

Đồng tình với quan điểm của cô Châu, cô Lê Thị Hương đưa ra ví dụ, chẳng hạn, đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích, các em phải giới thiệu ngắn gọn những đổi thay của Hồn Trương Ba khi tồn tại trong xác hàng thịt; sự ngộ nhận của hồn Trương Ba trong đối thoại thứ nhất và những nỗi đau mà Hồn Trương Ba gây ra cho những người thân yêu ở đối thoại thứ hai. Đây là 1 đoạn văn thường ở vị trí đầu thân bài giúp người đọc hiểu rõ hơn phần các em sẽ triển khai tiếp theo.

Dựa vào yêu cầu của đề bài, các em triển khai vấn đề thành các luận điểm và làm rõ vấn đề với thao tác phân tích hoặc chứng minh hoặc bình luận. Ở phần này, các em hạn chế viết duy nhất một đoạn văn (lỗi hay gặp ở nhiều bài văn).

Cứ mỗi luận điểm các em hình thành một đoạn văn kèm theo dẫn chứng trực tiếp. Thông thường, số lượng dẫn chứng trực tiếp càng phong phú thì học sinh sẽ có nhiều cảm nhận và mở rộng được vấn đề. Những dẫn chứng phải được phân tích. Để phân tích dẫn chứng, các em lưu ý những từ ngữ nổi bật và cảm nhận theo hai bước: nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn…

Chẳng hạn, nhân vật Hồn Trương Ba có nói “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”. Các em chú ý cụm từ “không thể”, “bên trong” là cảm xúc, là tư tưởng, là nhân cách; “bên ngoài” là phần xác, là hành động, là việc làm. Như vậy, không thể có một Trương Ba nhân hậu, thanh cao trong cái xác làm những việc sai, việc xấu. Từ đó, các em sẽ nhận ra câu nói là khát vọng của Trương Ba và cũng là quan niệm sống mà Lưu Quang Vũ gửi vào lời thoại đó.

Khi chuyển sang đoạn văn mới, các em lưu ý câu chuyển đoạn để các đoạn văn liên kết, liền mạch với nhau.

Trước khi kết bài, các em viết đoạn đánh giá lại vấn đề. Một số gợi ý giúp các em viết như sau: Nhận xét thành công về nghệ thuật và thành công đó có đóng góp thế nào với văn học Việt Nam. Thông điệp của tác phẩm, giá trị của tác phẩm với cuộc sống, với con người. Liên hệ so sánh cùng đối tượng ở các tác phẩm khác để tìm ra nét độc đáo trong phong cách của tác giả.

******

Hy vọng thông qua bài viết trên, các em đã xác định được Viết sai năm sáng tác trừ bao nhiêu điểm? và những lỗi thường mắc phải khi làm bài môn Ngữ Văn. Các em hãy đọc thật kỹ nội dung bài viết để tránh có những sai xót đáng tiếc trong kì thi nhé.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập

5/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *