Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm (79 mẫu)

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm bao gồm hướng dẫn viết cùng 79 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm
Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm

Mục lục

Dàn ý Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về trò chơi hoặc hoạt động sẽ thuyết minh.

2. Thân bài

– Giới thiệu khái quát: mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian, diễn ra hoạt động/trò chơi.

– Trình bày lần lượt từng quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động: Nội dung 1, Nội dung 2…

– Đưa ra một vài lưu ý (nếu có).

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc hoặc luật lệ trong các hoạt động hay trò chơi.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 1

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống văn hóa. Điều đó được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến các trò chơi dân gian.

Bịt mắt bắt dê là một trò chơi đã xuất hiện từ lâu. Trong những bức tranh xưa, chúng ta đã thấy được hình ảnh cô bé, cậu bé đang trò này. Đây là một trò chơi mang tính tập thể cao, với sự tham gia của nhiều người chơi. Cách gọi “bắt dê” cũng có ý nghĩa riêng. Loài dê có bản tính hiền lành, nhút nhát nhưng khá linh hoạt và rất thích vận động. Vì vậy, người bắt được dê cần có sự nhanh nhẹn, tinh ý và chiến thuật. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn.

Trò chơi này thường được chơi ở những nơi rộng rãi, ví dụ như sân trường, công viên… Những người chơi sẽ nắm tay nhau để tạo ra một vòng tròn. Tất cả những người chơi sẽ oẳn tù xì để quyết định xem ai là người làm. Người thua sẽ phải bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy. Những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “đứng lại” thì họ phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Nếu người làm bắt được “dê” và đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi giúp rèn luyện phản xạ, cũng như sự nhanh nhẹn của người chơi. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp gắn kết mọi người với nhau.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 2

Những trò chơi giúp con người thư giãn, giải trí. Mỗi trò chơi đều có những quy tắc và luật lệ riêng, trò chơi chuyền cũng vậy.

Chơi chuyền, hay còn gọi là đánh chắt, đánh thẻ là một trò chơi dân gian phổ biến với trẻ em, nhưng chủ yếu là các bạn nữ. Trò chơi này xuất hiện từ rất lâu về trước và có luật chơi khá đơn giản.

Số lượng người chơi c ó thể là một người, hoặc có thể từ hai đến năm người chơi thay phiên nhau. Để chơi chuyền cần chuẩn bị dụng chơi bao gồm mười que nhỏ gọi là que chuyền và một quả nặng. Que chuyền có thể được vót bằng tre hoặc nứa, thân nhỏ và dài. Quả nặng để chơi chuyền ngày xưa được sử dụng bằng quả cà, quả bưởi còn nhỏ…

Người chơi chuyền chỉ cần ngồi tại chỗ không cần di chuyển. Vì vậy, trò chơi ở bất cứ đâu như trong nhà, lớp học hoặc sân trường… Tuy nhiên trò chơi chuyền có hành động tung và đỡ bóng nên cần tránh các không gian bị vướng ở phía trên, để bóng không đánh trúng.

Trò chơi chuyền gắn liền với bài đồng dao cùng tên với lời thơ khá dài. Vì vậy trước khi chơi, người chơi nên được học thuộc trước lời đồng dao. Khi chơi, chúng ta sẽ oẳn tù tì để sắp xếp thứ tự chơi. Ở mỗi lượt, người chơi cần trải qua mười bàn chuyền một tay và mười bàn chuyền hai tay.

Mỗi bàn chuyền một tay cần tiến hành hai hành động là giải que truyền xuống chân và nhặt que truyền. Giải que chuyền là hành động đầu tiên của mỗi bàn. Người chơi sẽ duỗi thẳng một chân, dùng tay ngược lại với chân cầm cả quả nặng và mười que chuyền. Sau đó, người chơi sẽ tung quả nặng lên cao (nhưng không làm rơi que chuyền). Trong lúc quả nặng bay lên không trung, người chơi nhanh chóng dùng tay chải mười que chuyền dọc ống chân đang duỗi. Khi quả nặng rơi xuống, lại nhanh tay dùng chính tay ban đầu để đỡ quả nặng. Tiếp đến, người chơi cần tiến hành nhặt que chuyền. Quả nặng được cầm ở một tay, sau đó tung lên không trung. Trong lúc quả nặng trên không trung, người chơi nhanh chóng dùng chính tay vừa cầm để lấy số que cần nhặt ở mỗi bàn. Sau khi hết mười bàn chuyền một tay, người chơi sẽ chuyển sang chuyền bằng hai tay cũng bằng cách tung quả năng lên cao, đồng thời dùng hai tay nắm mười que chuyền ở giữa và xoay một đến hai vòng tại chỗ. Bàn chuyền này cũng sẽ thực hiện mười lần.

Trò chơi chuyền giúp rèn luyện trí nhớ, tư duy và cùng với đó mang đến cho trẻ sự nhanh nhẹn, dẻo dai, khéo léo. Có thể khẳng định, chơi chuyền là một trò chơi bổ ích, thú vị.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 3

Từ xưa, các trò chơi dân gian đã giúp con người, đặc biệt là trẻ em giải trí, thư giãn. Một trong những trò chơi thú vị, hấp dẫn nhất mà chắc hẳn nhiều người sẽ biết đến là cướp cờ.

Trò chơi cướp cờ có quy tắc, luật chơi khá đơn giản. Về số lượng người, trò chơi này không hạn chế. Tuy nhiên, người chơi phải chia làm hai đội nên tổng số người chơi phải là chẵn. Mỗi đội thường có từ ba đến năm thành viên. Một người sẽ được cử làm quản trò.

Không gian chơi thường ở những nơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng như sân trường, nhà thể chất… Đầu tiên, người chơi sẽ phải chọn vật làm “cờ”. Đây là vật mà hai bên đội sẽ phải cạnh tranh để giành được. Người chơi thể sử dụng khăn đỏ, cành cây… làm “cờ”. Tiếp đến, người chơi sẽ phải kẻ sân chơi. Giữa sân chơi vẽ một vòng tròn có đường kính khoảng 20 – 25cm. Ở giữa vòng tròn, đặt vật làm cờ. Ở mỗi đầu sân, kẻ hai đường thẳng song song, đối xứng với nhau qua vòng tròn, cách vòng tròn khoảng 6 đến 7m. Đây là vị trí đứng của mỗi đội.

Sau khi chuẩn bị xong, trò chơi sẽ được bắt đầu. Mỗi đội sẽ đứng theo đường đã kẻ. Các thành viên lần lượt điểm danh từ một đến hết và phải nhớ chính xác số của mình. Quản trò đứng giữa sân chơi, là người có vai trò điều khiển, sẽ lần lượt hô các số của các người chơi. Khi quản trò hô tới số nào, thành viên nào ở hai đội có số tương ứng sẽ là được quyền chạy qua vạch tới đường tròn giữa sân để giành lấy “cờ”. Quản trò có thể được phép gọi nhiều số cùng lên. Hoặc gọi hai ba số cùng về. Người đầu tiên cướp được “cờ” phải nhanh chóng chạy lại về vạch xuất phát của đội mình. Người chơi còn lại phải tìm cách đuổi theo và chạm vào người đang cầm “cờ”. Nhưng đảm bảo chỉ được người chơi cùng số mới được chạm vào nhau. Nếu chạm được vào người đó, điểm sẽ thuộc về đội của người chơi đuổi theo. Còn không, để cho đội cướp cờ về đích an toàn, đội cướp cờ giành được điểm. Quản trò tiếp tục tiến hành các lượt chơi tiếp theo. Số lượt chơi sẽ được giới hạn nhất định. Sau một số lượt nhất định, cộng điểm thắng mỗi đội lại. Đội nào giành được nhiều điểm hơn là đội chiến thắng chung cuộc.

Một số lưu ý khi chơi cướp cờ như: Chỉ có người chơi được gọi số đúng với số của mình mới được chạy lên cướp cờ. Người chơi chạy sai số sẽ trừ một điểm vào điểm của đội mình. Nếu người chơi đã qua vạch đích, không được tiến hành đập vào người nữa…

Trò chơi cướp cờ giúp rèn luyện phản xạ, sự dẻo dai và nhanh nhẹn của mỗi người. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp rèn luyện tinh thần đồng đội, khả năng hợp tác của mỗi người. Đây là một trò chơi rất hấp dẫn, thú vị.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 4

Trò chơi dân gian là một trong những nét văn hóa đặc sắc của đất nước Việt Nam. Rất nhiều trò chơi vẫn còn được phổ biến cho đến ngày nay. Một trong số đó có thể kể đến nhảy bao bố.

Nhảy bao bố thường được tổ chức chơi trong các dịp lễ hội. Như các trò chơi khác thì trò chơi này cũng có những luật lệ riêng. Về dụng cụ, để chơi trò này, mỗi người chơi đều cần có một cái bao bố (hay chính là bao tải thường được dùng để đựng thóc, gạo). Bao bố được lựa chọn để chơi cần phải có kích thước đủ rộng, chiều cao tối thiểu đến ngang bụng người chơi. Ngoài ra, nó cũng cần có một độ dày để khi nhảy không bị rách hoặc bục ra gây cản trở và nguy hiểm cho người chơi.

Luật chơi bao bố rất đơn giản và dễ hiểu. Những người tham gia chơi sẽ thi đấu với nhau. Người chơi cần đứng sẵn ở vạch xuất phát. Hai chân để trong bao bố, hai tay cầm sẵn vành bao. Sau tiếng còi của trọng tài, người chơi cần dùng sức bật hai chân lên để nhảy về phía trước, sao cho không rơi ra ngoài bao. Nếu trên đường đua, người chơi bị rơi ra ngoài bao thì cần trở về vạch đích để nhảy lại từ đầu. Người đến đích trước sẽ giành chiến thắng chung cuộc. Phần thưởng dành cho người thắng tùy theo ban tổ chức cuộc chơi.

Lưu ý khi chơi trò bao bố là cần đảm bảo an toàn khi chơi. Người chơi cần phải cẩn thận khi nhảy trong bao, giữ được thăng bằng. Vì trò chơi này khiến hai chân bị giới hạn trong cái bao bố, dễ gây vướng víu, mất cân bằng khi nhảy. Chúng ta không nên quá vội vàng, mà cần ưu tiên sự chắc chắn. Trò chơi này giúp chúng ta giải trí sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng. Bên cạnh đó, con người sẽ rèn luyện được sự khéo léo, kiên nhẫn và kiên trì.

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều trò chơi điện tử hấp dẫn đã ra đời. Các trò chơi dân gian ít được chơi hơn. Điều này đã đặt ra một vấn đề về việc giữ gìn các trò chơi dân gian trong đời sống sinh hoạt của con người. Chúng ta cần phải giữ gìn và tích cực quảng bá để trò chơi dân gian luôn gần gũi với cuộc sống của con người.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 5

Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân tổ chức vào ngày rằm tháng giêng (âm lịch) hằng năm, tại làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

Nguồn gốc là từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Những người tham dự được tuyển chọn từ các xóm trong làng, chia thành các nhiều đội. Đây là dịp trai gái trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, dịp trai gái thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương.

Mở đầu, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân độ quốc. Quá trình thổi cơm bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Tiếng trống hiệu vang lên, bốn thanh niên của bốn đội sẽ leo lên thân cây chuối được bôi mỡ. Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương chảy thành ngọn lửa. Những người khác thì giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Sau một giờ, những nồi cơm lần lượt được đem trình bày. Tiêu chí chấm điểm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy.

Hội thi là một nét đẹp văn hóa truyền thống, thể hiện nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được truyền thống đánh giặc ngoại xâm cùng với tinh thần đoàn kết của nhân dân ta.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 6

Những trò chơi không chỉ mang tính giải trí mà còn giúp rèn luyện sức khỏe. Một trong những trò chơi rất phổ biến đối với học sinh là nhảy dây tập thể.

Cũng như những trò chơi khác, nhảy dây tập thể có luật lệ riêng. Về dụng cụ, trò chơi này sẽ sử dụng một sợi dây thừng có bề ngang bằng ngón tay cái, dài khoảng tám đến mười mét.

Về số lượng người tham gia không giới hạn. Nhưng mỗi lần chơi sẽ có tối đa mười người. Hai người phụ trách quay dây, những người còn lại sẽ tham gia nhảy. Người chơi cần có sức khỏe, sự linh hoạt và sức bền tốt. Khi tham gia chơi, người chơi cần mặc trang phục gọn gàng, thoải mái.

Trò chơi này có luật chơi khá đơn giản. Người chơi sẽ chia làm các đội để thi đấu với nhau. Mỗi đội có mười thành viên. Hai bạn phụ trách quay dây theo chiều kim đồng hồ. Tám bạn còn lại sẽ lần lượt nhảy vào theo thứ tự. Người trước thành công nhảy vào dây, nhảy tại chỗ được năm cái thì người thứ hai mới được nhảy vào. Cứ như vậy lần lượt đến khi cả tám thành viên đều đã vào được dây, cùng nhảy tại chỗ năm lần thì thành công. Đội thành công với số lần thử ít nhất sẽ là đội dành chiến thắng.

Trò chơi nhảy dây tập thể giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo và bền bỉ. Không chỉ vậy, trò chơi còn giúp củng cố tinh thần đoàn kết giữa người chơi bởi đây là trò chơi có tính tập thể cao.

Trò chơi nhảy dây tập thể được nhiều học sinh yêu thích, lựa chọn chơi vào mỗi giờ giải lao bởi những lợi ích của trò chơi này.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 7

Một số trò chơi phổ biến như bịt mắt bắt dê, trốn tìm, ô ăn quan, nhảy dây… Trong đó, kéo co là một trò chơi được đặc biệt yêu thích.

Ở trò chơi kéo co, số lượng người chơi sẽ tùy thuộc vào số lượng người tham gia. Mỗi lượt thi đấu có hai đội, mỗi đội có từ 5 đến 10 người trở lên. Những đội chơi thường chọn những người cao to, có sức khỏe, có kĩ thuật hoặc kinh nghiệm thi đấu. Khi trò chơi mang tính thi đấu sẽ có ban tổ chức. Trước khi thi đấu, các đội tham gia sẽ được hướng dẫn về cách thức thi đấu. Mỗi đội thường đại diện cho một đơn vị tập thể, thường sẽ có đồng phục riêng. Chơi cân sức là hai đội có người chơi toàn nam hoặc toàn nữ, có khi đan xen cả nam nữ. Trẻ em thi đấu với trẻ em, người lớn thi đấu với người lớn. Chơi không cân sức là hai đội chơi chấp nhau, số lượng không bằng nhau, tương quan lực lượng có sự chênh lệch.

Trước khi chơi, cần chuẩn bị một sợi dây dài, to, dẻo và chắc; giữa hai đội vẽ hai đường mức dài cách nhau 1m rồi đặt sợi dây nằm trên hai mức, cắt hai đường mức theo dạng dấu cộng và cho tâm điểm nằm giữa hai mức.

Về cách chơi, mỗi đội tự đặt tên và cử người lên bốc thăm thi đấu. Khi các đội bước vào vị trí kéo, người đứng sau sẽ móc chân mình vào chân người đứng trước, hai chân dang rộng để giữ thăng bằng và làm trụ cho vững chắc; mỗi người trong đội đứng so le, chia đều người đứng đối diện để kéo. Khi trọng tài hô “bắt đầu” thì hai đội ra sức kéo để di chuyển tâm điểm về phía đội mình. Khán giả đến xem sẽ hô vang: “Cố lên” để cổ vũ cho đội kéo co của mình.
Nếu có hai đội chơi, tâm điểm về phía đội nào, đội đó chiến thắng. Nếu có nhiều đội chơi, các đội còn lại thi đấu tương tự, đội thắng sẽ thi đấu với nhau để tranh giải nhất, nhì và ba.

Trò chơi kéo co giúp rèn luyện sức khỏe, tinh thần đoàn kết cũng như giúp giải trí sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi. Đây quả là một trò chơi hữu ích.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 8

Các trò chơi dân gian đã giúp con người, đặc biệt là trẻ em giải trí, thư giãn. Một trong những trò chơi thú vị, hấp dẫn nhất mà chắc hẳn nhiều người sẽ biết đến là trốn tìm.

Trốn tìm còn có tên gọi khác là “trò ú tim” (cách gọi ở miền Trung) và “trò năm mươi năm mươi” (cách gọi ở miền Nam). Trò chơi này thường được diễn ra vào buổi chiều tối, tại những không gian rộng lớn nhưng phải có nhiều chỗ ẩn nấp. Điều này sẽ tăng thêm độ khó cho người tìm.

Số lượng người chơi trốn tìm sẽ không bị giới hạn, khoảng từ sáu đến mười người. Đầu tiên, người chơi cần oẳn tù xì. Ai thua sẽ phải đi tìm. Người đó cần bịt mắt lại, đứng im một chỗ và đếm từ một đến ba mươi. Trong khoảng thời gian đó, những người còn lại sẽ đi trốn.

Sau ba mươi giây, người đi tìm sẽ mở mắt, bắt đầu quá trình tìm kiếm. Người bị tìm thấy sẽ thua cuộc. Nếu như toàn bộ người chơi bị tìm ra thì người đi tìm sẽ chiến thắng. Theo luật, người bị tìm thấy đầu tiên sẽ phải là người đi tìm tiếp theo. Còn người đi tìm không thấy mọi người trốn ở đâu, người đó sẽ phải hô “tha gà” và chấp nhận thua cuộc. Ở lượt chơi tiếp theo, người đi tìm này sẽ tiếp tục phải làm. Trong quá trình chơi, người trốn có thể bất ngờ đến đập vào vai người đi tìm. Khi đó, người trốn sẽ thắng và có quyền cứu những người đã bị tìm thấy.

Cần lưu ý khi chơi trốn tìm là không trốn quá xa khỏi không gian diễn ra trò chơi. Trò chơi trốn tìm giúp con người có những phút giây thư giãn. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp tăng thêm sự gắn kết giữa người chơi.

Như vậy, trốn tìm là một trò chơi dân gian bổ ích. Chúng ta cần có những biện pháp tích cực để giữ gìn những trò chơi dân gian như trốn tìm.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 9

Trong các trò chơi dân gian Việt Nam, trò chơi ô ăn quan được rất nhiều người biết đến, đặc biệt là thế hệ của các bậc phụ huynh. Nếu ta để ý thì ta sẽ bắt gặp rất nhiều những nhóm trẻ nhỏ tụ tập ở một góc sân để cùng nhau rải những viên sỏi, đá theo thứ tự.

Tham gia trò chơi này thường có hai người chơi, mỗi người sẽ ngồi đối diễn người kia và ở giữa là bàn chơi ô ăn quan. Để chơi được trò chơi này, người chơi sẽ cần bàn chơi, quân chơi và hiểu được cách bố trí quân chơi. Bàn chơi thường được vẽ trên một mặt phẳng, trước đây được kẻ bằng gạch hoặc vẽ trên nền đất. Bàn chơi chứa 10 ô vuông bằng nhau, mỗi bên có 5 ô đối xứng, mỗi ô có 5 quân, đây cũng là hai phía của hai người chơi. Ở hai cạnh ngắn của hình chữ nhật được vẽ thêm hai hình bán nguyệt gắn liền với cạnh đó. Vậy một bàn chơi hoàn chỉnh sẽ có 10 ô vuông là ô dân, còn hai hình bán nguyệt bên ngoài được gọi là ô quan. Trò chơi bắt đầu khi hai người cùng oẳn tù xì để dành được lượt đi trước, người đi trước có quyền chọn bất cứ ô nào ở bên phía mình rải đều vào các ô, mỗi ô rải 1 quân. Khi rải đến quân cuối cùng thì tuỳ những tình huống khác nhau mà người chơi phải xử lí. Ví dụ nếu sau ô đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng cả số quân của ô đó để rải. Còn nếu liền sau ô đó là ô trống, thì người chơi có quyền ăn được tất cả số quân ở sau ô trống đó (nếu ô sau ô trống có quân). Trong trường hợp ô quan có chứa quân hoặc có hai ô trống trở lên thì người chơi sẽ bị mất lượt và phải nhường quyền chơi cho đối phương. Về cơ bản sẽ có những trường hợp xảy ra như vậy. Cuộc chơi sẽ dừng lại khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết.

Ô ăn quan là một trò chơi dân gian vô cùng hấp dẫn, nó mang đến cho người chơi tính kiên trì, thúc đẩy trí tuệ và sự nhanh nhạy của người chơi. Ngoài ra, trò chơi ô ăn quan còn giúp cho con người tránh xa khỏi những thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi, … Gần đây, trẻ em càng ngày càng biết đến trò ô ăn quan nhiều hơn, ta từng thấy những bàn chơi ăn quan trên nhiều con phố lớn nhỏ của Hà Nội.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 10

Từ ngàn năm nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. Một trong những trò chơi như vậy là trò chơi dân gian nhảy bao bố.

Nhảy bao bố là một trò chơi dân gian rất được ưu chuộng trong các hoạt động tập thể tại trường học hoặc trong các đợt tổ chức lễ hội, thi tập thể ở các địa phương tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Trò chơi này giúp tăng cường sức khỏe, sự nhanh nhẹn của người tham gia, đồng thời cũng đầy ắp tiếng cười, sự sảng khoái.

Nhảy bao bố là trò chơi giúp rèn luyện thể lực, sức bật, sự khéo léo trong việc giữ thăng bằng. Tạo không khí vui vẻ, đoàn kết khi tham gia. Trò chơi nhảy bao bố không hạn chế số lượng người tham gia, nếu đông người tham gia có thể chia thành đội để thi đấu tại sân trường, bãi đất trống rộng rãi và bằng phẳng.

Trước khi chơi nhảy bao bố chúng ta cần chuẩn bị sẵn một bao bố (bao tải). Kẻ vạch xuất phát và đích đến. Sau khi chuẩn bị xông, tất cả người chơi đứng thành hàng ngang trước vạch xuất phát, cho cả hai chân vào trong bao tải kéo lên cao hai tay cầm hai bên miệng bao để ngang hông. Khi có hiệu lệnh xuất phát người chơi bắt đầu nhảy về phía trước, chỉ được phép nhảy không được phép đi hoặc chạy. Người nào đến đích đầu tiên thì là người thắng cuộc

Phải quy định và thống nhất kích cỡ bao bố ngay từ đầu. Người nào nhảy mà bị té ngã coi như là thua cuộc, tuy nhiên vẫn phải đứng lên hoàn thành phần thi. Kỹ năng nhảy bao bố vô cùng quan trọng, người nhảy phải khéo léo để không bị té ngã, di chuyển nhanh sẽ là người dành chiến thắng.

Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những tựa game hiện đại, cuốn hút trên máy tính, điện thoại. Thế nhưng, trò chơi nhảy bao bố chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 11

Thả diều vốn là một trò chơi quen thuộc của nhiều lứa tuổi ở nông thôn Việt Nam. Nó không chỉ dừng lại ở thú tiêu khiển mà còn trở thành nét đẹp văn hóa, một phần không thể thiếu trong các lễ hội. Nhắc đến hội thi thả diều, ta không thể không nhắc tới lễ hội thả diều được tổ chức tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Thông thường, hội thi được tổ chức tại sân đình để khi diều bay lên, cánh diều trông giống như đàn chim bay về tổ. Lễ hội thả diều ở Hà Nam được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm. Nhưng việc làm diều đã được chuẩn bị chu đáo từ nhiều tháng trở về trước. Để làm được một con diều đem đi dự thi cần phải bỏ ra công sức và tâm huyết. Từ việc kiếm các nguyên liệu cho đến khi hoàn thiện phải trải qua nhiều công đoạn. Trước hết, để làm khung diều, người dân phải kiếm những cây tre già, có kích thước dài, thân cây thẳng, mịn, đã rụng hết lá. Sau đó, các nghệ nhân hong cho thật khô và vót theo kích thước phù hợp với từng bộ phận. Thân diều và đuôi diều được làm từ giấy tráng, kiếng hoặc loại giấy có độ dai, dẻo, không dễ bị rách. Khi đã làm được khung cũng như tìm được loại giấy ưng ý, nghệ nhân tiến hành tạo hình, dán giấy lên khung và trang trí theo hình thù, màu sắc mà mình ưa thích. Chiếc diều sẽ không đạt nếu như thiếu đi mất dây. Đối với diều có kích thước lớn, đuôi diều được lấy từ sợi dù và dùng chỉ khâu với loại diều nhỏ hơn. Ngoài ra, diều còn phải làm từ ống suốt có kích thước lớn, bánh xe cuộn dây ở hai đầu để thả dây cho nhanh.

Vào ngày diễn ra cuộc thi, các thanh niên trong làng sẽ mang diều đến đấu. Tùy vào số lượng người tham gia để chia đội. Mỗi đội có 3 người. Khi hiệu lệnh vang lên, những người trong đội sẽ vào vị trí. Một người cầm dây, một người điều khiển còn một người đâm diều lên cao. Tiếp đến, ban chủ khảo sẽ thắp một nén hương để tính giờ. Dứt tiếng loa gọi, người đâm diều kéo diều lên cao. Diều lên cho đến khi người ở dưới thấy diều nhỏ bằng một chiếc lá. Sau khi có yêu cầu đấu dây từ ban giám khảo, các đấu thủ phải di chuyển về một điểm để ban giám khảo chấm điểm. Hết thời gian quy định, đấu thủ điều khiển cho diều lao xuống như mũi tên bắn thẳng từ khoảng cách 30m. Các đội chơi thu diều và tập hợp trước sân đình để nghe kết quả của ban tổ chức.

Có thể nói, lễ hội thả diều là dịp để các thanh niên trong làng thi tài cũng là khoảng thời gian để mọi người tề tựu, trò chuyện, giao lưu với nhau. Tiếng nói cười trong ngày hội đem đến khoảng không gian yên bình, rộn ràng cho chốn thôn quê. Đồng thời, cũng làm tăng thêm sắc đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc của cha ông.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 12

Truyền thống văn hóa mang theo những giá trị đời sống tinh thần vốn là niềm tự hào trong đời sống của mỗi con người Việt Nam. Những trò chơi dân gian được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi Bịt mắt bắt dê.

Trò chơi dân gian là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ, phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc. Trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận và gắn bó nhiều nhất, diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian. Tuổi thơ của mỗi con người chúng ta chắc hẳn không còn xa lạ gì với những trò chơi dân gian. Đó chính là một phần gia vị không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người Việt Nam chúng ta.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi đã xuất hiện từ rất lâu. Nghe ngay tên gọi của trò chơi thì chúng ta có thể hiểu được trò chơi này sẽ có sự góp mặt và tham gia của rất nhiều người.Từ “bịt mắt” thì rất rõ nghĩa khi giải thích, vậy còn từ “bắt dê” sẽ cho chúng ta thắc mắc và tò mò mà đặt ra câu hỏi tại sao là “bắt dê” chứ không phải bắt một con vật nào khác. Sở dĩ có điều này là bởi loài dê là loài có tính hiền lành, nhút nhát, linh hoạt và rất thích vận động. Chính vì thế, người bắt được nó đòi hỏi phải có sự tinh ý, nhanh nhẹn, thậm chí là cả chiến thuật. Khi những đôi mắt mở ra thì đã rất khó có thể bắt được chính xác mục tiêu mà ta muốn, cho nên khi nhắm mắt rồi thì để bắt được mục tiêu sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Dù tối tăm trong đôi mắt khi bị bịt kín nhưng con người vẫn phải đi “bắt dê” khiến cho trò chơi này trở nên rất thú vị và đặc sắc, hấp dẫn người tham gia.

Có hai người chơi chính, họ được bịt mắt để tìm bắt dê. Con dê sẽ được đeo một vật để phát ra được tiếng động giúp cho người tìm dễ nhận biết được. Nhưng trò chơi đâu có dễ như vậy, những người xung quanh không tham gia chơi sẽ hò reo cổ vũ người chơi. Sau một quãng thời gian, người chơi phải tìm ra được con dê. Nếu cả hai không tìm được, trò chơi kết thúc và nhường lượt chơi cho những người tiếp theo. Không khí sôi nổi khi trò chơi diễn ra bên cạnh những tiếng cổ vũ của mọi người xung quanh đã khiến cho trò chơi hấp dẫn hơn hết.

Bịt mắt bắt dê đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê vẫn đem lại những giá trị tinh dần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.

Nhiều năm tháng qua đi nhưng trò chơi này vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tinh thần to lớn của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của lớp lớp bao thế hệ con người.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 13

Ở xã Đồng Tháp huyện Đan Phượng có làng Đồng Vân bên dòng sông Đáy. Nhân dân sinh sống bằng cấy lúa, trồng màu và có nghề đan lát rổ rá. Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Hội thổi cơm thi ở đây có nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa cũng như cách nấu, đậm màu sắc hài hước dân gian.

Người dự thi được tuyển chọn từ các xóm trong làng. Bắt đầu vào hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thì xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình đề tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân, độ quốc. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên,… Có người phải bỏ cuộc, người khác lại leo lên, quang cảnh hết sức vui nhộn. Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương cháy thành ngọn lửa. Người trong đội vót mảnh tre già thành những đũa bông châm lửa và đốt vào những ngọn đuốc. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.

Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình. Ban giám khảo mở nồi cơm chấm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy. Các nồi cơm được đánh số ứng với người dự thi để giữ bí mật với ban giám khảo. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là sinh hoạt văn hóa cổ truyền được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Hội thi là dịp trai tráng trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội còn vang lên những trận cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt nhọc. Với những nét đặc sắc của mình, hội thổi cơm thi Đồng Vân đã góp phần giữ gìn và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại hôm nay.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 14

Đối với học sinh, các hoạt động giải trí vào giờ ra chơi như một hoạt động không thể thiếu sau mỗi giờ học căng thẳng. Ở trường em, đá cầu được cho là hoạt động được yêu thích nhất bởi nó dễ chơi và trang bị ít nên rất nhiều bạn thích chơi nó. Đá cầu cũng là một môn thể thao thường xuất hiện trong các cuộc thi thể thao của nhiều trường bởi nó thể hiện sự dẻo dai và chính xác của người chơi.

Để có thể chơi được cầu chúng ta cần chuẩn bị một cả cầu, một cái lưới để ngăn cách sân thành hai bên. Tùy vào mức độ không gian mà đôi khi không cần quá to, nếu không gian chơi không đủ lớn chúng ta cũng có thể sử dụng vạch kẻ thay cho lưới. Mỗi đội chơi có thể là 1-2 người hoặc nhiều hơn tùy vào số lượng người chơi.

Về quy tắc chơi, hai đội sẽ đứng về phía sân của mình được ngăn bởi vạch kẻ hoặc lưới. Công việc của mỗi người là đá quả cầu từ bên mình sang bên người khác và phải qua vạch mới được tính. Đội còn lại sẽ có trách nhiệm đỡ quả cầu và đá lại đội bên kia. Nếu không đá trúng đội còn lại sẽ được tính điểm. Trong trường hợp không đá qua vạch hoặc lưới thì đội còn lại sẽ được tính điểm. Điểm của mỗi đội sẽ có trọng tài tính và cuộc so tài thường diễn ra trong ba hiệp.

Đá cầu được coi là một môn thể thao tốt cho sức khỏe bởi chúng ta phải hoạt động cơ chân nhiều. Để đá trúng được quả cầu phải sử dụng cả sự dẻo dai và chính xác của cơ thể nên nó được rất nhiều bạn học sinh yêu thích. Dù hiện nay công nghệ phát triển, nhiều bạn trẻ bị thu hút bởi các trò chơi hay mạng xã hội, nhưng đá cầu vẫn là hoạt động yêu thích không thể thiếu vào mỗi giờ ra chơi.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 15

Đập niêu đất là trò chơi không biết có từ bao giờ nhưng đến nay, nó đã trở thành hoạt động không thể thiếu trên quê hương em trong những ngày đầu xuân năm mới.

Đập niêu đất là một trò chơi thú vị. Vì vậy, nó đã thu hút sự tham gia cổ vũ của rất nhiều người. Trò chơi thường được làng em tổ chức vào mồng 4 Tết hàng năm. Trong làng lại có các thôn, xóm nhỏ nên các thôn, xóm sẽ cử ra hai người làm thành một đội chơi tham gia tranh tài.

Để chơi trò chơi, người ta dựng đoạn tre to, chắc khỏe cao khoảng hai mét xuống đất. Sau đó, nối hai cây lại với nhau bằng một đoạn tre nằm ngang. Lúc này ba đoạn tre đã tạo thành hình giống như một cái cổng nhà. Trên thanh tre nằm ngang, ban tổ chức sẽ treo khoảng năm, sáu niêu đất lủng lẳng. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải cầm gậy gỗ đập hết các niêu đất đó trong thời gian sớm nhất để giành chiến thắng. Để cho cuộc chơi thêm phần hấp dẫn, ban tổ chức đã yêu cầu một đội chơi phải có một người cõng một người trên lưng, cả hai người sẽ cùng bị bịt mắt và dựa vào trí nhớ của mình để đập niêu đất.

Để công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt chơi và có trọng tài bấm giờ. Mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ phải dựa vào trí nhớ của mình và sự chỉ dẫn của dân làng để xác định và tiến đến vị trí của niêu đất; người được cõng trên lưng sẽ cố gắng đập vỡ niêu đất, còn người cõng sẽ cố gắng đứng vững và di chuyển theo sự chỉ dẫn của dân làng. Vì thế, mỗi khi một đội chơi xuất phát là tiếng hò reo, cổ vũ lại vang lên tạo thành một bầu không khí rất vui nhộn.

Sau khi các đội chơi của các thôn, xóm đã chơi xong, người dân trong làng và du khách có thể trực tiếp tham gia trò chơi để tự mình trải nghiệm cảm giác đập niêu đất.

Em rất yêu thích và mong chờ trò chơi đập niêu đất. Trò chơi đã trở thành niềm vui, thành nét văn hóa độc đáo trên quê hương em. Nó giúp cho mọi người cảm thấy vui vẻ hơn khi tết đến, xuân về và nó cũng làm cho con người ở làng quê trở nên gần gũi, thân thuộc với nhau hơn.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 16

Giới thiệu trò chơi: Với đời sống văn hóa của con người Việt nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi kéo co.

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Đây là một trò chơi mang tính đồng đội, tập thể, phù hợp với mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ gái trai. Trò chơi ấy không chỉ phổ biến ở vùng đồng quê, nông thôn mà người dân thành phố cũng có thể tham gia. Đặc biệt trong các dịp lễ hội, thi đua, team building đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi kéo co.

Miêu tả cách chơi (quy tắc): Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.

Miêu tả luật chơi: Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.

Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.

Tác dụng của trò chơi: Trò chơi kéo co được sử dụng qua rất nhiều các dịp lễ hội, trại hè. Như các ngày lễ tại trường học, nhà trường cũng thường tổ chức chơi kéo co cho các bạn học sinh, nhằm rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh.

Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi kéo co chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 17

Không ai biết trò chơi ô ăn quan ra đời vào lúc nào, chỉ biết rằng nó đã song hành, gắn liền với tuổi thơ bao thế hệ. Chỉ cần một khoảng sân nhỏ, một mảnh đất trống hay một tờ giấy nhỏ là có thể chơi trò ô ăn quan.

Ô ăn quan là trò chơi ghi dấu nét đẹp văn hóa dân tộc, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của những người nông dân Việt Nam. Ô ăn quan gắn liền với câu chuyện về trạng nguyên Mạc Hiển Tích. Ông đã có một số tác phẩm bàn luận về phép tính trong trò này. Đồng thời, đề cập đến số âm ở những ô trống chưa xuất hiện. Trò chơi này cũng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau ở một số nước trên thế giới. Đặc biệt, nó đã xuất hiện ở châu Phi từ những năm 1580 đến 1150 TCN.

Khác với những trò chơi dân gian khác như kéo co, bịt mắt bắt dê, đánh khăng, đánh chuyền,…, ô ăn quan có số lượng người chơi rất hạn chế, chỉ từ 2 – 4 người. Thông thường, trong khoảng 2 người. Trước khi chơi, người chơi cần lựa chọn một không gian thoải mái, bằng phẳng cùng một vài viên phấn hoặc đồ vật có thể vẽ ô bàn cờ. Người chơi sẽ tiến hành vẽ lên mặt phẳng 1 hình chữ nhật và chia thành 10 ô vuông, mỗi bên có 5 ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn vẽ hình bán nguyệt. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chuẩn bị 50 viên sỏi hoặc đồ vật để làm “dân” và “quan”. Quân chơi bao gồm hai loại là quan và dân. Dân được chia đều vào 5 ô vuông, mỗi ô 5 viên đá. Hai ô quan hình bán nguyệt mỗi ô xếp 1 viên đá to.

Mục tiêu của trò chơi là khi kết thúc, ai giành được nhiều đá hơn thì chiến thắng. Tùy vào giao ước giữa người chơi có thể quy đổi 1 quan bằng 5 dân hoặc 1 quan bằng 10 dân. Để bắt đầu, người chơi tiến hành oẳn tù tì. Người nào thắng sẽ được đi trước. Người đi trước sẽ bốc 1 ô bất kì trong 5 ô dân của mình. Mỗi ô rải 1 dân lần lượt theo chiều đi mà mình đã chọn. Khi rải hết viên sỏi mà ô kế tiếp còn sỏi, người chơi lại tiếp tục bốc và đi hết số sỏi ở ô đó. Nếu ô kế tiếp trống 1 ô, người chơi sẽ được ăn ở phía sau ô đó. Sau khi ăn xong sẽ đến lượt đối phương đi. Người còn lại tiếp tục rải sỏi. Nếu quá trình rải gặp 2 ô trống hoặc ô quan thì người đó sẽ bị mất lượt, quyền đi sẽ thuộc về đối phương. Cuộc chơi kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô đều bị ăn hết. Trường hợp ô quan vẫn còn thì luật chơi vẫn tiếp tục. Nếu trường hợp 5 ô vẫn còn thì người chơi phải rải đi tiếp. Khi người chơi đi mà các ô trống đều cách nhau một ô thì người chơi có thể ăn liên hoàn.

Có thể nói, ô ăn quan là trò chơi rèn luyện khả năng quan sát, tính toán rất tốt cho chúng ta. Trò chơi vừa tạo nên bầu không khí vui vẻ, rộn ràng, vừa kết nối mọi người với nhau. Ô ăn quan vì thế trở thành thú tiêu khiển và là trò chơi ưa thích của mọi lứa tuổi, đối tượng. Nó phát huy được trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 18

– Giới thiệu trò chơi: Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi Chi chi chành chành.

– Miêu tả cách chơi: Người chơi có thể từ 3 người trở lên. Chọn một người đứng ra trước xòe bàn tay ra các người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào long bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh:

Chi chi chành chành.

Cái đanh thổi lửa.

Con ngựa chết chương.

Ba vương ngũ đế.

Chấp chế đi tìm

Ù à ù ập.

Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.

– Tác dụng của trò chơi: giúp rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho các bé và không đòi hỏi phải có sân chơi cũng như cần có quá nhiều người chơi.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 19

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua rất nhiều hình thức, một trong những hình thức đó là các trò chơi dân gian. Từ xưa đến nay, chúng ta được biết đến với rất nhiều những trò chơi dân gian mang đậm nét truyền thống của dân tộc. Bịt mắt bắt dê được xem là một trong các trò chơi có từ lâu đời và vô cùng độc đáo.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi đã xuất hiện từ rất lâu. Ngay từ trong những bức tranh cổ, chúng ta còn lưu lại những hình ảnh về một miền kí ức xưa kia với những cô bé, cậu bé chơi trò chơi hay những người lớn cùng nhau đứng trong một vòng tròn, bịt mắt để bắt dê. Như chính cái tên của trò chơi này, đây là trò chơi nhiều người cùng tham gia, bịt mắt để bắt được dê. Chúng ta đặt ra câu hỏi tại sao là “bắt dê” chứ không phải bắt một con vật nào khác. Điều này được lí giải bởi loài dê là loài có tính hiền lành, nhút nhát, linh hoạt và rất thích vận động. Chính vì thế, người bắt được nó đòi hỏi phải có sự tinh ý, nhanh nhẹn, thậm chí là cả chiến thuật nhất định. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn. Chính vì thế, đây được coi là trò chơi khá khó khăn nhưng lại vô cùng thú vị, hấp dẫn.

Thông thường, theo cách chơi trước kia, đúng nguyên bản của trò chơi, đây là trò chơi thường được tổ chức trong các lễ hội. Với sự tham gia của những người lớn là chủ yếu, đặc biệt là những bạn nam thanh nữ tú tham gia lễ hội. Có hai người chơi chính, họ được bịt mắt để tìm bắt dê. Con dê sẽ được đeo một vật để phát ra được tiếng động giúp cho người tìm dễ nhận biết được. Những người xung quanh không tham gia chơi sẽ đóng vai trò làm khán giả, hò reo cổ vũ người chơi. Tất cả tạo nên một không khí sôi nổi, sinh động và thú vị của lễ hội. Sau một quãng thời gian nhất định, người chơi phải tìm ra được con dê. Nếu cả hai không tìm được, trò chơi kết thúc và nhường lượt chơi cho những người tiếp theo.

Sau này, trò chơi bịt mắt bắt dê có rất nhiều những biến thể khác nhau. Có khi là hai hay nhiều người cùng chơi, họ vẫn bịt mắt nhưng điều khác biệt là không có con dê nào được bắt cả. Một người chơi chính sẽ bắt những người còn lại, những người còn lại hóa thân thành những chú dê, có thể phát ra những tiếng động để người chơi chính dễ tìm thấy. Vì thế, với biến thể này, nhiều đối tượng có thể tham gia chơi, ngay cả trẻ em cũng có thể chơi trò chơi này để rèn luyện tính phán đoán, sự nhanh nhạy và linh hoạt, rèn luyện các giác quan khác nhau. Cũng chính vì tính phổ biến của trò chơi, bịt mắt bắt dê được tổ chức ở rất nhiều địa điểm, những dịp khác nhau. Trong nhà trường, các hội thi, các lễ hội đều có thể tổ chức trò chơi này.

Ngày nay, khi xã hội hiện đại phát triển, khi nhu cầu giải trí, đời sống tinh thần của con người ngày một cao, có rất nhiều những trò chơi hiện đại, tiên tiến ra đời. Vậy nhưng, những trò chơi dân gian, trong đó có trò chơi bịt mắt bắt dê luôn là một phần kí ức của tuổi thơ, luôn là một mảnh kí ức đẹp trong tâm hồn người Việt. Cũng chính vì nét đẹp văn hóa này, chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh của trò chơi này trong các tác phẩm nghệ thuật như tranh ảnh hay thơ ca.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 20

Giới thiệu trò chơi: Đời sống văn hoá của con người Việt Nam vốn rất phong phú và đa dạng. Có biết bao nhiêu trò chơi hay thể hiện được những nét đẹp của văn hoá và tâm hồn của người Việt trong số đó bịt mắt bắt dê là trò chơi chúng ta hẳn đều rất quen thuộc.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi đã có từ rất lâu đời, nó len lỏi trong đời sống văn hoá của dân ta, theo tuổi thơ của chúng ta mà trưởng thành. Ngày trước trong lễ hội trò chơi này được tổ chức dành riêng cho các nam thanh nữ tú. Có hai người chơi chính, họ sẽ được bịt mắt sau đó đi bắt con dê. Con dê được buộc theo một vật phát ra tiếng để người bị bịt mắt dễ dàng nhận biết được. Người xung quanh reo hò cổ vũ khiến không khí trò chơi thêm sôi động, nhộn nhịp. Sau này trò chơi bịt mắt bắt dê đã có nhiều biến thể và đa phần không còn đi tìm dê nữa mà là tìm người.

Miêu tả cách chơi (quy tắc): Hai người chơi sẽ bị bịt mắt và con dê sẽ mang áo tơi lá để khi chuyển động vang lên tiếng sột soạt dễ tìm. Người xem bao gồm cả người lớn và trẻ em sẽ đứng ngoài và cổ vũ. Khi hết lượt không có người nào bắt được dê thì sẽ ra ngoài để người khác vào chơi.

Miêu tả luật chơi: Trò chơi này hiện đã có nhiều biến thể và không phải lúc nào cũng là bịt mắt đi tìm con dê. Tùy theo mỗi vùng miền sẽ có luật chơi, cách chơi khác nhau. Thông thường sẽ có hai luật chơi như sau:

Cách 1:

Cả nhóm sẽ cùng oẳn tù tì để chọn một người xung phong bị bịt mắt. Khi người đó hô đứng lại thì tất cả phải đứng lại, không ai được di chuyển. Người bịt mắt sẽ đi một vòng tròn, bắt một người bất kỳ. Xung quanh tạo ra tiếng động để người bịt mắt không đoán được người bị bắt là ai. Nếu như người bị bịt mắt không phán đoán được đó là ai hoặc không bắt được ai thì tiếp tục hô bắt đầu để cho lượt chơi mới.

Cách 2:

Chọn hai người vào chơi, một người làm dê và một người đi bắt dê. Cả hai sẽ cùng đứng trong một vòng tròn và bịt mắt lại, đứng quay lưng vào nhau. Người làm dê vừa di chuyển vừa kêu be be để người bịt mắt phát hiện phương hướng và đuổi bắt. Nếu người bịt mắt bắt được người giả làm dê thì sẽ thắng cuộc.

Tác dụng của trò chơi: Trò chơi mang tính giải trí cao, thể hiện được sự nhanh nhạy, khôn khéo của người bắt dê. Tại các dịp hội hè, sự kiện đều thường xuyên tổ chức trò chơi này để mang đến một không khí giải trí vui tươi, bổ ích.

Những trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, kéo co hiện đã không còn xuất hiện nhiều như trước. Một thế hệ trẻ nhỏ đang bị ảnh hưởng bởi game, các trò chơi hiện đại. Thế nhưng, trò chơi bịt mắt bắt dê chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 21

Từ xa xưa, trò chơi dân gian đã giúp con người, đặc biệt là trẻ em giải trí, thư giãn. Một trong những trò chơi hay và hấp dẫn mà nhiều người sẽ biết đến đó chính là cờ vua.

Trò chơi cờ vua có luật chơi khá đơn giản. Về số lượng người, trò chơi này không bị giới hạn. Tuy nhiên, người chơi phải chia thành hai đội nên tổng số người chơi phải là số chẵn. Mỗi đội thường có từ ba đến năm thành viên. Một người sẽ được chỉ định làm quản trị viên. Không gian chơi thường ở những nơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng như sân trường, nhà thi đấu,… Đầu tiên, người chơi sẽ phải chọn một đồ vật làm “cờ”. Đây là hạng mục mà cả hai đội sẽ phải thi đấu. Người chơi có thể dùng khăn đỏ, cành cây … làm “cờ”. Tiếp theo, người chơi sẽ phải vẽ sân chơi. Ở giữa sân chơi vẽ một vòng tròn đường kính khoảng 20-25cm. Ở trung tâm của vòng tròn, đặt đối tượng cờ. Ở mỗi đầu của tòa nhà kẻ hai đường thẳng song song, đối xứng với nhau qua đường tròn, cách đường tròn khoảng 6 đến 7m. Đây là vị trí đứng của mỗi đội.

Sau khi chuẩn bị xong, trò chơi sẽ bắt đầu. Mỗi đội sẽ đứng dọc theo các hàng được cung cấp. Các thành viên lần lượt đếm từ một đến hết và phải nhớ chính xác số của mình. Quản trị viên đứng giữa sân chơi, điều khiển lần lượt hô số lượng người chơi. Khi quản trò gọi ra một số, thành viên của hai đội có số thứ tự tương ứng sẽ được chạy dàn hàng ngang đến vòng tròn giữa sân để giành “cờ”. Admin có thể được phép gọi nhiều số cùng một lúc. Hoặc gọi hai hoặc ba số với nhau. Người cướp được “cờ” đầu tiên phải nhanh chóng chạy về vạch xuất phát của đội mình. Người chơi còn lại phải tìm cách đuổi theo và chạm vào người đang cầm “cờ”. Nhưng hãy chắc chắn rằng chỉ những người chơi có cùng số mới có thể chạm vào nhau. Nếu bạn có thể chạm vào người đó, điểm sẽ thuộc về đội của người chơi đuổi theo. Nếu không, đội nào chụp được cờ về đích an toàn, đội chụp được cờ sẽ được một điểm. Ban quản trị trò chơi tiếp tục tiến hành các trò chơi tiếp theo. Số lượt chơi sẽ có giới hạn. Sau một số lượt nhất định, cộng điểm chiến thắng cho mỗi đội. Đội nào được nhieeuf điểm hơn là đội chiên thắng chung cuộc.

Một số lưu ý khi chơi cướp cờ như: Chỉ những người chơi gọi đúng số của mình mới được chạy lên cướp cờ. Người chơi chạy sai số sẽ trừ một điểm vào số điểm của đội mình. Nếu một người chơi đã vượt qua vạch đích, đừng tiếp tục đánh người đó …

Trò chơi cờ vua giúp rèn luyện khả năng phản xạ, sự linh hoạt và nhanh nhẹn của mỗi người. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp rèn luyện tinh thần đồng đội và khả năng hợp tác của mỗi người. Đây là một trò chơi rất hấp dẫn, thú vị.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 22

Trong hội trại sắp tới của trường ta, sẽ diễn ra phần thi trò chơi Nhảy dây tập thể. Để mọi người hiểu rõ và nắm được trò chơi này, mình xin giới thiệu các quy tắc và luật lệ của trò chơi này như sau.

Thứ nhất là về dụng cụ. Dụng cụ để chơi trò chơi này là một sợi dây thừng có bề ngang bằng ngón tay cái, dài khoảng 8m đến 10m, do nhà trường cung cấp.

Thứ hai là về người tham gia. Mỗi lớp sẽ cứ 10 bạn học sinh tham gia chơi. Các bạn cần có sức khỏe, sự linh hoạt và sức bền tốt. Về trang phục, thì các bạn sẽ mặc đồng phục thể dục của lớp, chân đi giày thể thao. Các bạn nữ thì buộc tóc gọn gàng để thuận tiện cho việc nhảy dây.

Thứ ba, quan trọng nhất là về luật chơi. Đội sẽ có hai bạn quay dây theo chiều kim đồng hồ. Tám bạn còn lại sẽ lần lượt nhảy vào theo thứ tự. Người trước thành công nhảy vào dây, nhảy tại chỗ được 5 cái thì người thứ hai mới nhảy vào. Cứ như vậy lần lượt đến khi cả 8 thành viên đều đã vào được dây, cùng nhảy tại chỗ 5 lần thì thành công. Đội thành công với số lần thử ít nhất sẽ là đội dành chiến thắng.

Trên đây là những thông tin cơ bản mà các bạn cần biết về trò chơi nhảy dây tập thể này. Bạn nào mong muốn tham gia thì cần nắm rõ để có thể cùng đội thi đấu thành công.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 23

Trong Hội khỏe Phù Đổng sắp tổ chức ở trường ta, sẽ có trò chơi Nhảy bao bố. Đây là một trò chơi khá mới nên mình xin giới thiệu với các bạn về quy tắc của trò chơi này.

Đầu tiên là về dụng vụ. Để chơi trò này, mỗi người chơi đều cần có một cái bao bố. Bao bố cần phải có kích thước đủ rộng để chúng ta đứng vào bên trong, và chiều cao tối thiểu đến ngang bụng người chơi. Bao bố cần có độ dày nhất định, để khi nhảy không bị rách hoặc bục ra gây cản trở và nguy hiểm cho người bên trong.

Thứ hai là về cách chơi. Các người chơi sẽ đứng ở vạch xuất phát như môn điền kinh. Hai chân để trong bao bố, hai tay cầm sẵn vành bao. Sau tiếng còi của trọng tài, thì dùng sức bật hai chân lên để nhảy về phía trước, sao cho người không rơi ra ngoài bao. Trên đường đua, ai rớt ra khỏi bao bố, thì chỉ việc bước vào lại rồi tiếp tục tiến về đích. Ai cán đích trước thì sẽ là người thắng cuộc.

Cuối cùng, để đảm bảo an toàn khi chơi, thì các bạn cần phải cẩn thận khi nhảy trong bao. Vì trò chơi này khiến hai chân bị giới hạn trong cái bao bố, dễ gây vướng víu, mất cân bằng khi nhảy. Các bạn không nên quá vội vàng hấp tấp khi nhảy, mà cần lấy đà cẩn thận, nhảy thật chắc chắn để đảm bảo an toàn.

Các quy tắc trên là những điều cơ bản nhất của trò chơi nhảy bao bố. Bạn nào cảm thấy hứng thú và muốn thử sức thì nhớ đăng kí tham gia trò chơi này nhé!

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 24

Kéo co là một trò chơi dân gian có từ rất lâu đời của dân tộc ta. Đến ngày nay, với sự xuất hiện của nhiều trò chơi thú vị mới, kéo co vẫn giữ được sức hút và sự ảnh hưởng của mình.

Kéo co có sự phổ biến rộng rãi, một phần nhờ vào đặc điểm dễ chơi, dễ tổ chức của mình. Đặc biệt, đây là trò chơi mang tính tập thể cao, nên thường được tổ chức trong các hội thao hoặc giờ giải lao ở trường học. Đẻ chơi kéo co, thường cần có một sợi dây thừng dài và chắc chắn, không co dãn. Những người chơi sẽ được chia thành hai đội với số người bằng nhau. Để đảm bảo trận đấu diễn ra kịch tính và công bằng, người chơi của hai đội phải cân đối về sức khỏe, tuổi tác… Sau khi chia đội, hai đội chơi sẽ nắm hai đầu sợi dây thừng. Phần chính giữa sợi dây, sẽ nằm thẳng với vạch kẻ ở dưới mặt đất đánh giấu ranh giới giữa hai đội. Vị trí này ở sợi dây thường được thắt một mảnh vải màu đỏ cho dễ nhận biết.

Khi cả hai đội đều đã ổn định vị trí, trong tài sẽ thổi còi ra hiệu bắt đầu trận đấu. Lúc này, cả hai đội sẽ dồn sức, kéo sợi dây thừng về phía mình. Đến khi nào người chơi của đội này bị kéo sang phần sân của đội khác, tức là đã vượt qua vạch kẻ ở giữa hai đội thì đội đó sẽ bị thua cuộc. Tuy luật chơi đơn giản như vậy, nhưng để có thể dành chiến thắng lại không hề dễ dàng. Người chơi không chỉ sử dụng sức mạnh, mà còn cần cả chiến thuật và nhịp điệu để tạo ra lực kéo lớn. Chính vì vậy, mà kéo co trở thành một trò chơi mang tính tập thể lớn. Nó không chỉ giúp người chơi trở nên gắn kết với nhau hơn, mà còn giúp mọi người học cách hợp tác với nhau khi hoạt động nhóm.

Trò chơi kéo co vừa giúp người chơi đoàn kết với nhau hơn, vừa giúp rèn luyện sức khỏe. Ở đâu diễn ra trò chơi này thì bầu không khí sẽ trở nên náo nhiệt và sôi động hơn hẳn. Có thể nói, trò chơi kéo co được gìn giữ và được tổ chức phổ biến như hiện nay, không chỉ vì đây là một trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa. Mà còn chính vì những tác động tích cực nó đem đến cho người chơi.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 25

Trước khi các trò chơi điện tử bắt đầu phổ biến, thì những trò chơi dân gian đã hết sức phổ biến và được ưa chuộng. Một trong số đó là trò chơi ô ăn quan.

Trò chơi ô ăn quan thường gồm hai người chơi. Trò chơi được tiến hành trên một mặt phẳng để có thể vẽ khung. Đó có thể là sân trường, mặt đất, bàn học, tấm bìa… Trên mặt phẳng đó, sẽ vẽ khung gồm mười ô vuông có kích thước tương đương nhau chia thành hai hàng, ghép lại thành hình chữ nhật lớn. Ở hai đầu của hình chữ nhật đó, là hai hình bán nguyệt. Lưu ý khi vẽ, kích thước của mỗi ô phải lớn tương đương một bàn tay hoặc lớn hơn, để có thể đặt đủ các quân vào bên trong. Các quân được chia thành hai loại. Thứ nhất là “dân thường”, gồm năm mươi viên sỏi hoặc đá có kích thước tương đương nhau. Thứ hai là “quan” chỉ gồm hai viên, hoặc hai đồ vật có kích thước lớn hơn hẳn “dân thường”. Mỗi “quan” khi quy đổi thì sẽ được tính bằng mười dân thường. Khi xếp quân vào khung đã vẽ ở trước, hai quân “quan” sẽ chia ra nằm ở hai hình bán nguyệt. Còn các “dân thường” sẽ dàn đều ra mười ô vuông, mỗi ô có năm dân thường. Hai người chơi sẽ ngồi ở hai mặt đối diện của khung vừa vẽ. Năm ô vuông ở phía người chơi nào, thì số “dân thường” trong các ô ấy sẽ thuộc về người chơi đó. Trò chơi ô ăn quan chia thành nhiều lượt chơi. Số lượng lượt chơi sẽ tùy thuộc vào thời gian và quyết định của người chơi. Ở lượt thứ nhất, thứ tự chơi sẽ do hai người chơi tự quyết định. Người thắng ở lượt thứ nhất sẽ có quyền chơi trước ở lượt chơi kế đó.

Khi chơi trò ô ăn quan, cần có sự tính toán cẩn thận để có thể dành được chiến thắng. Người chơi sẽ chọn một ô vuông bất kì của mình, rồi lấy toàn bộ “dân thường” trong ô đó, thả lần lượt sang các ô vuông kế bên theo một chiều nhất định. Người chơi sẽ chọn thả sang trái hoặc sang phải tùy theo tính toán. Ở mỗi ô vuông sẽ được thả một “dân thường” cho đến khi người chơi hết số “dân thường” ở trong tay. Lúc đó, ô cuối cùng được thả “dân thường” sẽ trở thành cột mốc. Nếu ô ngay bên cạnh nó có “dân thường”, thì dù ô vuông đó thuộc về ai, người chơi cũng được phép lấy toàn bộ dân trong ô đó để tiếp tục thả đều (theo chiều vừa thực hiện). Nhưng nếu như ô vuông ngay bên cạnh ô cuối cùng đó là ô rỗng, thì toàn bộ “dân thường” trong ô tiếp đó sẽ được người chơi bắt về làm của riêng. Sau đó, đến lượt người đối diện bắt đầu lượt chơi của mình. Trò chơi vẫn sẽ tiếp tục diễn tuần tự như thế, cho đến khi cả hai “quan” đều đã được bắt về. Lúc này, “dân thường” ở ô vuông phía người chơi nào thì sẽ được tính là của người chơi đó. Cuối cùng, cả hai người chơi sẽ đếm lại số lượng “dân thường” mà mình có, và tự quy đổi “quan” đã bắt được thành “dân thường”. Ai có được nhiều dân hơn thì sẽ là người chiến thắng.

Trò chơi ô ăn quan giúp người chơi tăng khả năng tập trung và rèn luyện tư duy rất tốt. Vì vậy, nó rất được ưa chuộng, không chỉ ở lứa tuổi học sinh mà ở cả những người trưởng thành. Hiện nay, bộ dụng cụ của trò chơi này đã được sản xuất hàng loạt, với hình thức đẹp và đa dạng hơn. Điều đó đã chứng tỏ được sức hút không hề suy giảm của trò chơi này trong thời đại mà các trò chơi điện tử vô cùng phát triển như hiện nay.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 26

Bịt mắt bắt dê là một trò chơi dân gian của Việt Nam. Đây là một trong số ít các trò chơi dân gian có từ xa xưa vẫn còn tồn tại và phổ biến cho đến ngày nay.

Số lượng người chơi bịt mắt bắt dê không bị giới hạn. Tuy nhiên, để đảm bảo trò chơi diễn ra thuận lợi, thì chỉ nên có từ ba đến mười người cùng chơi. Tùy theo số lượng người tham gia, mà sẽ có cách chọn ra một người đóng vai “người bắt dê”. Cách thường được dùng nhất, chính là sử dụng phương pháp “nhiều ra ít bị” cho đến khi chỉ còn hai thành viên thì sẽ chơi “oẳn tù tì”. Khi đã chọn ra “người bắt dê” thì tất cả những người còn lại sẽ trở thành “con dê”. Trong quá trình chơi, “người bắt dê” sẽ được bịt mắt bằng một đồ vật bất kì, nhằm ngăn cản tầm nhìn của người đó. Còn các người chơi đóng vai “con dê” thì di chuyển tự do, vừa di chuyển vừa tạo các tiếng động và cất tiếng gọi “be be” để thu hút “người bắt dê” tìm đến mình.

Trò chơi bịt mắt bắt dê được diễn ra trong một không gian rộng rãi, để mọi người có thể thoải mái di chuyển. Đó nên là một khoảng trống có ít đồ vật để người chơi không bị vấp ngã. Tuy nhiên, cũng cần có một biên giới cụ thể, để những người chơi đóng vai “con dê” không đi quá xa, khiến “người bắt dê” không thể bắt được. Khi chơi, trò chơi sẽ chia thành nhiều lượt chơi. Mỗi lượt chơi sẽ kết thúc khi “người bắt dê” bắt được một chú dê và gọi đúng tên của chú dê đó. Lúc này, hai người chơi này sẽ đổi vai cho nhau. Cứ như thế, một lượt chơi mới lại bắt đầu với “người bắt dê” mới. Khi kết thúc trò chơi, người nào nhiều lần trở thành “người bắt dê” nhất sẽ được xem là người thua cuộc.

Trò chơi bịt mắt bắt dê là một trò chơi đơn giản, dễ tổ chức mà không cần chuẩn bị nhiều đạo cụ. Khi chơi, người chơi không cần phải suy nghĩ quá nhiều về chiến lược, mà chỉ cần tập trung chơi một cách thoải mái, vô tư. Vì vậy, trò chơi này giúp người chơi có những giờ phút vui vẻ, thư giãn sau những tiết học căng thẳng. Ngoài ra, trò chơi bịt mắt bắt dê còn giúp rèn luyện sức khỏe, phản ứng nhanh nhạy cùng sự linh hoạt cho người chơi, giúp cơ thể được hoạt động một cách toàn diện. Đặc biệt, trò chơi này còn là một trò chơi mang tinh tập thể, có thể có nhiều người cùng chơi với nhau. Từ đó giúp tăng cường tính đoàn kết cho nhóm bạn hay tập thể lớp.

Chính nhờ các ưu điểm như vậy, mà trò chơi bịt mắt bắt dê vẫn được nhiều người ưa chuộng và phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bên cạnh việc được tổ chức vui chơi vào giờ giải lao, sau giờ học. Trò bịt mắt mắt dê còn được ưu ái tổ chức trong các hội thao hay sự kiện mang quy mô lớn tại các trường học, cơ quan. Tất cả đã giúp góp phần gìn giữ và phát huy một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 27

Cướp cờ là một trò chơi dân gian phổ biến của nước ta.

Trò chơi này thường được tổ chức ở trường học vào giờ giải lao hoặc các hoạt động tập thể. Bởi trò chơi này phù hợp để chơi với số lượng người đông như một lớp học hoặc một nhóm học sinh. Khi chơi, cần một người đóng vai trò là “quản trò” nhằm dẫn dắt cuộc chơi. Những người chơi còn lại thì sẽ chia thành hai đội với số người bằng nhau. Thành viên của mỗi đội sẽ được đánh số từ 1 cho đến hết số thành viên. Mỗi số như vậy sẽ gồm hai thành viên của cả hai đội. Công cụ của trò cướp cờ là một lá cờ xéo cỡ nhỏ, hoặc có thể linh hoạt thay bằng một đồ vật khác. Đồ vật này đặt ở giữa một khoản trống bằng phẳng để người chơi thoải mái di chuyển. Còn hai đội chơi, sẽ đứng ở phía sau vạch xuất phát, cách vị trí để cờ một quãng. Những người chơi của hai đội sẽ đứng gần vạch đích, luôn trong tư thế sẵn sàng để bắt đầu xuất phát.

Một lượt chơi sẽ bắt đầu sau tiếng còi hoặc hiệu lệnh của quản trò. Sau khi tất cả người chơi bước vào tư thế sẵn sàng, quản trò sẽ hô lên một con số tương ứng với hai người chơi của hai đội. Hai người chơi này sẽ ngay lập tức chạy về phía trước, cầm lấy cờ và trở về đích. Nếu người cầm cờ đang chạy mà bị người chơi còn lại chạm vào người, thì sẽ bị loại. Và lá cờ được đưa về vị trí cũ. Trong lúc ấy, những người chơi mang số khác sẽ không được rời khỏi vị trí. Đặc biệt, một lần quản trò có thể gọi nhiều số khác nhau. Và khi các số khác vẫn đang tranh giành nhau lá cờ, thì vẫn có thể gọi thêm các số khác đến tiếp ứng. Tuy nhiên, các người chơi không được phép ôm hay giữ các thành viên khác, mà chỉ được cạnh tranh công bằng. Cứ như vậy, từng lượt người chơi sẽ được quản trò gọi lên tham gia cuộc chiến cướp cờ, cho đến khi một người chơi thành công đem cờ về đích. Mỗi lần như vậy, đội chơi sẽ có một điểm. Đến cuối cùng, đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ là đội chiến thắng.

Trò chơi cướp cờ giúp người chơi rèn luyện sự dẻo dai, nhanh nhẹn và khả năng ứng biến nhanh. Khi chơi, các thành viên sẽ được gắn kết với nhau hơn, từ đó giúp làm tăng sự đoàn kết của tập thể. Chính vì vậy, trò chơi này thường được tổ chức trong các sự kiện, hội thao của trường học.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 28

Từ xưa, hình ảnh cánh diều đã là hình ảnh vô cùng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Cánh diều đi vào thơ ca, nhạc họa, vào không gian làng quê. Cũng chính bởi điều đó, mà trò chơi thả diều – một trò chơi dân gian có từ lâu đời đến nay vẫn còn được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi.

Trò chơi thả diều là trò chơi không hề giới hạn số lượng người chơi, dù chỉ là một mình hay mười, thậm chí là hai mươi, ba mươi đều vẫn có thể tổ chức chơi được. Để chơi thả diều, thì cần có một không gian rộng. Đó thường là các cánh đồng, bờ đê, bãi cỏ, sân bóng… Đặc điểm chung của những địa điểm này chính là mặt đất khá bằng phẳng, trống trải không có nhiều vật cản. Và khoảng không ở trên cao vô cùng thoáng đãng. Tùy vào số lượng người chơi, mà địa điểm chơi sẽ được tùy chỉnh.

Mỗi người chơi khi thả diều, sẽ cần chuẩn bị cho mình một con diều. Mỗi con diều sẽ gồm phần cánh diều và phần dây cầm. lá diều gồm có phần thân và phần đuôi kéo dài. Chúng được làm từ các chất liệu mỏng và nhẹ để có thể dễ dàng bay lên trời. Do đó, giấy là nguyên liệu được ưa chuộng nhất để làm diều. Nối với phần cánh diều đó là sợi dây diều nhỏ, dài và chắc chắn. Phần dây diều đó cần thật dài, để có thể thả diều bay tới không trung. Các chiếc diều có thể có họa tiết, màu sắc, kiểu dáng khác nhau, tùy vào sở thích của người chơi. Tuy nhiên, kết cấu về cơ bản vẫn sẽ giống nhau. Vì vậy, để có thể để cho diều bay cao và bay lâu trên không trung, còn phải tùy thuộc vào kĩ thuật của người chơi.

Những buổi chơi diều, thường được chọn vào buổi sáng sớm hoặc cuối chiều, khi trời vẫn còn ánh sáng mặt trời nhưng không có nắng gắt. Bởi như vậy thì người chơi mới có thể nhìn lên bầu trời và quan sát diều của mình được. Đồng thời, hôm đó cũng phải là hôm trời có gió và không mưa, độ ẩm không khí không quá cao. Như vậy sẽ giúp diều dễ bay hơn. Khi bắt đầu chơi, mọi người sẽ thả dây diều một đoạn dài chừng 4m. Lúc này cánh diều còn nằm trên mặt đất. Chờ khi người chơi bắt đầu cầm dây diều và chạy thật nhanh về phía trước, cánh diều cũng theo đó dần dần bay lên cao hơn. Khi cánh diều dần bay lên cao, người chơi sẽ vừa chạy, vừa từ từ thả cho sợi dây ra dài hơn từng chút một. Đồng thời, khéo léo điều chỉnh dây diều để cánh diều của mình bay theo một hướng nhất định, tránh vướng vào diều của người khác hoặc tán cây, dây điện. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng đây thực sự là quá trình quyết định của trò chơi thả diều. Bởi nếu không nắm bắt đúng lúc trời nổi gió, hay tốc độ chạy chưa đủ, kĩ thuật nắm thả dây chưa phù hợp, thì cánh diều sẽ không thể bay lên được. Chờ khi diều đã bay lên cao, thì người chơi sẽ không phải chạy nữa. Lúc này, người chơi có thể đứng một chỗ để tập trung điều khiển dây diều. Thông thường, sự thắng thua trong trò thả diều sẽ được quyết định bằng việc cánh diều của ai bay cao hơn. Nhưng trong trường hợp các lá diều bay cao bằng nhau, thì sẽ được quyết định bằng việc cánh diều nào trụ lại lâu hơn trên bầu trời.

Trò chơi thả diều vừa giúp rèn luyện sức khỏe, vừa giúp rèn luyện sự khéo léo và kiên nhẫn cho người chơi. Đặc biệt, cảm giác được ngắm nhìn hình ảnh những cánh diều bay lượn tự do trên cao còn đem lại cảm giác thanh bình và thư giãn cho người chơi và cả người quan sát. Có lẽ chính vì vậy mà hiện nay trò chơi thả diều vẫn vô cùng phổ biến, không chỉ ở nông thôn mà còn ở cả các vùng thành thị. Hiện nay, mẫu mã của cánh diều ngày càng được cải tiến, trở nên đa dạng hơn về cả màu sắc, kích thước, kiểu dáng và họa tiết. Điều đó cũng là một minh chứng cho sức hút của trò chơi dân gian này trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 29

Một trong các trò chơi dân gian mang ý nghĩa văn hóa to lớn của dân tộc ta, chính là trò chơi thi thổi cơm. Trò chơi này thường được tổ chức vào mùa xuân với sự tham gia và quan tâm đông đảo của người dân, nên được ghi nhận là một Hội thi, chứ không đơn giản chỉ là một trò chơi dân gian bình thường.

Trò chơi thi thổi cơm chia thành ba công đoạn gồm: thi lấy nước, thi kéo lửa và thi nấu cơm. Để hoàn thành tốt các phần thi, mỗi đội thi sẽ gồm ba thành viên, có thể có cả nam và nữ, tùy vào quy định của mỗi hội thi. Ở phần thi lấy nước, cần có một thanh niên khỏe mạnh và nhanh nhẹn, gánh nước mang về địa điểm nấu cơm. Thông thường ban tổ chức sẽ đưa ra một vài thử thách cho phần thi này, chẳng hạn như các chướng ngại vật trên đường đi. Tiếp theo là phần kéo lửa. Các công cụ để kéo lửa sẽ được đặt ở một vị trí khó lấy được, để thử thách người chơi. Chẳng hạn như treo ở trên ngọn cây cau, hay phải vượt qua các câu đố, trò chơi nhỏ để lấy được. Cuối cùng, khi các đồ vật đã có đủ, người chơi mới bắt đầu nấu cơm. Một người chơi sẽ đeo công cụ, giúp gắn nồi cơm lên phía trước mặt. Sau khi vo gạo sạch sẽ rồi cho vào nồi, người chơi này sẽ bắt đầu di chuyển về đích. Hai người chơi còn lại, sẽ đốt lửa ở dưới nồi, đồng thời chắn gió để không làm tắt lửa. Vừa đi, họ vừa giữ lửa, vừa thổi cơm. Ngoài tốc độ, họ còn cần giữ sự khéo léo và tỉ mỉ. Sao cho khi tới đích thì cơm cũng phải vừa chín. Tại đích đến, đội ngũ ban giám khảo sẽ ngồi chờ sẵn và bắt đầu chấm điểm. Đây thường là các cụ già có uy tín ở trong làng, được nhiều người tin tưởng. Họ sẽ chấm điểm dựa trên hai tiêu chí là tốc độ về đích và sự thơm ngon của nồi cơm.

Hoạt động thi nấu cơm, vừa vui nhộn, thú vị, lại vừa giúp thể hiện được sự khéo léo, nhanh nhẹn của người chơi. Trò chơi này là một nét đẹp văn hóa dân gian được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Và cho đến nay vẫn được tổ chức thường xuyên vào các dịp lễ hội đầu xuân.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 30

Nhảy dây tập thể không chỉ mang lại niềm vui và giải trí cho người chơi, mà còn giúp cải thiện sức khỏe và rèn luyện thể lực. Trong số nhiều trò chơi phổ biến, nhảy dây tập thể là một trong những trò chơi được ưa chuộng nhất đối với các học sinh. Luật lệ của trò chơi này rất đơn giản, với sự sử dụng của một sợi dây thừng dài khoảng tám đến mười mét, và số lượng người tham gia không giới hạn nhưng tối đa là mười người. Hai người phụ trách quay dây và tám người còn lại sẽ lần lượt nhảy vào theo thứ tự. Để tham gia chơi, người chơi cần có sức khỏe, sự linh hoạt và sức bền tốt, cũng như mặc trang phục gọn gàng, thoải mái. Trò chơi này còn giúp củng cố tinh thần đoàn kết giữa các người chơi, bởi đây là trò chơi có tính tập thể cao. Thật không ngạc nhiên khi trò chơi nhảy dây tập thể được nhiều học sinh yêu thích và lựa chọn chơi vào mỗi giờ giải lao để tận hưởng lợi ích về sức khỏe và tinh thần mà nó mang lại.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 31

Ô ăn quan là một trò chơi dân gian Việt Nam có niên đại lịch sử khá lâu đời. Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của nhiều thế hệ trẻ Việt Nam. Trò chơi này không chỉ giúp trẻ em rèn luyện khả năng tư duy, phân tích và tính toán mà còn giúp tăng cường sự kết nối giữa các bạn bè.

Trò chơi ô ăn quan có cách chơi đơn giản nhưng rất thú vị. Khi chơi, hai người chơi sẽ ngồi đối diện nhau và giữa họ là một bàn chơi ô ăn quan. Bàn chơi này được chia thành 10 ô vuông bằng nhau, mỗi bên có 5 ô đối xứng. Mỗi ô chứa 5 quân, đây cũng là hai phía của hai người chơi. Ở hai cạnh ngắn của hình chữ nhật được vẽ thêm hai hình bán nguyệt gắn liền với cạnh đó. Vậy một bàn chơi hoàn chỉnh sẽ có 10 ô vuông là ô dân, còn hai hình bán nguyệt bên ngoài được gọi là ô quan. Trò chơi bắt đầu khi hai người cùng oẳn tù xì để dành được lượt đi trước. Người đi trước có quyền chọn bất cứ ô nào ở bên phía mình rải đều vào các ô, mỗi ô rải 1 quân. Khi rải đến quân cuối cùng thì tuỳ những tình huống khác nhau mà người chơi phải xử lí. Ví dụ nếu sau ô đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng cả số quân của ô đó để rải. Còn nếu liền sau ô đó là ô trống, thì người chơi có quyền ăn được tất cả số quân ở sau ô trống đó (nếu ô sau ô trống có quân). Trong trường hợp ô quan có chứa quân hoặc có hai ô trống trở lên thì người chơi sẽ bị mất lượt và phải nhường quyền chơi cho đối phương. Mục tiêu của trò chơi là ăn được càng nhiều quân càng tốt. Cuộc chơi sẽ dừng lại khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết.

Có thể nói, trò chơi ô ăn quan không chỉ là một trò chơi giải trí đơn thuần mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, tinh thần của người Việt Nam. Trong các trò chơi dân gian Việt Nam, ô ăn quan được coi là trò chơi kinh điển và được rất nhiều người biết đến, đặc biệt là thế hệ của các bậc phụ huynh.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 32

Trò chơi cướp cờ là trò chơi được những đứa trẻ yêu thích nhất. Trò chơi này có quy tắc đơn giản và không giới hạn số lượng người chơi, tuy nhiên, người chơi phải chia làm đội để đảm bảo số người chơi là chẵn. Mỗi đội thường có từ ba đến năm người và một người sẽ được chọn làm quản trò. Khu vực chơi thường được chọn là những nơi rộng rãi, thoáng mát và phẳng như sân trường hoặc nhà thể chất. Trước khi bắt đầu trò chơi, người chơi sẽ phải chọn một vật làm “cờ” như khăn đỏ hoặc cành cây. Sân chơi được kẻ thành một vòng tròn có đường kính khoảng 20-25cm, vật làm “cờ” được đặt ở giữa vòng tròn. Ở mỗi đầu sân, hai đường thẳng song song đối xứng qua vòng tròn được kẻ và cách vòng tròn khoảng 6-7m để người chơi đứng. Sau khi chuẩn bị xong, trò chơi sẽ được bắt đầu và mỗi đội sẽ đứng theo đường đã kẻ. Các thành viên của mỗi đội sẽ lần lượt điểm danh từ một đến hết và nhớ chính xác số của mình. Quản trò sẽ đứng giữa sân chơi và lần lượt hô các số của các người chơi. Khi quản trò hô tới số nào, thành viên ở hai đội có số tương ứng sẽ được quyền chạy tới đường tròn giữa sân để giành lấy “cờ”. Quản trò có thể gọi nhiều số cùng lên hoặc gọi hai hoặc ba số cùng về. Người chơi đầu tiên cướp được “cờ” phải nhanh chóng chạy trở lại vạch xuất phát của đội mình. Người chơi còn lại phải tìm cách đuổi theo và chạm vào người đang cầm “cờ”, nhưng chỉ được chạm vào người chơi cùng số. Nếu đạt được, điểm sẽ được tính cho đội của người chơi đuổi theo, còn không, điểm sẽ thuộc về đội cướp cờ. Mặc dù cướp cờ là một trò chơi khá đơn giản nhưng người chơi cũng cần lưu ý một số quy định, ví dụ như người chơi chỉ được chạy lên cướp cờ nếu họ được gọi số đúng với số của mình. Nếu họ chạy sai số, đội của họ sẽ bị trừ điểm. Đây là trò chơi có thể giúp rèn luyện phản xạ, sự nhanh nhẹn và linh hoạt của người chơi. Ngoài ra, trò chơi này còn giúp tăng cường tinh thần đồng đội và khả năng hợp tác của mỗi người. Đó là lý do tại sao trò chơi này rất hấp dẫn và thú vị.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 33

Ô ăn quan từ lâu đã trở thành trò chơi quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Đây cũng là trò chơi được nhiều đối tượng, lứa tuổi yêu thích. Điểm thu hút ở trò chơi này nằm ở chỗ người chơi phải có đầu óc cực kì nhanh nhạy cũng như khả năng tính toán để có thể giành chiến thắng.

Không giống như những trò chơi dân gian khác, ô ăn quan chỉ cần từ 2 đến 4 người chơi. Nhưng thông thường, sẽ là 2 người tham gia. Để chơi trò chơi này, trước hết, chúng ta cần chuẩn bị 52 viên sỏi, đá hoặc các vật dụng có kích thước phù hợp, thuận tiện cho việc cầm, nắm. Sau đó, chúng ta vẽ bàn cờ hình chữ nhật và chia chúng ra làm 10 ô vuông, mỗi bên 5 ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn nhất của hình chữ nhật, chúng ta vẽ hình bán nguyệt. Tiếp đến, ta lấy 50 viên sỏi nhỏ làm dân và chia đều vào các ô, mỗi ô 5 viên. 2 viên lớn còn lại đặt đều vào hai ô bán cầu để làm quan.

Vào trận, hai người sẽ oẳn tù tì để chọn ra người đi trước. Người thắng sẽ giành quyền bắt đầu trận đấu bằng cách bốc một ô bất kì trong 5 ô dân của mình. Người chơi đầu có thể tùy ý đi theo chiều mà mình yêu thích và rải vào mỗi ô 1 viên sỏi. Khi đã rải hết sỏi mà ô kế tiếp là một ô trống hoặc một ô quan thì người chơi không được phép bốc tiếp mà nhường quyền cho đối phương. Người chơi sau tiếp tục rải sỏi vào các ô. Nếu rải đến viên cuối mà gặp được ô trống thì người chơi có nguyền ăn ô tiếp theo của ô trống đó. Suốt quá trình chơi, người chơi sẽ phải tiếp tục rải cho đến khi hai ô quan bị ăn hết nêu như những ô ở trước mặt mình không còn dân nhưng vẫn còn ô quan. Cuộc chơi chỉ kết thúc khi toàn bộ ô quan và ô dân không còn viên nào cả. Người nào có nhiều sỏi hơn là người giành chiến thắng.

Ô ăn quan đòi hỏi người chơi phải có tài quan sát, tính toán vô cùng cẩn thận, nhanh nhạy. Chính vì vậy, nó giúp cho người chơi rèn luyện được trí tuệ của bản thân mình. Đồng thời, tạo nên không khí vui vẻ, gắn bó.

Hiện nay, dưới sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ô ăn quan không còn được chơi nhiều như trước. Song không vì thế mà chúng ta quên lãng, đánh mất đi trò chơi dân gian này. Đây chính là một nét đẹp văn hóa mà mỗi người cần phải giữ gìn, phát huy.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 34

Chiều thứ bảy tuần này, lớp chúng ta sẽ có hoạt động ghé thăm di tích chùa Một Cột. Để đảm bào có một chuyến đi thành công, mình xin được giới thiệu với các bạn một số quy tắc cần tuân thủ trong chuyến đi lần này.

Đầu tiên, vì chùa là nơi linh thiêng, nên chúng ta cần đảm trang phục lịch sự. Các bạn có thể chọn áo quần tùy theo sở thích, nhưng nhớ là phải kín đáo, gọn gàng nhé.

Tiếp theo, trong quá trình tham quan chùa, chúng ta sẽ phải di chuyển theo sự hướng dẫn của thầy phụ trách. Không ai được tự ý tách đoàn để thực hiện các hoạt động riêng. Bạn nào cần rời đoàn để giải quyết nhu cầu cá nhân thì phải báo với thầy phụ trách.

Đặc biệt, khi di chuyển trong chùa, các bạn phải giữ trật tự, không nên cười đùa lớn tiếng, xô đẩy nhau. Và nhất là không được tự ý động chạm, di chuyển hay làm hư hỏng các đồ vật, cây cối ở trong chùa.

Cuối cùng, các bạn có thể mang theo nước lọc, một ít bánh trái để bổ sung thể lực trong chuyến hành trình.

Hi vọng rằng, cả lớp chúng ta sẽ tuân thủ các quy tắc này và có một buổi tham quan thành công trọn vẹn.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 35

Mỗi độ xuân về, quê hương em thường tổ chức lễ hội để tưởng nhớ các vị thành hoàng làng có công dựng xây, bảo vệ thôn xóm. Trong không khí tưng bừng, nhộn nhịp của ngày hội, em còn được chứng kiến, quan sát cảnh mọi người chơi các trò chơi dân gian. Tiêu biểu nhất phải kể đến là trò nhảy bao bố.

Đầu tiên, để trò chơi diễn ra an toàn và thuận lợi, ban tổ chức thường lựa chọn các địa điểm, không gian rộng rãi, bằng phẳng. Đó có thể là sân bóng hoặc sân đình. Trên sân, người ta sẽ kẻ hai vạch gồm: vạch xuất phát, vạch đích. Hai vạch này cách nhau khoảng 8m. Dụng cụ dùng trong quá trình chơi chỉ đơn giản là những chiếc bao bố màu trắng, có kích thước giống hệt nhau.

Trước khi bắt đầu, quản trò sẽ phụ trách chia đội chơi. Tùy vào lượng người tham gia mà quản trò sẽ chia thành ba, bốn hoặc năm đội. Mỗi đội thường có số lượng người bằng nhau, từ 5 đến 7 thành viên, đảm bảo mọi cá nhân sức khỏe tốt, không mắc bệnh liên quan đến tim mạch. Tiếp đến, các đội chơi di chuyển tới vạch xuất phát của đội, đứng thành hàng dọc. Người đầu hàng sẽ bước vào trong bao, hai tay túm lấy miệng bao, chuẩn bị sẵn sàng. Về vị trí, tất cả người chơi phải đứng dưới vạch kẻ xuất phát. Sau khi còi hiệu lệnh vang lên hoặc quản trò hô “bắt đầu”, người đứng đầu nhảy từng bước tới đích. Đến vạch đích, người chơi cần nhanh chóng xoay mình, nhảy quay trở lại điểm xuất phát. Tiếp tục, người thứ hai bắt đầu nhảy sau khi người thứ nhất về tới vị trí ban đầu. Cứ lần lượt như vậy cho đến người cuối cùng trong đội. Đội nào về trước thì sẽ giành chiến thắng.

Trong quá trình trò chơi diễn ra, các thành viên của mỗi đội phải thi đấu nghiêm túc. Ban tổ chức nghiêm cấm các hành vi dùng khuỷu tay xô đẩy hoặc nhảy sang đường nhảy của đội khác. Ngoài ra, khi người trước chưa về tới vạch xuất phát mà người tiếp theo đã nhảy thì bị tính là phạm quy.

Có thể nói, tham gia trò chơi nhảy bao bố là cách để mọi người rèn luyện sức khỏe, cơ thể thêm dẻo dai, bền bỉ. Đồng thời, là cơ hội giúp bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, gắn kết cộng đồng.

Theo thời gian, quê em vẫn lưu giữ và thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian như nhảy bao bố, kéo co trong dịp lễ hội đầu năm. Em rất hạnh phúc, vui sướng khi được chứng kiến, tham gia những trò chơi ấy.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 36

Chiều ngày mai, sau khi tan học, lớp chúng ta sẽ ra sân thể dục, để cổ vũ cho đội bóng lớp ta thi đấu vòng loại trường. Để buổi cổ vũ diễn ra thuận lợi, mình xin gửi đến các bạn một số quy tắc như sau.

Đầu tiên, để tăng tính tập thể, lớp chúng ta sẽ thống nhất cùng mặc áo lớp. Như vậy, nhìn từ dưới sân sẽ có thể nhanh chóng xác định vị trí của lớp và gây ấn tượng với các đội khác.

Tiếp theo, chúng ta sẽ mang theo biểu ngữ “Lớp 7A chiến thắng” do năm bạn ngồi cùng một hàng ngang cầm, và giơ lên mỗi khi hô khẩu hiệu.

Tất nhiên, để tăng bầu không khí, chúng ta sẽ chuẩn bị các câu cổ vũ hô thật to và đồng thanh. Nhằm cổ vũ đội bóng của lớp, và thể hiện sự đoàn kết của tập thể lớp. Nên bạn nào cũng cần phải tập và hô cùng nhau khi cổ vũ.

Cuối cùng, chúng ta sẽ mang theo nước, hoa quả và bánh trái để ăn uống trong lúc cổ vũ. Nhưng cần lưu ý là phải ăn thật gọn gàng, sạch sẽ. Sau khi kết thúc thi đấu thì phải dọn dẹp sạch sẽ trước khi về.

Chỉ cần tuân thủ các quy tắc như vậy thôi, thì lớp chúng ta sẽ có một đội cổ vũ nhiệt tình và thành công.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 37

Bên cạnh những hội thi thả diều được tổ chức thường xuyên ở các buổi hội làng, lễ hội còn có những hội thi được tổ chức giữa các cá nhân và một vài nhóm nhỏ đam mê chơi diều. Đây được coi là hoạt động độc đáo, góp phần giữ gìn, truyền bá loại hình trò chơi dân gian.

Cuộc thi thả diều thường không giới hạn độ tuổi cũng như số lượng người tham gia. Bất cứ ai yêu thích thả diều đều có thể tham dự. Tuy nhiên, để có được một trận đấu diều kịch tính, hấp dẫn, các đấu thủ phải dành ra khoảng thời gian chuẩn bị hết sức tỉ mẩn, công phu.

Những con diều trải qua rất nhiều bước làm. Trước hết là khung diều. Khung diều được làm từ thân tre hoặc loại gỗ có độ cứng vừa phải, dễ uốn. Sau đó, được chám lên bởi các loại giấy có tính đàn hồi cao, không bị rách khi có gió lớn. Tùy vào sở thích mà mỗi người sẽ trang trí một màu sắc, hình thù riêng. Đặc biệt, để khiến cho chiếc diều thêm đẹp và đặc sắc, người chơi diều sẽ gắn lên đuôi một ống sáo lớn. Sợi dù sẽ được dùng làm dây diều.

Để buổi thi diễn ra suôn sẻ, các đấu thủ phải chọn một bãi đất rộng, thoáng mát. Đặc biệt, gió quang, trời trong sẽ là điều kiện lí tưởng và thích hợp cho con diều lên cao nhất. Bắt đầu cuộc thi, tất cả tiến hành đâm diều. Người đâm diều cầm diều chạy thật nhanh phía trước, thuận theo chiều gió. Đến khi diều lên thì buông tay và thả dây từ từ. Diều của ai lên cao, trụ được lâu nhất thì trở thành người chiến thắng.

Như vậy, để tổ chức một cuộc thi thả diều không hề khó. Chỉ cần chúng ta thật sự yêu thích và đam mê chúng. Đây vừa là cách để rèn luyện sự khéo léo của bản thân vừa góp phần gìn giữ trò chơi dân gian.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 38

Khi nhắc tới xứ Huế mộng mơ, chúng ta không thể bỏ qua hoạt động biểu diễn ca Huế. Trình diễn ca Huế có rất nhiều quy tắc, luật lệ độc đáo. Chính điều này đã làm nên nét đặc trưng cho ca Huế.

Ca Huế được coi là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật đặc sắc của vùng đất Cố đô. Trước kia, do có nguồn gốc từ cung đình, phủ vua chúa nên chỉ giới thượng lưu, tầng lớp cao sang mới được thưởng thức hoạt động biểu diễn này. Sau này, theo nhịp chảy của thời gian, ca Huế dần trở nên phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân.

Trình diễn ca Huế có rất nhiều quy tắc, luật lệ độc đáo. Đầu tiên, môi trường biểu diễn phải là không gian hẹp. Thay vì cần nhiều khán giả thì ca Huế lại rất “khiêm tốn”, không trình diễn trước đám đông và hát dưới ánh nắng Mặt Trời. Tiếp theo, chỉ có khoảng 8 đến 10 người tham gia trình diễn, trong đó nhạc công chiếm khoảng 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ cũng được yêu cầu cụ thể: đạt chuẩn 4 hoặc 5 loại đàn: đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tam và đàn tranh. Tùy vào từng hoàn cảnh, trường hợp mà nhạc công có thể thay đàn tam thành đàn bầu. Cuối cùng, ca Huế có hai phong cách biểu diễn hoàn toàn khác nhau. Biểu diễn truyền thống được xen kẽ với hoạt động nhận xét, đánh giá về âm nhạc, nghệ thuật. Người trình diễn và người thưởng thức thường có mối quan hệ gần gũi, quen biết nhau. Còn biểu diễn cho du khách lại diễn ra theo một trình tự khác. Bắt đầu là giới thiệu chương trình, sự hình thành, phát triển và giá trị của thể loại âm nhạc này. Sau đó sẽ biểu diễn minh họa một vài tiết mục tiêu biểu. Hình thức trình diễn cho du khách thường xuất hiện trong hội làng, đám cưới và phục vụ hoạt động du lịch trên sông Hương.

Có thể nói, ca Huế là thể loại âm nhạc đỉnh cao khi có sự kết hợp hài hòa giữa nhiều chất liệu, từ dân gian tới chuyên nghiệp, bác học. Đồng thời, là biểu tượng đẹp của mảnh đất Cố đô lịch sử. Nhắc tới ca Huế, chúng ta sẽ nhớ mãi về một di sản văn hóa tốt đẹp.

Những lời ca thiết tha, trữ tình của ca Huế đã nuôi dưỡng bao tâm hồn con người. Mong rằng, chúng ta sẽ biết giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quý giá mà cha ông dựng xây.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 39

Hoạt động đấu vật từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của mảnh đất bên bờ sông Cầu – Bắc Giang. Với những quy tắc, luật lệ riêng biệt, hội đấu vật ở nơi đây không chỉ thu hút người dân trong vùng mà còn hấp dẫn biết bao khách thập phương.

Trước hết, mỗi địa phương của Bắc Giang luôn có các sới vật chuẩn, chứa đựng nhiều ý nghĩa truyền thống xa xưa. Sới vật được đặt trước sân đình. Điểm đặc biệt mà ta dễ dàng nhận thấy là sới vật thường hình tròn, sân đình hình vuông. Hai hình tròn – vuông biểu tượng cho trời và đất, thể hiện sự trọn vẹn, hài hòa.

Khâu đầu tiên và quan trọng nhất là chọn ra hai đô vật để tiến hành tổ chức trận đấu mở đầu. Những người này phải là đô vật nổi tiếng trong vùng, có tài năng, đức độ. Đồng thời, có khoảng thời gian công hiến dài lâu cho phong trào vật.

Mở đầu hội thi, ban tổ chức giới thiệu đầy đủ thông tin của các đô vật như: tên tuổi, địa chỉ, thành tích đạt được và sở trường thi đấu. Tiếp đến, tùy vào mỗi lần tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật sẽ thực hiện những động tác, tư thế khác nhau để làm lễ. Trong đó, tư thế chứa đựng ý nghĩa sâu sắc nhất – “bái tổ tam cấp” được dùng để thông báo với thần linh và truyền đạt mong ước, nguyện cầu của nhân dân về một năm hạnh phúc, tốt đẹp.

Sau khi bái tổ xong, các đô vật tiếp tục tiến tới nghi thức xe đài. Họ cùng thể hiện những động tác, tư thế thuộc phong cách xe đài chung như “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”, “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ” hay “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”.

Cuối cùng, trận đấu mở đầu hay còn gọi là keo vật thờ chính thức bắt đầu khi nghi thức xe đài kết thúc. Keo vật thờ được thể hiện chậm rãi để người xem dễ dàng quan sát, theo dõi từng miếng đánh. Trên sân đấu, hai đô vật biểu diễn vô cùng nhịp nhàng, uyển chuyển và đẹp mắt. Keo vật thờ chỉ dừng lại khi một trong hai đô vật “lấm lưng trắng bụng”.

Như vậy, hoạt động đấu vật ở Bắc Giang đã cho thấy tinh thần thượng võ cao đẹp của ông cha ngàn đời nay. Đồng thời, góp phần tô đậm vẻ đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Mong rằng, mỗi người sẽ có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn các giá trị truyền thống của nước nhà.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 40

Xin chào cô và các bạn! Trong tiết thực hành nói và nghe ngày hôm nay, em sẽ giới thiệu đến cô và các bạn quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang. Kính mong cô và các bạn chú ý theo dõi, lắng nghe!

Hoạt động đấu vật ở Bắc Giang từ lâu đã trở thành thông lệ không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Đây được coi là hoạt động thú vị, đáng mong chờ nhất đối với người dân nơi đây. Chính bởi vậy, hàng năm, người dân và khách thập phương đều tề tựu tại Bắc Giang để tận mắt chứng kiến, tham gia các sới vật, hội vật.

Cô và các bạn thân mến, qua quá trình đọc hiểu văn bản “Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang” cùng sự tìm tòi thông tin trên mạng, em nhận thấy hoạt động đấu vật ở Bắc Giang được tổ chức vô cùng bài bản. Ở mỗi địa phương tổ chức hội vật đều có những sới vật chuẩn, ẩn chứa nhiều ý nghĩa truyền thống. Sới vật có hình tròn được đặt trước sân đình hình vuông tượng trưng cho đất và trời, thể hiện sự toàn vẹn, hòa hợp của vạn vật. Người trực tiếp tham gia trận đấu phải là những đô vật nổi tiếng trong vùng, có sức khỏe, tài năng, được đông đảo mọi người biết đến. Đồng thời phải đóng góp tích cực cho phong trào vật.

Hội vật được mở đầu bằng nghi thức giới thiệu tên tuổi, địa chỉ, thành tích,… của các đô vật. Sau mỗi tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật sẽ làm các tư thế khác nhau để làm lễ. Nghi lễ này đặc biệt quan trọng, dùng để thông báo với các bậc thần linh và truyền đạt nguyện vọng của nhân dân về một năm mưa thuận gió hòa. Tiếp đến, nghi thức xe đài diễn ra, hai đô vật sẽ làm thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu” hay “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”. Kết thúc nghi thức xe đài sẽ đến keo vật thờ. Keo vật thờ được thể hiện chậm rãi để người xem có thể theo dõi, ủng hộ. Keo vật thờ chỉ chấm dứt khi một trong hai đô vật “lấm lưng trắng bụng”.

Có thể nói, hoạt động đấu vật ở Bắc Giang không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn thể hiện tinh thần thượng võ, nét đẹp văn hóa truyền thống ngàn đời của ông cha.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 41

Em xin tự giới thiệu em tên là Hà Anh. Sau đây, em sẽ giới thiệu về quy tắc, luật lệ của Hội vật làng Mai Động. Kính mong cô và các bạn lắng nghe!

Hội đấu vật làng Mai Động từ lâu đã trở thành lễ hội không thể thiếu đối với người dân thuộc làng Mai Động, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 4 tháng Giêng, tại đình Nghè (làng Mai Động) lại diễn ra Hội vật. Đây là lễ hội thu hút được rất nhiều sự chú ý của người dân địa phương cũng như du khách mỗi khi Tết đến xuân về.

Hội vật quy tụ đông đảo thành phần tham dự từ khắp mọi nơi trên cả nước, không phân biệt già, trẻ. Trước khi tham gia tranh tài, các đô vật phải làm động tác “xe đài” hay “múa Hạc”. Đây là nghi lễ bắt buộc thể hiện sự tôn trọng đối thủ và tinh thần thượng võ của người dân. Đồng thời, nó thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với tổ tiên và các vị anh hùng dân tộc.

Lễ hội kéo dài trong vòng ba ngày là cơ hội để các đô vật thể hiện tài năng, sức khỏe phi thường của mình. Mọi người sẽ cùng nhau tranh hạng ở các giải Nhất, Nhì, Ba, xen kẽ là giải Lèo, giải Nhí. Tiếng trống báo hiệu trận đấu kết thúc khi một trong hai “lấm lưng trắng bụng”. Người nào thắng tuyệt đối ba keo sẽ giành giải Nhất.

Hội vật tại làng Mai Động không chỉ là sân chơi bổ ích cho mọi người mà còn đề cao tinh thần thượng võ, gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống. Qua hội vật, thanh niên được rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai, khéo léo. Hội vật làng Mai Động sẽ mãi là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Phần thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 42

Em xin chào cô và các bạn. Sau đây em sẽ giới thiệu đến mọi người quy tắc, luật lệ của Hội vật làng Sình.

Cô và các bạn thân mến, vào ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân xã Phú Mậu lại cùng nhau tổ chức Hội vật làng Sình. Hội vật được diễn ra tại khu vực đình làng Lại Ân (hay còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là hoạt động truyền thống của bà con nơi đây.

Hội vật làng Sình có quy định vô cùng khắt khe đối với những người tham dự đấu vật. Đô vật trong trận đấu tuyệt đối không được sử dụng đòn hiểm, triệt hạ đối phương như bẻ cổ, khóa khớp, đánh vào hạ bộ, yết hầu,… Nếu đô vật nào sử dụng hành động quá bạo lực sẽ bị loại khỏi trận đấu. Luật lệ trên được đề ra để tránh các tình huống nguy hiểm, gây hại đến sức khỏe của người tham gia đấu vật. Đồng thời, đề cao tinh thần thượng võ.

Lễ hội bao gồm ba vòng: vòng loại, vòng bán kết, chung kết. Để vượt qua vòng loại, các đô vật phải giành chiến thắng tuyệt đối trước ba đối thủ. Trận đấu chỉ kết thúc khi một trong hai bị đè quá 3 giây. Khi vượt qua vòng loại, đô vật sẽ tiến tới vòng bán kết. Trong vòng này, đô vật phải đánh bại một người nữa mới giành được tấm vé vào chung kết. Qua mỗi lần thử sức, người dân sẽ được chiêm ngưỡng tài năng, miếng đánh của các đô vật.

Như vậy, Hội vật làng Sình vừa thể hiện tinh thần thượng võ của người dân làng Sình nói riêng và người Việt Nam nói chung vừa lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời, việc tham gia hội vật còn giúp thanh niên trai tráng rèn luyện sức khỏe, tinh thần dũng cảm, gan dạ, tự tin.

Phần trình bày của em đến đây là hết. Em cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 43

Trong một số tình huống, quần áo có thể bị lấm bẩn do bị đổ thức ăn, nước uống,… Việc làm sạch, tẩy trắng quần áo đôi khi lại khiến nhiều người đau đầu bởi làm thế nào các vết bẩn cũng không biến mất. Vậy hãy tham khảo ngay một số mẹo làm trắng, sạch quần áo trong bài viết dưới đây nhé!

Cách thứ nhất, chúng ta có thể sử dụng baking soda để làm sạch quần áo. Baking soda rất dễ mua tại các cửa hàng tạp hóa hay hiệu thuốc gần nhà. Sau khi đã có một hộp baking soda, bạn hãy hòa 5 thìa baking soda với 500ml nước sạch. Sau đó ngâm quần áo vào hỗn hợp trong thời gian từ 30 đến 60 phút. Kết thúc thời gian trên, bạn tiến hành lấy bàn chải chà nhẹ lên các vết bẩn, lặp lại cho đến khi vết bẩn không còn.

Cách thứ hai, chúng ta pha hỗn hợp nước cốt chanh với bột giặt và muối trắng. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một quả chanh. Tiếp đến, bạn vắt nước và bỏ hạt, đổ ba thìa bột giặt và ba thìa muối trắng vào bát nước vừa vắt, khuấy đều. Sau đó, bạn cho hỗn hợp khoảng 1500ml nước và ngâm quần áo trong thời gian từ 15 đến 30 phút. Hết 30 phút, bạn lấy quần áo giặt như bình thường.

Cách thứ ba, sử dụng kem đánh răng. Kem đánh răng không chỉ là hợp chất làm sạch, bảo vệ răng miệng hiệu quả mà còn đánh bay các vết bẩn cứng đầu trên quần áo. Bạn có thể cho kem đánh răng lên trên bàn chải và chà các vết bẩn cho tới khi chúng mờ dần hoặc không còn nữa.

Cách thứ tư, sử dụng thuốc tím với nước cốt chanh. Đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất trong tất cả các mẹo nêu trên. Bạn có thể tìm mua thuốc tím tại cửa hàng hoặc hiệu thuốc nơi mình sống. Dựa vào số lượng quần áo cần giặt, bạn đổ lượng thuốc tím vừa đủ vào chậu nước và ngâm quần áo trong 15 phút. Lúc này, quần áo sẽ dần chuyển sang màu tím đậm còn những vết bẩn, vết ố vàng chuyển sang màu nâu nhạt. Đừng lo, hãy vắt kiệt quần áo rồi đổ nước vào chậu. Tiếp đến, bạn vắt khoảng 3 – 4 quả chanh vào chậu nước rồi thả quần áo ngâm tiếp 15 phút. Quá thời gian trên, bạn lấy quần áo và giặt sạch. Lúc này, quần áo trở nên sạch sẽ, trắng sáng như lúc mới mua.

Một số quy tắc của hoạt động dùng mẹo làm sạch vết bẩn quần áo mà tôi đề cập trên dựa trên kinh nghiệm của các bà, các mẹ. Bạn có thể tham khảo để giữ áo quần luôn đẹp như mới.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 44

Lắc tay, khuyên tai, vòng cổ bằng bạc là những loại trang sức được mọi người vô cùng ưa thích. Sau một thời gian đeo trên người, dưới sự tác động của quá trình oxy hóa, bạc dần chuyển màu và xỉn đen. Dưới đây là một số quy tắc của hoạt động dùng mẹo nhằm làm sáng trang sức bạc mà các bạn có thể tham khảo:

Cách thứ nhất, sử dụng oxy già. Oxy già có thể tìm mua ở bất kì hiệu thuốc nào trên cả nước. Ngoài khả năng sát trùng, làm sạch vết thương, oxy già còn có công dụng làm sạch trang sức bạc hiệu quả. Bạn cần một lọ oxy già. Sau đó, đổ nước oxy già ngập bề mặt của trang sức. Sau đó ngâm cho đến khi trang sức sáng hơn.

Cách thứ hai, dùng kem đánh răng để làm sáng bạc. Bạn lấy một lượng nhỏ kem đánh răng bôi lên toàn bộ bề mặt trang sức. Tiếp đến, bạn sử dụng một chiếc bàn chải nhỏ, chà nhẹ cho đến khi bạc trở nên trắng sáng. Cuối cùng, rửa sạch với nước và lau khô. Đây là cách làm hiệu quả, ít tốn kém nhất.

Cách thứ ba, pha hỗn hợp nước rửa bát cùng nước cốt chanh. Bạn nhỏ 1 – 2 giọt nước rửa bát vào 5ml nước cốt chanh, khuấy đều và ngâm bạc vào hỗn hợp khoảng 15 phút. Sau đó, rửa sạch với nước.

Cách thứ tư, sử dụng rượu trắng. Bạn hãy đổ rượu trắng lên miếng vải sạch rồi lau kĩ càng bề mặt trang sức cho đến khi đạt được kết quả như mong muốn.

Đừng bỏ qua các quy tắc trong việc dùng mẹo để làm sáng trang sức bằng bạc trong bài viết trên. Hi vọng một số phương pháp mà tôi nêu ra có thể giúp ích cho các bạn!

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 45

Mỗi khi đến dịp sinh nhật hoặc ngày lễ đặc biệt nào đó, chúng ta luôn mong muốn làm một món quà ý nghĩa dành tặng người thân. Để tự tay chuẩn bị phần quà không phải là điều đơn giản. Việc làm này cần tới sự khéo léo, tỉ mẩn và chăm chút của người tặng. Trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp cho các bạn các bước làm món caramen để dành tặng những người thân yêu. Các bạn hãy thử tham khảo nhé!

Trước hết, chúng ta cần có đầy đủ các nguyên liệu, bao gồm: 5 quả trứng gà ta, 75 gram đường, 60ml nước đun sôi để nguội, 1 ống vanilla, 800 ml sữa tươi không đường, cốc nhựa hoặc cốc thủy tinh.

Sau đó, lần lượt thực hiện các bước sau:

Bước thứ nhất: Thắng đường.

Đầu tiên, bạn đổ 70 gram đường vào nồi và đun cho tới khi đường chảy ra. Khi đường chuyển sang màu cánh gián, bạn đổ 60ml nước đun sôi để nguội vào nồi rồi nhanh chóng tắt bếp. Bạn chờ cho đường bớt nóng và tiến hành đổ vào trong khuôn.

Bước thứ hai: chuẩn bị hỗn hợp làm bánh:

Trong lúc chờ đường đông cứng lại, chúng ta sẽ chuẩn bị hỗn hợp làm bánh. Việc bạn cần làm là đập 5 quả trứng vào bát tô và lấy đũa đánh tan chúng. Tiếp đến, đổ từ từ 800ml sữa tươi không đường vào bát. Bạn cần khuấy thật nhẹ nhàng và đều tay nhằm tránh bị bọt khí. Để bánh bớt bị mùi tanh, chúng ta sẽ cho thêm 1 ống vanilla vào hỗn hợp trứng, sữa cùng 80 gram đường còn sót lại. Tiếp tục quấy đều cho đến khi đường tan ra. Chúng ta lọc hỗn hợp qua rây. Đồng thời, vỗ vào bát để loại bỏ các bọt khí. Cuối cùng, đổ hỗn hợp vào khuôn.

Bước thứ ba: Hấp cách thủy:

Bạn xếp lần lượt khuôn caramen vào nồi và tiến hành hấp cách thủy. Lưu ý, chúng ta cần đun nhỏ lửa để bánh được chín đều. Trong quá trình hấp, các bạn cần liên tục lau nước đọng lại trên nắp nồi để bánh không bị rỗ. Muốn biết bánh chín hay chưa, chúng ta có thể lấy tăm chọc xuống phần bánh. Nếu rút lên mà tăm khô thì có nghĩa bánh đã đạt.

Bước thứ tư: Hoàn thành:

Cuối cùng, chúng ta lấy caramen ra khỏi nồi, để nguội và cất trong tủ lạnh từ 6 đến 8 tiếng trước khi thưởng thức.

Như vậy, chúng ta đã làm được món caramen dành tặng cho người thân của mình. Trong quá trình thực hành, các bạn cần chú ý đến thao tác thực hiện và sự chính xác của từng nguyên liệu. Mặc dù hoạt động này đòi hỏi thời gian và sự khéo léo nhưng khi vượt qua rồi chúng ta sẽ thấy nó vô cùng thú vị và ý nghĩa.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 46

Vài ngày tới đây, nhà trường sẽ tiến hành tổ chức buổi dã ngoại tại vườn Quốc gia Ba Vì nhằm tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu phong cảnh, thiên nhiên ở đây. Để chuẩn bị cho chuyến đi, mình xin giới thiệu một quy tắc mà các bạn cần tuân thủ để đảm bảo có một chuyến đi an toàn.

Thứ nhất, có mặt đúng giờ. Theo lịch trình, đúng 6 giờ 15 xe sẽ khởi hành. Các bạn cần có mặt trước 30 phút để điểm danh, sắp xếp vị trí. Nếu quá thời gian quy định trên, các bạn sẽ bỏ lỡ trải nghiệm thú vị này.

Thứ hai, khi đến nơi, mọi người cần ổn định trật tự, xếp thành hàng và di chuyển theo sự chỉ dẫn của thầy cô. Không tách hàng, chen lấn, xô đẩy làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Thứ ba, chuẩn bị quần áo ấm. Do chúng ta đi vào mùa đông nên nhiệt độ ở đây sẽ rất thấp, chỉ khoảng 15 độ. Chính vì vậy, các bạn cần giữ ấm cơ thể, tránh để bị ốm.

Thứ tư, mang đồ ăn nhẹ. Tham gia các hoạt động tập thể đặc biệt là hoạt động dã ngoại khiến chúng ta phải vận động, di chuyển liên tục. Điều này sẽ khiến các bạn đói nhanh hơn bình thường. Hãy mang theo một số loại thực phẩm như xúc xích, bánh mì, phô mai, sữa,… để phục vụ cho những lúc dạ dày phát “tín hiệu” nhé!

Mình xin gọi những điểm trên là quy tắc an toàn. Các bạn hãy nhắc nhở bản thân, bạn bè thực hiện nghiêm túc để buổi dã ngoại được diễn ra tốt đẹp. Hi vọng một số lưu ý trên sẽ giúp ích cho chuyến đi này.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 47

Hiện nay, dã ngoại là hoạt động tập thể được nhiều người ưa thích. Có rất nhiều địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh mà chúng ta có thể tham quan. Đối với những người ưa khám phá, mạo hiểm thì các hoạt động tập thể, trải nghiệm ở địa bàn rừng núi là sự lựa chọn hàng đầu. Để có một chuyến đi dã ngoại an toàn, chúng ta cần lưu ý một số quy tắc như sau:

Thứ nhất, cần lên kế hoạch, lộ trình cụ thể cho buổi dã ngoại. Việc làm này là vô cùng cần thiết bởi nó sẽ tránh cho bạn và mọi người những rủi ro không đáng có trong suốt chuyến đi.

Thứ hai, cần lựa chọn trang phục phù hợp. Khi tham gia các hoạt động tập thể ở rừng núi, chúng ta cần mặc quần áo dài tay, đi giày cao cổ hoặc những trang phục gọn gàng, ôm sát cơ thể để tránh bị côn trùng cắn. Đặc biệt, không nên chọn đồ vật, quần áo sáng màu, quá rực rỡ vì sẽ thu hút các loài côn trùng, thú dữ.

Thứ ba, nâng cao cảnh giác khi đi đường rừng. Trong rừng ẩn chứa rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Chúng ta sẽ không thể biết được có bao nhiêu loài động vật đang ẩn nấp sau các tán cây cao và rậm. Hãy quan sát xung quanh để tránh bị rắn, rết cắn nhé!

Thứ tư, cần chuẩn bị các vật dụng, túi thuốc dự phòng. Trong các hoạt động tập thể, chúng ta không tránh khỏi những lúc bị trầy xước, chấn thương. Chính vì vậy, một túi thuốc bao gồm: bông, băng, cồn sát trùng, băng dính cá nhân, thuốc cảm cúm, thuốc đau bụng,… là hết sức cần thiết.

Thứ năm, ta cần chọn vị trí thoáng đãng, cao ráo để tiến hành cắm trại hoặc tổ chức các hoạt động tập thể. Tránh những nơi ẩm thấp, có cây, gỗ mục vì đó là nơi sinh sống ưa thích của các loại côn trùng.

Cuối cùng, tuyệt đối không tự ý đi một mình hoặc tách đoàn đi riêng lẻ. Mọi người nên đi cùng nhau để hỗ trợ trong một vài trường hợp cần thiết.

Trên đây là một số quy tắc an toàn được đúc rút từ những người có kinh nghiệm. Các bạn có thể tham khảo và trang bị cho bản thân những vật dụng hữu ích. Một buổi hoạt động tập thể chỉ vui vẻ khi mọi thành viên được an toàn.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 48

Trong buổi dã ngoại sắp tới, chúng ta sẽ được đến thăm thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng. Tại nơi đây, chúng ta sẽ tiến hành tham quan và cùng nhau tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa. Hãy bỏ túi ngay một số quy tắc hữu ích sau đây để có chuyến đi dã ngoại vui vẻ, đoàn kết.

Thác Bản Giốc cách Hà Nội khoảng 335km và là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đặt chân đến Cao Bằng. Để ngắm được thác Bản Giốc, chúng ta cần vượt qua những mỏm đá và đi thuyền trên sông. Chính vì vậy, các bạn lưu ý:

Thứ nhất, cần chuẩn bị trang phục gọn gàng. Các bạn có thể mặc quần áo thể thao hoặc những trang phục phù hợp, thuận tiện cho việc di chuyển, hoạt động. Đặc biệt, nên sử dụng giày thể thao hoặc các loại giày có độ ma sát cao để tránh trơn trượt.

Thứ ba, tuân thủ theo sự hướng dẫn của hướng dẫn viên du lịch. Hướng dẫn viên du lịch là người am hiểu lịch sử, địa lí nơi đây. Do vậy, chúng ta nên chú ý lắng nghe lời khuyên của họ nhằm giảm thiểu các sự cố, phát sinh không mong muốn.

Thứ tư, mặc áo phao khi đi thuyền. Để đảm bảo cho sự an toàn của bản thân và các thành viên khác, mỗi người nên mặc áo phao trong suốt chuyến thưởng ngoạn. Đồng thời, không nô đùa, di chuyển mạnh trên thuyền.

Cuối cùng, hãy ghi chép và tận hưởng cảnh đẹp. Hoạt động dã ngoại sẽ đem đến cho bạn những kiến thức, trải nghiệm quý báu. Đừng quên lưu giữ chúng bằng cách ghi chép lại hoặc lưu giữ khoảnh khắc bằng điện thoại nhé!

Trên đây chỉ là một vài các quy tắc quan trọng cần lưu ý khi tham quan tại thác Bản Giốc, Cao Bằng. Các quy tắc này được đúc kết từ kinh nghiệm của những người đi trước. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong chuyến đi này.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 49

Đập niêu đất là trò chơi đã có từ rất lâu về trước nó đã trở thành hoạt động không thể thiếu trên quê hương em trong những ngày đầu xuân năm mới.

Đập niêu đất là một trò chơi thú vị. Vì vậy, nó đã thu hút sự tham gia cổ vũ của rất nhiều người. Trò chơi thường được làng em tổ chức vào mồng 4 Tết hàng năm. Trong làng lại có các thôn, xóm nhỏ nên các thôn, xóm sẽ cử ra hai người làm thành một đội chơi tham gia tranh tài.

Để chơi trò chơi, người ta dựng hai đoạn tre to, chắc khỏe cao khoảng hai mét xuống đất. Sau đó, nối hai cây lại với nhau bằng một đoạn tre nằm ngang. Lúc này ba đoạn tre đã tạo thành hình giống như một cái cổng nhà. Trên thanh tre nằm ngang, ban tổ chức sẽ treo khoảng năm, sáu niêu đất lủng lẳng. Nhiệm vụ của các đội chơi là bịt mặt rồi cầm gậy gỗ đập hết các niêu đất đó sớm nhất để giành chiến thắng. Để cho cuộc chơi thêm phần hấp dẫn, mỗi đội chơi gồm 2 người và 1 người trong đó phải cõng người còn lại, cả hai người sẽ cùng bị bịt mắt và dựa vào trí nhớ của mình để đập niêu đất.

Để công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt chơi và có trọng tài bấm giờ. Mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ phải dựa vào trí nhớ của mình và sự chỉ dẫn của dân làng để xác định và tiến đến vị trí của niêu đất; người được cõng trên lưng sẽ cố gắng đập vỡ niêu đất, còn người cõng sẽ cố gắng đứng vững và di chuyển theo sự chỉ dẫn của dân làng. Vì thế, mỗi khi một đội chơi xuất phát là tiếng hò reo, cổ vũ lại vang lên tạo thành một bầu không khí rất vui nhộn.

Sau khi các đội chơi của các thôn, xóm đã chơi xong, người dân trong làng và du khách có thể trực tiếp tham gia trò chơi để tự mình trải nghiệm.

Em rất yêu thích và mong chờ trò chơi đập niêu đất. Trò chơi đã trở thành niềm vui, thành nét văn hóa độc đáo trên quê hương em. Nó giúp cho mọi người cảm thấy vui vẻ hơn khi tết đến, xuân về và nó cũng làm cho con người ở làng quê trở nên gần gũi, thân thuộc với nhau hơn.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 50

Đấu vật là một môn thể thao, là một loại hình trò chơi dân gian thường được tổ chức trong các lễ hội truyền thống của từng vừng. Quê hương của em cũng vậy, đấu vật luôn được tổ chức một cách có quy mô vào tuần đầu của tháng Giêng âm lịch được gọi là Hội vật Liễu Đôi. Đây là một hoạt động văn hóa rất tuyệt vời và thú vị ở quê hương em.

Đấu vật thường là sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn, có một vòng tròn lớn ở giữa sân. Các đô vật thường đóng khố màu, thân trần, đầu trần hoặc quấn khăn đầu rìu. Hội thường mở đầu bằng lễ rước Thánh vào sáng ngày diễn ra đấu vật. Từng đôi đô vật đi song song vào đình làm lễ trước hương án. Tiếp đến là màn vật mở đầu như thay cho lời giới thiệu. rồi mới đến vật chính thức. Thành phần giám khảo ngồi một bên để quan sát và trao thưởng. Đồng thời trên sân cũng có hai người một người phất cờ, một người đánh trống nhằm tạo không khí sôi sục, khích lệ của hai đô vật.

Hội vật ở quê em có nhiều sự khác biệt so với những nơi khác. Trong khi vật, người tham gia sử dụng nhiều loại võ truyền thống của địa phương như vạch sườn, sốc nách, miếng gồng… tạo nên những cú tấn cộng mạnh mẽ, đẹp mắt khiến người xem phải gieo hò. Cùng với đó, những đòn hiểm bị cấm trong khi đấu vật nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia đấu vật. Đô vật nào vi phạm sẽ bị đuổi ra ngoài, nặng hơn có thể bị phạt án treo một thời gian. Người thắng cuộc là người khiến đối thủ bị “tấm lưng, trắng bụng” hoặc bị nhấc bổng. Những người tham gia cũng sẽ được trao giải thưởng.

Như vậy, dù ở bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam này, đấu vật luôn là một hoạt động sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong những ngày lễ Tết. Nó thể hiện sự tôn trọng truyền thống, nét đẹp văn hóa dân tộc của thế hệ sau.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 51

Lễ hội là nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo của từng dân tộc, từng địa phương. Hầu như làng, xã nào cũng có lễ hội được tổ chức vào mỗi mùa xuân sang. Và mọi người dân ở Thuận Thành, Bắc Ninh thường có câu ca:

Dù ai buôn đâu, bán đâu

Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

Câu ca dao như một lời nhắc nhở các người dân nơi đây hãy nhớ về hội Dâu được tổ chức vào đầu xuân hàng năm.

Hội Dâu được tổ chức vào mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XV. Mặc dù vậy chùa Dâu vẫn giữ được những nét nguyên bản từ khi được xây dựng tới nay. Hàng năm, chùa Dâu thu hút rất nhiều tín đồ đến thắp hương, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Vào mỗi dịp lễ hội, người dân háo hức tổ chức sửa sang chùa chiền. Ngay từ chiều mùng 7 đã có lễ rước các bà Dâu, bà Đậu, bà Đàn, bà Keo mà theo truyền thuyết bốn bà được tạc từ một cây dâu, chị cả là bà Dâu nên chùa Dâu được xây dựng lớn nhất. Đặc biệt vào ngày mồng 7, các vãi đến để cúng, quét dọn và làm lễ rửa chùa. Ngày hội chính diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Mọi người đến đây với lòng thành kính, kính mong đức phật ban cho sự an lành, ấm no. Chùa có rất nhiều gian, điện, đặc biệt có pho tượng Kim Đồng – Ngọc Nữ đạt đến chuẩn mực nghệ thuật cao với các tỉ lệ của người thật. Hành lang hai bên có những pho tượng với nhiều tư thế, nét mặt khác nhau. Người ta đến lỗ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi được tổ chức trong lễ hội như: đu quay, hát quan họ đối đáp, giao duyên giữa các liền anh, liền chị dưới thuyền rồng với những trang phục mớ ba, mớ bảy cổ truyền. Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống… hoặc chỉ là những bông lan thơm ngát. Tất cả tạo ra một không khí cộng đồng ấm cúng. Mọi người quên đi sự bận rộn, quên đi sự bon chen, thách thức để nhớ tới đức phật cùng sự thánh thiện, nhớ tới cõi bình an của tâm hồn. Khoảng 7 giờ sáng ngày 8/4, người ta đã nghe thấy tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng cúng tế dâng sớ cầu mong bình an, lạy tạ các vị thánh thần, phật pháp của đội tế lễ tứ sắc chùa lập ra. Đặc biệt, ở lễ hội Dâu thờ Tứ Pháp là Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi.

Sau khi các cụ làm lễ xong, đoàn rước từ chùa Tổ bắt đầu quay về, hàng đoàn người kéo nhau đi theo hộ tống. Người đi đầu cầm bình nước, người thứ hai dâng hương, tiếp đó là đoàn kiệu được những trai tráng của lồng khiêng. Họ mặc những trang phục như quân tốt đỏ thời xưa, theo sau là các bà mặc áo nâu đội sớ. Người cầm nước vừa đi vừa cầm cành trúc vẩy nước vào những người xung quanh như ban sự may mắn cho mọi người. Người ta quan niệm rằng ai được vẩy nước vào sẽ may mắn, được Phật ban phước quanh năm và được Phật phù hộ, bảo vệ. Khi hội tan, mọi người về rồi thắp hương ở ngoài sân thờ nhớ lời hẹn gặp năm sau. Nhưng lạ lùng hơn hầu như năm nào sau hội trời cũng mưa và người dân cho đấy là lễ tẩy chùa, ở một khía cạnh nào đó thì đây được coi như một điều linh nghiệm huyền bí.

Lễ hội thể hiện trình độ tổ chức cao, sự kết hợp giữa làng xã và ý thức cộng đồng, cuốn hút khách thập phương với những nét nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, phong phú. Đối với Bắc Ninh, cái nôi của Phật giáo thì đây là dịp thể hiện sự tài hoa, tinh tế, lịch lãm trong văn hóa ứng xử, giao tiếp. Là một người con của Bắc Ninh, em cảm thấy tự hào về truyền thống của quê hương mình và em sẽ luôn có ý thức bảo vệ và gìn giữ những nét văn hóa ấy, đặc biệt là những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc vào những ngày đầu xuân.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 52

Ở Việt Nam, đời sống văn hóa vô cùng phong phú. Ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội, trẻ em có phần bị lôi cuốn bởi thiết bị điện tử. Tuy nhiên, điều này không làm suy yếu văn hóa dân gian. Trong số các trò chơi dân gian, trò chơi kéo co vẫn thu hút sự yêu thích của các em thiếu nhi và thường xuất hiện trong các hội thi. Kéo co có vai trò quan trọng trong các lễ hội và cuộc sống văn hóa của người Việt. Trước khi bắt đầu trò chơi, người ta thường chuẩn bị một sợi dây thừng dài và chắc chắn. Trung tâm của sợi dây thường được đánh dấu bằng một mảng vải đỏ. Hai đội thi đấu đứng hai bên của vạch xuất phát, cách nhau khoảng một mét. Số lượng người trong mỗi đội được phân bố sao cho cân đối, thường là mười người mỗi đội. Có thể có đội toàn nam, toàn nữ hoặc xen kẽ nam và nữ.Khi trọng tài ra hiệu lệnh, thường là bằng một tiếng còi hoặc trống, hai đội sẽ cố gắng kéo sợi dây về phía họ. Đội nào kéo được mảng vải đỏ về phía họ và vượt qua vạch xuất phát sẽ chiến thắng. Kết quả của trò chơi phụ thuộc vào thể trạng của người chơi và cách họ sắp xếp đội hình. Thông thường, người ta đặt hai người mạnh nhất của đội ở vị trí đầu và cuối để tận dụng tối đa sức mạnh và dễ dàng giành chiến thắng. Một biến thể thú vị khác của trò chơi kéo co là khi người chơi không sử dụng sợi dây thừng mà thay vào đó, họ nắm tay nhau và áp dụng sức mạnh trực tiếp để kéo co. Trong phiên bản này, hai người đứng ở đầu hai đội sẽ nắm chặt tay nhau, còn các thành viên phía sau sẽ ôm bụng người đứng phía trước để hỗ trợ trong việc kéo co. Nếu có bất kỳ người nào bên nào bị “đứt dây” và buộc phải rời ra khỏi trò chơi, đội đó sẽ bị coi là thua. Tuy nhiên, để xác định đội chiến thắng chung cuộc, hai đội thường phải thi đấu ba trận kéo co. Đội nào giành chiến thắng trong hai trận sẽ là người chiến thắng cuối cùng. Mỗi trận kéo co có thể kéo dài chỉ vài giây, nhưng cũng có trường hợp khi tình thế căng thẳng kéo co trong vài phút. Trò chơi kéo co không chỉ dành cho trẻ em mà còn thường xuất hiện trong các sự kiện lễ hội và hội trại, tạo nên bầu không khí sôi động với tiếng reo hò và hòa nhạc. Các cổ động viên thường nhiệt tình khua chiêng, đánh trống và hò reo để cổ vũ đội chơi. Sự cổ vũ nhiệt tình từ phía khán giả đôi khi còn giúp đội chơi giành chiến thắng nhanh chóng hơn. Hiện nay, tại Việt Nam, có nhiều trò chơi hiện đại và thú vị hơn, nhưng trò chơi dân gian, đặc biệt là kéo co, vẫn luôn thu hút sự quan tâm của người tham gia. Với mỗi người, tuổi thơ đánh dấu bởi những khoảnh khắc vui chơi này chắc chắn sẽ mãi là kỷ niệm đáng nhớ. Dù có đi đến bất cứ nơi đâu, khi trở về quê hương, việc tham gia lại trò chơi kéo co sẽ luôn là một trải nghiệm đáng nhớ và gợi lại những kỷ niệm của tuổi thơ. Một biến thể thú vị khác của trò chơi kéo co là khi người chơi không sử dụng sợi dây thừng mà thay vào đó, họ nắm tay nhau và áp dụng sức mạnh trực tiếp để kéo co. Trong phiên bản này, hai người đứng ở đầu hai đội sẽ nắm chặt tay nhau, còn các thành viên phía sau sẽ ôm bụng người đứng phía trước để hỗ trợ trong việc kéo co. Nếu có bất kỳ người nào bên nào bị “đứt dây” và buộc phải rời ra khỏi trò chơi, đội đó sẽ bị coi là thua. Tuy nhiên, để xác định đội chiến thắng chung cuộc, hai đội thường phải thi đấu ba trận kéo co. Đội nào giành chiến thắng trong hai trận sẽ là người chiến thắng cuối cùng. Mỗi trận kéo co có thể kéo dài chỉ vài giây, nhưng cũng có trường hợp khi tình thế căng thẳng kéo co trong vài phút. Trò chơi kéo co không chỉ dành cho trẻ em mà còn thường xuất hiện trong các sự kiện lễ hội và hội trại, tạo nên bầu không khí sôi động với tiếng reo hò và hòa nhạc. Các cổ động viên thường nhiệt tình khua chiêng, đánh trống và hò reo để cổ vũ đội chơi. Sự cổ vũ nhiệt tình từ phía khán giả đôi khi còn giúp đội chơi giành chiến thắng nhanh chóng hơn. Hiện nay, tại Việt Nam, có nhiều trò chơi hiện đại và thú vị hơn, nhưng trò chơi dân gian, đặc biệt là kéo co, vẫn luôn thu hút sự quan tâm của người tham gia. Với mỗi người, tuổi thơ đánh dấu bởi những khoảnh khắc vui chơi này chắc chắn sẽ mãi là kỷ niệm đáng nhớ. Dù có đi đến bất cứ nơi đâu, khi trở về quê hương, việc tham gia lại trò chơi kéo co sẽ luôn là một trải nghiệm đáng nhớ và gợi lại những kỷ niệm của tuổi thơ.

Một biến thể thú vị khác của trò chơi kéo co là khi người chơi không sử dụng sợi dây thừng mà thay vào đó, họ nắm tay nhau và áp dụng sức mạnh trực tiếp để kéo co. Trongphiên bản này, hai người đứng ở đầu hai đội sẽ nắm chặt tay nhau, còn các thành viên phía sau sẽ ôm bụng người đứng phía trước để hỗ trợ trong việc kéo co. Nếu có bất kỳ ngườinào bên nào bị “đứt dây” và buộc phải rời ra khỏi trò chơi, đội đó sẽ bị coi là thua. Tuy nhiên, để xác định đội chiến thắng chung cuộc, hai đội thường phải thi đấu ba trận kéo co. Độinào giành chiến thắng trong hai trận sẽ là người chiến thắng cuối cùng. Mỗi trận kéo co có thể kéo dài chỉ vài giây, nhưng cũng có trường hợp khi tình thế căng thẳng kéo co trong vài phút. Trò chơi kéo co không chỉ dành cho trẻ em mà còn thường xuất hiện trong các sự kiện lễ hội và hội trại, tạo nên bầu không khí sôi động với tiếng reo hò và hòa nhạc. Các cổ động viên thường nhiệt tình khua chiêng, đánh trống và hò reo để cổ vũ đội chơi. Sự cổ vũ nhiệt tình từ phía khán giả đôi khi còn giúp đội chơi giành chiến thắng nhanh chóng hơn. Hiện nay, tại Việt Nam, có nhiều trò chơi hiện đại và thú vị hơn, nhưng trò chơi dân gian, đặc biệt là kéo co, vẫn luôn thu hút sự quan tâm của người tham gia. Với mỗi người, tuổi thơ đánh dấu bởi những khoảnh khắc vui chơi này chắc chắn sẽ mãi là kỷ niệm đáng nhớ. Dù có đi đến bất cứ nơi đâu, khi trở về quê hương, việc tham gia lại trò chơi kéo co sẽ luôn là một trải nghiệm đáng nhớ và gợi lại những kỷ niệm của tuổi thơ. Một biến thể thú vị khác của trò chơi kéo co là khi người chơi không sử dụng sợi dây thừng mà thay vào đó, họ nắm tay nhau và áp dụng sức mạnh trực tiếp để kéo co. Trong phiên bản này, hai người đứng ở đầu hai đội sẽ nắm chặt tay nhau, còn các thành viên phía sau sẽ ôm bụng người đứng phía trước để hỗ trợ trong việc kéo co. Nếu có bất kỳ người nào bên nào bị “đứt dây” và buộc phải rời ra khỏi trò chơi, đội đó sẽ bị coi là thua. Tuy nhiên, để xác định đội chiến thắng chung cuộc, hai đội thường phải thi đấu ba trận kéo co. Đội nào giành chiến thắng trong hai trận sẽ là người chiến thắng cuối cùng. Mỗi trận kéo co có thể kéo dài chỉ vài giây, nhưng cũng có trường hợp khi tình thế căng thẳng kéo co trong vài phút. Trò chơi kéo co không chỉ dành cho trẻ em mà còn thường xuất hiện trong các sự kiện lễ hội và hội trại, tạo nên bầu không khí sôi động với tiếng reo hò và hòa nhạc. Các cổ động viên thường nhiệt tình khua chiêng, đánh trống và hò reo để cổ vũ đội chơi. Sự cổ vũ nhiệt tình từ phía khán giả đôi khi còn giúp đội chơi giành chiến thắng nhanh chóng hơn. Hiện nay, tại Việt Nam, có nhiều trò chơi hiện đại và thú vị hơn, nhưng trò chơi dân gian, đặc biệt là kéo co, vẫn luôn thu hút sự quan tâm của người tham gia. Với mỗi người, tuổi thơ đánh dấu bởi những khoảnh khắc vui chơi này chắc chắn sẽ mãi là kỷ niệm đáng nhớ. Dù có đi đến bất cứ nơi đâu, khi trở về quê hương, việc tham gia lại trò chơi kéo co sẽ luôn là một trải nghiệm đáng nhớ và gợi lại những kỷ niệm của tuổi thơ.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 53

Việt Nam, một đất nước giàu truyền thống văn hóa, tỏa sáng với sự đa dạng và phong phú của cuộc sống tinh thần. Trong bộ mặt này, những trò chơi dân gian nổi lên như những viên ngọc quý, làm nên bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam. Trong số đó, trò chơi kéo co là một trong những trò chơi thú vị và phổ biến mà không thể không kể đến. Trò chơi kéo co đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa giải trí của người Việt từ thời xa xưa. Nó xuất hiện từ thời kỳ cổ đại và vẫn tồn tại trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Trò chơi này đã từng được ghi nhận trên các hình chạm trên tường của ngôi mộ cổ Ai Cập, chứng minh rằng người Ai Cập cổ đại đã tổ chức cuộc thi kéo co từ 2500 trước Công Nguyên. Kéo co không chỉ là một trò chơi phổ biến ở nông thôn Việt Nam mà còn là một môn thể thao đồng đội và sức mạnh. Nó không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết và mang lại niềm vui cho người tham gia, đặc biệt là trong các dịp lễ hội. Trò chơi kéo co là một phần quan trọng trong văn hóa dân gian truyền thống của Việt Nam, và nó thường xuất hiện trong các sự kiện lễ hội cổ truyền. Để tham gia trò chơi kéo co, không cần phải chuẩn bị nhiều thứ, chỉ cần một sợi dây thừng dài và mạnh khoảng 10 mét hoặc hơn tùy theo số lượng người tham gia. Luật chơi kéo co có thể thay đổi tùy theo địa phương, nhưng chung quy luật đều là hai đội cố gắng kéo dây về phía họ và cố gắng đưa sợi dây với mảng vải đỏ qua vạch xuất phát của đội mình. Trò chơi kéo co không phân biệt giới tính, chỉ cần bạn có sức khỏe là có thể tham gia. Ngoài cách truyền thống, có cách chơi kéo co khác, trong đó người chơi nắm tay nhau và áp dụng sức mạnh trực tiếp để kéo co. Trận đấu kéo co thường được chia thành ba trận, đội nào giành chiến thắng trong hai trận đầu tiên sẽ là đội chiến thắng cuối cùng. Mỗi trận kéo co có thể diễn ra trong vài giây, nhưng cũng có thể kéo dài đến vài phút, đầy căng thẳng. Đòi hỏi người chơi phải có chiến thuật, sử dụng sức mạnh tối đa và tinh thần đoàn kết cao. Các cổ động viên thường nhiệt tình hò reo, khua chiêng, đánh trống để cổ vũ. Đôi khi, sự cổ vũ nhiệt tình từ khán giả cũng giúp đội chơi giành chiến thắng nhanh chóng hơn.

Mặc dù hiện nay có nhiều trò chơi hiện đại hơn, nhưng kéo co vẫn là một phần quan trọng của văn hóa giải trí Việt Nam, gắn bó với ký ức và tạo niềm vui không thể nào quên với mọi người.Trò chơi kéo co mang lại niềm vui, tinh thần đoàn kết, nhưng hiện nay, với sự phát triển công nghệ, giới trẻ thường quên mất những trò chơi dân gian truyền thống. Mặc dù vậy, kéo co vẫn là một phần quan trọng của văn hóa dân tộc Việt, đánh dấu bản sắc và giá trị tinh thần của chúng ta. Hy vọng chúng ta có thể bảo tồn và truyền dạy nét đẹp này cho thế hệ sau.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 54

Hội thi thổi cơm là một trong những hội thi dân gian và lâu đời ở Việt Nam thường có ở một số các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Tùy từng nơi, hội thi đều có những luật lệ, đặc trưng riêng, những thử thách riêng để thách thức người chơi vừa phải thổi cơm vừa phải vượt qua những thử thách đó,..

Cuộc thi thổi cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm-Hà Nội) nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc-một vị tướng dưới đời Hùng vương thứ 18, đã rèn luyện cho quân sĩ thực hành thạo công việc nấu cơm trong điều kiện khó khăn.

Để tham gia vào hội thi chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu gồm có: thóc, củi và không chuẩn bị nước và lửa để các đội phải tự làm ra gạo, tự tạo ra lửa và tự đi lấy nước về để thổi cơm. Hội thi gồm có ba vòng: thi làm gạo; tạo lửa vào lấy nước; thổi cơm

Mỗi đội gồm có 10 người (cả nam lẫn nữ) sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, giần, sàng. Đội nào có gạo trắng trước là thắng cuộc. Vòng tiếp theo, tạo lửa bằng hai thanh nứa già cọ vào nhau-đây là công đoạn khó nhất, đòi hỏi người chơi phải rất kiên trì mới có thể tạo ra lửa, còn nước thì chứa sẵn trong bốn cái be, đợi người lấy nước mang về. Công đoạn này cần sự chung lòng cố gắng của hai bên tạo lửa và đi lấy nước, nếu như lấy nước về mà không có lửa thì cũng không thổi được cơm và ngược lại. Trong vòng này, đội nào tạo được lửa và lấy được nước về đích trước thì thắng cuộc. Đến vòng cuối cùng là thổi cơm, sau khi trải qua bao nhiêu khó khắn để chuẩn bị gạo, nước và lửa thì các đội bắt đầu bắt tay vào thổi cơm Đội nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của đội thắng cuộc sẽ được dùng để cúng thần. Điều đặc biệt của hội thi này là không chỉ rèn luyện cách nấu cơm mà còn phải tự tay làm, tạo ra những thứ cần thiết để nấu cơm như gạo, nước và lửa. Hội thi đòi hỏi người chơi phải biết phối hợp với nhau, thành thạo tất cả các kĩ năng. Để có một niêu cơm ngon, không phải chỉ cần biết nấu cơm không mà còn phải biết làm ra gạo, nếu quá trình làm gạo không cẩn thận sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng gạo, dẫn đến khó nấu cơm ngon, dẻo được. Rồi nếu không tạo ra lửa, lấy được nước hoặc lửa, nước không đủ sẽ không thể có đủ điều kiện cho cơm chín.

Hội thi thổi đã thử thách sự khéo léo, sự kết hợp hài hào giữa người người chơi. Qua hội thi, ông cha nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn, nhớ về công ơn của những vị anh hùng xưa. Hội thi thổi cơm là một trong những nét đẹp văn dân gian, thể hiện đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam cần được lưu trữ và bảo tồn

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 55

Cuối tuần này, lớp chúng ta sẽ tổ chức du xuân cùng cả khối, vì vậy, để đảm bảo an toàn và sự thoải mái cho buổi đi chơi. Thì mình sẽ gửi đến các bạn một số quy tắc như sau.

Đầu tiên, các bạn tham gia du xuân phải đảm về thời gian và trang phục theo đúng quy định. Tránh đến trễ giờ làm ảnh hưởng cả đoàn. Đồng thời không mặc những trang phục luộm thuộm, thiếu lịch sự, vì trong quá trình du xuân, khối có kế hoạch ghé thăm một ngôi chùa.

Ngoài ra, các bạn còn cần chú ý và đảm bảo về tính tập thể. Nghĩa là trong cả quá trình, các bạn cần phải di chuyển theo đoàn, không được tự ý tách ra để đi chơi hay thực hiện các hoạt động riêng. Bởi vì chúng ta đi đến một địa điểm lạ, sẽ có những nguy hiểm nhất định có thể xảy ra. Vì vậy, chúng ta cần đi cùng nhau để bảo đảm mọi người cùng nhau trải qua một ngày du xuân an toàn, ý nghĩa. Hơn nữa, việc di chuyển cùng nhau, sẽ giúp chúng ta gắn kết với nhau hơn, tăng tình đoàn kết của tập thể lớp.

Bên cạnh đó, chúng ta cùng cần có ý thức giữ trật tự, giữ vệ sinh và an toàn cho các đồ vật ở nơi mà mình đến tham quan. Đó là các đền chùa, vườn hoa, quán ăn… Vì số lượng đông, nên chúng ta cần chú ý không được nói chuyện quá to hay la hét ầm ĩ, nô đùa xô đẩy nhau gây phiền hà cho những người xung quanh.

Cuối cùng, các bạn nhớ mang theo nước và một ít bánh kẹo nhé. Bởi vì chúng ta sẽ di chuyển nhiều, và có không ít đoạn đường phải đi bộ. Lại không có các quán bán hàng dọc lộ trình. Nên chuẩn bị nước để giải khát và bánh kẹo để đỡ đói là một điều rất cần thiết.

Các quy tắc trên đều là những đúc kết từ các thầy cô và các anh chị những khóa trên sau các chuyên du xuân trước. Năm rõ các quy tắc này và thực hiện đúng sẽ giúp chúng ta có một chuyến du xuân vui vẻ, an toàn và có nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Các bạn hãy ghi nhớ và tuân thủ theo nhé!

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 56

Vào thứ tư và thứ năm tuần này, lớp chúng ta sẽ tham gia kì thi cuối học kì 1 chung với các lớp 7 khác trong khối. Đây là một kì thi rất quan trọng, ảnh hưởng đến đánh giá cả kì học của chúng ta. Nên việc chuẩn bị kĩ lưỡng không có gì là thừa cả. Vì vậy, mình xin phép giới thiệu đến các bạn những quy tắc cần phải chú ý để có một kì thi tốt.

Đầu tiên, các bạn cần phải kiểm tra phòng thi, số báo danh của bản thân thật chính xác trước ngày thi. Thông tin này sẽ được dán ở trước cửa các phòng học khối 7 vào trước ngày thi. Dựa theo thông tin này, các bạn có thể đến phòng thi đúng giờ hoặc sớm hơn để ôn lại bài hoặc làm quen với các bạn cùng phòng.

Tiếp đó, các bạn cùng cần nắm rõ thời gian vào phòng thi, những dụng cụ được mang theo và không được mang theo. Nhằm tránh đến muộn hay vi phạm các quy chế. Những điều này không hề mới, nhưng năm nào cũng có một số trường hợp vi phạm phải, nên các bạn cần hết sức lưu ý.

Cùng với đó, các bạn cũng cần sắp xếp thời gian để ôn thi và nghỉ ngơi hiệu quả. Tránh tình trạng lười biếng, không ôn bài mà sử dụng tài liệu trong quá trình thi. Cũng như hạn chế việc ôn thi thiếu khoa học, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vì nếu bị ốm đúng ngày thi thì sẽ là một thiệt thòi cho bản thân người ốm, vì sẽ phải thi lại một mình sau đó. Còn những trường hợp vi phạm về sử dụng tài liệu, thì sẽ bị đánh dấu bài, hủy kết quả thi và bị hạ hạnh kiểm. Nên các bạn cần phải hết sức lưu ý.

Cuối cùng, vào ngày thi, các bạn nhớ mang theo nước uống, đồng hồ (nếu có) và bút thước đủ dùng, để có thể trải qua các tiết thi hiệu quả, thoải mái. Chúc cả lớp ta có một kì thi học kì thành công và trọn vẹn.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 57

Chiều thứ bảy tuần này, lớp chúng ta sẽ có hoạt động ghé thăm di tích chùa Một Cột. Để đảm bào có một chuyến đi thành công, mình xin được giới thiệu với các bạn một số quy tắc cần tuân thủ trong chuyến đi lần này.

Đầu tiên, vì chùa là nơi linh thiêng, nên chúng ta cần đảm trang phục lịch sự. Các bạn có thể chọn áo quần tùy theo sở thích, nhưng nhớ là phải kín đáo, gọn gàng nhé.

Tiếp theo, trong quá trình tham quan chùa, chúng ta sẽ phải di chuyển theo sự hướng dẫn của thầy phụ trách. Không ai được tự ý tách đoàn để thực hiện các hoạt động riêng. Bạn nào cần rời đoàn để giải quyết nhu cầu cá nhân thì phải báo với thầy phụ trách.

Đặc biệt, khi di chuyển trong chùa, các bạn phải giữ trật tự, không nên cười đùa lớn tiếng, xô đẩy nhau. Và nhất là không được tự ý động chạm, di chuyển hay làm hư hỏng các đồ vật, cây cối ở trong chùa.

Cuối cùng, các bạn có thể mang theo nước lọc, một ít bánh trái để bổ sung thể lực trong chuyến hành trình.

Hi vọng rằng, cả lớp chúng ta sẽ tuân thủ các quy tắc này và có một buổi tham quan thành công trọn vẹn.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 58

Chiều ngày mai, sau khi tan học, lớp chúng ta sẽ ra sân thể dục, để cổ vũ cho đội bóng lớp ta thi đấu vòng loại trường. Để buổi cổ vũ diễn ra thuận lợi, mình xin gửi đến các bạn một số quy tắc như sau.

Đầu tiên, để tăng tính tập thể, lớp chúng ta sẽ thống nhất cùng mặc áo lớp. Như vậy, nhìn từ dưới sân sẽ có thể nhanh chóng xác định vị trí của lớp và gây ấn tượng với các đội khác.

Tiếp theo, chúng ta sẽ mang theo biểu ngữ “Lớp 7A chiến thắng” do năm bạn ngồi cùng một hàng ngang cầm, và giơ lên mỗi khi hô khẩu hiệu.

Tất nhiên, để tăng bầu không khí, chúng ta sẽ chuẩn bị các câu cổ vũ hô thật to và đồng thanh. Nhằm cổ vũ đội bóng của lớp, và thể hiện sự đoàn kết của tập thể lớp. Nên bạn nào cũng cần phải tập và hô cùng nhau khi cổ vũ.

Cuối cùng, chúng ta sẽ mang theo nước, hoa quả và bánh trái để ăn uống trong lúc cổ vũ. Nhưng cần lưu ý là phải ăn thật gọn gàng, sạch sẽ. Sau khi kết thúc thi đấu thì phải dọn dẹp sạch sẽ trước khi về.

Chỉ cần tuân thủ các quy tắc như vậy thôi, thì lớp chúng ta sẽ có một đội cổ vũ nhiệt tình và thành công.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 59

Sáng mai, lớp chúng ta sẽ tham gia thi đồng diễn bài thể dục giữa giờ. Để buổi biểu diễn có thể diễn ra thuận lợi, mình sẽ giới thiệu đến các bạn những quy tắc như sau.

Thứ nhất, theo thông báo của nhà trường, lớp chúng ta sẽ mặc áo trắng đồng phục của trường cùng quần vải đen. Chân đi giày thể thao hoặc dép quai hậu. Mọi người đều cần sơ-vin áo gọn gàng, không để xõa bên ngoài. Các bạn nữ cần tết tóc hoặc buộc tóc gọn gàng, không để xõa. Mỗi bạn mang theo hai bông tua cổ vũ màu xanh dương và trắng (đã được phát). Các bạn chú ý đảm bảo yêu cầu về đồng phục như trên.

Thứ hai, để đảm bảo buổi diễn tiến hành thuận lợi, các bạn cần phải chú ý tự mình luyện tập, để đảm bảo thuộc bài thể dục. Không để xảy ra trường hợp quên bài lúc biểu diễn, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến điểm của cả tập thể.

Thứ ba, cả lớp cần có mặt trước lúc bắt đầu biểu diễn bốn mươi phút, để tập hợp và thống nhất đội hình. Chúng ta sẽ tập trung ở phần sân trước hành lang lớp, để tập lại lần cuối cùng nhau trước khi biểu diễn. Việc này sẽ giúp mọi người ôn lại bài và củng cố tinh thần tập thể.

Thứ tư, các bạn cần chú ý giữ vẻ mặt tươi cười, vui vẻ và có năng lượng tích cực lúc biểu diễn. Không nên quá căng thẳng hay có vẻ mặt buồn bã, chán nản. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến bầu không khí chung của cả đội khi biểu diễn.

Cuối cùng, các bạn nhớ ăn sáng đầy đủ và đảm bảo. Buổi tối thì đi ngủ sớm để có một sức khỏe tốt nhất cho buổi biểu diễn vào sáng ngày mai. Hãy giữ cho bản thân một trạng thái tốt nhất để sẵn sàng tham gia thi nhé.

Các quy tắc trên đây đều rất quan trọng để lớp chúng ta có một bài thi thành công. Vì vậy, các bạn cần chú ý theo dõi và thực hiện các quy tắc đã được nêu trên.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 60

Chiều thứ sáu tuần này, lớp chúng ta sẽ thực hiện tổng dọn vệ sinh lớp học, chuẩn bị cho buổi tổng kết cuối học kì 1 vào sáng thứ Bảy. Theo đó, mình xin nêu ra các quy tắc cần có để buổi lao động diễn ra thuận lợi.

Đầu tiên, các bạn cần phải có mặt đầy đủ và đúng giờ theo lịch mà cô giáo chủ nhiệm đã đưa ra. Tránh tình trạng đến muộn hay vắng mặt không có lý do. Vì đây là hoạt động chung của cả lớp, nên mỗi bạn đều có nghĩa vụ phải tham gia, trừ khi có lý do chính đáng được cô chủ nhiệm đồng ý.

Thứ hai, về trang phục và dụng cụ. Các bạn cần mặc trang phục đơn giản, tiện lợi để có thể thực hiện các công việc lau dọn dễ dàng. Nên hạn chế mặc váy hay phối nhiều phụ kiện gây vướng víu lúc làm vệ sinh. Đặc biệt, các bạn không nên mang theo các đồ vật có giá trị cao. Vì lúc dọn vệ sinh rất lộn xộn, dễ gây ra tình trạng mất cắp. Cùng với đó, những dụng cụ dọn vệ sinh đã được phân công như khăn, chổi, chậu… các bạn cũng cần mang đầy đủ như đã hẹn.

Thứ ba, tinh thần lao động tập thể. Trong buổi lao động, mỗi tổ sẽ được phân công theo từng khu vực. Các bạn sẽ làm việc theo sự sự phân công của tổ trưởng. Mỗi bạn đều phải tham gia vào việc dọn vệ sinh lớp học, tùy theo khả năng của mình. Tuyệt đối không được đứng chơi, tám chuyện mà không phụ giúp bạn bè. Những trường hợp này sẽ bị phạt kiểm điểm trước toàn thể lớp.

Cuối cùng, sau khi dọn vệ sinh xong khu vực được phân công, các bạn không được về ngay, mà phải chờ cô giáo chủ nhiệm đến tổng kết và dặn dò những việc cần làm vào ngày hôm sau. Các bạn không được tự ý bỏ về sau khi làm xong nhiệm vụ của mình.

Trên đây là những quy tắc quan trọng mà cả lớp chúng ta cần phải thực hiện theo vào buổi tổng vệ sinh thứ sáu tuần này. Mong cả lớp chúng ta đều nắm được và thực hiện đầy đủ.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 61

Chiều nay, lớp chúng ta sẽ có tiết dự giờ môn Toán. Để tiết dự giờ có thể diễn ra thuận lợi, mình xin được phổ biến tới các bạn một số quy tắc như sau.

Đầu tiên, các bạn cần đảm bảo về trang phục. Thời tiết đã trở lạnh, tuy nhiên để đảm bảo tính đồng đều, thì chúng ta sẽ thống nhất là đều mặc áo khoác mùa đông của trường ở ngoài.

Tiếp theo, các bạn cần ổn định vị trí trước giờ vào tiết 5 phút. Vì các thầy cô đến dự giờ sẽ có mặt ở lớp ta ngay giờ vào học. Việc chúng ta ngồi vào chỗ trước đó sẽ giúp các thầy cô tiến vào chỗ ngồi được thuận lợi hơn. Tránh tình trạng lộn xộn lúc đón tiếp các thầy cô.

Quan trọng không kém, là các bạn cần phải chuẩn bị trước bài cho tiết dự giờ. Cô giáo đã dặn dò về bài học cho tiết dự giờ từ hôm trước. Chúng ta cần đọc kĩ bài và chuẩn bị theo các câu hỏi mà cô giáo yêu cầu. Sự chuẩn bị đó sẽ giúp tiết học diễn ra thuận lợi và để lại ấn tượng tốt cho các thầy cô đến tham dự.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần phải năng nổ phát biểu xây dựng bài. Tập trung ghi chép và không được làm việc riêng trong giờ học.

Các quy tắc trên là những yêu cầu cơ bản nhất nhưng cũng là quan trọng nhất để có một tiết dự giờ thành công. Các bạn nhớ nắm rõ và thực hiện đầy đủ nhé!

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 62

Chiều ngày mai, lớp ta sẽ có tiết kiểm tra chạy bền của môn Thể Dục. Để tiết kiểm tra diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, mình sẽ phổ biến với các bạn một số quy tắc như sau.

Một, các bạn cần tuân thủ đúng các quy định về trang phục. Gồm áo và quần đồng phục của trường, với phần áo được sơ-vin gọn gàng. Giày thể thao đúng quy định của trường, không mang các loại giày da, giày búp bê… không phù hợp. Các bạn nữ tóc dài thì cần buộc lại gọn gàng, không được để xõa, gây cản trở trong quá trình chạy.

Thứ hai, các bạn cần có mặt ở sân thể dục đúng giờ, nếu bạn nào đến muộn thì sẽ không được vào thi. Quy tắc này được đưa ra, vì không ít lần vào các tiết thể dục trước, có những bạn thay trang phục quá lâu dẫn đến vào lớp muộn, khiến cả lớp phải chờ. Lần này, thầy Quân (giáo viên thể dục) đã nhấn mạnh rằng, những bạn vào muộn sẽ không được tham gia tiết kiểm tra. Nên các bạn cần chú ý đảm bảo về mặt thời gian.

Thứ ba, trước giờ kiểm tra, các bạn cần khởi động và làm nóng người từ trước. Đây là hoạt động rất quan trọng trước lúc chúng ta vận động mạnh, không chỉ việc chạy bền. Trước tiết thể dục, lớp chúng ta sẽ được giải lao 20 phút, đây là thời gian thích hợp cho các bạn khởi động. Để đảm bảo an toàn trong lúc chạy, tránh những tình huống như chuột rút thì các bạn cần phải khởi động đủ và đảm bảo.

Thứ tư, các bạn cần phải ăn uống đủ vào bữa ăn trước đó, uống đủ nước, để cơ thể đảm bảo sức khỏe. Chạy bền là phần thi đòi hỏi nhiều về sức bền bỉ của người chạy. Vì vậy, nếu bỏ bữa, ăn ít quá hoặc thiếu nước thì sẽ gây những nguy hiểm nhất định trong lúc chạy. Các bạn có thể mang theo nước khoáng, bánh kẹo để ăn sau khi kết thúc vòng chạy.

Thứ năm, sau khi kết thúc vòng chạy, các bạn nên đi bộ thêm một quãng đường. Vừa đi, vừa kết hợp hít thở sâu và uống thêm nước để bổ sung lượng nước vừa mất. Tuyệt đối không được ngồi xuống hay nằm nghỉ ngay sau khi kết thúc đường chạy dài, điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Cuối cùng, các thành viên trong lớp cần đảm bảo trật tự trong quá trình thi. Phần thi sẽ chia thành từng nhóm nhỏ, nên sẽ có một bộ phận lớp ngồi chờ được thi. Các bạn có thể tranh thủ khởi động hoặc ngồi nghỉ ở khu vực tập trung. Nhưng không ai được làm việc riêng như chơi điện thoại hay cười đùa lớn tiếng gây ảnh hưởng đến các lớp khác. Và cũng không được tự ý rời khỏi khu vực tập trung nếu chưa xin phép thầy giáo.

Trên đây là những quy tắc rất quan trọng mà các bạn cần nắm được và thực hiện đầy đủ. Chúng sẽ giúp lớp chúng ta có một tiết kiểm tra chạy bền thành công và an toàn.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 63

Lễ hội là tín ngưỡng văn hóa của mỗi dân tộc. Hầu như làng, xã nào cũng có lễ hội được tổ chức vào đầu xuân. Mọi người dân Thuận Thành, Bắc Ninh thường có câu ca:

Dù ai buôn đâu, bán đâu

Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

Câu ca dao như một lời nhắc nhở các tín đồ phật giáo hãy nhớ về hội Dâu được tổ chức vào đầu xuân hàng năm.

Hội Dâu được tổ chức vào mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XV. Mặc dù vậy chùa Dâu vẫn giữ được những nét nguyên bản từ khi được xây dựng tới nay. Hàng năm, chùa Dâu thu hút rất nhiều tín đồ đến thắp hương, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Vào mỗi dịp lễ hội, người dân háo hức tổ chức sửa sang chùa chiền. Ngay từ chiều mùng 7 đã có lễ rước các bà Dâu, bà Đậu, bà Đàn, bà Keo mà theo truyền thuyết bốn bà được tạc từ một cây dâu, chị cả là bà Dâu nên chùa Dâu được xây dựng lớn nhất. Đặc biệt vào ngày mồng 7, các vãi đến để cúng, quét dọn và làm lễ rửa chùa. Ngày hội chính diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Mọi người đến đây với lòng thành kính, kính mong đức phật ban cho sự an lành, ấm no. Chùa có rất nhiều gian, điện, đặc biệt có pho tượng Kim Đồng – Ngọc Nữ đạt đến chuẩn mực nghệ thuật cao với các tỉ lệ của người thật. Hành lang hai bên có những pho tượng với nhiều tư thế, nét mặt khác nhau. Người ta đến lỗ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi được tổ chức trong lễ hội như: đu quay, hát quan họ đối đáp, giao duyên giữa các liền anh, liền chị dưới thuyền rồng với những trang phục mớ ba, mớ bảy cổ truyền. Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống… hoặc chỉ là những bông lan thơm ngát. Tất cả tạo ra một không khí cộng đồng ấm cúng. Mọi người quên đi sự bận rộn, quên đi sự bon chen, thách thức để nhớ tới đức phật cùng sự thánh thiện, nhớ tới cõi bình an của tâm hồn. Khoảng 7 giờ sáng ngày 8/4, người ta đã nghe thấy tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng cúng tế dâng sớ cầu mong bình an, lạy tạ các vị thánh thần, phật pháp của đội tế lễ tứ sắc chùa lập ra. Đặc biệt, ở lễ hội Dâu thờ Tứ Pháp là Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi.

Sau khi các cụ làm lễ xong, đoàn rước từ chùa Tổ bắt đầu quay về, hàng đoàn người kéo nhau đi theo hộ tống. Người đi đầu cầm bình nước, người thứ hai dâng hương, tiếp đó là đoàn kiệu được những trai tráng của lồng khiêng. Họ mặc những trang phục như quân tốt đỏ thời xưa, theo sau là các bà mặc áo nâu đội sớ. Người cầm nước vừa đi vừa cầm cành trúc vẩy nước vào những người xung quanh như ban sự may mắn cho mọi người. Người ta quan niệm rằng ai được vẩy nước vào sẽ may mắn, được Phật ban phước quanh năm và được Phật phù hộ, bảo vệ. Khi hội tan, mọi người về rồi thắp hương ở ngoài sân thờ nhớ lời hẹn gặp năm sau. Nhưng lạ lùng hơn hầu như năm nào sau hội trời cũng mưa và người dân cho đấy là lễ tẩy chùa, ở một khía cạnh nào đó thì đây được coi như một điều linh nghiệm huyền bí.

Lễ hội thể hiện trình độ tổ chức cao, sự kết hợp giữa làng xã và ý thức cộng đồng, cuốn hút khách thập phương với những nét nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, phong phú. Đối với Bắc Ninh, cái nôi của Phật giáo thì đây là dịp thể hiện sự tài hoa, tinh tế, lịch lãm trong văn hóa ứng xử, giao tiếp. Là một người con của Bắc Ninh, em cảm thấy tự hào về truyền thống của quê hương mình và em sẽ luôn có ý thức bảo vệ và gìn giữ những nét văn hóa ấy, đặc biệt là những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc vào những ngày đầu xuân.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 64

Kéo co là một trò chơi dân gian được nhiều người yêu thích. Nó có sự phổ biến một phần nhờ quy tắc chơi rất đơn giản và dễ nắm bắt.

Thứ nhất là về dụng cụ để chơi. Thông thường, cần có một sợi dây đủ dài cho mọi người cùng nắm, tùy vào số lượng người chơi. Sợi dây đó cần có đủ độ bền, không giãn nở để đảm bảo công bằng trong lúc kéo. Sợi dây sẽ được chia làm hai, chính giữa buộc sợi dây màu đỏ để làm tín hiệu chia đôi không gian của hai đội.

Thứ hai là về người chơi. Người chơi của trò kéo co không hề có giới hạn, chỉ cần số người của hai đội cân bằng với nhau là được. Điều này sẽ do chính hai đội thi tự thỏa thuận với nhau hoặc do ban tổ chức cuộc thi đưa ra yêu cầu. Những người chơi cần đảm bảo về sức khỏe và sức bền vì đây là trò chơi cần rất nhiều về sự khỏe khoắn và dẻo dai.

Thứ ba là cách chơi. Hai đội sẽ nắm vào phần dây, kéo căng sợi dây ra thành một đường thẳng. Phần chính giữa sợi dây đã được đánh dấu, sẽ nằm thẳng với phần vạch kẻ ở trên mặt đất, chia hai đội thành hai phần lãnh thổ. Sau tiếng còi của trọng tài, hai đội sẽ dùng sức để kéo đội đối phương sang phía lãnh thổ đội mình. Chỉ cần người đầu tiên của đội đối phương bị kéo vượt qua phần vạch kẻ ban đầu, thì chiến thắng đã ngã ngũ.

Các quy tắc chơi ấy vừa đơn giản lại dễ thực hiện, không đòi hỏi nhiều nên đã giúp trò kéo co phổ biến rộng rãi trong quần chúng.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 65

Trường em, vào các hội thi thể thao, luôn có sự xuất hiện của trò chơi kéo co. Vì trò chơi này vừa giúp rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai, lại giúp thể hiện tinh thần đoàn kết của tập thể. Bên cạnh đó, trò chơi này còn có quy tắc rất đơn giản nên rất phổ biến và dễ thi đấu. Sau đây, em sẽ giới thiệu về những quy tắc cơ bản nhất của trò chơi này.

Đầu tiên là về dụng cụ để chơi trò kéo co. Trò chơi này chỉ cần một món đồ duy nhất là một sợi dây thừng đủ dài để người hai đội chơi cầm nắm. Sợi dây này cần có kích thước to vừa phải để nắm lúc kéo, lý tưởng nhất là to bằng ba ngón tay. Đặc biệt, sợi dây phải đủ bền để chịu sức kéo của nhiều người cùng lúc, và không có hiện tượng giãn nở.

Thứ hai là về người chơi. Người chơi là các bạn học sinh trong trường, tuy nhiên, để đảm bảo công bằng, thì thường sẽ tổ chức thi đấu giữa các lớp cùng khối (có cùng độ tuổi) để tránh việc chênh lệch quá lớn giữa các đội thi. Đặc biệt, trường em luôn cho các đội được tự chọn thành viên trong lớp, có cả nam và nữ đều được. Điều đó đã giúp tăng sự đoàn kết trong tập thể lớp. Các bạn tham gia đều là các bạn có sức khỏe, sức bền và thường xuyên rèn luyện thể thao. Các bạn ấy sẽ được cả tập thể lớp ủng hộ và cổ vũ nhiệt tình khi tham gia thi đấu. Thường trong ngày thi, các bạn sẽ mặc áo lớp, để thể hiện tinh thần tập thể, đồng thời khẳng định được sức mạnh của lớp mình sau những lần chiến thắng.

Cuối cùng, quan trọng nhất chính là cách chơi và giành chiến thắng. Trò kéo co là sự đối đầu giữa hai đội một lần. Số người thi ở cả hai đội phải bằng nhau. Sợi dây kéo co được chia đều, đánh dấu ở chính giữa. Phần đánh dấu trên dây sẽ thẳng với phần vạch kẻ ở trên mặt đất. Sau khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận đấu, cả hai đội sẽ ra sức kéo đội đối phương về phía mình. Sao cho người đầu tiên của đội đó vượt qua vạch kẻ chính giữa là được. Thông thường, các trận đấu diễn ra lâu hay nhanh là tùy thuộc vào sự cân sức của hai đội thi đấu. Sự dằng co diễn ra càng lâu thì mức độ kịch tính của trận đấu càng được đẩy lên cao. Cùng với sự thi đấu của các tuyển thủ, thì đội cũ vũ xung quanh liên tục hò reo tên lớp cũng là một hình thức thi đấu về sự nhiệt tình của tập thể lớp.

Với những quy tắc trên, trò chơi kéo co vô cùng dễ chơi và dễ hiểu. Vì thế, năm nào trường em cũng tổ chức hội thi kéo co cho các bạn học sinh cùng nhau tham gia.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 66

Trước khi các trò chơi điện tử bắt đầu phổ biến, thì những trò chơi dân gian đã hết sức phổ biến và được ưa chuộng. Một trong số đó là trò chơi ô ăn quan.

Trò chơi ô ăn quan thường gồm hai người chơi. Trò chơi được tiến hành trên một mặt phẳng để có thể vẽ khung. Đó có thể là sân trường, mặt đất, bàn học, tấm bìa… Trên mặt phẳng đó, sẽ vẽ khung gồm mười ô vuông có kích thước tương đương nhau chia thành hai hàng, ghép lại thành hình chữ nhật lớn. Ở hai đầu của hình chữ nhật đó, là hai hình bán nguyệt. Lưu ý khi vẽ, kích thước của mỗi ô phải lớn tương đương một bàn tay hoặc lớn hơn, để có thể đặt đủ các quân vào bên trong. Các quân được chia thành hai loại. Thứ nhất là “dân thường”, gồm năm mươi viên sỏi hoặc đá có kích thước tương đương nhau. Thứ hai là “quan” chỉ gồm hai viên, hoặc hai đồ vật có kích thước lớn hơn hẳn “dân thường”. Mỗi “quan” khi quy đổi thì sẽ được tính bằng mười dân thường. Khi xếp quân vào khung đã vẽ ở trước, hai quân “quan” sẽ chia ra nằm ở hai hình bán nguyệt. Còn các “dân thường” sẽ dàn đều ra mười ô vuông, mỗi ô có năm dân thường. Hai người chơi sẽ ngồi ở hai mặt đối diện của khung vừa vẽ. Năm ô vuông ở phía người chơi nào, thì số “dân thường” trong các ô ấy sẽ thuộc về người chơi đó. Trò chơi ô ăn quan chia thành nhiều lượt chơi. Số lượng lượt chơi sẽ tùy thuộc vào thời gian và quyết định của người chơi. Ở lượt thứ nhất, thứ tự chơi sẽ do hai người chơi tự quyết định. Người thắng ở lượt thứ nhất sẽ có quyền chơi trước ở lượt chơi kế đó.

Khi chơi trò ô ăn quan, cần có sự tính toán cẩn thận để có thể dành được chiến thắng. Người chơi sẽ chọn một ô vuông bất kì của mình, rồi lấy toàn bộ “dân thường” trong ô đó, thả lần lượt sang các ô vuông kế bên theo một chiều nhất định. Người chơi sẽ chọn thả sang trái hoặc sang phải tùy theo tính toán. Ở mỗi ô vuông sẽ được thả một “dân thường” cho đến khi người chơi hết số “dân thường” ở trong tay. Lúc đó, ô cuối cùng được thả “dân thường” sẽ trở thành cột mốc. Nếu ô ngay bên cạnh nó có “dân thường”, thì dù ô vuông đó thuộc về ai, người chơi cũng được phép lấy toàn bộ dân trong ô đó để tiếp tục thả đều (theo chiều vừa thực hiện). Nhưng nếu như ô vuông ngay bên cạnh ô cuối cùng đó là ô rỗng, thì toàn bộ “dân thường” trong ô tiếp đó sẽ được người chơi bắt về làm của riêng. Sau đó, đến lượt người đối diện bắt đầu lượt chơi của mình. Trò chơi vẫn sẽ tiếp tục diễn tuần tự như thế, cho đến khi cả hai “quan” đều đã được bắt về. Lúc này, “dân thường” ở ô vuông phía người chơi nào thì sẽ được tính là của người chơi đó. Cuối cùng, cả hai người chơi sẽ đếm lại số lượng “dân thường” mà mình có, và tự quy đổi “quan” đã bắt được thành “dân thường”. Ai có được nhiều dân hơn thì sẽ là người chiến thắng.

Trò chơi ô ăn quan giúp người chơi tăng khả năng tập trung và rèn luyện tư duy rất tốt. Vì vậy, nó rất được ưa chuộng, không chỉ ở lứa tuổi học sinh mà ở cả những người trưởng thành. Hiện nay, bộ dụng cụ của trò chơi này đã được sản xuất hàng loạt, với hình thức đẹp và đa dạng hơn. Điều đó đã chứng tỏ được sức hút không hề suy giảm của trò chơi này trong thời đại mà các trò chơi điện tử vô cùng phát triển như hiện nay.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 67

Đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi kéo co.

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biên, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Đây là một trò chơi mang tính đồng đội, tập thê, phù hợp với mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ gái trai. Trò chơi ấy không chỉ phổ biến ở vùng đồng quê, nông thôn mà người dân thành phố cũng có thể tham gia. Đặc biệt trong các dịp lễ hội, thi đua,… đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi kéo co.

Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dậy thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.

Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải để được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang: một, hai, ba,… được vang lên dõng dạc như một biện pháp nam khích lệ tinh thần cho các thành viên.

Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm ba vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.

Trò chơi kéo co được sử dụng qua rất nhiều các dịp lễ hội, trại hè. Như các ngày lễ tại trường học, nhà trường cũng thường tổ chức chơi kéo co cho các bạn học sinh, nhằm rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh.

Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi kéo co chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 68

Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi kéo co.

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công nguyên. Dần dần trò chơi kéo co là một trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam.

Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nó không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ Tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.

Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng đượ. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng. Hướng dẫn cụ thể như sau:

Dụng cụ chơi kéo co gồm dây thừng dài cỡ 7-15m tùy số lượng người tham gia, sợi dây đỏ đánh dấu giữa dây thừng, bột để giảm trầy xước, tăng độ bám dính cho tay và vạch kẻ phân chia ranh giới hai đội. Hai đội với số lượng thành viên như nhau, ngang nhau về thể lực để tạo nên sự công bằng. Tất cả các thành viên tham gia sẽ cùng nắm vào dây thừng chuẩn bị từ trước sao cho dây đỏ nằm chính giữa hai đội. Mỗi đội được tự do lựa chọn cách sắp xếp thành viên, vị trí đứng. Khi có tín hiệu của trọng tài, hai đội dùng sức kéo dây thừng về phía mình, đội nào kéo phần dây đỏ lệch về phía mình trước thì sẽ giành chiến thắng. Để công bằng, kéo co thường tổ chức 3 lượt đấu, ai dành chiến thắng 2 hiệp sẽ được xem là thắng cuộc. Phần vạch kẻ có thể thêm 2 đường kẻ phụ phân định kéo co qua mức đó mói tính là chiến thắng.

Kéo co quan trọng lực kéo mạnh, do đó sắp xếp vị trí của các thành viên cũng là cách để tăng thêm sức mạnh. Tùy theo thể lực của đội bạn mà lựa chọn có thể: đứng so le (xen kẽ các bên) – nếu đội hình có chênh lệch nhiều giữa các thành viên, hoặc đứng sang cùng một bên – nếu đội hình của bạn có sức khỏe tốt mạnh mẽ. Giữ một khoảng cách nhất định giữa các thành viên để tránh dẫm đạp, va chạm lẫn nhau.

Bên cạnh đội hình bạn cần có một tư thế vững chắc để có thể tạo được lực nhiều nhất. Theo sự hướng dẫn của các vận động viên kéo co chuyên nghiệp, bạn nên kẹp dẫy kéo co vào nách, chân đứng theo kiểu đứng tấn để có được lực trọng tâm lớn nhất. Nếu bạn thuận tay trái hãy đứng bên phải sợi dây, nếu bạn thuận tay phải thì đứng bên trái. Để tăng ma sát cho tay bạn có thể dùng một chút bột thoa lên tay giúp giảm mồ hôi không bị trơn. Bên cạnh đó có thể mang vải để tăng độ bám dinh với mặt đất.

Kéo co cần một sự đồng điệu nhất định ở cả thể lực lẫn nhịp điệu. Bạn cần có người hô để tất cả mọi người cùng kéo khi đó sẽ tạo nên sự cân bằng cũng như lực kéo lớn nhất giúp bạn có thể nhanh chóng phục đối phương. Trong khi kéo co không nên chần chừ, trì trệ mà phải dứt khoát mạnh mẽ.

Trong quá trình thi đấu kéo co bạn cần liên tục giữ chặt tay và dây thừng để tạo điểm ma sát giúp dây không bị trượt khỏi tay cũng như là hạn chế trầy xước, chấn thương trong qua trình kéo co. Điều bạn cần làm là kéo chân di chuyển cùng lúc với các thành viên trong đội để kéo sợi dây về phía mình. Lưu ý không nên kéo bằng tay bạn chỉ nên kéo bằng chân.

Chúng ta nên sử dụng người khỏe làm trụ. Người đứng đầu cần là người có sức khỏe mạnh nhất, vóc dáng to lớn, có sức trụ gánh vác đội. Người cuối cùng cũng nên là người có sức ghì tốt, đôi tay chắc khỏe giúp cho dây không bị chệch hướng, tạo đợc sự cân bằng cho đội có sức kéo.

Hai đội dùng hết sức kéo dây về phía đội mình. Đội nào kéo được điểm mốc đánh dấu trên dây về phía mình thì đó là đội chiến thắng. Trò chơi kéo co thường diễn ra từ 5 – 10 phút và hai đội phải thi đấu ba lượt để phân thắng bại. Đội nào có hai lượt thắng sẽ là đội dành chiến thắng.

Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được. Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Đang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng.

Trong quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng, thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vìa giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình, nhiệt tình dùng hết sức lực.

Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nêu tay hơi bị phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua trống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình cảu khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn. Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình tham gia thi đấu.

Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian kéo co vẫn đem lại những giá trị tinh thần văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc. Trò chơi kéo co vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Mỗi lần nhìn thấy trò chơi này, em cũng như được sống lại kí ức tuổi thơ. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, lưu giữ nét đẹp truyền thống này.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 69

Đá cầu là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, đòi hỏi sự khéo léo và phối hợp nhịp nhàng của người chơi. Chính bởi vậy, môn thể thao đá cầu được mọi người vô cùng yêu thích. Trong bài viết này, tôi xin được giới thiệu với mọi người về quy tắc, luật lệ của môn đá cầu.

Trước hết, để có thể chơi đá cầu, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết, bao gồm: một quả cầu trinh, một tấm lưới. Cầu trinh là dụng cụ bắt buộc đối với mỗi trận đấu còn lưới dùng để ngăn cách sân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu không gian không đủ rộng, chúng ta có thể dùng kẻ vạch thay thế cho lưới trên sân.

Tiếp đến, số người tham gia trong trò chơi đá cầu có thể dao động từ 2 đến 6 người hoặc thậm chí nhiều hơn tùy vào không gian, địa điểm mà trò chơi diễn ra.

Giống như mọi môn thể thao khác, đá cầu cũng có luật lệ, quy định vô cùng chặt chẽ. Đấu thủ phải đá quả cầu từ bên này sang bên kia. Một quả cầu chỉ được tính là phát thành công khi nó qua lưới. Nếu không đỡ trúng cầu hay đá ra ngoài khoảng sân thì đội đối phương sẽ được tính điểm. Thông thường, mỗi trận đấu bao gồm ba hiệp, mỗi hiệp được tính bằng 21 điểm. Đội nào ghi được 21 điểm trước thì chiến thắng.

Trên đây là một số luật lệ, quy định của môn thể thao đá cầu. Hi vọng qua bài thuyết minh này, các bạn sẽ có thêm những hiểu biết nhất định và tuân thủ đúng quy tắc, luật lệ đối với loại hình thể thao này.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 70

Trong những hoạt động tập thể, trò chơi kéo co được mọi người vô cùng ưa chuộng và yêu thích. Môn thể thao này vừa giúp mọi người rèn luyện sức khỏe, vừa nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết. Ở bài thuyết minh này, tôi sẽ cung cấp cho các bạn quy tắc, luật lệ của môn kéo co để chúng ta có thêm hiểu biết và chấp hành đúng yêu cầu của trò chơi.

Để bắt đầu một trận đấu kéo co, chúng ta không thể thiếu dây thừng. Kích thước của dây thừng thông thường dao động từ 7 đến 15 mét, có thể dài hoặc ngắn hơn tùy thuộc vào số lượng người tham gia. Giữa dây sẽ có một sợi dây đỏ để dùng để đánh dấu, phân cách hai đội.

Đối với bộ môn kéo co, mọi đối tượng đều có thể tham dự nếu đáp ứng tốt về thể lực. Số lượng người thi đấu nằm trong khoảng từ 10 đến 16 người, thậm chí nhiều hơn, chia làm hai đội. Vị trí đứng tùy thuộc vào sự sắp xếp của mỗi đội chơi.

Luật chơi của bộ môn kéo co vô cùng dễ hiểu và dễ thực hiện. Trước hết, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như gắng tay, giày thể thao nhằm đảm bảo an toàn cho cơ thể. Tiếp theo, kẻ vạch phân chia ranh giới giữa hai đội. Sau khi các thủ tục chuẩn bị hoàn tất, người chơi vào tư thế sẵn sàng: tay nắm chặt dây, chân chùng xuống. Khi nghe hiệu lệnh của trọng tài thì tiến hành kéo dây về phía mình. Đội nào kéo dây đỏ về vượt qua vạch kẻ trước thì giành chiến thắng.

Mặc dù hiện nay có không ít những trò chơi, bộ môn thể dục hấp dẫn khác nhưng kéo co vẫn là môn thể thao được mọi người yêu thích trong các hoạt động tập thể. Hi vọng những quy tắc, luật lệ mà tôi nêu trên sẽ giúp ích cho các bạn.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 71

Bóng đá là một trong những môn thể thao hấp dẫn, được đông đảo mọi người yêu thích. Mặc dù là bộ môn phổ biến trên thế giới nhưng không phải ai cũng biết và hiểu hết được các quy tắc, luật lệ trong bóng đá. Qua bài viết này, tôi sẽ cung cấp, giới thiệu cho các bạn một số quy định cần thiết của một trận bóng.

Trong trận đấu, có tất cả 22 cầu thủ trên sân, chia đều cho hai đội (không tính cầu thủ dự bị), trong đó mỗi đội có một thủ môn. Dựa vào chiến lược của huấn luyện viên mà các cầu thủ sẽ được sắp xếp ở những vị trí khác nhau.

Mỗi cầu thủ trong những giải đấu chuyên nghiệp đều phải tuân thủ quy chuẩn về trang phục bao gồm: áo, quần, tất, giày và bọc ống đồng chuyên dụng. Đồng thời, không được phép sử dụng dụng cụ gây nguy hiểm cho bản thân và các cầu thủ khác.

Theo quy định, mỗi trận bóng được chia làm hai hiệp, mỗi hiệp kéo dài 45 phút. Thời gian nghỉ giữa hiệp không quá 15 phút. Tùy vào diễn biến từng hiệp mà thời gian bù giờ sẽ được quyết định khác nhau. Trước mỗi hiệp đấu, hai đội sẽ tiến hành phát bóng để bắt đầu. Nếu đội A phát bóng trong hiệp 1 thì đội B sẽ phát bóng trong hiệp 2. Quyền phát bóng thường được quyết định dựa trên kết quả tung đồng xu.

Trong suốt trận đấu, mỗi đội có ba lần thay thế người. Việc thay thế người phụ thuộc vào chiến lược của trọng tài và tình hình sức khỏe của các cầu thủ trên sân.

Luật bóng đá nghiêm cấm các hành vi sử dụng tay để chơi bóng. Người duy nhất được phép dùng tay bắt bóng là thủ môn. Ngoài ra, các hành động khiếm nhã, lăng mạ, xúc phạm, gây nguy hiểm đến sự an toàn của các cầu thủ khác đều bị xử lí nghiêm minh. Đặc biệt, hành vi sử dụng các chất kích thích và doping trước trận đấu hoàn toàn không được cho phép. Cầu thủ có thể phải đối mặt với các mức phạt khác nhau tùy theo mức độ vi phạm. Thậm chí là bị phế truất quyền thi đấu.

Đối với một số quả đá phạt thì vị trí đá được quy định rất rõ ràng. Cho đến khi cầu thủ sút phạt, các cầu thủ đội bên phải đứng xa bóng một khoảng 9,15m và nằm ngoài khu vực phạt đền. Khi bóng vượt ra khỏi sân, cầu thủ đội bên được yêu cầu phải đứng cách xa vị trí ném biên ít nhất là 2m. Hiện tại, FIFA có tất cả 17 điều luật trong “Luật bóng đá chính thức”. Các quy định này được phép thay đổi để phù hợp với giải bóng chuyên nghiệp và nghiệp dư.

Như vậy, bài viết của tôi đã cung cấp cho mọi người một số quy tắc, luật lệ của môn thể thao bóng đá. Thông qua bài thuyết minh, tôi hi vọng các bạn đã có thêm những hiểu biết nhất định và tuân thủ theo điều luật mà bóng đá đã đề ra.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 72

Trò chơi cướp cờ là một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu của văn hóa Việt Nam. Cướp cờ thường diễn ra trong các buổi hội làng hay đơn giản là sau buổi chăn trâu, cắt cỏ của những cô bé, cậu bé vùng nông thôn. Ngày nay, cướp cờ vẫn được nhiều đối tượng yêu thích bởi sự huyên náo, vui tươi mà nó đem lại cho mọi người.

Cướp cờ là trò chơi tập thể. Số lượng chơi từ 8 đến 10 người. Dụng cụ cần thiết cho trò chơi là một hay nhiều chiếc cờ nhỏ. Do cướp cờ là trò chơi vận động nên người chơi cần chọn không gian rộng rãi, bằng phẳng, không nên gồ ghề, mấp mô để tránh trơn trượt, nguy hiểm.

Trước khi chơi, chúng ta cần phải chuẩn bị mặt sân cũng như đảm bảo về số lượng người tham dự. Tùy thuộc vào số lượng người thực tế để chia đội cho bằng nhau. Ngoài ra, chúng ta cần chọn ra một người làm quản trò. Sau khi đã sắp xếp xong người chơi, chúng ta sẽ tiến hành kẻ mặt sân. Chúng ta chia phần sân ra làm 2 phần bằng nhau và cắm cờ ở chính giữa. Sau đó vẽ một vòng tròn quanh chỗ cắm cờ. Từ điểm cắm cờ kéo về hai bên khoảng 10 – 20m, kẻ vạch xuất phát.

Kẻ mặt sân xong xuôi, quản trò yêu cầu hai đội đứng sau vạch xuất phát. Người chơi mỗi đội sẽ đếm lần lượt theo số thứ tự cho đến hết. Trong khi đếm, người chơi cần nhớ số thứ tự của mình. Tiếp đến, quản trò ra hiệu lệnh cho trận đấu bắt đầu. Khi quản trò gọi đến số nào thì người mang số tương ứng ở mỗi đội sẽ chạy lên cướp cờ. Bên nào cướp được cờ và chạy về vạch xuất phát mà không bị đối thủ vỗ vào người thì được tính 1 điểm. Nếu bị vỗ thì không được điểm nào. Sau khi xong một lượt, người cướp được cờ mang cờ trả lại vị trí cũ và tiếp tục chơi cho đến hết số lượt quy định. Kết thúc cuộc chơi, đội nào giành được nhiều cờ hoặc nhiều điểm hơn thì giành chiến thắng.

Có thể thấy, trò chơi này tuy đơn giản nhưng lại mang đến rất nhiều tác dụng và lợi ích cho các bạn nhỏ. Khi tham gia trò chơi, trẻ có thể rèn luyện được khả năng phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo. Ngoài ra, các em cũng tăng thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó nhờ quá trình trao đổi, giao tiếp với nhau.

Mặc dù ra đời đã lâu nhưng trò chơi cướp cờ vẫn là trò chơi bổ ích cho mọi lứa tuổi cũng như học sinh. Chúng ta cần tích cực tổ chức trò chơi này trong các buổi sinh hoạt, vui chơi tập thể, vừa tạo không khí sôi nổi, vừa gìn giữ nét đẹp văn hóa cha ông.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 73

Trong xã hội hiện đại, trò chơi dân gian ngày một vắng bóng. Các bạn nhỏ thường ưa thích thiết bị điện tử hơn so với việc ra ngoài hoạt động, vui chơi. Tuy nhiên, trò chơi cướp cờ cho đến nay vẫn được lưu truyền, phổ biến rộng rãi và góp mặt trong hầu hết các hoạt động tập thể ở trường học.

Vì đây là trò chơi tập thể nên nó không bị giới hạn về số lượng người tham gia, có thể dao động từ 8 đến 20 người. Đúng như tên gọi, chúng ta cần chuẩn bị một hoặc nhiều lá cờ. Đồng thời, chọn một địa điểm rộng rãi, không có chướng ngại vật và quan trọng nhất là phải bằng phẳng vì người chơi phải chạy nhảy, hoạt động rất nhiều.

Sau khi hoàn tất công tác tìm địa điểm và chuẩn bị dụng cụ, chúng ta cần kẻ mặt sân. Chọn một điểm chính giữa để cắm cờ và vẽ vòng tròn quanh điểm cắm với đường kính khoảng 20 đến 25cm. Từ tâm điểm vòng tròn kéo về hai bên 10m, chúng ta kẻ hai đường thẳng song song làm vạch xuất phát. Thành viên của mỗi đội sẽ đứng sau vạch này.

Tiếp đến, người chơi chọn ra một người làm quản trò. Quản trò sẽ đảm nhiệm vai trò dẫn dắt cuộc chơi cũng như phán quyết đội nào giành chiến thắng. Quản trò yêu cầu các đội về vị trí và lần lượt hô to số thứ tự lần lượt của mình. Sau khi đã ổn định đội hình, quản trò hô vang khẩu hiệu “bắt đầu” và gọi một số bất kì. Người có số tương ứng ở mỗi đội sẽ chạy thật nhanh đến vòng tròn cướp cờ. Nếu người nào cướp được cờ và chạy về đội mình mà không bị đối thủ vỗ thì giành chiến thắng. Nếu bị đối phương vỗ vào người thì coi như nhiệm vụ thất bại. Kết thúc một lượt, người chơi trả cờ về vị trí cũ và tiếp tục chơi cho đến khi hết lượt. Đến cuối, đội nào giành được nhiều cờ hoặc có nhiều điểm nhất thì giành chiến thắng.

Người chơi cũng cần ghi nhớ một số lưu ý khi chơi như: không được chạy lên cướp cờ nếu như không phải số thứ tự của mình; đập nhẹ vào vai người cầm cờ; không xô đẩy, gây thương tích. Để tăng thêm sự kịch tính, quản trò có thể gọi ngẫu nhiên, bất chợt để người chơi không đoán được.

Như vậy, cướp cờ là một trò chơi vô cùng bổ ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ em. Trò chơi này vừa giúp các em rèn luyện khả năng phản xạ vừa tăng cường sức khỏe, thể trạng. Mặc dù xuất hiện đã lâu nhưng trò chơi này vẫn được lưu truyền, trở thành nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 74

Bịt mắt bắt dê là trò chơi gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ. Ở đầu làng, sân đình, gốc đa hay những sân chơi trong con ngõ nhỏ, người ta thường thấy cảnh mấy đứa trẻ con túm năm tụm ba cùng nhau nô đùa, chạy nhảy hết sức huyên náo.

Trò chơi này hết sức đơn giản, không hề phức tạp, cầu kì. Số lượng người tham dự không bị giới hạn. Tuy nhiên, để đảm bảo sự công bằng và tính trật tự, mỗi cuộc chơi chỉ nên dao động từ 3 đến 15 người. Mặc dù trò bịt mắt bắt dê thường thấy nhất ở lứa tuổi nhi đồng song những người lớn tuổi cũng có thể tham gia.

Khác với những trò chơi khác như đánh chuyền, ném còn, ô ăn quan,…, bịt mắt bắt dê không yêu cầu phải có dụng cụ phức tạp, chỉ cần một chiếc khăn hoặc vải mỏng tối màu để bịt quanh mắt. Ngoài ra, do phải hoạt động, chạy nhảy thường xuyên nên người chơi cần chọn không gian rộng, bằng phẳng, thoáng đãng. Tuy nhiên, không cần quá rộng vì sẽ khiến cuộc chơi khó kết thúc.

Trước khi bắt đầu trò chơi, mọi người sẽ cùng nhau oẳn tù tì cho đến khi chỉ còn một người thua. Người thua sẽ làm sói còn người thắng cuối cùng sẽ làm dê, những người còn lại tạo thành vòng tròn xung quanh. Người làm sói bịt kín mắt, không được ti hí. Người làm dê ở trong vòng tròn, liên tục kêu “be be” hoặc tạo ra tiếng động để người làm sói bắt. Người bắt cần lắng nghe, phán đoán âm thanh xem từ hướng nào để từ đó bắt những chú dê xung quanh. Nếu bắt và gọi trúng tên thì sẽ thắng.

Như vậy, quy tắc, luật lệ trò chơi bịt mắt bắt dê vô cùng đơn giản, dễ hiểu. Dù là trẻ em hay người lớn thì cũng đều có thể tham gia trò chơi này. Thú tiêu khiển này không chỉ tạo nên bầu không khí sôi động, vui vẻ mà còn gắn kết mọi người với nhau.

Dẫu cuộc sống hiện đại có nhiều những trò chơi khác hấp dẫn, thú vị hơn, song bịt mắt bắt dê vẫn là trò chơi dân gian được nhiều đối tượng, lứa tuổi yêu thích, ưa chuộng. Đây vẫn là trò chơi thể hiện đậm nét vẻ đẹp văn hóa dân tộc.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 75

Hiện nay, một số dòng tranh Đông Hồ vẫn còn miêu tả, tái hiện lại sinh động trò chơi “bịt mắt bắt dê”. Đây là trò chơi được lưu truyền từ xa xưa kéo dài cho tới tận ngày nay.

Bịt mắt bắt dê thông thường được tổ chức vào lễ hội xuân hay sau những buổi làm đồng, trăn châu của các cô bé, cậu bé ở vùng quê Việt Nam. Người tham dự trò chơi không hề bị giới hạn về độ tuổi cũng như số lượng. Tuy nhiên, để đảm bảo sự trật tự và tính công bằng cho cuộc chơi thì nên dừng lại ở mức từ 3 đến 15 người trong một trận. Khi chơi cần chọn không gian bằng phẳng, rộng rãi cũng như có một tấm khăn hoặc miếng vải tối màu.

Bịt mắt bắt dê có rất nhiều cách chơi nhưng kiểu một người bắt dê, một người bịt mắt được coi là thông dụng, phổ biến nhất. Trước hết, cả nhóm cùng oẳn tù tì để chọn ra người làm sói hoặc có thể lấy người xung phong làm sói. Khi người bắt dê đã được bịt mắt và mọi người vào tư thế sẵn sàng thì người bắt dê hô to khẩu hiệu “Bắt đầu”. Lúc này, trò chơi chính thức khởi động. Dứt hiệu lệnh, người làm dê sẽ chạy xung quanh người làm sói và liên tục hò reo, nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của người bắt. Khi người bắt dê hô “dừng lại”, mọi người phải đứng yên tại chỗ, không được chạy nhảy, di chuyển sang vị trí khác. Nếu người làm sói bắt được ai và đoán trúng tên người đó thì giành chiến thắng. Nếu không, phải tiếp tục bịt mắt đi tìm cho đến khi nói chính xác tên người bị bắt.

Có thể nói, bịt mắt bắt dê luyện cho người chơi sự nhanh nhạy, hoạt bát và khả năng phán đoán tinh tường. Không những vậy, nó còn gắn kết, củng cố tinh thần đồng đội giữa các cá nhân riêng biệt. Và đặc biệt, trò chơi góp phần tạo nên bầu không khí vui vẻ, rộn ràng.

Ngày nay, trò chơi bịt mắt bắt dê vẫn được mọi người yêu thích, xuất hiện nhiều trong các hoạt động tập thể, lễ hội. Đây là trò chơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông, cần được phát huy và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 76

Những trò chơi dân gian không chỉ là kỉ niệm của biết bao đứa trẻ ở cả nông thôn và thành thị mà còn là một trong những thành tố của văn hóa truyền thống Việt Nam. Và có lẽ, trốn tìm chính là trò chơi dân gian gắn liền với những kí ức tuổi thơ tươi đẹp ấy. .

Trước nay, trốn tìm vốn là trò chơi rất nỗi quen thuộc đối với già, trẻ, gái, trai. Nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không phân biệt nông thôn hay thành thị. Trốn tìm có thể chơi ở sân vườn rộng, hẹp hay kể cả là trong nhà. Những nơi nào vừa rộng vừa có nhiều góc khuất thì người chơi sẽ càng có nhiều chỗ trốn, giúp trò chơi cũng càng thêm thú vị. Ngoài ra, người chơi có thể tự quy định bàn lại với nhau về phạm vi trốn để không gây khó khăn cho người đi tìm. Vì là trò chơi tập thể nên số lượng người chơi có thể linh hoạt thay đổi từ 2, 3 người đến khoảng 10 người.

Trò chơi này được chia ra thành hai phe: nhóm người đi trốn và một người đi tìm. Để bắt đầu trò trốn tìm, mọi người sẽ cùng nhau oẳn tù tì xem ai là người thua cuộc. Thông thường, người thua sẽ thuộc phe tìm kiếm, còn người thắng thuộc về phe đi trốn. Người đi tìm có thể bịt mắt hoặc úp mặt vào tường, đếm theo nhịp từ:” 5, 10, 15, 20, 25,…” cho đến hết “100”. Sau khi đếm hết “100”, phe tìm kiếm bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của mình. Lúc này, phe ẩn nấp cũng đã trốn rất kĩ, không ai muốn bị tìm ra. Nếu người đi tìm có thể tìm thấy hết người chơi thì họ sẽ giành chiến thắng. Những thành viên còn lại tiếp tục oẳn tù tì rồi bắt đầu lại trò chơi. Trong trường hợp người đi tìm không thể tìm thấy chỗ trốn của các thành viên thì họ có thể nhận thua để kết thúc trò chơi. Những người không được tìm thấy sẽ thắng cuộc.

Trốn tìm luôn mang cho người chơi cảm giác hồi hộp nhưng cũng không kém phần thú vị và bất ngờ. Nó vừa bình dị, gần gũi cũng vừa khiến cho tình cảm của lũ trẻ chơi trở nên gắn bó hơn. Hình ảnh những đứa trẻ hồn nhiên đang chơi trốn tìm ngoài đồng dường như đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Mong rằng các thế hệ sau này vẫn có thể mãi giữ được nét đẹp truyền thống đáng quý này.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 77

Cuộc sống hiện đại ngày nay đã đem đến cho con người biết bao thú vui, hình thức giải trí mới mẻ, cuốn hút. Tuy vậy, ta không thể phủ nhận giá trị tinh thần to lớn mà những trò chơi dân gian mang lại. Nào là ô ăn quan, bắn bi, rồng rắn lên mây,… Trong số đó, không thể không kể đến trốn tìm – trò chơi đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ.

Không ai biết nguồn gốc và sự ra đời của trò chơi trốn tìm. Chỉ biết rằng, nó đã có từ rất lâu và có rất nhiều phiên bản khác nhau. Thế nhưng, luật chơi cơ bản là có một nhóm người đi trốn và một người đi tìm. Trò này rất dễ chơi, bất cứ ai dù già – trẻ, lớn – bé, nam – nữ đều tham gia được. Trò chơi này cũng có thể được thực hiện ở bất cứ đâu: khoảng sân sau nhà, đình làng, gần gốc đa,… Tuy nhiên, để chiến thắng trò chơi, người đi tìm cần tinh mắt để nhận ra nơi trốn của bạn chơi. Người đi tìm cũng cần quan sát kĩ khung cảnh xung quanh, tìm kiếm chỗ trốn phù hợp.

Để chọn ra người đi tìm và người đi trốn, các thành viên sẽ cùng nhau chơi kéo búa bao. Người thua sẽ bịt mắt bằng tay hoặc úp mặt vào tường, bị buộc khăn để không nhìn thấy bất cứ ai. Những người thắng sẽ tìm chỗ trốn ở xung quanh khu vực chơi. Để xác định thời gian trốn, người đi tìm thường sẽ đọc các số “5…10…15…20” hoặc những dãy số khác theo nhịp. Người đi trốn phải hoàn thành việc ẩn nấp trong thời gian đó, nếu không sẽ thua cuộc. Sau khi đếm xong, người đi tìm sẽ bắt đầu tìm kiếm các thành viên trong khoảng thời gian nhất định. Nếu tất cả mọi người được tìm thấy thì người đi tìm sẽ thắng cuộc, những người còn lại sẽ thua. Còn ngược lại, khi không thể tìm thấy tất cả mọi người thì người đi tìm sẽ thua, những người không được tìm thấy sẽ giành chiến thắng. Kết thúc trò chơi, bắt đầu một vòng chơi mới, những thành viên thua cuộc lại chơi kéo búa dao để quyết định người đi tìm là ai.

Trò chơi trốn tìm có tính gắn kết rất cao. Nó không chỉ khiến cho người chơi cảm thấy hứng thú, hồi hộp mà còn gia tăng tình cảm bạn bè, tạo nên tiếng cười để xua đi sự mỏi mệt. Trốn tìm từng là một trò chơi dân gian phổ biến của thiếu nhi thế nhưng giờ đây lại mai một dần vì sự phát triển của internet hay smartphone. Mong rằng mọi người có thể cùng nhau chung tay giữ gìn và lan tỏa trò chơi trốn tìm nói riêng và các trò chơi dân gian khác nói chung.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 78

Mặc dù xã hội phát triển và xuất hiện nhiều hình thức giải trí hơn nhưng trò chơi pháo đất vẫn được nhiều người yêu thích, ưa chuộng. Đặc biệt, trò chơi này còn thường xuyên xuất hiện trong các dịp hội làng, lễ Tết ở những vùng quê, nông thôn Việt Nam.

Pháo đất là trò chơi tập thể, có nhiều người tham dự và được chia thành các đội khác nhau. Người chơi pháo đất không chỉ có trẻ con mà còn có cả người lớn. Tùy vào từng đối tượng và lứa tuổi mà kĩ năng và yêu cầu làm pháo sẽ khác nhau. Ở một số lễ hội, pháo đất đa phần có kích thước lớn, chủ yếu dành cho những thanh niên trai tráng, có sức khỏe và thân hình vạm vỡ trong làng.

Để chơi được pháo đất cần có không gian rộng rãi như sân đình, sân làng. Đúng như tên gọi, pháo đất được làm từ loại đất có độ dẻo cao là đất sét. Người dân làm pháo đất bằng cách phơi khô đất sét thô, đập nhỏ và rồi lọc qua nước cho thật dẻo. Cuối cùng, đất được nhặt hết xơ, sạn. Đất được làm kĩ càng thì cho tiếng nổ càng to và vang.

Sau khi hiệu lệnh bắt đầu vang lên, mỗi đội hoặc người chơi sẽ được giao một phần đất để làm pháo. Để làm pháo, người chơi cần nặn lòng pháo hình bầu dục, vuốt nhẵn mép cho thật phẳng. Vành của pháo đất phải được nặn sao cho nó có thể úp khít xuống mặt sân chơi. Vành pháo nếu đạt đến độ chỉnh xác và tỉ mỉ sẽ cho ra được tiếng nổ to, vang. Kết thúc thời gian chuẩn bị, người chơi sẽ tiến hành nổ pháo bằng cách lấy tay cầm đáy và gieo xuống đất sao cho vành pháo tiếp xúc với bề mặt sân chơi. Nếu tiếng pháo của ai nổ to nhất thì người đó sẽ giành chiến thắng.

Pháo đất ra đời đã lâu song đến nay, trò chơi này vẫn được lưu truyền trong văn hóa dân gian và trở thành nét đẹp văn hóa. Thú vui ấy không chỉ rèn luyện cho mỗi người tính tỉ mẩn, cẩn thận mà còn tạo nên bầu không khí tươi vui, rộn ràng. Mọi người sẽ được đắm chìm trong những tiếng cười rộn rã và cùng nhau thưởng thức những tràng pháo “đinh tai nhức óc”. Đây quả là một trò chơi đặc sắc trong kho tàng văn hóa Việt Nam.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm- Mẫu 79

Khi nhắc đến đất sét, người ta chỉ nghĩ đến công dụng làm gốm men, sứ mà không hề biết rằng nó còn có một công dụng khác là làm pháo đất. Những quả pháo làm từ đất sét ấy đã tạo nên một nét đẹp tinh khôi của văn hóa dân gian Việt Nam – trò chơi pháo đất.

Từ lâu, trò chơi pháo đất đã trở thành thú vui, trò tiêu khiển yêu thích của người dân. Pháo đất bắt nguồn từ câu chuyện ở Hải Dương vào thời Hai Bà Trưng. Để áp đảo tinh thần của giặc, người dân đã chế tạo ra pháo đất. Nhưng cũng có truyền thuyết khác cho rằng: “Voi chiến của Trần Hưng Đạo Đại Vương đi đánh trận bị sa lầy ở sông Hóa. Nhân dân đã ném đất xuống để cứu voi”.

Từ đây, ta thấy pháo đất là trò chơi mang giá trị sâu sắc, nêu cao tinh thần thượng võ của dân tộc ta. Đồng thời, trò chơi còn giúp mọi người rèn luyện sức khỏe, sự tỉ mỉ, cẩn thận, dẻo dai. Mỗi khi trò chơi pháo đất được tổ chức lại lại đem đến không khí tươi vui, náo nức, gắn kết mọi người lại với nhau.

Pháo đất nghe có vẻ đơn giản nhưng cách làm lại hết sức cầu kì, công phu. Đất phải là loại đất sét dẻo mịn, ít dính chân tay, được người chơi tuyển chọn kĩ càng. Sau khi chọn được loại đất ưng ý, người chơi sẽ phơi khô đất. Đến khi đất đã đạt yêu cầu thì lọc cho thật mịn, nhào nặn, tạo hình.

Nếu như trò chơi pháo đất của trẻ em vô cùng đơn giản thì pháo đất trong các lễ hội lại có khối lượng và kích thước rất lớn, dao động từ 30-40 kg, thậm chí là lên đến 70-80kg. Để khiêng được pháo phải cần đến những thanh niên có sức khỏe, thân hình tráng kiện, vạm vỡ.

Nổ được pháo to và vang không phải chuyện đơn giản. Ngoài kĩ thuật chọn đất, người chơi phải nắm rõ được cách làm pháo. Khi làm lòng pháo, mọi người cùng nhau giẫm lên miếng đất, tạo thành hình bầu dục rồi nặn cho thật mịn. Điều quyết định đến tiếng pháo nằm ở kĩ thuật nặn vành. Vành càng mịn, đạt đến độ chính xác cao thì càng cho ra âm thanh to và tốt nhất.

Kết thúc phần làm pháo, người chơi sẽ gieo pháo bằng cách mở hai chân bằng vai, dùng cánh tay nâng pháo rồi mới ném xuống. Khi cầm pháo cần úp ngược quả pháo, sao cho khi ném vành pháo tiếp xúc với mặt sân. Tiếng nổ của đội nào to nhất thì giành chiến thắng.

Trò chơi pháo đất không chỉ dừng lại là thú tiêu khiển cho trẻ con mà đã trở thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc. Gìn giữ trò chơi pháo đất cũng là cách để mỗi người chúng ta bảo tồn văn hóa dân gian.

*****

Trên đây là hơn 79 mẫu Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

5/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *