Y Som là ai? Y Som có phải là kẻ cầm đầu cho vụ nổ súng ở Đắc Lắc

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Y Som là ai? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Y Som là ai?

Y Som là kẻ cầm đầu dụ dỗ các đối tượng nổ súng trú tại Đắk Lắk, gọi điện dụ dỗ tập trung tại địa bàn huyện Cư Kuin để có người đưa vượt biên ra nước ngoài. Khi ra nước ngoài sinh sống, mỗi người sẽ được chúng chu cấp cho số tiền 100 triệu đồng cùng với đó sẽ có người lo cho cuộc sống “sung sướng, tốt đẹp hơn”.

Hiện trường vụ nổ súng ở Đắk Lắk và lời khai của các đối tượng
Hiện trường vụ nổ súng ở Đắk Lắk và lời khai của các đối tượng

Diễn biến vụ nổ súng ở Đắk Lắk

Theo lời khai ban đầu của các đối tượng bị bắt giữ, chúng nghe theo lời xúi giục của bọn phản động hứa hẹn sau khi thực hiện hành vi tấn công vào trụ sở UBND xã sẽ được cho tiền, được đưa vượt biên sang nước ngoài và được lo cho cuộc sống ấm no hơn…

Trước đó, từ các ngày 3 đến 6-6, các đối tượng được tên Y Som (trú tại Đắk Lắk, xác định là đối tượng cầm đầu) gọi điện dụ dỗ tập trung tại địa bàn huyện Cư Kuin để có người đưa vượt biên ra nước ngoài. Khi ra nước ngoài sinh sống, mỗi người sẽ được chúng chu cấp cho số tiền 100 triệu đồng cùng với đó sẽ có người lo cho cuộc sống “sung sướng, tốt đẹp hơn”.

Từ ngày 6-6 đến 10-6, đã có hơn 50 đối tượng từ nhiều địa phương khác nhau như: Cư M’gar, Krông Búk, Ea Hleo, thị xã Buôn Hồ… (tỉnh Đắk Lắk) và một số ở huyện Phú Thiện, Krông Pa… (tỉnh Gia Lai) đến tập trung tại một chòi rẫy trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

Sau khi tập trung tại đây, nhóm đối tượng đã tổ chức ăn uống và đến khoảng 1h sáng 11-6 thì chia thành 2 tốp mang theo súng, dao, bom xăng, lựu đạn… đã được chuẩn bị từ trước, đồng loạt tấn công vào trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur.

Tại những nơi bị chúng tấn công, các cửa sổ, cửa chính ở 2 trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur đều bị đập phá, nhiều tài liệu giấy tờ bị đốt. Nghiêm trọng hơn, chúng đã xông vào trụ sở Công an xã nằm trong khuôn viên UBND xã; bắn, giết chết 4 cán bộ chiến sĩ; đâm trọng thương 3 cán bộ chiến sĩ khác đang túc trực tại cơ quan.

Chưa dừng lại ở đó, sau khi rút ra khỏi trụ sở UBND xã, trên đường đi chúng chặn xe ô tô của Chủ tịch UBND xã Ea Tiêu và Bí thư Đảng ủy xã Ea Ktur (đang trên đường đến trụ sở sau khi nhận được tin báo vụ gây rối) và sát hại 2 người này. Sau đó, chúng tiếp tục chặn 2 xe ô tô của người dân lưu thông trên đường và giết chết họ. Sau khi gây án, nhóm đối tượng đã chia nhau bỏ trốn nhưng lần lượt bị bắt giữ.

Trong ngày 13/6, các lực lượng truy bắt tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và đã bắt thêm 6 đối tượng, nâng tổng số đối tượng bị bắt giữ trong vụ gây mất an ninh trật tự tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk lên 45 đối tượng.

Bộ Công an cho biết, trong suốt đêm 12/6/2023, các lực lượng chức năng của Bộ Công an và Công an tỉnh Đắk Lắk quyết liệt truy bắt nhóm đối tượng gây mất an ninh, trật tự tại UBND xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur (huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) và đã bắt thêm 10 đối tượng.

Trong đêm 12/6, hai đối tượng ra đầu thú. Như vậy, tính đến 9 giờ ngày 13/6, lực lượng Công an đã bắt giữ 39 đối tượng.

Diễn biến vụ nổ súng ở Đắk Lắk
Diễn biến vụ nổ súng ở Đắk Lắk

Chiều 13/6, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, trong ngày 13/6, các lực lượng truy bắt tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và đã bắt thêm 6 đối tượng, nâng tổng số đối tượng bị bắt giữ trong vụ gây mất an ninh trật tự tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk lên 45 đối tượng.

Các lực lượng chức năng của Bộ Công an và Công an tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục quyết liệt truy bắt các đối tượng còn lại, điều tra làm rõ vụ việc.

Công an Đắk Lắk kêu gọi những người phạm tội sớm ra đầu thú để được hưởng khoan hồng.

Cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 6 liệt sĩ hy sinh tại Đắk Lắk

  • Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 648/QĐ-TTg cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 04 liệt sĩ thuộc Bộ Công an và 02 liệt sĩ thuộc tỉnh Đắk Lắk.
  • Liệt sĩ Hoàng Trung, Thiếu tá Công an nhân dân, cán bộ Công an xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên quán phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Ngày hy sinh 11/6/2023
  • Liệt sĩ Trần Quốc Thắng, Thiếu tá Công an nhân dân, cán bộ Công an xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên quán xã Thạch Bình, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ngày hy sinh 11/6/2023.
  • Liệt sĩ Hà Tuấn Anh, Đại úy Công an nhân dân, cán bộ Công an xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên quán xã Đồng Lợi, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ngày hy sinh 11/6/2023.
  • Liệt sĩ Nguyễn Đăng Nhân, Đại úy Công an nhân dân, cán bộ Công an xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên quán xã Tân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngày hy sinh 11/6/2023.
  • Liệt sĩ Nguyễn Văn Kiên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên quán xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ngày hy sinh 11/6/2023.
  • Liệt sĩ Nguyễn Văn Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên quán xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngày hy sinh 11/6/2023.
Cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 6 liệt sĩ hy sinh tại Đắk Lắk
Cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 6 liệt sĩ hy sinh tại Đắk Lắk

Giải thoát công dân bị bắt làm con tin; thu giữ vũ khí quân dụng

Trong quá trình truy bắt các đối tượng, lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ một số vũ khí quân dụng, trong đó có súng trường CKC.

Lực lượng chức năng cũng đã giải thoát 2 công dân bị bắt làm con tin, công dân thứ 3 tự giải thoát. Các đơn vị chức năng đang tiếp tục quyết liệt truy bắt số đối tượng còn lại.

Trước đó, theo báo cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk, sáng sớm 11/6, tại địa bàn huyện Cư Kuin đã xảy ra vụ việc một nhóm người chưa xác định danh tính dùng súng tấn công trụ sở Công an xã Ea Tiêu và Ea Ktur làm chết, bị thương một số đồng chí công an xã, cán bộ xã, người dân…

Hiện nay, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an tỉnh Đắk Lắk, các đơn vị nghiệp vụ triển khai vây bắt nhóm đối tượng nêu trên.

Bộ Công an đề nghị bà con huyện Cư Kuin và các địa bàn lân cận bình tĩnh, không hoang mang, thực hiện theo yêu cầu của chính quyền cơ sở, lực lượng chức năng.

Nếu ai có thông tin liên quan đến nhóm đối tượng trên đề nghị cung cấp ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Người Phát ngôn Bộ Công an khuyến cáo, các cơ quan truyền thông cần kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải để bảo đảm thông tin đúng sự thật.

Khép chặt vòng vây, quyết liệt truy bắt các đối tượng

Thông tin về vụ việc, chiều 11/6, TTXVN cho biết, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an, Tỉnh ủy Đắk Lắk, các mũi truy bắt gồm lực lượng của Bộ Công an và các lực lượng chức năng địa phương đang khép chặt vòng vây các đối tượng tại khu vực xã Ea Ninh.

Tại huyện Cư Kuin, các xã được chỉ đạo trực 100% quân số, động viên người dân không ra khỏi nhà; khi phát hiện đối tượng lạ mặt báo ngay cho chính quyền địa phương.

Đối với những người hy sinh, tử vong, bị thương, tỉnh Đắk Lắk và huyện Cư Kuin đã tổ chức các đoàn thăm viếng, động viên kịp thời và hỗ trợ theo quy định.

Truy thăng cấp bậc hàm đối với 4 cán bộ, chiến sĩ Công an xã hy sinh tại Đắk Lắk

Theo Cổng TTĐT Bộ Công an, chiều 11/6, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định truy thăng cấp bậc hàm đối với 4 cán bộ, chiến sĩ Công an xã hy sinh trong vụ tấn công vào trụ sở Công an xã Ea Ktur, tỉnh Đắk Lắk.

Theo đó, Bộ trưởng quyết định truy thăng cấp bậc hàm từ Đại uý lên Thiếu tá đối với đồng chí Hoàng Trung (SN 1981), quê quán: Nghi Lộc, Nghệ An, cán bộ Công an xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk; truy thăng cấp bậc hàm từ Thượng uý lên Đại uý đối với đồng chí Nguyễn Đăng Nhân (SN 1994), quê quán: Yên Thành, Nghệ An, cán bộ Công an xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk;

Truy thăng cấp bậc hàm từ Đại uý lên Thiếu tá đối với đồng chí Trần Quốc Thắng (SN 1989), quê quán: Thạch Hà, Hà Tĩnh, cán bộ Công an xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk; truy thăng cấp bậc hàm từ Thượng uý lên Đại uý đối với đồng chí Hà Tuấn Anh (SN 1991), quê quán: Triệu Sơn, Thanh Hoá, cán bộ Công an xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

Đồng thời, ngay trong chiều nay, Bộ trưởng Tô Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân cũng đã ký Quyết định hỗ trợ 100 triệu đồng/ gia đình đối với gia đình 4 đồng chí thuộc Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ; hỗ trợ 50 triệu đồng/ đồng chí đối với 2 đồng chí cán bộ Công an huyện Cư Kuin bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ là Thượng uý Đàm Đình Bốp (SN 1993), Phó Trưởng Công an xã Ea Ktur và Đại uý Lê Kiên Cường (SN 1988), cán bộ Công an xã Ea Ktur.

Truy thăng cấp bậc hàm đối với 4 cán bộ, chiến sĩ Công an xã hy sinh tại Đắk Lắk
Truy thăng cấp bậc hàm đối với 4 cán bộ, chiến sĩ Công an xã hy sinh tại Đắk Lắk

Đâu là những nhân tố đáng quan tâm của vụ nổ súng tại Đắc Lắc?

Là người từng tham gia trực tiếp một số nghiên cứu, khảo sát kinh tế, xã hội và dân số học tại Đắk Lắk và một số nơi khác tại Tây Nguyên, ông Phạm Quý Thọ đưa ra nhận xét với RFA về một số nét đặc thù có thể đáng quan tâm liên quan địa phương và khu vực này:

“Tôi có một số lần khảo sát tại Tây Nguyên, trong đó có Đắk Lắk, Kon Tum, rồi Gia Lai, thậm chí đi công tác ở đó một số đợt nữa, tôi thấy có một số đặc thù phát triển, nhưng trong một chuyến khảo sát về di dân, chúng tôi thấy nổi bật lên vấn đề di dân tự do mà đã để lại một số vấn đề khá nghiêm trọng, đặc biệt với đất đai, rừng, cũng như đất trồng trọt và đất ở.

Thứ hai, Tây Nguyên có một số vấn đề phức tạp về tôn giáo, chẳng hạn tôi cũng đã vào một số cơ sở tôn giáo, trong đó có Nhà thờ gỗ của Kon Tum, và hiểu rằng về tôn giáo ở đó, chính quyền kiểm soát rất chặt chẽ, bởi vì ở Tây Nguyên, sau các sự kiện thời kỳ ‘sau giải phóng’, cũng như một số sự kiện sau này như chúng ta biết, người ta kiểm soát rất chặt chẽ.

Gần đây có một số sự kiện tôn giáo khác như là các phân nhánh của Công Giáo…, cho thấy rằng sự phát triển tự phát là rất nhiều, rồi về mặt tự do tôn giáo, một số người tham gia nhưng không được chính quyền địa phương cho phép v.v… đó cũng là một sự phức tạp thứ hai.

Như thế là sau di dân, rồi sau vấn đề tôn giáo, thì đến vấn đề thứ ba là phát triển kinh tế. Chúng ta biết rằng ở Tây Nguyên thay đổi rất nhiều khi người ta phát triển kinh tế ở đây thành những cơ sở trồng trọt lớn, các trang trại, hay những mặt hàng xuất khẩu như cà-phê, hồ tiêu, gỗ v.v… Chúng ta thấy rằng điều này cũng làm thay đổi bộ mặt, nhưng đồng thời sự chênh lệch giàu nghèo cũng khá nghiêm trọng và sự thay đổi ở những vùng khó khăn không phải là một sớm một chiều có được, nhưng chênh lệch giàu nghèo này cũng tác động lên đời sống xã hội nói chung.

Ba yếu tố trên có liên quan người dân bản địa và người bản địa luôn có những suy nghĩ khác đối với di dân ở nơi khác đến, tức là với những người không phải bản địa. Như chúng ta biết không chỉ tại Tây Nguyên, mà nhiều vùng khác, đặc biệt ở những nơi và những nước chưa phát triển, vấn đề càng trở nên trầm trọng, và trong tình huống nhất định, có thể làm bùng lên những sự kiện, nhưng tôi nghĩ sự kiện vừa rồi lớn hơn sự bột phát và với mấy chục trường hợp bị bắt thì khá là nhiều…

Vụ Đồng Tâm do tranh chấp đất đai rất rõ và nó kéo trong một thời gian rất dài, rồi đã có những va chạm với chính quyền địa phương ở cấp huyện, rồi cấp thành phố, thậm chí đã có những thủ lĩnh như là cụ Lê Đình Kình, và có những cách mà người ta đã phản kháng để bảo vệ đất đai một cách tự phát, mặc dù ở một thôn, hay một xã nào đó mà thôi.

Còn ở vụ việc tại Đắk Lắk, chưa thể nói được một điều gì cả, mấy chục người bị bắt đó không thể so sánh là nhiều hay ít đối với một sự kiện như thế này được, mà người ta phải xem xét xem tính chất nghiêm trọng của vụ việc thể hiện như thế nào, chẳng hạn có tổ chức hay không, mục đích là gì, hay sau sự kiện này còn có gì không.

Có nghĩa là ở Đồng Tâm, theo ý tôi muốn nói, là do tranh chấp đất đai lâu ngày mà không được giải quyết thỏa đáng, còn ở vụ Đắk Lắk chưa biết rõ đó là gì và sự kiện xảy ra hết sức đột ngột và bất ngờ cho những người bình thường và những người quan sát các sự kiện như chúng tôi.”

Tỉnh Đắk Lắk kêu gọi nhân dân tham gia tích cực vào phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Liên quan đến vụ việc dùng súng tấn công vào Trụ sở UBND xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur (trong đó có khu vực làm việc của Công an xã) thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, ngày 12/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk đã có Thư kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sỹ trên địa bàn tỉnh đoàn kết một lòng, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, sự lãnh đạo của cấp ủy và điều hành của chính quyền các cấp.

Thư kêu gọi nêu rõ: Sáng 11/6/2023, trên địa bàn huyện Cư Kuin đã xảy ra vụ việc một nhóm đối tượng có vũ khí tấn công trụ sở Công an xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur, gây thương vong một số chiến sỹ công an xã, cán bộ xã và người dân. Nhân dân các dân tộc của tỉnh rất phẫn nộ về hành vi vi phạm pháp luật của nhóm đối tượng này.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an và Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk cùng với sự hỗ trợ tích cực của nhân dân trên địa bàn huyện Cư Kuin, các lực lượng chức năng đã khẩn trương truy bắt các đối tượng và đang quyết liệt truy bắt các đối tượng còn lại để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Cấp ủy, chính quyền địa phương đã triển khai các biện pháp nhằm ổn định tình hình, kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình có người tử vong, bị thương; thông báo, động viên người dân bình tĩnh, không hoang mang, thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh kịch liệt lên án hành động tấn công trụ sở cơ quan nhà nước, giết người, vi phạm nghiêm trọng pháp luật của nhóm đối tượng đã gây ra; đồng thời, xin chia sẻ với những đau thương, mất mát to lớn của gia đình các chiến sĩ công an, cán bộ, người dân.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sỹ trên địa bàn tỉnh đoàn kết một lòng, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, sự lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền các cấp; tham gia tích cực vào phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phát huy sức mạnh của thế trận quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân vững chắc; phối hợp, hỗ trợ các lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ; chung tay giúp đỡ, chia sẻ mất mát đau thương với các gia đình chiến sỹ công an, cán bộ và người dân bị nạn; yên tâm lao động, sản xuất, góp phần vào sự ổn định, phát triển của địa phương.

Đồng bào, đồng chí, chiến sĩ không đăng tải, chia sẻ các thông tin liên quan trên mạng xã hội khi chưa được kiểm chứng gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng chức năng, gây hoang mang lo lắng trong nhân dân; nêu cao cảnh giác, tuyệt đối “không nghe, không tin, không theo” các đối tượng phản động, các thế lực thù địch lợi dụng tình hình để xuyên tạc, lôi kéo chống đối chính quyền địa phương, gây mất an ninh chính trị trên địa bàn.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Y Som là ai? Mọi thông tin trong bài viết Y Som là ai? Y Som có phải là kẻ cầm đầu cho vụ nổ súng ở Đắc Lắc đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (10 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *