Cách tính điểm GPA – Tại sao cần tính điểm GPA?

Tại sao cần tính điểm GPA?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Cách tính điểm GPA trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Tại sao cần tính điểm GPA?

GPA (viết tắt của từ Grade Point Average) được hiểu là điểm trung bình học thuật. GPA là điểm học sinh, sinh viên tích lũy được trong thời gian học tập tại một bậc học hoặc khóa học. Cụ thể hơn, GPA là một tiêu chí đánh giá học lực của học sinh. Qua đó phần nào thể hiện trình độ học thuật và mức độ cố gắng trong học tập. Điểm GPA thể hiện trong bảng điểm của các bạn học sinh, sinh viên.

Tại Việt Nam, nhiều người đã quen với cách tính điểm trung bình môn theo thang điểm 10. Ở các nước như: Mỹ, Anh, Singapore,… đều áp dụng cách tính điểm theo hệ chữ (letter grade). Sẽ gồm 5 mức cơ bản: A, B, C, D, F. Ở từng quốc gia lại có cách chia nhỏ mỗi mức thành các mức điểm khác nhau như: A+, A, A-,… Cách quy đổi này giúp hạn chế khoảng cách giữa 2 mức điểm. Nó cũng giảm sự thiệt thòi cho các bạn sinh viên.

Tại sao cần tính điểm GPA?
Tại sao cần tính điểm GPA?

Một số thuật ngữ của GPA

Weighted GPA

Thuật ngữ này chỉ điểm GPA có trọng số. Thường được tính theo độ khó của khóa học (theo thang điểm 0 – 5.0).

GPA out of

Đây là cụm từ dùng để chỉ thang điểm GPA mà thường theo sau nó sẽ là một con số. GPA out of đại diện cho một thang điểm như thang điểm 4 hay thang điểm 10.

Ví dụ:

  • GPA out of 4: sẽ có nghĩa là điểm GPA theo thang điểm 4.
  • GPA out of 10: có nghĩa là điểm GPA theo thang điểm 10.

Cumulative GPA

Cumulative GPA hay Cumulative Grade Point Average (CGPA) có thể hiểu là điểm trung bình tích lũy của học sinh, sinh viên. Một số trường ở nước ngoài sẽ sử dụng cả 2 loại điểm là điểm GPA và điểm CGPA. Trong đó:

  •  GPA: biểu thị điểm trung bình của một học kỳ.
  •  CGPA: điểm trung bình tích lũy của cả toàn bộ khóa học.

Cách tính điểm GPA

Điểm GPA được tính theo cách cộng điểm trung bình các môn học. Phổ biến trong GPA là thang điểm 4 theo hệ thống giáo dục Mỹ. Tuy nhiên thì mỗi quốc gia vẫn có thể quy định một thang điểm để phân loại, đánh giá người học. Ở nước ta chủ yếu sẽ là thang điểm 10.

Chính vì vậy, chúng ta cần có bảng quy đổi thang điểm GPA. Chia ra các mức (A, B, C, D, F) hay dạng số 0 – 4.

Cách tính điểm GPA bậc THPT

Tính điểm GPA ở bậc THPT khá đơn giản. Bạn hãy lấy tổng trung bình điểm 3 năm chia cho 3 là sẽ ra được điểm GPA.

Cách tính GPA trung học phổ thông sẽ là:

Ví dụ: Điểm trung bình lớp 10 là 9.0; điểm trung bình lớp 11 là 8.5; điểm trung bình lớp 12 là 9.5. Thì điểm GPA sẽ là: (9.0 + 8.5 + 9.5)/3 = 9.0

Cách tính điểm GPA bậc Đại học

GPA đại học ở Việt Nam sẽ được tính như sau:

  •       60% điểm cuối kỳ
  •       30% điểm giữa kỳ
  •       10% điểm chuyên cần

Lưu ý: Tỷ lệ này có thể thay đổi khác nhau giữa các trường Đại học.

Điểm GPA ở sẽ được tính bằng điểm trung bình môn nhân với số tín chỉ tương ứng của môn đó. Rồi chia cho tổng số tín chỉ tích lũy. Công thức như sau:

Cách thang điểm GPA ở Việt Nam

Hiện nay, cách tính điểm GPA cấp 3 được hệ thống giáo dục Việt Nam áp dụng với 3 thang điểm. Đó là thang điểm chữ, thang điểm 4 và thang điểm 10. Cụ thể:

Thang điểm chữ:

Thang điểm này được dùng để đánh giá, phân loại kết quả học tập từng học phần môn học của sinh viên bậc đại học, cao đẳng. Được áp dụng cho phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Thang điểm 4:

Thang điểm 4 sẽ được dùng để tính điểm GPA học kì, năm học và trung bình chung tích lũy toàn khóa của sinh viên bậc đại học, cao đẳng. Thang điểm 4 được áp dụng cho phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Xếp loại như sau:

Thang điểm 10:

Thang điểm này sẽ được dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp áp dụng.

Ở Việt Nam rất thông dụng theo thang điểm 10. Nhà trường sẽ dễ để phân loại được học sinh của mình. Nhà trường cũng đánh giá được kết quả học tập của từng môn học, học kì, năm học và khóa học theo điểm trung bình chung. Cụ thể xem bảng dưới đây:

Cách thang điểm GPA ở Việt Nam
Cách thang điểm GPA ở Việt Nam

Hướng dẫn quy đổi điểm GPA

Dưới đây là bảng điểm GPA được quy đổi chi tiết nhất:

Thang điểm GPA (điểm GPA bao nhiêu là giỏi?)

Thang điểm GPA được hiểu đơn giản và chính xác nhất là thang điểm 4, theo hệ thống giáo dục nước Mỹ. Mỗi quốc gia có thể sử dụng một thang điểm riêng để đánh giá, phân loại học sinh/ sinh viên và có bảng quy đổi về thang điểm GPA.

Ở các quốc gia phương Tây như Mỹ, Úc, Anh,Canada… sẽ sử dụng thang điểm chữ – letter grade (A, B, C, D, F) để đánh giá kết quả học tập của học sinh/ sinh viên. Trong đó, mỗi nước lại có thể chia nhỏ từng mức điểm thành các mức nhỏ hơn, mức A được chia thành A+, A, A-,…

Hiện nay, hệ thống giáo dục Việt Nam sử dụng 3 thang điểm là thang điểm 10, thang điểm chữ và thang điểm 4. Cụ thể như sau:

Tại việt Nam điểm GPA sử dụng ba thang điểm để đo lường đánh giá học sinh, sinh viên

Thang điểm 10

Thang điểm 10 thường được dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trường trung cấp/ cao đẳng/ đại học áp dụng phương pháp đào tạo theo niên chế.

Phân loại học sinh

Đánh giá kết quả học lực theo học kì và cả năm học được tính như sau:

Giỏi: Nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau

  • Điểm trung bình GPA các môn học tối thiểu là 8,0
  • Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên tối thiểu là 8,0; học sinh trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ văn tối thiểu là 8,0
  • Điểm trung bình mỗi môn còn lại từ 6,5 trở lên

Khá: Nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau

  • Điểm trung bình các môn học tối thiểu là 6,5
  • Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên tối thiểu là 6,5; học sinh trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ văn tối thiểu là 6,5
  • Điểm trung bình mỗi môn còn lại từ 5,0 trở lên

Trung bình: Nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau

  • Điểm trung bình các môn học tối thiểu là 5,0
  • Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên tối thiểu là 5,0; học sinh trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ văn tối thiểu là 5,0
  • Điểm trung bình mỗi môn còn lại từ 3,5 trở lên

Yếu: Điểm GPA các môn học tối thiểu là 3,5 và tất cả các môn học đều có điểm trung bình mỗi môn trên 2,0.

Kém: Các trường hợp còn lại.

Phân loại sinh viên

Đánh giá kết quả học tập của học kì, năm học và khóa học theo điểm trung bình chung các học phần:

  • Xuất sắc: 9 – 10
  • Giỏi: 8 – <9
  • Khá: 7 – <8
  • Trung bình khá: 6 – <7
  • Trung bình: 5 – <6
  • Yếu: 4 – <5 (không đạt)
  • Kém: Dưới 4 (không đạt)

Thang điểm chữ

Thang điểm chữ được dùng để đánh giá, phân loại kết quả học tập từng học phần/ môn học của sinh viên bậc cao đẳng/ đại học áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

  • Điểm A: loại Giỏi
  • Điểm B+: loại Khá giỏi
  • B: loại Khá
  • C+: loại Trung bình khá
  • C: loại Trung bình
  • D+: loại Trung bình yếu
  • D: loại Yếu
  • F: loại Kém (không đạt)

Thang điểm 4

Thang điểm 4 được dùng để tính điểm gpa học kỳ, năm học và điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa của sinh viên bậc cao đẳng/ đại học áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Xếp loại học lực theo học kỳ và năm học:

  • Xuất sắc: Điểm GPA từ 3.60 – 4.00
  • Giỏi: Điểm GPA từ 3.20 – 3.59
  • Khá: Điểm GPA từ 2.50 – 3.19
  • Trung bình: Điểm GPA từ 2.00 – 2.49
  • Yếu: Điểm GPA dưới 2.00

Xếp loại bằng tốt nghiệp:

  • Bằng Xuất sắc: Điểm GPA từ 3.60 – 4.00
  • Bằng Giỏi: Điểm GPA từ 3.20 – 3.59
  • Bằng Khá: Điểm GPA từ 2.50 – 3.19
  • Bằng Trung bình: Điểm GPA từ 2.00 – 2.49
Những điểm cần lưu ý khi tính điểm GPA
Những điểm cần lưu ý khi tính điểm GPA

Những điểm cần lưu ý khi tính điểm GPA

  • Điểm GPA là điều kiện hàng đầu để xét duyệt học bổng cho các bạn học sinh.
  • Tùy vào yêu cầu từng trường mà có các điều kiện xét tuyển khác như khả năng ngoại ngữ, giải thưởng trong các cuộc thi.
  • Mức điểm GPA tối thiểu khi xét đi du học là từ 6.0. Có một số trường sẽ yêu cầu trên 7.0.
  • Các trường ở Việt Nam sẽ chấm điểm theo thang điểm 10. Tính điểm GPA theo thang điểm 10 rồi quy đổi sang thang điểm 4 và chữ.

Một số thắc mắc về điểm GPA khi đi du học Hàn Quốc

Thi GPA là gì? Có phải thi GPA để tính điểm không?

Điểm GPA là điểm trung bình của một học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy của cả một khóa học vì vậy không có một kì thi GPA cụ thể nào để tính điểm cả. Thay vào đó, bạn sẽ làm bài kiểm tra hoặc thi từng môn trong chương trình học để tính ra điểm trung bình của từng môn rồi tích vào điểm GPA.

GPA thấp có xin được học bổng du học Hàn Quốc không?

Điểm GPA là một trong những điều kiện quan trọng để xin học bổng du học Hàn Quốc. Tuy nhiên, GPA thấp hay cao không quan trọng bằng điều kiện của chương trình học bổng mà bạn định apply.

Có thể đối với chương trình học bổng này điểm GPA của bạn thấp không đáp ứng được yêu cầu nhưng cũng có thể đối với chương trình học bổng khác điểm GPA của bạn lại cao so với điều kiện để nộp hồ sơ săn học bổng du học Hàn Quốc.

Ngoài điểm GPA thì học bổng còn xét dựa vào khả năng ngoại ngữ (tiếng Hàn, tiếng Anh), bài luận cá nhân, thành tích nghiên cứu khoa học, hoạt động ngoại khóa,… Chính vì thế mà bạn hãy biến những điều kiện trên trở thành ưu điểm nổi bật và ấn tượng của mình nếu điểm GPA của mình hơi thấp nhé!

GPA thấp có ảnh hưởng đến quá trình xét tuyển du học Hàn Quốc không?

GPA thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình xét tuyển hồ sơ du học Hàn Quốc của bạn. Tùy theo từng điều kiện của trừng trường mà điểm GPA sẽ khác nhau, điểm GPA của bạn càng cao thì cơ hội apply vào các trường sẽ càng dễ dàng hơn cũng như cơ hội xin học bổng càng cao hơn.

Tuy nhiên nếu bạn có điểm GPA tương đối thấp và đang thắc mắc cũng như lo lắng liệu có thể đi du học Hàn Quốc được không… thì bạn hãy liên hệ ngay với Sunny để nhận được tư vấn miễn phí nhé. Với đội ngũ ngân viên nhiệt tình, thân thiện và có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cũng như giúp bạn có thể chọn được ngôi trường phù hợp với bản thân của mình.

Như vậy là Sunny đã giải đáp và chia sẻ với các bạn tất tần tật thông tin về điểm GPA là gì, cách tính, quy đổi,… rồi đó. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về điểm GPA và tự quy đổi điểm của mình sang các thang điểm khác nhau.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Cách tính điểm GPA. Mọi thông tin trong bài viết Cách tính điểm GPA – Tại sao cần tính điểm GPA? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *