Cách tính tiền điện trong 1 tháng – Nguyên nhân tiền điện tăng cao

Cách tính tiền điện trong 1 tháng

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Cách tính tiền điện trong 1 tháng trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Cách tính tiền điện trong 1 tháng

Theo hóa đơn bán lẻ

Hiện nay giá bán lẻ điện sinh hoạt được EVN tính theo 6 cấp bậc:

– Bậc 1 từ 0 – 50 kWh: 1.549 đồng ( kW/h )

– Bậc 2 từ 51 – 1001 kWh: 1600 đồng ( kW/h )

– Bậc 3 từ 101 – 200 kWh: 1.858 đồng ( kW/h )

– Bậc 4 từ 201 – 300 kWh: 2.340 đồng ( kW/h )

– Bậc 5 từ 301 – 400 kWh: 2.615 đồng ( kW/h)

– Bậc 6 từ 401 kWh trở lên: 2.701 đồng ( kW/h )

Lưu ý: Giá các bậc này có thể tăng theo thời gian, đây chỉ là giá tham khảo cho các bạn

Cách tính tiền điện trong 1 tháng
Cách tính tiền điện trong 1 tháng

Tùy vào số điện tiêu thụ của gia đình bạn mà giá tiền điện sẽ khác nhau. Khi dùng điện nhiều thì chúng ta phí phải trả sẽ tăng theo từng cấp bậc như 6 cấp bậc đã đề cập bên trên.

Ví dụ 1: 0 đến 50 KWh có nghĩa là 1kWH = 1 số điện. Nếu bạn sử dụng 1 tháng 50 số điện thì số điện chỉ ở cấp bậc 1 là 1549 ( Một nghìn năm trăm bốn mươi chín nghìn đồng.

Ngoài ra, khi dùng hết 70 số điện thì bạn lấy 50 số đầu nhân cho 1.549 và 20 số điện sau thì nhân 1600 (Một nghìn sau trăm đồng).

Ví dụ 2: Trường hợp gia đình bạn dùng hết 400 số điện/ 1 tháng thì cách tính tiền điện cụ thể như sau:

– Từ 0 đến 50 số đầu bạn nhân với giá là 1549 đồng: 50 x 1549 = 77.450 nghìn đồng

– Từ 51 đến 100 số sau nhân với giá là 1600 đồng: 50 x 1600 = 80.000 nghìn đồng

– Từ 101 đến 200 số tiếp theo nhân với giá là đồng: 1858 : 100 x 1858 = 185.800 nghìn đồng

– Từ 201 đến 300 số bạn phải tra với giá là 2340 đồng: 100 x 2340 = 234.000 nghìn đồng

– Từ 301 đến 400 số điện tiếp theo phải trả với giá là 2615 đồng: 100 x 2615 = 261.500 nghìn đồng

>> Từ đó tổng số tiền bạn phải trả khi sử dụng hết 400 số điện là: 837.950 nghìn đồng

Trong hộ gia đình

Điện năng là năng lượng của dòng điện, để tính điện năng tiêu thụ ta có công thức sau:

A = P. t

Trong đó:

– A: Lượng điện tiêu thụ trong thời gian t

– P: Công suất tiêu thụ (kW)

– T: Thời gian dùng thiết bị (h)

Với công thức này bạn sẽ dễ dàng tính lượng điện năng tiêu thụ hằng tháng bằng cách xem xét thiết bị nhà mình có công suất và thời gian sử dụng bao lâu là sẽ ra số điện tiêu thụ. Hơn nữa bạn cần chú ý đổi sang Kwh để nhân cho chính xác nhé.

Ví dụ:

1 ngày bạn sử dụng điều hòa 3 tiếng với công suất tiêu thụ là 1200w = 3600 W

Tủ lạnh 157W / 24h = 3768 W

Vật dụng khác như bóng đèn, ti vi, máy bơm.. 7000 W

Tổng hết công suất tiêu thụ trên Nhân với 30 ngày: 3600 + 3768 + 7000 = 14368 X 30 (ngày) X 1.549 đ = 650580 đ / tháng

Trong phòng trọ

Thực tế, cách tính tiền điện phòng trọ cũng không khác mấy với cách tính tiền điện cho hộ gia đình. Nhà nước, Bộ Công thương đã đặt ra những điều luật rõ ràng về tính tiền nước cho người thuê trọ để đảm bảo tính công bằng và văn minh.

Thông tư 25 của Bộ Công thương đã ban hành về giá điện rằng người thuê nhà sẽ thanh toán tổng cộng 2.215 đồng với mỗi 1 kWh (trong đó gồm: 2.014 đồng/ kWh +10% VAT – tính theo giá điện BẬC 3).

Dưới đây là Bảng giá điện được quy định bởi Bộ Công thương:

Bậc 1 (0 – 50 kWh) là 1.678 đồng/kWh

Bậc 2 (51 – 100 kWh) là 1.734 đồng/kWh

Bậc 3 (101 – 200 kWh) là 2.014 đồng/kWh

Bậc 4 (201 – 300 kWh) là 2.536 đồng/kWh

Bậc 5 (301- 400 kWh) là 2.834 đồng/kWh

Bậc 6 (401kWh trở lên) là 2.927 đồng/kWh.

Trên thiết bị 

Suốt thời gian học ở trung học, chắc hẳn không ai là chưa từng học qua các khái niệm về công suất, đơn vị và các công thức tính công suất, điện năng tiêu thụ, dòng điện,… trong môn Vật lý đúng chứ nhỉ? Nhưng đấy là những kiến thức trên sách vở, đây mới là lúc bạn cần áp dụng những công thức đó vào đời sống thực tế để có thể tính được lượng điện tiêu thụ trên thiết bị một cách dễ dàng.

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng trên các thiết bị điện tử trong nhà mình đều có những thông tin và con số rất kỳ lạ không? Ngoài tên sản phẩm, nơi sản xuất, mã số sản phẩm, thì trên mỗi thiết bị ấy đều có thông số về công suất hoặc công suất tiêu thụ (có đơn vị W hoặc kW). Muốn tính lượng điện tiêu thụ của thiết bị, bạn phải xác định được số công suất hoạt động của thiết bị nhân với thời gian sử dụng theo phép tính sau:

Lượng điện tiêu thụ của thiết bị = Công suất x Thời gian sử dụng

Mỗi thiết bị sẽ có công suất tiêu thụ khác nhau. Dựa vào số công suất ấy, ta có thể ước lượng và tính toán được lượng điện tiêu thụ của các thiết bị, từ đó có thể tính được tiền điện trong một tháng mà bản thân và gia đình sử dụng rất nhanh chóng.

Tính lượng điện năng tiêu thụ 

Bạn có thể áp dụng công thức sau để tính được lượng điện năng tiêu thụ dựa trên công suất của thiết bị:

A=P x t 

Trong đó:

A: lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian t (kWh);

P: công suất của thiết bị (kW);

t: thời gian sử dụng (h).

Ví dụ, bạn có một chiếc bếp từ công suất 2.000 W (2 kW). Bạn sử dụng khoảng 1 tiếng mỗi ngày. Vậy điện năng tiêu thụ của chiếc bếp lúc này sẽ được tính như sau:

A= 2 x 1 = 2 (KWh)

Muốn tính tiền điện thì chỉ cần lấy lượng điện năng tiêu thụ này nhân cho số tiền điện được chỉ định tại tòa nhà, gia đình, phòng trọ của bạn nữa thôi.

Cách tính tiền điện theo kWh
Cách tính tiền điện theo kWh

Cách tính tiền điện theo kWh

Ngoài công thức tính tiền điện dựa trên công suất thiết bị, bạn cũng có thể áp dụng cách tính tiền điện theo kWh dưới đây:

Mti= (Mqi/T) * N (kWh) * n

Trong đó:

Mti: Mức bậc thang thứ i để tính tiền điện (kWh)

Mqi: Mức bậc thang thứ i quy trình trong biểu giá

N: Số ngày tính tiền

T: Số ngày của tháng trước liền kề

n: Là số hộ dùng chung

(kết quả làm tròn đến hàng đơn vị)

Sau khi áp dụng công thức trên, bạn hãy lấy con số vừa tính được nhân với giá bán lẻ và cộng với VAT 8% sẽ ra tổng số tiền điện phải thanh toán.

Cách tính tiền điện online đơn giản và nhanh chóng 

Những năm trở lại đây, sự xuất hiện của những tờ hóa đơn điện giấy đã không còn xuất hiện nữa. Thay vào đó là phương pháp tính tiền điện online vừa đơn giản lại tiết kiệm thời gian hơn. Sau đây là các bước tính tiền điện online theo giá điện mới nhất của EVN:

Bước 1: Truy cập vào website https://calc.evn.com.vn/#/TinhHDon, một giao diện tính tiền điện cụ thể, trực quan sẽ xuất hiện. Trong đó sẽ phân chia thành các đơn vị thanh toán (sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất,…) và các thông số về thời gian, đơn giá theo quy định của Bộ Công thương,…

Bước 2: Chọn đúng đơn vị/ diện của mình và điền đầy đủ thông tin, thông số như Ngày bắt đầu, Ngày kết thúc, Tổng điện năng tiêu thụ (kWh) và Số hộ dùng điện (nếu là hộ gia đình sử dụng riêng 1 công tơ điện thì điền là 1, tương tự vậy với các đơn vị khác)

Bước 3: Chọn Tính toán sau khi đã điền đầy đủ thông tin. Kết quả trả về sẽ gồm có: Số tiền điện theo từng bậc/biểu giá theo thời gian (số giờ); số tiền giả định tạm tính của tổng các bậc/biểu giá theo giờ, các chỉ số phụ khác (nếu có), số tiền thuế GTGT và cuối cùng là tổng cộng tiền điện cần thanh toán.

Nguyên nhân tiền điện tăng cao

Sử dụng lượng điện tăng: Nếu bạn sử dụng nhiều hơn điện trong tháng này so với tháng trước, điều đó có thể là nguyên nhân giải thích tăng tiền điện.

Giá điện tăng: Giá điện có thể thay đổi theo thời gian, nếu giá điện tăng, số tiền bạn phải trả cũng sẽ tăng.

Sử dụng điện trong giờ cao điểm: Nếu bạn sử dụng nhiều điện trong giờ cao điểm, giá điện của bạn có thể tăng so với giá trung bình.

Lỗi trong hóa đơn: Lỗi trong hóa đơn cũng có thể là nguyên nhân giải thích tăng tiền điện.

Nguyên nhân tiền điện tăng cao
Nguyên nhân tiền điện tăng cao

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Cách tính tiền điện trong 1 tháng. Mọi thông tin trong bài viết Cách tính tiền điện trong 1 tháng – Nguyên nhân tiền điện tăng cao đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *