Dàn ý tả Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát lớp 5 hay nhất (7 mẫu)

Dàn ý tả Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát lớp 5 chọn lọc hay nhất bao gồm dàn ý chi tiết và 7 bài văn mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành bài tập tốt của mình.

Đề bài: Dàn ý tả Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát

Dàn ý tả Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát
Dàn ý tả Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát

Mục lục

Dàn ý tả Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát- Mẫu 1

1. Mở bài:

  • Trong nhà truyền thống của trường em có một chiếc trống cũ.
  • Đó là chiếc trống có từ ngày trường em thành lập.

2. Thân bài:

  • Trống được thầy hiệu trưởng đầu tiên chọn mua và đánh những tiếng đầu tiên khai giảng khóa đầu.
  • Trống cao khoảng hơn một mét, hai đầu thon, ở giữa phình, nhìn xa giống như cái bom bia.
  • Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹt được sơn son thếp vàng, có đóng đinh tre gắn liền với thân trông.
  • Thân trông ghép bằng những mảnh gỗ màu nâu đỏ, viền quanh bằng đai da to bằng đốt ngón tay giống một chiếc thắt lưng.
  • Hai mặt trống làm bằng da trâu dày, nhẵn, ngả màu ố vàng.
  • Vỗ vào mặt trông thấy những tiếng “Tùng tùng” vang vọng chứng tỏ trống vẫn còn tốt.
  • Trống không còn mới nhưng vẫn được trân trọng lưu giữ trong nhà truyền thống, ngày khai giảng lại được đem ra sơn sửa và thầy hiệu trưởng lại đánh trống để mở đầu cho năm học mối.

3. Kết bài:

  • Trống được giữ gìn, coi trọng như một kỷ vật của trường.
  • Nó là nhân chứng cho truyền thống thi đua phấn đấu của thầy và trò trong trường.

Dàn ý tả Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát- Mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu về đồ vật em được quan sát trong viện bảo tàng: Đôi dép cao su Bác Hồ.

2. Thân bài

– Bguồn gốc, ý nghĩa đôi dép cao su:

  • Đôi dép của Bác nguyên là một đôi dép lốp cũ, được chế từ một chiếc lốp ô tô quân sự của quân đội Pháp do phía ta thu được sau trận phục kích tại Việt Bắc và gửi tặng lại cho Bác như một kỷ niệm chiến thắng.
  • Đôi dép đã được Người sử dụng trong hơn 20 năm từ năm 1947 cho đến khi qua đời.

– Đặc điểm:

  • Chất liệu: lốp ô tô và lốp máy bay Boeing.
  • Màu sắc: Màu đen.
  • Hình dáng: Như chiếc dép lê bình thường, có quai đeo chắc chắn.

– Quá trình tạo chiếc dép: theo lời kể của hướng dẫn viên bảo tàng.

  • Đầu tiên, chiếc lốp được đưa vào máy để cắt thành phôi cho bằng phẳng, với độ dày theo ý mình.
    Sau đó dùng dao khía những đoạn rãnh, đoạn cắt trên đế dép để chống trơn trượt rồi bắt đầu đục lỗ, lên quai.
  • Dép được làm từ phần giữa lốp, nên độ cứng hợp lý, không bị cong vênh, có thể đi trên mọi địa hình và chống được bom bi.
  • Mặt khác, những vết khía trên đế dép không hoàn toàn đều nhau do làm thủ công, ban đầu đi không bám chân, sau một tháng sử dụng mới có độ lún và chân sẽ hơi bị đen do làm từ lốp nguyên thủy.
  • Nhưng chính sự “không hoàn hảo” này lại khiến người ta thích thú khi đi loại dép này, vì khi đã đi dép đến độ như vậy thì mới cảm giác mình là chủ nhân đôi dép.

– Ý nghĩa của dép cao su:

Đôi dép ấy không chỉ là một đồ dùng thông thường, mà còn là một biểu tượng “rất Việt Nam”, của tình yêu Tổ quốc, của ý chí kiên cường, sẵn sàng đạp bằng khó khăn, gian khổ

3. Kết bài

Cảm nhận chung

Dàn ý tả Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát- Mẫu 3

Mở bài:

– Chiếc khăn rằn của Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Lướt cũng là một kỉ vật trong Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ.

– Em quan sát chiếc khăn nhân chuyến đi thăm bảo tàng cùng với liên đội trường em.

Thân bài

– Chiếc khăn rằn dệt bằng vải bố.

– Chiều ngang chừng 0,6m, chiều dài khoảng 1,2m.

– Mặt khăn in đậm hình ka-rô màu đỏ sẫm; nền khăn màu trắng.

– Hai đầu có những tua vải làm tăng vẻ đẹp duyên dáng của khăn.

– Nền khăn đã có những vết sờn bạc.

– Khăn giúp mẹ Trần Thị Lướt giữ ấm vào mùa đồng, che nắng, thấm mổ hôi vào mùa hè.

– Khăn cùng mẹ đồng cam cộng khổ, gánh vác khó khăn, cùng Mẹ giấu tài liệu vượt qua đồn bót địch.

– Khăn chứng kiến những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Kết bài

– Mẹ Trần Thị Lướt đã hi sinh để lại chiếc khăn rằn với những ý nghĩa to lớn.

– Chiếc khăn đã ghi dấu ấn một chặng đường đấu tranh của dân tộc, nó là kỉ vật thiêng liêng mà bảo tàng đang cất giữ.

– Em thầm biết ơn mẹ và biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh cuộc đời cho dân tộc Việt Nam.

Dàn ý tả Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát- Mẫu 4

1. Mở bài

Giới thiệu về đồ vật em thấy trong viện bảo tàng (Trống đồng Đông Sơn)

2. Thân bài

– Đặc điểm:

+ Chất liệu: bằng đồng

+ Hình dáng: Hình khối trụ tròn, phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu.

+ Chiều cao: 60 cen ti mét

+ Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống.

+ Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn

+ Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng

– Ý nghĩa của trống đồng:

+ Là nhạc khí thường dùng trong hội hè, đình đám…

+ Biểu tượng cho quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc

+ Tiêu biểu cho nền văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ

3. Kết bài

Cảm nhận chung

Dàn ý tả Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát- Mẫu 5

1. Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả: trống đồng Đông Sơn, trưng bày tại viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Chất liệu: đúc bằng đồng.
  • Hình dáng: hình khối trụ cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu.

b. Tả chi tiết

  • Mặt trống: tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét, gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Đó là các hình: người múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi chài, hoạ tiết lông công, hoạ tiết hình chim.
  • Giữa mặt trống là hình ngôi sao, mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Vành khắc hình chim có mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Ngôi sao giữa tâm là biểu tượng cho tục thờ thần Mặt Trời của người Việt cổ.
  • Thân trống: hình khắc nổi trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh sắp xếp rất cân đối.
  • Chân trống: trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn.
  • Công dụng của trống đồng: trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ.
  • Ý nghĩa lịch sử của trống đồng: hoa văn trên mặt trống thể hiện xã hội Lạc Việt xưa kia và nền văn minh nông nghiệp của người Việt cổ.

c. Cảm xúc của em khi được xem trống: Xúc động, tự hào về nền văn hoá cổ xưa của dân tộc.

3. Kết luận: Cố gắng học chăm, giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Hồng.

Dàn ý tả Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát- Mẫu 6

Mở bài

– Giới thiệu đồ vật em muốn tả: Chiếc khăn rằn của Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Lướt cũng là một ki vật trong viện bảo tàng ở Nam Bộ.

– Tình huống: Em quan sát chiếc khăn nhân chuyên đi thăm viện bảo tàng cùng với liên đội trường em.

Thân bài

– Chiếc khăn rằn dệt bằng vải bố.

– Chiều ngang chừng 0,6 m, chiều dài khoang 1,2 m.

– Mặt khăn in đậm hình ka-rô màu đỏ sẫm; nền khăn màu trắng.

– Hai đầu khăn có những tua vải làm tăng vẻ đẹp duyên dáng của khăn.

– Nền khăn đã có những vết sừn bạc.

– Khăn giúp mẹ Trần Thị Lướt choàng ấm ở mùa đông, che nắng, thấm mồ hôi mùa hè.

– Khăn cùng mẹ đồng cam cộng khổ, gánh vác khó khăn, cùng mẹ giấu tài liệu vượt qua đồn bót địch.

– Khăn chứng kiến những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Kết bài

– Mẹ Trần Thị Lướt đã hi sinh để lại chiếc khăn rằn với những ý nghĩa to lớn.

– Chiếc khăn đã ghi dấu ấn một chặng đường đấu tranh của dân tộc, nó là kỉ vật thiêng liêng mà viện bảo tàng đang cất giữ.

– Em thầm biết ơn mẹ và biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh cuộc đời cho dân tộc Việt Nam.

Dàn ý tả Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát- Mẫu 7

a) Mở bài: Giới thiệu đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em muốn miêu tả

Gợi ý:

  • Đồ vật đó có tên là gì? Đồ vật đó xuất hiện vào giai đoạn lịch sử nào? Vì sao lại được đưa vào bảo tàng hoặc nhà truyền thống
  • Lý do gì khiến em đến viện bảo tàng hoặc nhà truyền thống để nhìn thấy đồ vật đó?

b) Thân bài:

  • Đồ vật đó được trưng bày ở vị trí nào trong bảo tàng hoặc nhà truyền thống?
  • Đồ vật đó được đặt trên bục, bàn hay treo lên tường?
  • Người ta sử dụng gì để bảo vệ và ngăn cách đồ vật đó với người tham quan?
  • Đồ vật đó có hình dáng và kích thước như thế nào?
  • Dáng vẻ của đồ vật đó so với ban đầu có bị hao mòn nhiều không? Sự hao mòn đó là do thời gian hay do tác động ngại lực nào?
  • Màu sắc và đặc điểm cấu tạo của đồ vật đó có gì đặc biệt?
  • Câu chuyện phía sau đồ vật đó khiến nó có giá trị to lớn và được đưa vào bảo tàng hoặc nhà truyền thống?
  • Khi biết được câu chuyện về đồ vật đó, em có suy nghĩ như thế nào?

c) Kết bài:

  • Tình cảm của em dành cho đồ vật vừa miêu tả
  • Giá trị tinh thần của đồ vật đó đối với mọi người

*****

Trên đây là nội dung bài học Dàn ý tả Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát (7 mẫu) do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *