Tài liệu & Biểu mẫu

Đáp án cuộc thi tìm hiểu 70 năm Điện Biên Phủ – Khát vọng non sông

Đáp án cuộc thi tìm hiểu 70 năm Điện Biên Phủ – Khát vọng non sông giúp các bạn tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi Cuộc thi Tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm ngày ký Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam với chủ đề Điện Biên Phủ – Khát vọng non sông.

Cuộc thi cũng nhằm thể hiện niềm tự hào, tinh thần yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân và tuổi trẻ cả nước đối với chiến thắng Điện Biên Phủ. Hình thức thi trắc nghiệm tương tác trực tuyến bắt đầu thi ngày 22/12, kết thúc ngày 5/5/2024, còn hình thức thi viết sẽ kết thúc nhận bài dự thi ngày 15/4/2024, tổng kết và trao giải vào đầu tháng 5.2024 tại Điện Biên.

Đáp án thi trực tuyến Livestream tìm hiểu 70 năm Điện Biên Phủ – Khát vọng non sông

Câu 1: Ngày Nam Bộ kháng chiến là ngày nào?

Bạn đang xem: Đáp án cuộc thi tìm hiểu 70 năm Điện Biên Phủ – Khát vọng non sông

  1. 18/9/1945.
  2. 2/9/1945.
  3. 23/9/1945.
  4. 22/12/1945.

Câu 2: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát đi vào thời gian nào?

  1. 19/12/1946.
  2. 20/12/1946.
  3. 21/12/1946.
  4. 22/12/1946.

Câu 3: Chiến dịch đầu tiên trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

  1. Chiến dịch Việt Bắc.
  2. Chiến dịch Biên Giới.
  3. Chiến dịch Hòa Bình.
  4. Chiến dịch Hà Nam Ninh.

Câu 4: Đại đoàn chủ lực đầu tiên của QĐND Việt Nam được thành lập là đại đoàn nào?

  1. Đại đoàn 308
  2. Đại đoàn 312
  3. Đại đoàn 316
  4. Đại đoàn 351

Câu 5: Trong thư gửi cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đại hội ta là đại hội kháng chiến”. Vậy, Đại hội II diễn ra vào thời gian nào?

  1. Tháng 1/1952
  2. Tháng 2/1952
  3. Tháng 3/1952
  4. Tháng 4/1952

Câu 6: Con trai duy nhất của tướng Pháp nào tử trận trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

  1. Tướng Đờlát đờ Tátxinhi (Jean de Lattre de Tassigny)
  2. Tướng Đờ cát tơ ri (Christian de Castries)
  3. Tướng Xa lăng (Raoul Salan)
  4. Tướng Nava (Henri Navarre)

Câu 7: Đây là hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra trận trong chiến dịch nào?

  1. Chiến dịch Việt Bắc
  2. Chiến dịch Biên Giới
  3. Chiến dịch Hòa Bình
  4. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 8: Từ năm 1945 đến năm 1954, Pháp đã thay bao nhiêu tổng chỉ huy quân đội viễn chinh ở Đông Dương?

  1. 6
  2. 7
  3. 8
  4. 9

Câu 9: Đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong hàm đại tướng năm nào?

  1. 1946
  2. 1947
  3. 1948
  4. 1949

Câu 10: Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX đã góp phần vào việc đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới?

  1. Cách mạng tháng Tám 1945
  2. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954
  3. Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968
  4. Đại thắng mùa Xuân năm 1975

Đáp án phần thi viết tìm hiểu 70 năm Điện Biên Phủ – Khát vọng non sông

Câu 1: Cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và sự kiện ký hiệp định Giơnevơ kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.

Gần 70 năm trôi qua kể từ ngày quân và dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Cùng năm tháng, ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại này vẫn giữ nguyên giá trị trong lòng mỗi người dân đất Việt và của bạn bè toàn thế giới; đặc biệt trong cảm nhận của thế hệ trẻ hôm nay.

Nghĩ về ý nghĩa sâu sắc của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và sự kiện ký Hiệp định Giơnevơ kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, chúng tôi – thế hệ thanh niên ngày nay luôn tự hào và có niềm tin sâu sắc về ý chí quyết tâm và sức mạnh của dân tộc. Để làm nên chiến thắng ấy, cả dân tộc đã phải chiến đấu anh dũng, gian khổ, hy sinh bao máu xương. Tinh thần yêu nước và hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp đã tạo cho người lính sức mạnh phi thường để lập nên những chiến công huyền thoại. Đó là những Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn… đã đi vào sử sách và gần 20 Anh hùng lực lượng vũ trang khác nằm trong 5 đại đoàn quân chủ lực. Góp phần không nhỏ vào chiến thắng hào hùng đó, có chiến công của khoảng 230 nghìn thanh niên xung phong, dân công tình nguyện trong cả nước. Riêng tỉnh Vĩnh Phúc đã có tới gần 250 thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến có mặt phục vụ trên các chiến trường Điện Biên; có gần 40 người đã gửi lại máu xương nơi chiến trường, trong đó có 19 liệt sỹ và 28 thương binh. Trong điều kiện giao thông vô cùng khó khăn, phương tiện thô sơ, lại thường xuyên bị địch đánh phá, các đoàn quân thanh niên xung phong và dân công đã tình nguyện vượt hàng trăm cây số để mở đường, vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược… không quản ngày đêm, không sợ gian khổ, hy sinh, dũng cảm mưu trí, quyết tâm đưa hàng ra mặt trận, bảo đảm cho bộ đội chiến đấu kịp thời. Điều này đã khẳng định sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, khả năng huy động tổng lực của toàn dân, toàn quân và của cả dân tộc.

Trên phương diện quốc tế, lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Đây được xem là một thảm họa bất ngờ đối với Thực dân Pháp và đánh bại ý chí duy trì, tái xây dựng thuộc địa Đông Dương của Pháp. Từ chiến thắng Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam, đến năm 1960, 17 nước châu Phi đã nổi dậy và đến năm 1967, Pháp buộc phải trao trả độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ – đỉnh cao của 9 năm kháng chiến trường kỳ là chiến công hào hùng nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Chiến thắng này đã buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương để mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, góp phần quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.

Những thế hệ “hậu duệ” được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ hòa bình, thống nhất đất nước, song qua những bài học, trang sách, những nhân chứng lịch sử, thế hệ trẻ hôm nay luôn coi những chiến thắng hào hùng của dân tộc là một phần quan trọng trong hành trang để xác định rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với dân tộc. Có một bạn trẻ nào đó đã nói: “Tôi nghĩ, ai đó nói giới trẻ chúng tôi thờ ơ với quá khứ là không đúng đâu, chẳng qua chỉ là một bộ phận rất nhỏ mà thôi. Chúng tôi không thích hô hào suông, mà mỗi người phải tự thể hiện sự biết ơn lịch sử qua việc cố gắng làm tốt những việc làm hằng ngày của mình, trong bất kỳ lĩnh vực nào.” Đó là minh chứng về niềm tự hào và trọng trách của thế hệ trẻ, đúng như lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Vị tướng tài ba chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ: “Cần phải phát huy tinh thần của chiến thắng Điện Biên năm xưa vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.”

Gần bảy thập kỷ đã trôi qua, niềm tự hào và tinh thần đó đã làm nên sự đổi thay kỳ diệu của đất nước. Thế hệ trẻ hôm nay đã và đang xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ cha, anh. Và Điện Biên hôm nay vẫn còn đó những dấu tích – nơi diễn ra những trận đánh ác liệt giữa bộ đội Việt Nam với quân Pháp trong suốt chiến dịch Điện Biên Phủ: Sở chỉ huy chiến dịch, đồi A1, đồi C1; cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Độc Lập; sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng Đờ-cát-Tơ-ri… Giờ đây, những địa điểm này đã trở thành di tích lịch sử, song lại khoác lên mình một sức sống mới. Chiến trường năm xưa đã nhường chỗ cho những cánh rừng đặc sản, những cánh đồng lúa tươi tốt và những mái ngói đỏ tươi trù phú.

Gần 70 năm qua, bên cạnh những ý nghĩa to lớn về quân sự, chính trị, xã hội, ngoại giao, chiến thắng Điện Biên Phủ được giới nghiên cứu trong nước cũng như quốc tế đánh giá là chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Hơn bao giờ hết, Chiến thắng Điện Biên Phủ chính là sự kết tinh vĩ đại, thiêng liêng và kỳ diệu của sức mạnh đại đoàn kết dựng nước và giữ nước. Kế thừa và phát huy tinh thần và sức mạnh đó, thế hệ trẻ hôm nay đã và đang tạo nên những kỳ tích trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa- xã hội, khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao… đã và đang thực sự là một “Chiến sỹ Điện Biên” trong từng suy nghĩ, hành động tại môi trường công tác và đời sống.

Câu 2: Thế hệ trẻ ngày nay tiếp nối truyền thống cha ông đi trước hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Điểm nhấn quan trọng trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc với mục tiêu cụ thể “đến năm 2025, kỉ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỉ niệm 100 năm thành lập Đảng: là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỉ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà XHCN Việt Nam: trở thành nước phát triển, thu nhập cao”. Để hiện thực hoá khát vọng, mục tiêu đó đòi hỏi sự đoàn kết, nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, trong đó, lực lượng thanh niên – chủ nhân tương lai của đất nước đóng vai trò rất quan trọng.

Thanh niên luôn là lực lượng xã hội hùng hậu, là đội quân xung kích cách mạng, là lớp người kế thừa sự nghiệp cách mạng của cha anh. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, bao lớp thanh niên đã liên tiếp trưởng thành, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước góp phần làm nên những thắng lợi to lớn của dân tộc. Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Thật vậy, những thành quả to lớn của công cuộc đổi mới đất nước có vai trò rất quan trọng của thanh niên. Các phong trào hành động cách mạng như “Thanh niên lập nghiệp”, “tuổi trẻ giữ nước”, “xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, các phong trào thanh niên tình nguyện, tuổi trẻ sáng tạo, tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc đã từng bước đi sâu, lan toả vào lực lượng đoàn viên thanh niên, phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, tinh thần tình nguyện, khơi dậy tiềm năng của thanh niên tham gia thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn, nhiều đoàn viên ưu tú được đứng vào hàng ngũ của Đảng, nhiều cán bộ đoàn trở thành nguồn cán bộ dồi dào của Đảng, nhiều tấm gương thanh niên tiêu biểu trong học tập, lao động, sản xuất, trong hoạt động văn hoá – xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…tất cả đều góp phần làm dày thêm truyền thống vẻ vang của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, xứng đáng là cánh tay đắc lực, đội hậu bị tin cậy của Đảng.

Sinh viên hiện nay đang có điều kiện thuận lợi hơn hẳn các thế hệ đi trước trong việc tiếp thu tri thức, làm giàu trí tuệ và từng bước chiếm lĩnh những đỉnh cao khoa học. Về cơ bản, sinh viên có ý chí, nghị lực tốt trong học tập, rèn luyện, luôn khát khao cống hiến. Tuy nhiên, những mặt trái của điều kiện kinh tế, xã hội đang tác động to lớn đến sinh viên, làm cho một bộ phận sinh viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, mơ hồ về lịch sử, sa ngã vào tệ nạn xã hội, thiếu trách nhiệm với chính bản thân và cộng đồng.

Trước tình hình đó, đào tạo sinh viên toàn diện là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường, gia đình, xã hội phải cùng chung tay, không khoán trắng trong việc chăm lo, bồi dưỡng sinh viên. Với chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, cần phải luôn đồng hành và giúp đỡ sinh viên; luôn lắng nghe nắm bắt tâm tư, tình cảm, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng để kịp thời giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên học tập, rèn luyện. Điều quan trọng, trong nhận thức của mỗi chủ thể cần chú trọng giáo dục sinh viên toàn diện, không nên coi nhẹ mặt nào. Nhà trường cần tạo ra nhiều mô hình giúp sinh viên nghiên cứu khoa học. Đây chính là con đường cơ bản, quan trọng để hình thành khả năng tư duy độc lập, phương pháp làm việc khoa học và năng lực làm việc sáng tạo của sinh viên.

Bên cạnh đó, các cấp Hội Sinh viên cần kết hợp với nhà trường tư vấn, giúp đỡ động viên, khích lệ sinh viên tham gia nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, đẩy mạnh khởi nghiệp; đồng hành và chia sẻ kinh nghiệm, rủi ro với sinh viên ở chặng đường đầu của quá trình lập thân, lập nghiệp. Nhà trường, đoàn thanh niên, các cấp hội sinh viên cần hiểu nhu cầu, nguyện vọng, sở thích, tâm lý sinh viên. Sử dụng hiệu quả mạng xã hội, các loại hình văn hóa, nghệ thuật, các diễn đàn, tọa đàm để truyền tải sinh động lý tưởng cách mạng, tấm gương đạo đức, tấm gương vượt khó và những tấm gương có nhiều cống hiến cho xã hội để truyền cảm hứng cho sinh viên. Khi được truyền cảm hứng sẽ thúc đẩy sinh viên nhiệt huyết, hăng say cống hiến, hành động với quyết tâm lớn để thực hiện được những mục tiêu xây dựng đất nước.

Cơ sở vững chắc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được hiểu là mong muốn cao và bền bỉ nhằm đạt được mục đích mà con người theo đuổi. Khát vọng là trạng thái tinh thần ở dạng tiềm năng thôi thúc mỗi người hành động để vươn tới mục đích. Khát vọng được thực hiện bằng hệ thống các động lực thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động của con người, gắn liền với sự nỗ lực, ý chí quyết tâm cao, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh để đạt tới mục đích. Khát vọng xuất hiện trong mối quan hệ giữa nhu cầu con người với thực tiễn xã hội và những điều kiện bảo đảm cho những mong muốn đó trở thành hiện thực. Khát vọng chính đáng luôn gắn liền với sự ý thức và tự ý thức sâu sắc về khả năng, bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ với bản thân, cộng đồng và xã hội. Khát vọng dân tộc thể hiện nhu cầu, ước vọng của đại đa số cộng đồng cư dân trong một quốc gia và nó chịu sự tác động bởi các điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Như vậy, tiếp nối và phát huy truyền thống của thanh niên Việt Nam, tiếp nối và phát huy truyền thống của thanh niên Việt Nam, trong bối cảnh mới bao gồm cả những thời cơ, thách thức từ môi trường quốc tế và cả ở trong nước, để đạt được mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đề ra, lực lượng đoàn viên thanh niên cần thực hiện tốt những việc sau:

Một là, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò xung kích, đi đầu, sáng tạo, đổi mới và phát triển, dám nghĩ, dám làm, không ngại khó, ngại khổ, phát huy tinh thần của tuổi trẻ nhất là trong việc học tập, nghiên cứu ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào trong thực tiễn công tác.

Hai là, tích cực, tự giác học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Ba là, tích cực nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực; thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống, ra sức đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực và các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, tránh xa các tệ nạn xã hội.

Bốn là, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các phong trào hành động cách mạng của thanh niên, qua đó phát huy năng lực, sở trường, sức sáng tạo của bản thân.

Tin tưởng rằng, với tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ, với bản lĩnh, sức sáng tạo, tinh thần xung kích, lực lượng thanh niên sẽ từng bước trưởng thành, gánh vác trọng trách góp phần hiện thực hoá khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Trên đây là nội dung bài viết Đáp án cuộc thi tìm hiểu 70 năm Điện Biên Phủ – Khát vọng non sông được đăng trong chuyên mục Tài liệu & Biểu mẫu

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Rate this post

Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button