Tài liệu & Biểu mẫu

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến Hà Nội 2023

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến Hà Nội 2023 giúp các bạn tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi cuộc thi. Thời gian thi từ ngày 01/8/2023 đến hết ngày 01/9/2023.

Nội dung thi gồm 2 phần với 21 câu hỏi, trong đó phần thi trắc nghiệm gồm 20 câu, mỗi câu 1 điểm. Người dự thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo phần mềm bộ câu hỏi được thiết kế sẵn với thời gian tối đa là 30 phút. Thí sinh có thể gửi bài tự luận ngay sau khi hoàn thành phần thi trắc nghiệm hoặc gửi phần dự thi tự luận sau nhưng phải trước 24h00 ngày 1/9/2023. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết:

Đáp án câu hỏi tự luận cuộc thi tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến 2023

Ông/bà/anh/chị hãy nêu những tiện ích nổi bật của ứng dụng VNeiD của Bộ Công an và đề xuất sáng kiến nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Bạn đang xem: Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến Hà Nội 2023

Đáp án Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến 2023

Câu hỏi 1. Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là gì?

  1. Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân.
  2. Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
  3. Là dịch vụ hành chính công của cơ quan nhà nước được cung cấp chỉ cho cá nhân trên môi trường mạng.
  4. Là dịch vụ hành chính công của cơ quan nhà nước được cung cấp chỉ cho các tổ chức trên môi trường mạng.

Câu hỏi 2. Theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/09/2022 của Chính phủ thì “Khái niệm” nào sau đây là đúng?

  1. “Danh tính điện tử” là thông tin của một cá nhân hoặc một tổ chức trong hệ thống định danh và xác thực điện tử cho phép xác định duy nhất cá nhân hoặc tổ chức đó trên môi trường điện tử.
  2. “Chủ thể danh tính điện tử” là tổ chức, cá nhân được xác định gắn với danh tính điện tử.
  3. “Định danh điện tử” là hoạt động đăng ký, đối soát, tạo lập và gắn danh tính điện tử với chủ thể danh tính điện tử.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu hỏi 3. Theo quy đinh tại Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ thì việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức nào dưới đây?

  1. Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
  2. Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID.
  3. Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu hỏi 4. Người dân sau khi kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 1/mức độ 2 thành công có thể đăng nhập và sử dụng các chức năng, tiện ích nào trên ứng dụng VNeID ?

  1. Giải quyết dịch vụ công trực tuyến: thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng… sẽ tự điền thông tin vào các biểu mẫu đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết.
  2. Các tính năng nổi bật: Ví giấy tờ, thông báo lưu trú, tố giác tội phạm… giúp công dân có thể thay thế thẻ Căn cước công dân gắn chíp, các loại giấy tờ đã đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNeID như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế …
  3. Khi người dân giao dịch hành chính sẽ giảm tối đa các giấy tờ phải mang theo, thực hiện các giao dịch hành chính.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu hỏi 5. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có những lợi ích nào dưới đây?

  1. Có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân.
  2. Có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
  3. Tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm nhiều khâu thủ tục khi thực hiện giao dịch hành chính công.
  4. Tất cả phương án trên đều đúng.

Câu hỏi 6. Để thực hiện thủ tục hành chính qua hình thức dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan thành phố Hà Nội, công dân cần truy cập vào địa chỉ nào dưới đây?

  1. Https://dichvucong.hanoi.gov.vn hoặc Https://dichvucong.gov.vn.
  2. Https://egov.hanoi.gov.vn.
  3. Zalo.com, facebook.com, youtube.com.
  4. Https://dichvucongtructuyen.hanoi.gov.vn.

Câu hỏi 7. Chủ thể danh tính điện tử thực hiện kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID trong bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả cấp tài khoản định danh điện tử?

  1. 07 ngày.
  2. 08 ngày.
  3. 05 ngày.
  4. 06 ngày.

Câu hỏi 8. Khi thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến lĩnh vực hộ tịch, thủ tục hành chính nào dưới đây công dân không thể ủy quyền cho người khác thực hiện?

  1. (1) Cấp bản sao trích lục hộ tịch.
  2. (2) Đăng ký kết hôn.
  3. (3) Đăng ký nhận cha, mẹ, con.
  4. Phương án (2) và (3).

Câu hỏi 9. Ông A trước đây thi giấy phép lái xe B1 dùng chứng minh nhân dân để làm thủ tục, nay ông A đã đổi chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, vậy khi đi gia hạn giấy phép lái xe ông A dùng giấy tờ gì?

  1. Giấy khai sinh.
  2. Thẻ Bảo hiểm y tế.
  3. Có thể dùng thẻ Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu hỏi 10. Theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ thì dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước có những mức độ nào dưới đây?

  1. Có 1 mức độ: Dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
  2. Có 2 mức độ: Dịch vụ công trực tuyến toàn trình; Dịch vụ công trực tuyến một phần.
  3. Có 4 mức độ: Mức độ 1, mức độ 2, mức độ 3, mức độ 4.
  4. Có 3 mức độ: Mức độ 1, mức độ 2, mức độ 3.

Câu hỏi 11. Tài khoản định danh điện tử công dân Việt Nam bị khóa khi nào?

  1. Chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình.
  2. Chủ thể danh tính điện tử chết.
  3. Chủ thể danh tính điện tử vi phạm điều khoản sử dụng ứng dụng VNeID hoặc bị thu hồi thẻ Căn cước công dân.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu hỏi 12. Theo Đề án 06 của Chính phủ thì các thủ tục hành chính nào dưới đây là các thủ tục hành chính thiết yếu?

  1. Gia hạn tạm trú.
  2. Đăng ký thường trú; Đăng ký tạm trú; Khai báo tạm vắng; Thông báo lưu trú.
  3. Xác nhận thông tin về cư trú.
  4. Xóa đăng ký thường trú, Xóa đăng ký tạm trú.

Câu hỏi 13. Theo Nghị định 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ thì “Tài khoản định danh điện tử” là gì?

  1. Là tài khoản do người dân tạo lập trên điện thoại, máy tính bảng, máy tính laptop. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Bộ Công an phát triển.
  2. Là tài khoản do Bộ Công an lập trên các thiết bị thông minh và cấp cho người dân bao gồm tên đăng nhập, mật khẩu.
  3. Là tài khoản được tạo lập bởi người dân và doanh nghiệp trên điện thoại. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển.
  4. Là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử (Bộ Công an).

Câu hỏi 14. Danh tính điện tử người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam gồm những nội dung nào dưới đây?

  1. Thông tin cá nhân (Số định danh của người nước ngoài; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Thông tin sinh trắc học (Ảnh chân dung).
  2. Thông tin cá nhân (Số định danh của người nước ngoài); Thông tin sinh trắc học (Vân tay).
  3. Thông tin cá nhân (Quốc tịch; Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế); Thông tin sinh trắc học (Vân tay).
  4. Thông tin cá nhân (Số định danh của người nước ngoài; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế); Thông tin sinh trắc học (Ảnh chân dung; Vân tay).

Câu hỏi 15. Dịch vụ công trực tuyến toàn trình của cơ quan nhà nước là gì?

  1. Là dịch vụ bảo đảm chỉ cung cấp toàn bộ thông tin việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng.
  2. Là dịch vụ bảo đảm cung cấp một phần thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng.
  3. Là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
  4. Là dịch vụ bảo đảm chỉ cung cấp toàn bộ thông tin việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng.

Câu hỏi 16. Tổng thời gian giải quyết nhóm thủ tục hành chính liên thông “Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng” đối với người có công là bao nhiêu ngày làm việc?

  1. Không quá 24 ngày làm việc.
  2. Không quá 18 ngày làm việc.
  3. Không quá 12 ngày làm việc.
  4. Không quá 10 ngày làm việc.

Câu hỏi 17. Để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2, công dân Việt Nam cần làm gì?

  1. Đến cơ quan công an chỉ để cung cấp các giấy tờ cá nhân như thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, đăng ký xe…
  2. Đến cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú để xác thực ảnh mặt và vân tay; cung cấp các giấy tờ cá nhân như thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, đăng ký xe.
  3. Chỉ cần thực hiện các thao tác đăng ký trên điện thoại di động.
  4. Không cần làm gì cả, cán bộ công an xã/phường sẽ đăng ký hộ.

Câu hỏi 18. Danh tính điện tử tổ chức gồm những nội dung nào dưới đây?

  1. Mã định danh điện tử của tổ chức, Số định danh cá nhân hoặc số định danh của người nước ngoài; họ, chữ đệm và tên người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu của tổ chức.
  2. Tên tổ chức gồm tên tiếng Việt, tên viết tắt (nếu có) và tên tiếng nước ngoài (nếu có).
  3. Ngày, tháng, năm thành lập, Địa chỉ trụ sở chính.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu hỏi 19. Mật khẩu ứng dụng VNeID phải đảm bảo yêu cầu nào?

  1. Phải từ 8-20 ký tự.
  2. Bao gồm số, chữ viết hoa, chữ viết thường.
  3. Bao gồm ít nhất 1 ký tự đặc biệt.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu hỏi 20. Có thể sử dụng thông tin, hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng nào để đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy?

  1. Hình ảnh thẻ trên ứng dụng VssID hoặc hình ảnh thẻ trên ứng dụng VNeID hoặc thông tin trên thẻ Căn cước công dân.
  2. Trên ứng dụng của ngân hàng.
  3. Ảnh chụp qua điện thoại thông minh.
  4. Hình ảnh thẻ của cán bộ, công chức, viên chức.

Đáp án Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến 2023 thi thử

Câu hỏi 1 (1 điểm)

Để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2, công dân Việt Nam cần làm gì?

  1. Chỉ cần thực hiện các thao tác đăng ký trên điện thoại di động.
  2. Không cần làm gì cả, cán bộ công an xã/phường sẽ đăng ký hộ.
  3. Đến cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú để xác thực ảnh mặt và vân tay; cung cấp các giấy tờ cá nhân như thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, đăng ký xe.
  4. Đến cơ quan công an chỉ để cung cấp các giấy tờ cá nhân như thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, đăng ký xe…

Câu hỏi 2 (1 điểm)

Danh tính điện tử công dân Việt Nam gồm những nội dung nào sau đây?

  1. Thông tin cá nhân (Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính); Thông tin sinh trắc học (Ảnh chân dung; Vân tay).
  2. Thông tin cá nhân (Số định danh cá nhân); Thông tin sinh trắc học (Vân tay).
  3. Thông tin cá nhân (Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh;); Thông tin sinh trắc học (Ảnh chân dung).
  4. Thông tin cá nhân (Số định danh cá nhân; Giới tính); Thông tin sinh trắc học (Ảnh chân dung; Vân tay).

Câu hỏi 3 (1 điểm)

Đề án 06 của Chính phủ quy định năm 2022 có bao nhiêu dịch vụ công thiết yếu?

  1. 25.
  2. 15.
  3. 20.
  4. 30.

Câu hỏi 4 (1 điểm)

Theo Nghị định 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ thì “Tài khoản định danh điện tử” là gì?

  1. Là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử (Bộ Công an).
  2. Là tài khoản do người dân tạo lập trên điện thoại, máy tính bảng, máy tính laptop. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Bộ Công an phát triển.
  3. Là tài khoản do Bộ Công an lập trên các thiết bị thông minh và cấp cho người dân bao gồm tên đăng nhập, mật khẩu.
  4. Là tài khoản được tạo lập bởi người dân và doanh nghiệp trên điện thoại. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển.

Câu hỏi 5 (1 điểm)

Ứng dụng VssID-BHXH số có những tính năng tra cứu gì?

  1. Chỉ tra cứu thông tin quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện.
  2. Chỉ tra cứu được thông tin hưởng các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
  3. Chỉ tra cứu được mã số bảo hiểm xã hội; thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.
  4. Tra cứu thông tin quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện; thông tin hưởng các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; Mã số bảo hiểm xã hội; thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.

Câu hỏi 6 (1 điểm)

Theo Đề án 06 của Chính phủ thì các thủ tục hành chính nào dưới đây là các thủ tục hành chính thiết yếu?

  1. Xác nhận thông tin về cư trú.
  2. Gia hạn tạm trú.
  3. Xóa đăng ký thường trú, Xóa đăng ký tạm trú.
  4. Đăng ký thường trú; Đăng ký tạm trú; Khai báo tạm vắng; Thông báo lưu trú.

Câu hỏi 7 (1 điểm)

Chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử phải tuân thủ quy định nào?

  1. Không được sử dụng tài khoản định danh điện tử vào hoạt động, giao dịch trái quy định của pháp luật.
  2. Không được sử dụng tài khoản định danh điện tử xâm phạm đến an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  3. Không được can thiệp trái phép vào hoạt động của hệ thống định danh và xác thực điện tử.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu hỏi 8 (1 điểm)

Công dân đăng nhập tài khoản định danh điện tử của mình như thế nào?

  1. Công dân chỉ có thể đăng nhập tài khoản định danh điện tử của công dân trên một thiết bị duy nhất tại một thời điểm nên công dân không thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên nhiều thiết bị khác nhau cùng thời điểm.
  2. Cùng một lúc trên tất cả các thiết bị có cài đặt ứng dụng VNeID.
  3. Được sử dụng cùng một lúc trên 2 thiết bị di động.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu hỏi 9 (1 điểm)

Khi đăng ký tài khoản định danh điện tử ở mức độ 2, công dân Việt Nam có thẻ Căn cước công dân gắn chíp, công dân cần thực hiện nội dung nào dưới đây?

  1. Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
  2. Chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay theo yêu cầu của người có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ.
  3. Kích hoạt tài khoản định danh điện tử sau khi nhận được thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu hỏi 10 (1 điểm)

Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có những lợi ích nào dưới đây?

  1. Có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân.
  2. Có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
  3. Tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm nhiều khâu thủ tục khi thực hiện giao dịch hành chính công.
  4. Tất cả phương án trên đều đúng.

Câu hỏi 11 (1 điểm)

Chủ thể danh tính điện tử thực hiện kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID trong bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả cấp tài khoản định danh điện tử?

  1. 08 ngày.
  2. 07 ngày.
  3. 05 ngày.
  4. 06 ngày.

Câu hỏi 12 (1 điểm)

Danh tính điện tử người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam gồm những nội dung nào dưới đây?

  1. Thông tin cá nhân (Quốc tịch; Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế); Thông tin sinh trắc học (Vân tay).
  2. Thông tin cá nhân (Số định danh của người nước ngoài; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Thông tin sinh trắc học (Ảnh chân dung).
  3. Thông tin cá nhân (Số định danh của người nước ngoài; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế); Thông tin sinh trắc học (Ảnh chân dung; Vân tay).
  4. Thông tin cá nhân (Số định danh của người nước ngoài); Thông tin sinh trắc học (Vân tay).

Câu hỏi 13 (1 điểm)

Người lao động khi có nhu cầu nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia cần đính kèm những giấy tờ gì để nộp hồ sơ theo quy định?

  1. Sổ Bảo hiểm xã hội; căn cước công dân /chứng minh thư nhân dân.
  2. Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác.
  3. Sổ bảo hiểm xã hội.
  4. Bản chụp/scan giấy tờ chứng minh chấm dứt Hợp đồng lao động/Hợp đồng làm việc theo quy định.

Câu hỏi 14 (1 điểm)

Theo quy định của Luật Cư trú, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến thời điểm nào sau đây?

  1. Đến ngày 01/07/2022.
  2. Đến hết ngày 01/7/2023.
  3. Đến hết ngày 31/12/2022.
  4. Đến hết ngày 31/12/2023.

Câu hỏi 15 (1 điểm)

Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là gì?

  1. Là dịch vụ hành chính công của cơ quan nhà nước được cung cấp chỉ cho các tổ chức trên môi trường mạng.
  2. Là dịch vụ hành chính công của cơ quan nhà nước được cung cấp chỉ cho cá nhân trên môi trường mạng.
  3. Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
  4. Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân.

Câu hỏi 16 (1 điểm)

Mật khẩu ứng dụng VNeID phải đảm bảo yêu cầu nào?

  1. Phải từ 8-20 ký tự.
  2. Bao gồm số, chữ viết hoa, chữ viết thường.
  3. Bao gồm ít nhất 1 ký tự đặc biệt.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu hỏi 17 (1 điểm)

Quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình đổi giấy phép lái xe trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia gồm các bước nào sau đây?

  1. (1) Lựa chọn dịch vụ công, (2) Đăng ký tài khoản và Đăng nhập hệ thống, (3) Nộp hồ sơ và thanh toán trực tuyến, (4) Tra cứu, theo dõi tình trạng hồ sơ.
  2. (1) Lựa chọn dịch vụ công, (2) Đăng ký tài khoản và Đăng nhập hệ thống, (3) Tra cứu, theo dõi tình trạng hồ sơ.
  3. (1) Lựa chọn dịch vụ công, (2) Đăng ký tài khoản và Đăng nhập hệ thống, (3) Tra cứu, theo dõi tình trạng hồ sơ, (4) Nộp hồ sơ và thanh toán trực tuyến.
  4. (1) Đăng ký tài khoản và Đăng nhập hệ thống, (2) Nộp hồ sơ và thanh toán trực tuyến, (3) Tra cứu, theo dõi tình trạng hồ sơ.

Câu hỏi 18 (1 điểm)

Theo quy đinh tại Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ thì việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức nào dưới đây?

  1. Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
  2. Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID.
  3. Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu hỏi 19 (1 điểm)

Khi thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến lĩnh vực hộ tịch, thủ tục hành chính nào dưới đây công dân không thể ủy quyền cho người khác thực hiện?

  1. (1) Cấp bản sao trích lục hộ tịch.
  2. (2) Đăng ký kết hôn.
  3. (3) Đăng ký nhận cha, mẹ, con.
  4. Phương án (2) và (3).

Câu hỏi 20 (1 điểm)

Đề án 06 của Chính phủ không thực hiện nhóm tiện ích nào dưới đây?

  1. Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
  2. Phục vụ công dân số.
  3. Phục vụ kinh doanh, giải trí cho người dân và doanh nghiệp.
  4. Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Trên đây là nội dung bài viết Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến Hà Nội 2023 được đăng trong chuyên mục Tài liệu & Biểu mẫu

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

5/5 - (4947 bình chọn)

Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button