Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm lớp 4 (8 Mẫu)

Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm bao gồm hướng dẫn viết cùng 8 bài mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 4 trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng viết đoạn văn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm.

Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm.
Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm.

Mục lục

Hướng dẫn Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm lớp 4

Trao đổi về nội dung câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo):

a, Tình cảm họ hàng, làng xóm được thể hiện qua câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó như thế nào?

b, Nói điều em tưởng tượng được ( về cảnh vật hoặc ý nghĩ, lời nói, hành động của nhân vật) qua một chi tiết trong câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó.

Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm – Mẫu 1

Tình làng nghĩa xóm trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ được thể hiện qua chi tiết bà cụ hàng xóm đã sang thăm và cho gia đình nhà chị Dậu mấy bơ gạo để nấu cháo. Chi tiết này thể hiện tình làng nghĩa xóm vô cùng sâu sắc bởi trong hoàn cảnh đói kém là vậy. Mọi người lo cho thân mình còn khó khăn cùng cực. Vậy mà bà cụ sẵn sàng đem bơ gạo (khi ấy bơ gạo còn quý hơn vàng) cho nhà chị Dậu và khuyên chị bằng những lời lẽ hết sức chân tình: “Bảo anh ấy có chạy trốn đi đâu thì chạy chứ cứ nằm đây chốc nữa sai nha đến thúc sưu họ lại đánh cho thì khổ.” Lời lẽ ấy và hành động ấy là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tình làng nghĩa xóm và truyền thống đạo lí tự ngàn đời của người Việt Nam “Lá lành đùm lá rách”.

Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm – Mẫu 2

Câu tục ngữ “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau” mẹ em thường nói với em. Mẹ bảo vì những người hàng xóm là người thân cận, kề sát mình. Họ lại tốt bụng, nhiệt tình giúp đỡ mình những lúc cần kíp. Nhất là khi buổi tối, nếu có vấn đề gì xảy ra chỉ cần hô lên một tiếng là sẽ có các bác hàng xóm sang giúp sức. Thế nên đây là câu ca dao mà em rất tâm đắc.

Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm – Mẫu 3

– Bài thơ “Đoàn kết xóm làng”:

“Thân thương làng xóm láng giềng

Sẻ chia những lúc buồn phiền khổ đau

Khi vui ta đến với nhau

Ấm trà chén nước chung câu tâm tình

Xây dựng thôn tổ văn minh

Toàn dân đoàn kết chân tình nhắc nhau

Tình làng nghĩa xóm trước sau

Mất đoàn kết chỉ thêm sầu làm chi

Những chuyện vụn vặt bỏ đi

Không nên tính toán nghĩ suy phiền hà

Bác đi vắng tôi trông nhà,

Gần gũi hơn cả ruột rà xa xôi

Nghĩa tình lỡ để mất rồi

Lòng bác đau ít lòng tôi đau nhiều

Xuân về thôn xóm thân yêu

Niềm vui hạnh phúc sớm chiều có nhau!”

Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm – Mẫu 4

Tình làng nghĩa xóm trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ được thể hiện qua chi tiết bà cụ hàng xóm đã sang thăm và cho gia đình nhà chị Dậu mấy bơ gạo để nấu cháo. Chi tiết này thể hiện tình làng nghĩa xóm vô cùng sâu sắc bởi trong hoàn cảnh đói kém là vậy. Mọi người lo cho thân mình còn khó khăn cùng cực. Vậy mà bà cụ sẵn sàng đem bơ gạo (khi ấy bơ gạo còn quý hơn vàng) cho nhà chị Dậu và khuyên chị bằng những lời lẽ hết sức chân tình: “Bảo anh ấy có chạy trốn đi đâu thì chạy chứ cứ nằm đây chốc nữa sai nha đến thúc sưu họ lại đánh cho thì khổ.” Lời lẽ ấy và hành động ấy là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tình làng nghĩa xóm và truyền thống đạo lí tự ngàn đời của người Việt Nam “Lá lành đùm lá rách”.

Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm – Mẫu 5

Nhà ông bà ngoại em có trồng một vườn rau, hằng ngày bà vẫn ra vườn vun xới. Thế nhưng hè vừa rồi, bố mẹ em nghe tin bà bị ngất giữa vườn. Cả nhà em vội vàng về thăm bà. Hỏi ra mới biết hôm đó ông không ở nhà, một mình bà ra vườn. Vì trời nắng quá mà bà say nắng, bị ngất giữa vườn. May mà có bác hàng xóm đi qua, thấy bà nằm đó liền hô hoán mọi người đưa bà vào viện. Cả xóm đổ ra đưa bà vào chỗ râm, người bóp tay bóp chân, người quạt mát. Khi xe cứu thương đến thì bà cũng tỉnh táo lại đôi chút. Thế mới biết, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Những người hàng xóm xung quanh mình rất tốt bụng, đáng trân trọng.

Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm – Mẫu 6

Câu ca dao “Xung quanh những họ cùng hàng/ Coi nhau như ngọc, như vàng mới nên” dùng để nói về tầm quan trọng của những người họ hàng thân thiết. Ngọc và vàng đều là những vật trang sức quý giá, đắt tiền mà con người nâng niu. Chúng ta cũng cần phải trân trọng những người họ hàng, anh em của mình như vậy.

Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm – Mẫu 7

Trong bài thơ “Cuộc sống quê tôi”, tác giả Trương Tuyết có viết:

“Giúp nhau những việc gì cần

Hai làng đoàn kết không phân biệt gì

Đường làng thông thoáng lối đi

Giao lưu qua lại những khi hội hè.”

Em thấy được tình làm nghĩa xóm của những con người thôn quê rất khăng khít, gắn bó. Họ cùng đoàn kết giúp đỡ nhau trong những việc thường nhật lẫn việc xây dựng đường sá, giúp cho lối đi được thông thoáng. Tình cảm từ đó lại càng bền chặt.

Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm – Mẫu 8

Cuối năm 2010, trong một lần đi hái cà phê thuê cho một gia đình khác trong vùng, anh Trần Xuân Quý (tổ dân phố 6, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ) bị ngã xuống giếng hoang cạn nước sâu hơn 10 mét. Khi hay tin chồng ngã giếng bị đa chấn thương đang được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ, vợ anh đã gom hết số tiền dành dụm của gia đình để mang đi chữa bệnh cho chồng. Song số tiền vợ chồng anh có được cũng chỉ vỏn vẹn vài trăm ngàn đồng, bởi gia cảnh nghèo, chỉ đi làm thuê để có cái ăn qua ngày, lấy đâu ra tiền dành dụm, nhà có mấy sào rẫy cà phê thì chưa đến ngày thu hoạch. May thay, lúc ấy Câu lạc bộ “Vòng tay nhân ái” (một câu lạc bộ được hình thành trên sự tự nguyện tham gia của các hộ dân ở tổ dân phố 6 nhằm giúp đỡ những người hàng xóm có hoàn cảnh khó khăn) hay tin đã đóng góp được 3,9 triệu đồng mang tặng anh Quý làm chi phí chữa bệnh. Không những thế, thấy hoàn cảnh gia đình anh neo người, vợ chăm chồng ở bệnh viện, có 2 con trai lại đang tuổi ăn tuổi học, các thành viên Câu lạc bộ “Vòng tay nhân ái” đã đóng góp hàng chục ngày công giúp gia đình anh thu hoạch cà phê, phơi khô và đóng bao cất giữ hộ, đồng thời, còn thay nhau trông coi nhà cửa, chăm lo từ cái ăn đến việc học hành của 2 cháu nhỏ. Ngày xuất viện trở về, nhìn nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, mùa màng đã thu hoạch xong vợ chồng anh Quý vui mừng khôn xiết. Anh tâm sự: “Ngày tôi nhập viện, nếu không có sự giúp đỡ kịp thời của bà con hàng xóm, chưa chắc tôi đã qua được cơn nguy kịch. Không chỉ cho tiền, bà con còn giúp tôi công sức để thu hoạch mùa màng. Trước những tấm lòng, tình cảm ấy, tôi thấy gia đình mình như đang sống trong một gia đình lớn, ở đó có sự thương yêu đùm bọc của mọi người. Và cũng chính những tình cảm ấy đã tiếp thêm cho vợ chồng ý chí vươn lên. Đến bây giờ gia đình tôi đã được xóa tên trong danh sách hộ nghèo…”.

Được biết, ngoài những việc làm tình nghĩa dành cho những gia đình gặp tai nạn bất ngờ, những thành viên Câu lạc bộ “Vòng tay nhân ái” ở tổ dân phố 6 còn tự nguyện đóng góp tiền để cùng nhau vượt khó làm giàu. Với 20 thành viên ban đầu, chưa đầy một năm sau khi hình thành, Quỹ của Câu lạc bộ đã thu được 12 triệu đồng và tổ chức cho 6 hộ vay để phát triển chăn nuôi, tăng thêm chi phí chăm sóc cây cà phê của gia đình. Không những thế, vào những ngày lễ tết họ còn đóng góp tiền, gạo, quà để đi thăm hỏi trẻ tàn tật, mồ côi trên địa bàn tổ dân phố. Rồi khi có ai đau ốm, họ lại đóng góp và cùng nhau đến thăm hỏi, động viên. Chia sẻ về hoạt động của Câu lạc bộ, Chủ nhiệm Lê Thị Tảo cho biết: “Những hoạt động Câu lạc bộ “Vòng tay nhân ái” đã và đang làm đều hướng đến một mục đích là thắp sáng lên ngọn lửa thương yêu trong cụm dân cư của mình để bất cứ ai, gia đình nào trên địa bàn cũng thấy và cảm nhận được tình thương yêu, sự sẻ chia mà bà con hàng xóm dành cho mình. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phát triển thêm hội viên và phát triển thêm số quỹ của câu lạc bộ để ngày càng có nhiều gia đình hội viên được vay vốn và giúp đỡ được nhiều trường hợp khó khăn hơn…”.

*****

Trên đây là 8 bài mẫu Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm lớp 4 do thầy cô trường Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình. Chúc các em hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh 

Chuyên mục: Học tập, Lớp 4

5/5 - (10 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *