Góc bẹt bao nhiêu độ? Bài tập vận dụng về góc bẹt

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Góc bẹt bao nhiêu độ? Bài tập vận dụng về góc bẹt do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mục lục

Góc bẹt bao nhiêu độ?

– Góc bẹt là góc có số đo bằng 180o

– Nửa đường tròn tạo thành một góc có giá trị bằng góc bẹt

– Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.

– Góc bẹt nhìn giống như một đường thẳng.

Góc bẹt bao nhiêu độ?
Góc bẹt bao nhiêu độ?

Cách xác định góc bẹt

Trên thực tế thì có rất nhiều cách để xác định góc bẹt mà chúng ta có thể thực hiện được. Nhưng về cơ bản thì việc xác định giá trị của góc bẹt giống với cách xác định giá trị của một góc nói chung.

  • Cách 1: Sử dụng dụng cụ thước đo góc hoặc e-ke

Thước đo góc hay e-ke là một trong những dụng cụ phổ biến nhất và cũng rất quan trọng dùng để xác định giá trị của một góc, chúng có thể xác định số đo góc cực kì chính xác.

  • Cách 2: Sử dụng các tính chất hình học.

*Góc bẹt là góc có số đo bằng 1800

Nếu một góc có số đo bằng hai lần góc vuông thì đó chính là góc bẹt.

Cách xác định góc bẹt
Cách xác định góc bẹt

Các dạng toán về góc bẹt thường gặp

Dạng 1: Nhận biết góc bẹt với các góc khác

Phương pháp giải: Dựa vào đặc điểm, tính chất và khái niệm để xác định được chính xác góc bẹt

Ví dụ: Cho biết những góc dưới đây góc nào là góc bẹt, Gọi tên góc và xác định đỉnh, các cạnh của góc đó.

Góc xOy = 135°, zAt = 180°, tBk = 90°, xCt = 2. tBk

Giải:

Dựa vào đặc điểm của góc bẹt là góc có số đo bằng 180°. Vậy nên, trong các góc trên thì góc zAt và xCt chính là góc bẹt.

Trong đó:

Góc zAt có đỉnh là A và cạnh là Az, At

Góc xCt có đỉnh C, cạnh Cx và Ct.

Dạng 2: Tính số đo góc có phải là góc bẹt không?

Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm và cách tính số đo góc để có thể giải bài tập chính xác.

Ví dụ: Trên nửa mặt phẳng bờ là tia Ax, vẽ hai tia Ay và Az sao cho góc xAy = 75°, góc yAz = 105°. Hãy tính số đo góc xAz và cho biết góc đó có phải là góc bẹt không?

Giải:

Vì tia Ay và Az cùng nằm trên nửa mặt phẳng bờ là tia Ax và góc xAy = 75°, góc yAz = 105° nên ta có:

Góc xAz = 75° + 105° = 180°.

Suy ra: góc xAz = 180°

Vậy góc xAz là góc bẹt

Dạng 3: Bài tập tổng hợp

Phương pháp giải: Tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi bài tập, các em sẽ đọc và phân tích kỹ đề bài để đưa ra cách giải chính xác nhất.

Các dạng toán về góc bẹt thường gặp
Các dạng toán về góc bẹt thường gặp

Bài tập vận dụng về góc bẹt

Câu 1 : Cho hình vẽ như sau:

Góc đã cho có đỉnh là:

A. Đỉnh O

B. Đỉnh M

C. Đỉnh N

D. Tất cả các đán án trên đều đúng.

Quan sát hình trên ta thấy góc đã cho có đỉnh O, cạnh OM và ON.

Câu 2 : Cho hình vẽ như sau:

Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải

Góc đã cho có cạnh là:

A. Cạnh HDC

B. Cạnh DH, HC

C. Cạnh DH, DC

D. Cạnh DC, HC

Quan sát hình vẽ ta thấy góc đã cho có đỉnh D, cạnh DH, DC.

Câu 3 : Trong hình dưới đây, góc đỉnh O cạnh OA và OB là góc nhọn. Đúng hay sai?

Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải

Nhìn hình trên ta thấy góc đỉnh O cạnh OA và OB là góc nhọn.

Vậy khẳng định đã cho là đúng.

Câu 4 : Cho hình vẽ như sau:

Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải

Góc đỉnh A là góc gì?

A. Góc nhọn

B. Góc tù

C. Góc vuông

D. Góc bẹt

Quan sát hình vẽ ta thấy góc đỉnh A cạnh AB, AC là góc tù.

Câu 5 : Điền số thích hợp vào ô trống:

Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải

Trong các góc đã cho có Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải góc nhọn, Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải góc tù

Nhìn hình vẽ ta thấy:

Góc đỉnh A cạnh AB, AC là góc nhọn.

Góc đỉnh O cạnh OP, OQ là góc tù.

Góc đỉnh H cạnh HI, HK là góc vuông.

Góc đỉnh G cạnh GD, GC là góc bẹt.

Góc đỉnh T cạnh TU, TV là góc nhọn.

Góc đỉnh E cạnh EM, EN là góc tù.

Do đó, trong các góc đã cho có 2 góc nhọn, 2 góc tù.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là 2;2.

Câu 6 : Điền số thích hợp vào ô trống:

Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải

Trong hình đã cho ta thấy có Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải góc vuông, Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải góc nhọn.

Nhìn hình vẽ ta thấy:

Góc đỉnh O cạnh OP, OQ là góc vuông.

Góc đỉnh P cạnh PO, PQ là góc nhọn.

Góc đỉnh Q cạnh QO, QP là góc nhọn.

Vậy trong các góc đã cho có 1 góc vuông, 2 góc nhọn.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là 1;2.

Câu 7 : Cho hình vẽ như bên dưới:

Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải

Trong hình vẽ trên có:

A. 1 góc tù, 1 góc nhọn, 1 góc vuông

B. 1 góc vuông, 2 góc nhọn

C. 1 góc vuông, 2 góc tù

D. 1 góc tù, 2 góc nhọn

Nhìn hình trên ta đếm được:

– 2 góc nhọn:

+ Góc nhọn đỉnh A; cạnh AO, AB.

+ Góc nhọn đỉnh B; cạnh BA, BO.

– 1 góc tù đỉnh O; cạnh OA, OB.

Vậy hình đã cho có 1 góc tù, 2 góc nhọn.

Câu 8 : Điền số thích hợp vào ô trống:

Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải

Trong hình trên ta thấy có Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải góc vuông, Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải góc nhọn, Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải góc bẹt.

Nhìn trong hình trên ta đếm được:

– 3 góc vuông:

+ Góc vuông đỉnh G; cạnh GH và GK.

+ Góc vuông đỉnh I; cạnh IG và IH.

+ Góc vuông đỉnh I; cạnh IG và IK.

– 4 góc nhọn:

+ Góc nhọn đỉnh G; cạnh GH và GI.

+ Góc nhọn đỉnh G; cạnh GI và GK.

+ Góc nhọn đỉnh H; cạnh HG và HK.

+ Góc nhọn đỉnh K; cạnh KG và KH.

– 1 góc bẹt: góc bẹt đỉnh I; cạnh IK và IH.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là 3;4;1.

Câu 9 : Điền số thích hợp vào ô trống:

Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải

Trong hình đã cho có Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải góc bẹt, Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải góc tù.

Trong hình đã cho có:

– 5 góc tù:

+ Góc tù đỉnh A; cạnh AD và AB.

+ Góc tù đỉnh B; cạnh BA và BC.

+ Góc tù đỉnh H; cạnh HB và HG.

+ Góc tù đỉnh G; cạnh GD và GH.

+ Góc tù đỉnh G; cạnh GA và GC.

– 2 góc bẹt:

+ Góc bẹt đỉnh H; cạnh HB và HC.

+ Góc bẹt đỉnh G; cạnh GC và GD.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là 2;5.

Câu 10 : Cho hình vẽ như sau:

Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải

Số góc nhọn có trong hình vẽ trên là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Trong hình đã cho có 6 góc nhọn:

– Góc nhọn đỉnh M; cạnh MN, MP.

– Góc nhọn đỉnh N; cạnh NM, NP .

– Góc nhọn đỉnh N; cạnh NM, NQ .

– Góc nhọn đỉnh N; cạnh NQ, NP .

– Góc nhọn đỉnh P; cạnh PN, PM .

– Góc nhọn đỉnh Q; cạnh QM, QN .

Câu 11 : Cho hình vẽ như sau:

Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải

Hình dưới trên có bao nhiêu góc nhọn? Bao nhiêu góc vuông?

A. 9 góc nhọn, 2 góc vuông

B. 8 góc nhọn, 1 góc vuông

C. 8 góc nhọn, 2 góc vuông

D. 7 góc nhọn, 3 góc vuông

Trong hình đã cho có:

– 9 góc nhọn:

+ Góc nhọn đỉnh A; cạnh AB và AC.

+ Góc nhọn đỉnh A; cạnh AB và AD.

+ Góc nhọn đỉnh A; cạnh AB và AE.

+ Góc nhọn đỉnh A; cạnh AD và AC.

+ Góc nhọn đỉnh A; cạnh AD và AE.

+ Góc nhọn đỉnh A; cạnh AE và AC .

+ Góc nhọn đỉnh B; cạnh BA và BC.

+ Góc nhọn đỉnh C; cạnh CA và CB.

+ Góc nhọn đỉnh E; cạnh EA và EB.

– 2 góc vuông:

+ Góc vuông đỉnh D; cạnh AD và DB.

+ Góc vuông đỉnh D; cạnh AD và DC (hoặc cạnh AD và DE ).

Vậy hình đã cho có 9 góc nhọn và 2 góc vuông.

Câu 12 : Điền số thích hợp vào ô trống:

Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải

Bài tập Góc nhọn, góc tù, góc bẹt Toán lớp 4 có lời giải

Trong hình đã cho có:

– 10 góc nhọn:

+ Góc nhọn đỉnh D; cạnh DA và DE.

+ Góc nhọn đỉnh D; cạnh DE và DM.

+ Góc nhọn đỉnh D; cạnh DM và DC.

+ Góc nhọn đỉnh D; cạnh DA và DM.

+ Góc nhọn đỉnh D; cạnh DE và DC.

+ Góc nhọn đỉnh M; cạnh MC và MD.

+ Góc nhọn đỉnh M; cạnh MD và ME.

+ Góc nhọn đỉnh M; cạnh ME và MB.

+ Góc nhọn đỉnh E; cạnh EA và ED.

+ Góc nhọn đỉnh E; cạnh EM và EB.

– 4 góc vuông:

+ Góc vuông đỉnh A; cạnh AB và AD.

+ Góc vuông đỉnh B; cạnh BA và BC.

+ Góc vuông đỉnh C; cạnh CB và CD.

+ Góc vuông đỉnh D; cạnh DA và DC.

– 5 góc tù:

+ Góc tù đỉnh M ; cạnh MC và ME.

+ Góc tù đỉnh M; cạnh MD và MB.

+ Góc tù đỉnh E; cạnh EA và EM.

+ Góc tù đỉnh E; cạnh ED và EM.

+ Góc tù đỉnh E; cạnh ED và EB.

– 2 góc bẹt:

+ Góc bẹt đỉnh M; cạnh MB và MC.

+ Góc bẹt đỉnh E; cạnh EA và EB.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống từ trên xuống dưới,

từ trái sang phải lần lượt là 10;4;5;2.

***

Trên đây là nội dung bài học Góc bẹt bao nhiêu độ? Bài tập vận dụng về góc bẹt do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *