Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…) (21 mẫu)

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…) bao gồm hướng dẫn viết cùng 21 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,...)
Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)

Mục lục

Gợi ý Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)

1. Mở bài: Giới thiệu người định tả

2. Thân bài

a. Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng.)

b. Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,..)

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 1

a) Mở bài: Giới thiệu chung về người mà em muốn miêu tả:

  • Người đó tên là gì? Có mối quan hệ như thế nào đối với em?
  • Vì lý do gì mà em lại thường gặp người đó?

b) Thân bài:

– Miêu tả khái quát về người đó:

  • Người đó có vóc dáng như thế nào? Chiều cao, cân nặng ra sao? (nếu các số liệu không nắm rõ, thì có thể áng chừng hoặc so sánh với một đồ vật, người nổi tiếng quen thuộc)
  • Màu da của người đó là gì? Vì sao họ lại có màu da như thế?
  • Người đó để kiểu tóc gì? Màu sắc, kiểu dáng có gì đặc biệt không?
  • Hằng ngày em thường gặp người đó vào lúc nào, ở đâu? Lúc ấy, người đó đang làm gì? Trang phục lấy ấy của người đó là gì?

– Miêu tả chi tiết về người đó:

  • Khuôn mặt: miêu tả các đặc điểm nổi bật như hình dáng khuôn mặt, đôi mắt, lông mày, sống mũi, khuôn miệng của người đó
  • Miêu tả bàn tay hoặc nụ cười của người đó
  • Miêu tả hành động, lời nói, cách hành xử của người đó lúc em gặp mặt
  • Sau nhiều lần gặp, em cảm thấy người đó có tính cách ra sao?

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho người đó

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 2

1. Mở bài: Giới thiệu người em định tả: bác tố trưởng dân phố (bác Hưng, bác đã sáu mươi tuổi).

2. Thân bài:

a. Tả ngoại hình:

  • Vóc dáng: bác Hưng người tầm thước, tóc đã hoa râm, nước da ngăm ngăm đen.
  • Khuôn mặt: phúc hậu, đầy đặn, mắt bác đã có nhiều nếp nhăn, ánh lên tia nhìn vui vẻ, ấm áp.
  • Phục sức: ở nhà bác Hưng mặc đồ ngắn. Khi ra phố hoặc lúc có họp tổ dân phố, bác mặc đồ âu lịch sự.

b. Tả hoạt động, tính cách:

  • Bác tổ trưởng tính tình hoạt bát, vui vẻ. Bác luôn hoà nhã, thân ái với mọi người.
  • Mỗi tháng một lần, bác tổ trưởng dân phố mời các gia đình họp để thông báo tình hình của khu phố, của phường.
  • Bác tổ trưởng là người nhân hậu, thường giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn (Bác động viên những gia đình giàu có góp công, góp của giúp đỡ nạn nhân bão lụt, gia đình nghèo, học sinh mồ côi, người già không nơi nương tựa.).

3. Kết luận:

Nêu tình cảm của em đối với bác tổ trưởng dân phố: quý mến, kính trọng.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 3

A. Mở bài

– Cô Lan là cô giáo đã dạy em năm lớp Hai.

– Tuy không còn học cô nhưng em vẫn được gặp cô mỗi ngày.

B. Thân bài

a) Ngoại hình:

– Cô đã ngoài bốn mươi tuổi.

– Vóc người cao, làn da trắng hồng.

– Thường mặc những chiếc áo dài sẫm màu.

– Khuôn mặt tròn, đôi mắt màu hạt dẻ.

– Mái tóc uốn quăn, dài ngang lưng.

– Nét mặt vui tươi.

– Đôi môi đỏ hồng, hay mỉm cười khi chúng em chăm ngoan, học giỏi.

– Hàm răng trắng nõn đều đặn.

b) Tính tình, hoạt động:

– Giọng nói ấm áp, có sức thuyết phục.

– Cô giảng bài dễ hiểu.

– Nét chữ nghiêng nghiêng, thanh thoát trên bảng.

– Ân cần chăm sóc học sinh.

– Quan tâm đến học sinh nghèo.

– Nhã nhặn với phụ huynh.

– Gần gũi với đồng nghiệp.

– Tận tụy với nghề.

– Yêu mến trẻ thơ.

– Sẵn lòng giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

C. Kết bài

– Em rất biết ơn và ghi nhớ những bài giảng ý nghĩa của cô.

– Em xem cô như người mẹ thứ hai của mình.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 4

a. Mở bài: Giới thiệu về một người mà em thường gặp (thầy cô giáo, bạn bè, bác hàng xóm, chú bảo vệ, bác lao công…)

b. Thân bài

– Miêu tả ngoại hình:

  • Tuổi tác, nghề nghiệp, tên của người đó
  • Chiều cao, cân nặng, vóc dáng như thế nào?
  • Miêu tả một số bộ phận tiêu biểu (khuôn mặt, đôi mắt, cái mũi, nụ cười, bàn tay…)
  • Trang phục của người đó có gì đặc biệt?
  • Người đó thường để kiểu tóc gì? (màu sắc, kiểu dáng)
  • Người đó thường mang theo đồ dùng gì? (cặp, balo, chổi, chùm chìa khóa…)

– Tả hoạt động, tính cách:

  • Tính cách người đó như thế nào? Nét tính cách đó được thể hiện qua những hành động nào?
  • Khi gặp em người đó thường có hành động gì? Em có thích hành động đó không?
  • Người đó đối xử với mọi người như thế nào?
  • Mọi người xung quanh nhận xét như thế nào về người đó?

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho người mà mình hay gặp.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 5

1. Mở bài: Giới thiệu người em thường gặp.

Mẫu: Ngoài những người thân trong gia đình và các thầy cô, bạn bè trong lớp, còn một người em thường gặp làm em ấn tượng và rất yêu mến. Đó chính là ông Hai gần nhà em

2. Thân bài

a) Ngoại hình:

  • Ông năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng trông không hề già và khó tính chút nào. Ông là một cựu chiến binh thời chống Mĩ.
  • Ông có dáng người cao, gầy hay vận bộ quần áo màu đơn giản, nhất là màu xanh lục khi ở nhà.
  • Tóc ông không còn nhiều, những sợi còn lại đều đã bạc trắng vì những năm tháng chiến đấu hết mình vì Tổ quốc. Nước da đen sạm đi vì dầm mưa dãi nắng. Gương mặt ông nhăn nheo, đầy vết chân chim. Mỗi khi ông cười, những vết nhăn lại xô lại, càng rõ rệt.
  • Đặc biệt, ông có một vết sẹo trên mặt: một vết sẹo ngày phía bên phải trán. Những ngày trở trời, nó lại nhức nhói. Nhưng nó cũng không làm cho chúng em sợ hãi, nó càng làm cho ông đẹp hơn. Vì nó cho thấy ông đã anh dũng chiến đấu, cống hiến hết mình vì mọi người, vì đất nước như thế nào.

b) Tính cách:

  • Ông có sự nghiêm túc và quy củ của một người chiến sĩ cụ Hồ. Ông thức dậy và sinh hoạt luôn đúng giờ.
  • Những kỉ vật thời kháng chiến: từ ống bi uống nước, chiếc áo, mũ cối, … đều được ông cất giữ như báu vật.
  • Ông cũng rất vui tính và hiền lành. Lũ trẻ con đều thích chơi với ông, vì ông có rất nhiều đồ ngày xưa và cả những câu chuyện thời chiến hấp dẫn chúng tôi.

c) Tình cảm của em với người đó

  • Ngày nào cũng sang nhà để trò chuyện và chơi với ông. Vì các con ông đều đi làm ở thành phố nên ông ở nhà một mình, chắc sẽ rất buồn.
  • Ông kể chuyện em nghe, ông dạy em về lịch sử và cả những bài học về cuộc sống: biết “uống nước nhớ nguồn”, biết hi sinh mình vì mọi người, vì nhiệm vụ lớn lao của đất nước. Ở với ông em thấy rất vui và thoải mái, em còn được học thêm nhiều thứ khác.
  • Những lúc em mắc lỗi, làm sai, em đều đến năn nỉ ông. Có lời nói của ông, bố mẹ lại dịu đi phần nào, và em lại được tha lỗi.

3. Kết bài:

Mẫu: Ông như là người ông thứ hai, một người thầy, một người bạn lớn tuổi của em vậy. Thật vui vì có ông ở ngay bên cạnh. Em rất yêu quý và tôn trọng ông. Mong rằng ông có thể sống thật lâu, vui vẻ và hạnh phúc.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 6

1. Mở Bài

Giới thiệu về cô lao công mình định tả.

2. Thân Bài

a) Ngoại hình

  • Dáng người cô cân đối.
  • Làn da ngăm đen.
  • Khuôn mặt trái xoan.
  • Mái tóc màu đen, dài đến ngang lưng.

b) Trang phục

  • Cô mặc bộ quần áo màu xanh của công nhân vệ sinh môi trường, đội nón, đi giày.
  • Cô đeo khẩu trang tránh bụi bẩn, đeo găng tay để bàn tay không bị xước xát.

c) Hoạt động

  • Cô nhanh nhẹn đưa từng đường chổi và hót rác vào xe đẩy để mang chúng đến nơi xử lí.
  • Cô làm việc rất cần mẫn, không quản ngại trời nắng hay mưa.

3. Kết Bài

Bày tỏ tình cảm của bản thân với cô lao công ấy.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 7

1. Mở bài:

Mẫu: Cô giáo Thương là người dạy em năm lớp Năm. Em rất yêu và kính trọng cô.

2. Thân bài:

  • Cô gần ba mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, cân đối, cô thường đến trường với tà áo dài màu xanh nước biển, có lẽ đây là màu mà cô ưa thích nhất.
  • Mái tóc: mượt, xoã dài ngang lưng. Trên trán lất phất vài cọng tóc mái khiến cô càng duyên dáng hơn.
  • Khuôn mặt: trái xoan, nổi bật là đôi mắt lúc nào cũng mở to, sáng long lanh.
  • Giọng nói của cô: ấm áp, cô giảng bài rất hay, đặc biệt khi nghe cô kể chuyện ai cũng muốn câu chuyện mãi mãi không đến hồi kết thúc.
  • Cô nhắc nhở chúng em từng li từng tí. Chẳng bao giờ cô lớn tiếng la rầy chúng em cả. Cô thương yêu chúng em vậy nhưng cô cũng rất nghiêm khắc, thưởng phạt phân minh. Bạn nào nghịch ngợm, lười học, cô phê bình ngay.
  • Bạn nào ngoan, học giỏi, chăm chỉ cô khen ngợi và tuyên dương trước lớp. Chúng em ai cùng yêu quý cô Thương.

3. Kết bài:

Mẫu: Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cô. (Em rất yêu và tự hào về cô giáo của mình. Cô là người dìu dắt cho em bước vào cuộc đời học sinh. Em luôn nhớ đến cô, luôn học tốt để cô vui lòng)

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 8

A. Mở bài : Giới thiệu người định tả (tên gì ? ở đâu ? em gặp gỡ lúc nào ?

B. Thân bài : Tả cô giáo cũ của em.

– Ngoại hình (tuổi tác, hình vóc, khuôn mặt, mái tóc, hàm răng).

– Tính tình (giản dị, dịu dàng, thương yêu học trò hết mực, giảng bài dễ hiểu, sẵn sàng giảng lại và là một người nhiệt tình với đồng nghiệp).

– Cô để lại cho em những ấn tượng khó quên.

C. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em.

– Em luôn yêu kính cô giáo.

– Mong cô có sức khỏe tốt. Cố gắng học tốt để xứng đáng là học trò của cô.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 9

1. Mở bài:

  • Thầy Văn Chi là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong những thầy cô giáo đã từng dạy em.
  • Thầy đã dạy em ở năm học lớp bốn.

2. Thân bài:

a) Tả ngoại hình:

  • Ngoài bốn mươi tuổi.
  • Dáng người cao
  • Nước da ngăm đen
  • Mái tóc bạc nhiều
  • Thường mặc những bộ âu phục sẫm màu.
  • Thường đeo kính trắng
  • Đôi mắt sâu, hiền từ.
  • Miệng hay tươi cười; hàm răng trắng, đều đặn.
  • Bàn tay xương xương có nổi những đường gân rắn rỏi.

b) Tả tính tình:

  • Quan tâm đến học sinh
  • Quan tâm đến tất cả mọi người.
  • Giúp đỡ đồng nghiệp.
  • Yêu nghề dạy học
  • Tận tụy với công việc.
  • Mong học trò khôn lớn, nên người
  • Dìu dắt, mong nhiều học trò thành đạt ở tương lai.

3. Kết bài:

  • Em luôn nhớ về thầy
  • Xem thầy như người cha thứ hai của mình
  • Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 10

a) Mở bài:

Giới thiệu cụ già em kính yêu. Em hiểu được hoàn cảnh, tính tình của cụ (lời văn cần chân thực thể hiện được tình cảm, sự kính yêu của em).

b) Thân bài:

Miêu tả những đặc điểm riêng, tiêu biểu, nổi bật về hình dáng và tính tình của cụ già mà em kính yêu.

– Hình dáng: Cụ già đã ngoài bảy mươi tuổi, nước da hồng hào, gương mặt phúc hậu, nhiều nếp nhăn. Tóc hớt cao bạc trắng. Đôi mắt hiền từ, bao dung.

– Tính tình: Cụ già thường làm những việc lặt vặt trong nhà như chăm sóc cây cối trong vườn. Thương yêu em, hay kể chuyện ngày xưa cho em nghe. Giọng nói trầm và ấm. Hay để phần trái cây cho em. Cụ già hiền từ hay giúp đỡ người khác nên được bà con hàng xóm kính trọng, yêu quý.

c) Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em đối với cụ già bằng tình cảm yêu mến, kính trọng, tin cậy (sử dụng từ ngữ, lời văn chân thành, cảm động).

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 11

1. Mở bài:

  • Giới thiệu cụ già em kính yêu.
  • Em hiểu được hoàn cảnh, tính tình của cụ (lời văn cần chân thực thể hiện được tình cảm, sự kính yêu của em).

2. Thân bài:

– Miêu tả những đặc điểm riêng, tiêu biểu, nổi bật về hình dáng và tính tình của cụ già mà em kính yêu:

  • Hình dáng: Cụ già đã ngoài bảy mươi tuổi, nước da hồng hào, gương mặt phúc hậu, nhiều nếp nhăn. Tóc hớt cao bạc trắng. Đôi mắt hiền từ, bao dung.
  • Tính tình: Cụ già thường làm những việc lặt vặt trong nhà như chăm sóc cây cối trong vườn. Thương yêu em, hay kể chuyện ngày xưa cho em nghe. Giọng nói trầm và ấm. Hay để phần trái cây cho em. Cụ già hiền từ hay giúp đỡ người khác nên được bà con hàng xóm kính trọng, yêu quý.

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em đối với cụ già bằng tình cảm yêu mến, kính trọng, tin cậy (sử dụng từ ngữ, lời văn chân thành, cảm động).

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 12

a. Mở bài: Giới thiệu về một người mà em thường gặp (thầy cô giáo, bạn bè, bác hàng xóm, chú bảo vệ, bác lao công…)

b. Thân bài

– Miêu tả ngoại hình:

  • Tuổi tác, nghề nghiệp, tên của người đó
  • Chiều cao, cân nặng, vóc dáng như thế nào?
  • Miêu tả một số bộ phận tiêu biểu (khuôn mặt, đôi mắt, cái mũi, nụ cười, bàn tay…)
  • Trang phục của người đó có gì đặc biệt?
  • Người đó thường để kiểu tóc gì? (màu sắc, kiểu dáng)
  • Người đó thường mang theo đồ dùng gì? (cặp, balo, chổi, chùm chìa khóa…)

– Tả hoạt động, tính cách:

  • Tính cách người đó như thế nào? Nét tính cách đó được thể hiện qua những hành động nào?
  • Khi gặp em người đó thường có hành động gì? Em có thích hành động đó không?
  • Người đó đối xử với mọi người như thế nào?
  • Mọi người xung quanh nhận xét như thế nào về người đó?

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho người mà mình hay gặp.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 13

1. Mở bài: Giới thiệu người em định tả: chú công an phường (Tên gì? Bao nhiêu tuổi?)

2. Thân bài:

a. Tả ngoại hình:

  • Vóc dáng: cao, gầy (hoặc thấp, đậm người, vạm vỡ…), nước da rám nắng, hồng hào, khoẻ mạnh.
  • Khuôn mặt: cằm vuông, khuôn mặt chữ điền, mắt sáng, mũi cao.
  • Phục sức: chú mặc bộ quân phục màu xanh rêu, đồng phục của công an hành chính quận. Túi áo ngực có thêu tên, ve áo đính phù hiệu cấp bậc.

b. Tả hoạt động, tính cách:

  • Chú công an phường trực ban để bảo vệ an ninh trật tự của khu phố.
  • Chú hướng dẫn nhân dân các thủ tục hành chính về nhân khẩu, tạm trú, thường trú tại khu vực thuộc phường em đang sinh sống.
  • Chú vui vẻ hoà nhã với nhân dân, ân cần hướng dẫn nhân dân mọi thủ tục cần thiết.
    Nhờ có chú công an, khu phố có an ninh trật tự ổn định, hạn chế được tình trạng mất trộm tài sản, gây gổ, đánh nhau.

3. Kết luận:

Nêu tình cảm của em đối với chú công an: biết ơn, quý mến.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 14

Mở bài :

Giới thiệu người định tả :

– Cô Hoa là cô giáo đã giạy em từ năm lớp ba

– Tuy cô đã không còn dạy em nữa nhưng em vẫn nhớ cái ngày mà cô vẫn dạy em học bài lúc nhỏ .

Thân bài :

Ngoại hình :

– Cô Hoa đã hơn ba mươi tuổi

– Vóc giáng khá cao và một làn da trắng hồng như hoàng hôn

– Cô thường mặt chiếc áo dài sáng màu, đi đến lớp mỗi sáng

– Khuôn mặt tròn, mái tóc đen tuyền lung lay trước gió với những bước đi mạnh mẽ và chững chạc

– Đôi mắt long lanh như giọt nước, đen óng ánh trước ánh sáng của trời cao

– Đôi môi đỏ mộng, lúc nào cũng tươi cười trước lớp, nó ấm áp, dễ chịu làm sao

– Nét mặt tươi vui của cô khiến em rất vui, nếu cố gắng học tập hơn nữa chắc lúc đó em sẽ nhìn thấy nụ cười đó mỗi ngày .

– Hàm răng trắng nõn đều đặng

Tính tình, hoạt động :

– Giọng nói nhẹ nhàng như cơn gió sớm mới lướt qua em vậy

– Cô giảng bài rất dễ hiểu, còn tạo ra những trò chơi thú vị sau giờ học

– Cái nét chữ nghiêng nghiêng, thanh thoát trên bảng em không bao giờ quên

– Ân cần chăm sóc em và các bạn rất nhiệt tình

– Cô rất tốt bụng, luôn quan tâm và giúp đỡ các bạn học sinh nghèo

– Em cảm thấy cô rất yêu nghề, chẳng bao giờ chán nản hay than mệt

Kết bài :

– Em rất yêu quý cô cùng các bạn trong lớp

– Các bài học mà cô dạy em hồi đó em sẽ nhớ mãi

– Em sẽ cố gắng học thật tốt như ước nguyện của cô ngày đó

– Một năm học dù ngắn ngủi nhưng em sẽ không bao giờ quên .

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 15

1. Mở bài. Giới thiệu người định tả.

Mẫu: Cô Hoa ở cạnh nhà em là người gần gũi với gia đình em nhất. Em và cô thường gặp nhau để trò chuyện vào những buổi chiều.

2. Thân bài

  • Cô đã ngoài bốn mươi tuổi.
  • Vóc người mảnh khảnh.
  • Dáng đi thong thả, nhẹ nhàng.
  • Thường mặc những bộ âu phục khi đi làm ở công sở.
  • Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.
  • Mái tóc màu hạt dẻ, uốn lượn thả ngang lưng.
  • Đôi mắt to, sáng long lanh; hàng mi cong vút.
  • Mũi cao, rất hợp với đôi mắt đẹp của cô.
  • Đôi môi đỏ hồng, hàm răng trắng nõn, đều đặn.
  • Đôi tay thon dài, làm việc nhanh nhẹn.
  • Giọng nói ấm áp, nhẹ nhàng, có sức thuyết phục.
  • Cô thường kể những chuyện vui ở cơ quan và ở gia đình cô cho em nghe.

3. Kết bài

  • Cô Hoa là người giàu tình cảm, rộng lượng.
  • Em xem cô như người thân trong gia đình em.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 16

1. Mở bài: giới thiệu chú cảnh sát giao thông

2. Thân bài:

Tả ngoại hình của chú công an

  • Chú là cảnh sát giao thông, nên luôn mặc một bộ đồ màu cam
  • Năm nay chú 35 tuổi
  • Thân hình chú rất vạm vỡ và răn chắc
  • Chú có khuôn mặt tròn và làn da đen ngăm vì do đứng ngoài nắng nhiều
  • Mái tóc chú được cắt gọn gang với màu đen huyền
  • Đôi mắt chú to tròn và long lánh, phía trên là bộ long mày rậm rạp
  • Mũi chú rất cao và đôi môi dày

Tả tính tình của chú công an

  • Chú rất vui tính
  • Rất nghiêm khắc và trung thành với công việc
  • Chú ân cần chỉ dẫn người dân khi họ gặp khó khan, ngay cả khi không liên quan đến công việc của chú

Tả công việc của chú công an

  • Chú điều khiển giao thông lưu thông rất an toàn và trật tự
  • Dù nắng hay mưa chú vẫn đứng đó, nơi ngã tư quen thuộc

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chú công an

  • Chú luôn tận tâm quan tâm và chăm sóc những người xung quanh
  • Em sẽ cố gắng để trở thành một chú công an mẫu mực như chú Phong.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 17

a) Mở bài: Giới thiệu chung về cô giáo mà em muốn miêu tả:

  • Cô ấy tên là gì? Là giáo viên dạy em môn gì? Vào năm lớp mấy?
  • Hiện tại cô còn đang dạy em không? Tình cảm của em dành cho cô là gì?

b) Thân bài:

– Miêu tả ngoại hình của cô:

  • Cô có chiều cao, cân nặng bao nhiêu? Vóc dáng của cô có đặc điểm gì?
  • Nước da của cô có màu sắc như thế nào?
  • Mái tóc của cô có màu sắc gì? Có dài không? Cô tạo kiểu như thế nào mỗi khi đi dạy?
  • Khuôn mặt của cô có hình gì? Đôi mắt, vầng trán, gò má, sống mũi, khuôn miệng… của cô có đặc điểm gì? Cô có thường trang điểm khi đi dạy không? Cách trang điểm của cô có gì khiến em ấn tượng?
  • Nụ cười, ánh mắt của cô giáo khi nhìn em như thế nào? Điều đó truyền cho em cảm xúc, động lực như thế nào?
  • Bàn tay của cô có đặc điểm gì? Cô có làm móng không? Khi cô viết bảng, cầm tay em, xoa đầu em thì em có cảm giác gì?
  • Dáng đi đứng của cô có đặc điểm gì? Cách cô nói chuyện ra sao?
  • Trang phục khi đi dạy của cô là gì? Những hôm có hoạt động đặc biệt thì cô mặc gì?

– Miêu tả hành động, tính cách của cô:

  • Cô dạy học có dễ hiểu không? Cô thường tổ chức các hoạt động gì trong giờ học?
  • Cô có quan tâm đến học sinh không? Sự quan tâm ấy được thể hiện qua các hành động nào?
  • Tính cách của cô ra sao? Mọi người có yêu quý cô không?

c) Kết bài:

  • Tình cảm, suy nghĩ của em dành cho cô
  • Những mong ước tốt đẹp mà em muốn gửi đến cô

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 18

1.Mở bài :

– Trong các thầy cô đã dạy em trong những năm tiểu học thì em không thể nào quyên được cô Kiều – người cô đã tận tụy dạy em suốt năm học lớp Bốn.

2.Thân bài :

a) Tả ngoại hình

– Năm nay cô bốn mươi ba tuổi.

– Dáng người cao, cân đối với tà áo dài cô thường mặc mỗi khi đến lớp.

– Mái tóc dài và mượt, luôn buộc cao gọn gàng.

– Khuôn mặt hình trái xoan , phúc hậu với vẻ đẹp riêng đáng mến .

– Vầng trán hơi cao để lộ sự thông minh với khí chất của một người giáo đã luôn khiến chúng em yêu thương và khâm phục hơn .

– Đôi mắt sáng, có lúc nghiêm khắc có lúc dịu hiền.

– Đôi mắt ấy thường ánh lên những tia sáng hạnh phúc khi chúng em được điểm cao.

– Mũi cô thanh tú, đôi môi luôn nở những nụ cười trìu mến . Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều tăm tắp.

– Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.

– Khi cô kể chuyện hay đọc thơ giọng cô rất truyền cảm.

b) Tả tính tình :

– Cô giáo em hiền nhưng nghiêm khắc. Nhất là khi giảng bài bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập.

– Cô rất yêu thương học trò , công tâm và không thiên vị ai.

– Cô xem chúng em như con của cô vậy.

c) Tả hoạt động

– Cô giảng dạy rất tận tình và chu đáo.

– Những phần nào khó, cô thường gợi mở những câu hỏi nhỏ giúp chúng em phát biểu và tìm hiểu bài một cách dễ dàng hơn.

– Cô hướng dẫn cho chúng em viết từng nét chữ.

– Mỗi khi cô kể chuyện hay đọc thơ, chúng em đều chăm chú lắng nghe.

– Cô luôn hết lòng giúp đỡ các thầy cô đồng nghiệp cùng dạy tốt.

– Cô là một giáo viên gương mẫu nên được tất cả học sinh chúng em yêu mến.

3.Kết bài :

– Cho dù không còn học với cô nữa nhưng em luôn kính trọng và biết ơn cô.

– Em hứa sẽ cố gắng học giỏi để không phụ lòng cô.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 19

1. Mở bài

-Giới thiệu người em thường gặp: Ngoài những người thân trong gia đình và các thầy cô, bạn bè trong lớp, còn một người em thường gặp làm em ấn tượng và rất yêu mến. Đó chính là ông Hai gần nhà em

2. Thân bài

a) Ngoại hình:

– Ông năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng trông không hề già và khó tính chút nào. Ông là một cựu chiến binh thời chống Mĩ.

– Ông có dáng người cao, gầy hay vận bộ quần áo màu đơn giản, nhất là màu xanh lục khi ở nhà.

– Tóc ông không còn nhiều, những sợi còn lại đều đã bạc trắng vì những năm tháng chiến đấu hết mình vì Tổ quốc. Nước da đen sạm đi vì dầm mưa dãi nắng. Gương mặt ông nhăn nheo, đầy vết chân chim. Mỗi khi ông cười, những vết nhăn lại xô lại, càng rõ rệt.

– Đặc biệt, ông có một vết sẹo trên mặt: một vết sẹo ngày phía bên phải trán. Những ngày trở trời, nó lại nhức nhói. Nhưng nó cũng không làm cho chúng em sợ hãi, nó càng làm cho ông đẹp hơn. Vì nó cho thấy ông đã anh dũng chiến đấu, cống hiến hết mình vì mọi người, vì đất nước như thế nào.

b) Tính cách:

– Ông có sự nghiêm túc và quy củ của một người chiến sĩ cụ Hồ. Ông thức dậy và sinh hoạt luôn đúng giờ. Những kỉ vật thời kháng chiến: từ ống bi uống nước, chiếc áo, mũ cối, … đều được ông cất giữ như báu vật.

– Ông cũng rất vui tính và hiền lành. Lũ trẻ con đều thích chơi với ông, vì ông có rất nhiều đồ ngày xưa và cả những câu chuyện thời chiến hấp dẫn chúng tôi.

c) Tình cảm của em với người đó

– Ngày nào cũng sang nhà để trò chuyện và chơi với ông. Vì các con ông đều đi làm ở thành phố nên ông ở nhà một mình, chắc sẽ rất buồn.

– Ông kể chuyện em nghe, ông dạy em về lịch sử và cả những bài học về cuộc sống: biết “uống nước nhớ nguồn”, biết hi sinh mình vì mọi người, vì nhiệm vụ lớn lao của đất nước. Ở với ông em thấy rất vui và thoải mái, em còn được học thêm nhiều thứ khác.

– Những lúc em mắc lỗi, làm sai, em đều đến năn nỉ ông. Có lời nói của ông, bố mẹ lại dịu đi phần nào, và em lại được tha lỗi.

3. Kết bài:

– Ông như là người ông thứ hai, một người thầy, một người bạn lớn tuổi của em vậy. Thật vui vì có ông ở ngay bên cạnh. Em rất yêu quý và tôn trọng ông. Mong rằng ông có thể sống thật lâu, vui vẻ và hạnh phúc.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 20

I. Mở bài

  • Giới thiệu về cô giáo.
  • Cô là người mẹ thứ hai của em.

II. Thân bài

1. Giới thiệu chung về cô giáo: tên, tuổi…

2. Tả ngoại hình của cô

  • Cô có dáng thon thả, thướt tha trong chiếc áo dài.
  • Mái tóc đen, dài xõa ngang vai.
  • Khuôn mặt đầy đặn, cân đối với chiếc mũi thẳng, đôi môi hồng luôn tươi cười.
  • Đôi mắt to và đen; nhìn hiền từ, thân thiện.
  • Nước da trắng trẻo.
  • Bàn tay nhỏ nhắn có các ngón thon dài.
  • Bước đi uyển chuyển.
  • Giọng nói rõ ràng, rành mạch.

3. Tính cách của cô

  • Hiền dịu
  • Nghiêm khắc…

III. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ về cô.
  • Cô giáo thật dễ thương, gần gũi.
  • Tình cảm dành cho cô giáo.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)- Mẫu 21

1. Mở bài

  • Dẫn dắt và giới thiệu thầy giáo.
  • Như người gieo nắng âm thầm và bền bỉ, thầy mang đến cho chúng em những hạt sáng của tri thức, đốt lên trong em ngọn lửa của đam mê và khát vọng. Cảm ơn thầy, người thầy mà em yêu quý, thầy Thanh.

2. Thân bài

a) Giới thiệu chung

  • Thầy Thanh là người dạy em môn Văn năm lớp 4 và lớp 5.
  • Năm nay thầy cũng đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng thầy còn rất trẻ và tràn đầy lòng nhiệt huyết với nghề.

b) Ngoại hình

  • Dáng người thầy dong dong cao, dáng đi nhẹ nhàng khoan thai như chính con người thầy, chẳng thể lẫn với ai.
  • Gương mặt hình chữ điền, song đâu đây đã xuất hiện những nếp nhăn. Phải chăng những đêm ngồi soạn bài, những lo toan cuộc sống, những băn khoăn với học sinh đã in hằn lên gương mặt ấy.
  • Em vẫn yêu quý nhất là nụ cười của thầy. Một nụ cười luôn nở, ấm áp và hiền hậu, gần gũi và thân thương biết bao nhiêu.
  • Đôi mắt thầy ngày càng yếu đi, nhìn học sinh không còn tinh tường như ngày nào song vẫn ẩn chứa cả một biển trời yêu thương, bao dung, che chở cho những đứa học trò còn nhỏ bé và thơ ngây.
  • Thầy là người rất giản dị. Hằng ngày, trên chiếc xe đạp đã cũ và con đường làng đã quen, thầy mang tri thức đến cho lũ trò nhỏ.

c) Cách thầy dạy bài

  • Có lẽ, cho đến bây giờ, thầy là người truyền cảm hứng văn chương cho em nhiều nhất.
  • Thầy luôn mang đến một không khí rất riêng cho lớp học với vô vàn những câu chuyện từ đời, dạy chúng em biết bao bài học quý giá.
  • Môn Văn trở nên gần gũi hơn bao giờ hết qua lời giảng của thầy, khi trầm, lúc bổng, những trang văn là cuộc sống ngoài kia chứ nhất định không phải là mực đen trên tờ giấy trắng.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bản thân.

*****

Trên đây là hơn 21 mẫu Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…) lớp 5 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 5

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *