Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em lớp 5 (42 mẫu)

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em bao gồm hướng dẫn viết cùng 42 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em
Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em

Mục lục

Yêu cầu của dàn ý Bài văn tả người thân trong gia đình em

  • Lựa chọn sự việc, chi tiết, hình ảnh để làm nổi bật những đặc điểm của người thân yêu gần gũi nhất đối với em.
    Kết hợp miêu tả với các yếu tố tự sự, biểu cảm. Khi miêu tả cần kết hợp quan sát với cảm nhận, đánh giá, so sánh, liên tưởng,…
  • Trình bày các ý, chi tiết, sự việc mạch lạc, chặt chẽ biết cách mở bài, kết bài của một bài văn miêu tả.
  • Dùng từ, đặt câu phải chuẩn xác. Văn viết cần có cảm xúc.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 1

a) Mở bài: Giới thiệu về người thân trong gia đình mà em muốn miêu tả:

  • Người ấy là ai? Có mối quan hệ như thế nào với em?
  • Tình cảm, suy nghĩ của em về người ấy?
  • Mẫu: Trong gia đình em, người mà em thân thiết nhất, thường tâm sự và chia sẻ mọi điều chính là anh Hai. Em
  • luôn dành tình cảm yêu quý và kính trọng, ngưỡng mộ vô cùng danh cho anh ấy.

b) Thân bài:

– Miêu tả khái quát về người mà em muốn miêu tả:

  • Người ấy tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Hiện đang làm công việc gì? Tại đâu?
  • Người ấy có chiều cao, cân nặng như thế nào? Tổng quát về thân hình ra sao? Có cân đối không hay hơi gầy hoặc hơi mập?
  • Nước da của người ấy có màu sắc như thế nào? Lý do gì mà người ấy có nước da như vậy?

– Miêu tả ngoại hình của người đó:

  • Miêu tả các bộ phận nổi bật trên khuôn mặt (không cần phải tả toàn bộ): hình dáng khuôn mặt, đôi mắt, cái mũi, nụ cười…
  • Miêu tả kiểu tóc: màu sắc, độ dài, tạo kiểu, chất tóc, cách buộc… (có thể bổ sung thêm lý do vì sao lại cắt ngắt hoặc buộc gọn như thế)
  • Miêu tả bàn tay: đặc điểm da tay, ngón tay, móng tay… (có thể bổ sung thêm lý do vì sao da tay lại có đặc điểm thô ráp, sần sùi…)
  • Miêu tả trang phục: trang phục hằng ngày, khi đi làm, vào các dịp đặc biệt… (có đánh giá tổng quát)

– Miêu tả tính cách của người đó:

  • Người đó có tính cách như thế nào? (theo cảm nhận của em, cảm nhận của những người xung quanh)
  • Dựa vào đâu mà em và mọi người đánh giá như vậy? (qua cách ứng xử với bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm…)

– Miêu tả hoạt động của người đó:

  • Khi đi làm và khi ở nhà người đó phải làm những việc gì? Có vất vả không? Có bận rộn không? Có lấn chiếm nhiều đến thời gian nghỉ ngơi không?
  • Người đó thường làm gì cùng em? Quan tâm, chăm sóc, chia sẻ với em những gì, như thế nào?
  • Người đó thích làm gì lúc rảnh rỗi, để thư giãn, giải trí?

c) Kết bài:

  • Tình cảm, cảm xúc của em dành cho người đó
  • Những mong muốn, gửi gắm của em đến với người đó

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 2

a. Mở bài: Giới thiệu về người bố của em.

Bố em là một thành viên quan trọng trong gia đình và luôn gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Bố luôn cho em những lời khuyên hữu ích và cần thiết, người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời của em.

b. Thân bài

– Tả ngoại hình của bố

  • Bố em đã ngoài 40 tuổi, người cao và hơi gầy
  • Mái tóc đen nhưng đã điểm vài sợi tóc bạc.
  • Khuôn mặt dài và trông hơi ốm.
  • Đôi mắt sáng và cương nghị.
  • Mũi bố cao hình dọc dừa rất đẹp.
  • Bố ăn mặc rất đơn giản với bộ đồ giản dị màu sắc nhã nhặn.

– Tả tính cách người bố

  • Bố là người luôn vui vẻ nhưng hơi khó tính.
  • Khi làm việc nghiêm túc và cẩn thận trong công việc.
  • Khi chơi rất hòa đồng và chơi hết mình.
  • Bố luôn là người yêu thương cả nhà, lo lắng quan tâm.
  • Mặc dù rất giỏi giang tháo vát nhưng bố luôn khiêm tốn với mọi người.

– Tả hoạt động của người bố

  • Thời gian hàng ngày, bố làm công nhân trong nhà máy.
  • Công việc công nhân chiếm hết thời gian của bố.
  • Sở thích của bố là nuôi chim cảnh, cho ăn, chăm sóc chúng mỗi khi rảnh rỗi.
  • Bố còn phụ giúp việc nhà cho gia đình, đỡ đần với mẹ.

c. Kết bài

  • Bố là người em rất yêu quý và thần tượng.
  • Mong bố khỏe mãi để chăm lo cho chúng em trưởng thành.
  • Em cũng sẽ cố gắng học tốt, không phụ lòng công ơn của bố.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 3

1, Mở bài

“Cha là núi con hoài xanh cỏ dại
Cha là trời cho mây trắng con bay.”

Thật vậy, bố có thể không dịu dàng như mẹ, không ân cần như bà nhưng bố vẫn yêu thương con cái bằng cách riêng của mình. Người đàn ông ấy không ồn ào thể hiện tình cảm với con cái mà âm thầm đứng phía sau, bảo vệ con khỏi những sóng gió, nâng con dậy từ những vấp ngã trong cuộc đời. Bố em cũng là một người đàn ông như thế, luôn lặng lẽ đồng hành cùng con. Bố là người đàn ông em kính trọng nhất!

2, Thân bài

– Ngoại hình

  • Bố em năm nay đã 45 tuổi.
  • Cao 1m75, dáng hơi gầy.
  • Mái tóc đen đã điểm lấm tấm sợi bạc.
  • Khuôn mặt vuông chữ điền, toát lên vẻ nam tính, chững chạc.
  • Mắt bố vẫn đen và sáng.
  • Làn da ngăm đen.
  • Đôi tay to, thô ráp vất vả gồng gánh gia đình.
  • Bố có vết xăm ở tay: ghi chữ “ĐỪNG NẢN”

– Tính cách

  • Bố ăn mặc rất giản dị, quần áo ít khi chịu sắm cho mình đồ mố.
  • Bố không bao giờ để con cái thiếu cái gì, luôn cố gắng để chị em em đi học có thể bằng bạn bằng bè.
  • Bố còn là một người chồng mẫu mực, luôn phụ giúp mẹ trong việc nội trợ hàng ngày.
  • Tuy là con cả nhưng bố không hề có tính gia trưởng, luôn tôn trọng quyết định của mọi người.
  • Bố luôn vui vẻ, hòa nhã với mọi người.

– Kỉ niệm nhỏ với bố: Nhớ có lần thi học sinh giỏi về, bài làm không tốt nhưng bố vẫn động viên, khích lệ em.

3. Kết bài: Cảm nghĩ về bố: yêu thương bố và cố gắng phấn đấu để bố vui lòng.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 4

1. Mở bài

– Dẫn thơ ca hoặc lời bài hát nói về mẹ

“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”

– Không ai yêu thương, quan tâm, chăm sóc cho mình bằng mẹ, mẹ là người có công sinh thành và dưỡng dục ta nên người.

– Mẹ là người quan trọng nhất, người em yêu quý và vô cùng kính trọng trong cuộc sống.

2.Thân bài

– Tả ngoại hình người mẹ

  • Dáng mẹ gầy, mẹ em đã lo lắng và vất vả, lo toan để nuôi nấng em mỗi ngày.
  • Đôi mắt rất nhiều cảm xúc từ lo lắng, đến vui vẻ.
  • Dáng đi của mẹ linh hoạt uyển chuyển.
  • Khuôn mặt mẹ không được trắng trẻo như người khác mà pha vào đó những vất vả, lo toan cuộc sống.
  • Sống mũi mẹ không cao nhưng rất hài hòa với khuôn mặt cân đối.
  • Nụ cười tươi của mẹ luôn nở trên môi, hạnh phúc vì mọi ngày em được điểm cao.
  • Mái tóc dài thấp thoáng đã thấy những sợi bạc.
  • Mẹ ăn mặc giản dị nhưng cũng toát lên sự cao quý bên trong.

– Tả về tính cách

  • Mẹ em là giáo viên cố gắng hoàn thành công việc. Những đêm khuya khi em đã ngủ mẹ vẫn miệt mài bên bàn làm việc chấm bài kiểm tra cho học sinh. Mẹ cẩn thận sửa từng lỗi nhỏ cho các em dù đã khuya.
  • Công việc gia đình mẹ luôn chu toàn mọi việc, chăm sóc cho cả nhà, hoàn thành trách nhiệm của người mẹ người vợ với cuộc sống gia đình.
  • Mẹ là người vợ hiền, một người dâu thảo, chăm sóc hiếu thảo với ông bà.

– Tả về kỉ niệm với mẹ

  • Mẹ luôn dành sự quan tâm em và lo cho em từng bữa ăn, giấc ngủ, mẹ còn dành thời gian để hướng dẫn em học tập.
  • Em học chậm hiểu nhưng mẹ luôn nhẫn nại và cố gắng giúp hiểu bài.
  • Mẹ luôn bên em khi gặp khó khăn, động viên an ủi khi em vấp ngã. Mẹ chịu mọi khó khăn để giúp em trở thành người học sinh giỏi giang.
  • Ánh mắt mẹ luôn sáng lên niềm vui mỗi khi em đạt điểm cao, trở thành học sinh giỏi.

3. Kết bài: Nói lên tình cảm của bản thân với mẹ.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 5

a. Mở bài: Giới thiệu người cần tả

b. Thân bài

– Tả bao quát

  • Chị em bao nhiêu tuổi?
  • Chị em học ở đâu?
  • Chị em học trường gì?
  • Em thương chị em như thế nào?

– Tả chi tiết

Tả hình dáng

  • Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
  • Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
  • Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
  • Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
  • Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

Tả tính tình

  • Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
  • Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
  • Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
  • Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh
  • Chị là người luôn nỗ lực và biết vươn lên trong cuộc sống

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chị em

Mẫu: Chị em là một người hết sức đặc biệt. Chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 6

a. Mở bài: giới thiệu nhân vật em định tả

b. Thân bài:

– Tả bao quát

  • Anh em nay năm 17 tuổi, học lớp 12
  • Anh em cao 1m7
  • Anh rất thương em, mỗi khi về nhà là mua bánh cho em
  • Anh học rất giỏi, cả gia đình đều tự hào về anh.

– Tả chi tiết

Tả hình dáng

  • Anh có dáng người cao ráo
  • Gương mặt đầy đặn và rất đẹp trai
  • A có mái tóc mượt và để tóc rất mốt
  • Anh ăn mặc rất giản dị nhưng rất hiện đại
  • Anh có đôi mắt long lanh, hiền hoa
  • Đôi môi dày nhưng rất đẹp và quyến rũ
  • Mũi anh rất cao

Tả tính tình và sở thích

  • Anh luôn yêu thương em và ba mẹ
  • Luôn ân cần chăm sóc và dạy em học
  • Luôn giúp đỡ việc nhà của mẹ khi rảnh rỗi
  • Anh rất siêng học
  • Anh thích mang giày, mặc áo sơ mi
  • Anh rất thích ăn cá rán
  • Tính tình anh ôn hòa, dễ chịu
  • Luôn luôn tận tình giúp đỡ những ai khó khăn
  • Anh đá banh giỏi, hát hay, chơi đàn giỏi,….

c. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về anh trai

  • Em rất quý và yêu mến anh
  • Em sẽ cố gắng nỗ lực để được học giỏi như anh.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 7

1. Mở bài

  • Em gái của em tên là Ngọc. Em ấy thua em 3 tuổi.
  • Em ấy nhỏ mà rất ngoan.
  • Em ấy đang học cùng trường với em.
  • Em ấy nhỏ nhất nhà nên ba mẹ và em yêu thương và chăm sóc em ấy thật chu đáo.

2. Thân bài

a) Tả ngoại hình

  • Năm nay, em ấy 8 tuổi.
  • Em có khuôn mặt tròn, mắt to, tròn, đen sáng long lanh.
  • Miệng em nhỏ xinh. Đôi môi lúc nào cũng hồng hồng, chúm chím.
  • Da của em trắng hồng.
  • Tóc em chấm vai. Hai bên cài hai chiếc nơ hồng.
  • Khi đi học em mặc bộ đồng phục: áo trắng, đầm xanh.
  • Khi ở nhà, em mặc đầm ngắn, sát nách.
  • Khi đi học, em mang đôi dép màu trắng.
  • Khi ở nhà, em mang đôi dép hồng, có bông hoa trên mũi dép.

b) Tả hoạt dộng

  • Em gái em rất hiếu động. Em luôn tay luôn chân.
  • Em không chỉ múa hát giỏi mà còn chơi cờ vua rất giỏi.
  • Em ấy làm thủ công rất khéo.
  • Vào tôi thứ bảy hàng tuần, sau khi cả nhà ăn cơm xong, em thường múa hoặc hát cho cả nhà em nghe.

3. Kết bài

  • Là em út nên cả nhà em ai cũng yêu thương và chăm chút cho em ấy.
  • Em ấy luôn nghe lời dạy bảo của mọi người. Em lễ phép và ngoan ngoãn.
  • Cô giáo khen em ấy học giỏi, biết vâng lời cô. Em ấy luôn đứng thứ nhất trong lớp.
  • Em rất yêu thương em gái của mình.
  • Với em, em gái em còn là người bạn để chị em em tâm sự những khi đã học bài, làm bài xong.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 8

a. Mở bài: Giới thiệu em bé được tả: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ gì với em?

  • Cu Tí là em ruột của tôi.
  • Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy em đi được ba bốn bước.

b. Thân bài:

– Tả hình dáng của em bé

  • Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).
  • Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt, mái tóc đôi má, môi, miệng, răng lợi, chân tay…
  • Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười đỏ hồng như trái táo chín.
  • Đôi mắt tròn long lanh.
  • Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.
  • Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.
  • Cằm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.
  • Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.
  • Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.
  • Thích mặc quần áo trắng, tất trắng
  • Thích đi giày vải.

– Tính tình ngây thơ của bé

  • Tập đi, tập nói (Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuổi tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)
  • Sinh hoạt của bé: Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.

c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về người tả.

Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập đi, dạy hát và mong bé chóng lớn.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 9

1) Mở bài: Giới thiệu về người bà đáng quý của em.

  • Trong nhà, ai cũng yêu thương và chăm sóc cho em.
  • Ba mẹ đi làm cả ngày nên bà là người gần gũi với em nhất.
  • Bà là người hằng ngày trực tiếp chăm lo chu đáo cho em.

2) Thân bài:

a) Tả ngoại hình

  • Bà em năm nay 60 tuổi. Bà đã nghỉ hưu được 5 năm.
  • Tuy người bà nhỏ nhắn nhưng bà rất khoe mạnh, nhanh nhẹn.
  • Mái tóc của bà đã có những sợi bạc. Thỉnh thoảng em thường nhổ tóc sâu cho bà.
  • Khuôn mặt bà tròn, bên hai khoé mắt đã có những vết chân chim.
  • Mỗi khi đọc sách bà đã phải đeo kính
  • Bà ăn mặc giản dị. Khi ở nhà bà thường mặc bộ đồ màu mận chín rất nền nã. Khi đi đâu có công việc, bà mặc áo sơ mi màu xanh, quần màu đen.

b) Tả hoạt động

  • Ba mẹ đi làm suốt ngày nên việc nhà bà đã giúp mẹ.
  • Sáng sáng, bà dậy sớm cùng mẹ lo bữa ăn sáng cho gia đình.
  • Khi cả nhà đi vắng, bà chăm cho em trai của em. Em em còn nhỏ nên chưa đi mẫu giáo được.
  • Nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng bởi bà luôn quét dọn chu đáo.
  • Bà phải thay mẹ ru cho em em ngủ. Bà hát dân ca rất hay. Nhưng hay nhất là bà đã kể những câu chuyện cổ tích.
  • Trong khu phố có ai cần giúp đỡ, bà em vui vẻ giúp ngay với khả năng của mình.

3) Kết bài

  • Em rất yêu quý và kính trọng bà.
  • Nghe lời bà dạy bảo, em luôn chăm chỉ học hành.
  • Những lúc học bài xong, em thường giúp bà quét nhà, rửa ấm chén hay nhặt rau, trông em.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 10

I. Mở bài: Giới thiệu người định tả.

Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

II. Thân bài:

a) Tả hình dáng:

– Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?

(Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

– Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi…

– Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.

+ Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.

+ Đôi mắt bà còn rất sáng.

+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.

+ Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.

b) Tả tính tình:

– Những thói quen và sở thích của bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

– Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm…

(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).

III. Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.

Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 11

1. Mở bài: Trong gia đình, ông nội là người em kính yêu nhất

2. Thân bài:

a) Ngoại hình:

– Ông bước vào tuổi bảy mươi.

– Dáng người cao tầm thước.

– Khuôn mặt hiền từ.

– Đi lại nhanh nhẹn.

– Ông thường mặc bộ bà ba màu xám.

– Mái tóc bạc phơ, cắt cao, chải gọn gàng.

– Đôi mắt không còn tinh anh.

– Răng đã rụng đi mấy chiếc.

– Miệng hay mỉm cười hiền hậu.

– Đôi bàn tay ông gầy gầy, lòng bàn tay chai sần.

b) Tính tình:

– Giọng nói ấm áp, chậm rãi

– Ông thích làm việc, ít thích nghỉ ngơi.

– Luôn quan tâm đến con cháu

– Dạy con cháu những điều hay, lẽ phải.

– Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

– Ông tham gia công tác của Hội khuyến học và Hội người cao tuổi ở phường.

– Quan tâm đến các cháu trong phường, quan tâm đến trẻ thơ.

3. Kết bài:

– Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà

– Ông đem lại niềm vùi và sự đầm ấm cho gia đình em

– Em kính yêu ông vô hạn.

– Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 12

a) Mở bài: Giới thiệu người thân yêu quý của em: Bố

b) Thân bài:

– Miêu tả khái quát về bố:

  • Bố của em tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Bố có vẻ ngoài trẻ hơn hay già hơn tuổi thật?
  • Công việc của bố em là gì? Bố đã làm công việc đó lâu chưa? Đó có phải là công việc yêu thích của bố không?
  • Hằng ngày, bố làm việc có vất vả và bận rộn không?
  • Bố có chiều cao, cân nặng khoảng bao nhiêu? Vóc dáng của bố như thế nào? (gầy gò, vạm vỡ, cân đối…)
  • Nước da của bố có màu sắc như thế nào? Màu sắc đó là do bẩm sinh hay do tác động từ môi trường?

– Miêu tả chi tiết về bố:

  • Khuôn mặt: hình dáng khuôn mặt, đôi mắt, gò má, khuôn miệng, nụ cười, lông mày… – bộ phận nào của em giống với bố nhất? Em có thích điều đó không?
  • Kiểu tóc: độ dài, màu sắc, kiểu dáng… Bố để kiểu tóc như thế lâu chưa? Vì sao bố lại để kiểu tóc đó?
    Bàn tay, bàn chân: đặc điểm làn da khi chạm vào, ngón tay ngón chân có gì đặc biệt? Vì sao bàn tay bố lại có đặc điểm như thế? Khi bố xoa đầu, vuốt tóc em thì em có cảm giác như thế nào?
  • Trang phục: khi đi làm, ở nhà, đi chơi… Bố có phải là người có nhiều quần áo và chú ý vào trang phục của mình không? Chủ yếu các trang phục ấy là do bố mua hay ai mua giúp bố?
  • Hành động: bố thường làm gì mỗi ngày? Bố thường làm gì cùng em? Bố thích làm gì vào ngày nghỉ, thời gian rảnh rỗi?
  • Tính cách: đặc điểm tính cách của bố là gì? Từ nhỏ bố đã có tính cách như thế hay là do thời gian dài rèn luyện mà có? Em học được nét tính cách gì của bố?
  • Các mối quan hệ: mọi người xung quanh có yêu quý bố của em không? Điều đó được thể hiện qua những hành động gì? Vì sao mọi người lại dành tình cảm như thế cho bố của em?

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho bố của mình

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 13

1. Mở bài: Giới thiệu chung về người thân của em.

2. Thân bài

  • Tả hình dáng, trang phục.
  • Tả những sự việc, hành động, lời nói của người thân.
  • Tả tính tình, nội tâm, cá tính,…
  • Những kỉ niệm đáng nhớ của em đối với người thân đó.

3. Kết bài: Nêu cảm xúc của em đối với người thân đó.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 14

1. Mở bài: giới thiệu ba của em

2. Thân bài:

– Tả ngoại hình ba của em

  • Ba em năm nay đã 50 tuổi
  • Ba em có dáng người cao, gầy
  • Ba thường mặc những bộ đồ giản dị như áo thun và quần tây, ba thích mặc những đồ đơn giản và thoải mái
  • Khuôn mặt ba rất góc cạnh, trông rất ốm
  • Mái tóc ba có vài sợi bạc
  • Ba có đôi mắt long lanh biết nói
  • Vầng trán ba rất cao
  • Mũi ba cao và thẳng
  • Đôi môi của ba dày và tươi
  • Đặc điểm nổi bật của ba về khuôn mặt là có nốt ruồi to ngay cạnh mắt phải

– Tả tính tình của ba

  • Ba rất yêu thương cả nhà
  • Ba rất hiền nhưng đôi khi cũng rất nghiêm khắc
  • Ba đối xử với mọi người rất thân thiện và hiền hòa
  • Ba luôn giúp đỡ mọi người trong bất kì công việc gì
  • Điều em yêu nhất ở ba là ba luôn yêu thương mọi người

– Tả hoạt động của ba

  • Ở nhà ba rất thích trồng cây và chăm sóc cây
  • Công việc chính của ba là làm công nhân ở nhà máy
  • Ba làm từ sáng đến tối
  • Ba đã chịu nhiều cực khổ để chúng em được như ngày hôm nay

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về ba

  • Em yêu ba như thế nào?
  • Em hứa với ba sẽ trở thành người như thế nào để không phụ tình yêu thương của ba.
  • Em sẽ sống tốt để ba mẹ yên lòng.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 15

a. Mở bài

– Mở bài trực tiếp: giới thiệu về người phụ nữ mà em luôn yêu thương, quý mến – mẹ của em.

– Mở bài gián tiếp: giới thiệu về mẹ thông qua những câu ca dao, dân ca nói về người mẹ, nói về tình cảm mẹ con. Gợi ý:

“Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được hết từng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ già.”

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh.”

“Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.”

“Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo vàng bạc nuôi con.”

“Ví dầu mẹ chẳng có chi
Chỉ con với mẹ chẳng khi nào rời.”

b. Thân bài

– Miêu tả về mẹ:

  • Tên, độ tuổi, nghề nghiệp, công việc thường ngày
  • Miêu tả vóc dáng, làn da, mái tóc, đôi mắt, nụ cười… của mẹ
  • Tính cách, thói quen của mẹ trong cuộc sống.

– Mối quan hệ của mẹ với mọi người xung quanh:

  • Tình cảm, sự thương yêu, quan tâm của mẹ với mọi người trong gia đình
  • Tình cảm của mẹ với đồng nghiệp, bà con làng xóm

– Kể một kỉ niệm giữa em và mẹ khiến em nhớ mãi (kể ngắn gọn, rõ ràng nguyên nhân, diễn biến và kết quả của câu chuyện đó).

c. Kết bài

– Nêu những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho người mẹ vĩ đại của mình.

– Nêu những mong ước tốt đẹp mà em dành cho mẹ.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 16

1. Mở bài

  • Dẫn dắt và giới thiệu người thân mà em miêu tả
  • Giống như vầng thái dương tỏa rạng nơi nơi, mẹ là người duy nhất trong cuộc đời này đem đến cho chúng ta ánh sáng ấm nồng của tình yêu thương, sự hạnh phúc, của bàn tay khích lệ, động viên. Công lao trời bể ấy, chẳng gì có thể sánh nổi mãi thẳm sâu trong trái tim mỗi người, họ vẫn luôn in dấu hình ảnh người mẹ chịu thương, chịu khó mà đẹp đẽ đến vô ngần.

2. Thân bài

– Ngoại hình:

  • Năm nay mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi, mẹ là một người nông dân chất phác, hiền lành nơi vùng quê thanh bình, yên ả với ngôi nhà nhỏ hạnh phúc.
  • Dáng người mẹ dong dỏng cao với mái tóc dài qua lưng, đen như gỗ mun. Lúc nào mái tóc ấy cũng mềm mượt như những dòng suối trong lành, mát rượi.
  • Dấu ấn thời gian dường như đã ít nhiều lưu lại trên gương mặt mẹ. Một vài nếp nhăn- dấu hiệu của sự lo toan công việc đã xuất hiện nhưng lúc nào mẹ cũng vui tươi rạng rỡ. Mỗi khi mẹ cười rất xinh một nụ cười tươi như nhành hoa mới nở, một nụ cười ấm áo như ánh ban mai.
  • Em yêu quý nhất là đôi mắt của mẹ, đôi mắt bồ câu mà chất chứa cả biển trời yêu thương. Đôi mắt ấy lúc nào cũng ngập tràn tình cảm dành cho những người xung quanh nhưng cũng có lúc lại buồn rầu về những điều phiền lòng, lúc lại chất chứa sự động viên, khích lệ cho những người xung quanh.
  • Sự vất vả ngược xuôi của cả một đời người hiện lên rõ nhất qua đôi bàn tay. Đôi bàn tay không trắng trẻo, mịn màng mà có chút thô ráp, điểm mấy chấm đồi mồi. Nhưng mỗi lần nắm vào bàn tay ấy, nó như một ngọn lửa truyền hơi ấm, sức mạnh để em bước tiếp những chặng đường phía trước dẫu còn lắm gian lao.

– Sở thích, tính cách:

  • Mẹ rất thích nấu ăn và nấu rất ngon. Cả nhà đều gọi mẹ là người đầu bếp tài ba. Với những nhiên liệu đơn giản, qua bàn tay khéo léo của mẹ mà trở nên hấp dẫn vô cùng.
  • Vào thời gian rảnh rỗi, mẹ thường may quần áo cho cả nhà với những bộ đồ rất đẹp và hợp. Mẹ là người yêu cái đẹp nên mẹ luôn chăm sóc tận tình cho những cây hoa ngoài vườn. Nhờ có bàn tay mẹ, khu vườn luôn xanh tốt, trổ sắc, khoe hương thơm ngát.
  • Trong gia đình, mẹ sống rất tình cảm, luôn quan tâm, chăm sóc, hi sinh bản thân rất nhiều vì những người xung quanh. Với hàng xóm láng giềng, mẹ sống rất thân thiện, giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, chia sẻ với niềm vui.
  • Trong xóm, ai cũng quý mẹ từ những đứa trẻ con cho đến những người trung niên.
  • Là người lo toan hầu hết các công việc trong nhà, mẹ là người tính toán và sắp xếp mọi việc rất chu toàn từ việc dạy con đến việc đối nội, đối ngoại.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, tình cảm với mẹ: Mẹ là cánh tay luôn chở che, là bờ vai ta dựa mỗi khi ta vấp ngã, mẹ hi sinh cho ta thật nhiều. Yêu mẹ biết bao nhiêu! Em luôn tự nhủ sẽ học tập và rèn luyện thật tốt, để bù đắp và làm mẹ vui lòng.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 17

1. Mở bài

– Mở bài trực tiếp: giới thiệu về người bà kính yêu của em

– Mở bài gián tiếp: giới thiệu về bà thông qua những câu ca dao về tình cảm bà cháu, gợi ý:

“Hôm qua có chiếc bánh bò
Bà chia cho cháu phần to nhất nhà ,
Mỗi lần cháu chạy chơi xa,
Mẹ kêu về đánh thì bà lại can”

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

2. Thân bài

– Giới thiệu chung về bà:

  • Năm nay bà bao nhiêu tuổi? Trông trẻ hơn hay đúng tuổi
  • Bà cao, nặng bao nhiêu? Nhìn tổng quát thì gầy hay đầy đặn, hơi mập…

– Miêu tả ngoại hình:

  • Làn da nhăn nheo, đôi chỗ nhìn rõ những sợi gân xanh nổi lên
  • Lưng bà đã hơi còng, nếu đi đường xa thì phải chống gậy
  • Tóc bà bạc trắng gần hết, đôi chỗ lấm tấm vài sợi màu đen, bình thường bà sẽ bối gọn phía sau bằng một chiếc kẹp vô cùng điệu nghệ
  • Đôi mắt trũng, mờ đục, không sáng bóng như hồi còn trẻ, nhưng tình yêu thương thì vẫn đong đầy không bao giờ cạn
  • Hàm răng đã thưa và yếu hơn, khi ăn thì ăn rất chậm và không thể ăn được các món cứng, dẻo
  • Bà thường mặc những bộ bà ba tối màu, chỉ khi đi dự tiệc, đám cưới hay các dịp quan trọng thì bà sẽ mặc áo dài nhung màu đỏ tươi

– Miêu tả hành động:

  • Bà đã về hưu khá lâu rồi, thỉnh thoảng bà đi ra ngoài gặp đồng nghiệp cũ, còn phần lớn thời gian bà ở nhà, hay đi loanh quanh trong xóm
  • Mỗi sáng, bà dậy sớm, mở cổng, tập một bài thể dục nhẹ nhàng rồi mới vào nhà ăn sáng
  • Xong xuôi, bà lại ra vườn tưới nước, tỉa lá cho mấy luống rau và chậu cây cảnh
  • Chiều chiều, bà cùng các bà hàng xóm ngồi uống trà, nhai trầu tâm sự
  • Đến tối lại ngồi xem phim, trò chuyện cùng con cháu
  • Tuy không có gì quá đặc biệt, nhưng bà đều trải qua rất vui vẻ và hạnh phúc
  • Bà đặc biệt dành nhiều thời gian cho em: hát ru em ngủ, kể chuyện cho em nghe, bảo vệ em khi bị mẹ mắng, dạy em những bài học dân gian thú vị, có gì ngon bà cũng dành phần em…

3. Kết bài

  • Em rất yêu quý bà
  • Mong sao bà luôn mãi mạnh khỏe, sống lâu bên cạnh con cháu

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 18

1. Mở bài:

  • Dẫn thơ hoặc ca bài, bài hát nói về mẹ
  • “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”
  • Trong cuộc đời này, không ai yêu thương, quan tâm, chăm sóc và lo lắng cho mình bằng mẹ.
  • Với em, mẹ là người quan trọng nhất, người em yêu quý và kính trọng nhất

2. Thân bài:

– Đoạn 1: Tả ngoại hình

  • Mẹ không phải là người phụ nữ đẹp. Hình ảnh mẹ trong em thật giản dị nhưng cũng rất cao quý
  • Dáng mẹ gầy, nhìn dáng mẹ tôi đã thấy được bao nỗi vất vả, lo toan…
  • Dáng đi của mẹ uyển chuyển, nhẹ nhàng…
  • Khuôn mặt mẹ không được trắng trẻo mà đã bị nắng mưa làm đen sạm đi…
  • Đôi mắt mẹ trong tôi thật đẹp, nó lấp lánh niềm vui khi…, nó đượm buồn khi …., nó dịu dàng ấm áp khi…Trên đôi mắt ấy đã có những nếp nhăn trước tuổi.
  • Sống mũi mẹ không cao nhưng rất hài hòa với khuôn mặt của mẹ.
  • Nụ cười tươi luôn nở trên môi mẹ dù khó khăn vất vả như thế nào chăng nữa
  • Tôi nhận ra bàn tay mẹ thô ráp, chiếc áo mẹ đã bạc màu, đôi vai mẹ gầy hơn trước.
  • Hình như trông mẹ già hơn cái tuổi bốn mươi của mẹ. Mái tóc dài mượt ngày trước giờ đã ngắn và mỏng đi khá nhiều, thấp thoáng đã thấy những sợi bạc.

– Đoạn 2: Tả về tính cách, hoạt động

  • Mẹ là một giáo viên luôn tận tụy với công việc. Những đêm khuya khi tôi đã ngủ, tôi thấy mẹ vẫn miệt mài bên bàn làm việc với những chồng vở của học sinh. Mẹ cẩn thận sửa từng lỗi nhỏ trong bài làm…
  • Với gia đình, mẹ luôn chu toàn mọi việc, chăm sóc ân cần cho cả gia đình…Một mình mẹ lo hết cả công việc nhà, làm tròn trách nhiệm trong công việc ở trường.
  • Mẹ là một người vợ hiền, một người dâu thảo.
  • Tả về kỉ niệm với mẹ, sự quan tâm của mẹ với mình (đoạn 3)
  • Với tôi, mẹ luôn dành sự quan tâm nhiều nhất: Lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ, mẹ còn dành chút thời gian ít ỏi khi nghỉ ngơi để hướng dẫn tôi học tập.
  • Ánh mắt mẹ dịu dàng, hiền hậu chỉ cho tôi từng lỗi sai, giúp tôi hiểu bài hơn.
  • Mẹ luôn bên tôi khi tôi gặp khó khăn, động viên an ủi khi tôi vấp ngã. Mẹ hứng hết nỗi cực nhọc để tôi có được cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy.

3. Kết bài:

  • Nêu tình cảm với mẹ
  • Tôi sẽ cố gắng….

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 19

1. Mở bài: Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

2. Thân bài:

– Tả hình dáng:

  • Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị.
  • Mái tóc bà dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.
  • Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn.
  • Đôi mắt bà không còn tinh anh như trước nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.
  • Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
  • Đôi bàn tay bà chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc.

– Tả tính tình:

  • Mặc dù tuổi đã cao, thế nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dù chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.
  • Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc em từng li từng tí và vẫn thường kể truyện cổ tích cho em nghe.
  • Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè.
  • Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà.

3. Kết bài: Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 20

a. Mở bài: Giới thiệu về em của em.

Gợi ý: Từ đầu năm nay, cuộc sống của em đã có nhiều điều đổi khác. Bởi em đã có thêm em Cam – em gái bé nhỏ của mình. Từ lúc đó, em quyết tâm thay đổi, để trở thành một người anh trai mẫu mực, đáng tin của em gái.

b. Thân bài

– Giới thiệu chung về em bé:

  • Em bé năm nay đã được bao nhiêu tháng tuổi/ bao nhiêu tuổi?
  • Em bé cao và nặng khoảng bao nhiêu?
  • Bề ngoài của em bé như thế nào? (đáng yêu, bụ bẫm…)

– Miêu tả ngoại hình em bé:

  • Mái tóc (tóc em mọc dày và dài chưa, có màu gì, mẹ thường buộc kiểu tóc gì cho em…)
  • Đôi mắt (to tròn, đen láy, long lanh…)
  • Cái miệng (cười toe, cười tíu tít…)
  • Răng (răng sữa nhỏ xíu, răng trắng tinh, đều tăm tắp…)
  • Nụ cười (ngây thơ, đáng yêu, dễ thương…)
  • Bàn tay, bàn chân (nhỏ, bụ bẫm, có những ngấn nhỏ…)

– Miêu tả hoạt động của em bé:

  • Dành nhiều thời gian trong ngày để ngủ
  • Thích được bồng, bế
  • Ăn bột, cháo xay nhuyễn
  • Tập bò, tập đi, tập nói
  • Thích xem hoạt hình, chơi đồ chơi

– Hoạt động của em và em bé:

  • Trông em, bế em đi chơi
  • Đút cháo cho em
  • Tập nói, tập đi với em

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho em bé

Gợi ý: Em thương em bé lắm. Hôm nào đi học về, em cũng chạy vào, ôm và thơm lên má em ngay vì nhớ lắm. Em mong Cam lớn nhanh, khỏe mạnh để chúng em có thể cùng đi chơi với nhau.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 21

1. Mở bài: giới thiệu bà của em

Ví dụ: nhà em có 5 người gồm ba mẹ, em tôi, tôi và bà tôi. Bà là người gắn bó với chị em tôi từ thuở nhỏ. Bà lo cho chị em tôi từng bữa cơm, từng giấc ngủ, chính vì thế mà chị em tôi rất yêu bà.

2. Thân bài: tả bà của em

a. Tả bao quát bà em

Bà em năm nay 77 tuổi

Bà rất yêu thương và chăm sóc cho chị em tôi

Bà có rất nhiều người con và cháu

b. Tả chi tiết bà em

– Tả ngoại hình của bà em

  • Bà em đã già, bà có mái tóc trắng bạc
  • Bà nhỏ con
  • Bà em có gương mặt ốm
  • Tay chân của bà run run
  • Bà rất hay cười, bà rất xinh đẹp
  • Bà đi rất chậm
  • Bà hay mặc đồ bà ba
  • Bà em rất thích nhai trầu, miệng bà bao giờ cũng chóp chép nhai trầu

– Tả tính tình của bà:

  • Bà em rất hiền hòa
  • Bà rất thương con cháu
  • Bà rất quan tâm và yêu thương mọi người
  • Bà em luôn giúp đỡ mọi người trong xóm

– Tả hoạt động của bà:

  • Bà em thường nấu ăn cho em ăn
  • Bà em dẫn em của em đi học
  • Bà kể chuyện cho chị em em nghe
  • Bà thường trồng rau rất nhiều sau vườn

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bà

Ví dụ: Em rất thích những lúc bà kể chuyện em nghe. Những câu chuyện của bà rất hay và thú vị. em rất yêu bà của em.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 22

1. Mở bài: Giới thiệu người cần tả

Gia đình em gồm có bốn người, ba mẹ, em và chị của em. Gia đình em rất hạnh phúc và thương yêu em. Ba mẹ em là nông dân nên rất đỗi bình dị và thân thương. Ba mẹ luôn làm lụng vất vả để lo cho chị em của em. Chị em là một sinh viên đang học trên thành phố. Chị cũng là người xa nhà, sống thiếu thốn tình thương của ba mẹ, lâu lâu chị mới về quê thăm gia đình. Chính vì thế mà em rất yêu chị của em.

2. Thân bài

a. Tả bao quát

  • Chị em bao nhiêu tuổi?
  • Chị em học ở đâu?
  • Chị em học trường gì?
  • Em thương chị em như thế nào?

b. Tả chi tiết

– Tả hình dáng

  • Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
  • Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
  • Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
  • Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
  • Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

– Tả tính tình

  • Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
  • Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
  • Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
  • Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh
  • Chị là người luôn nỗ lực và biết vươn lên trong cuộc sống

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chị em

Chị em là một người hết sức đặc biệt chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 23

A. Mở bài: Trong gia đình, ông nội là người gần gũi và yêu thương em nhất.

B. Thân bài:

* Ngoại hình:

– Ông đã ngoài bảy mươi tuổi.

– Dáng người cao và gầy.

– Mái tóc bạc trắng, luôn chải gọn.

– Khuôn mặt xương xương, có nhiều nếp nhăn.

– Đôi mắt không còn tinh anh.

– Hàm răng đã rụng đi mấy chiếc.

– Cái miệng móm mém nhưng tươi vui.

– Đôi bàn tay gầy, có vết đồi mồi.

– Lòng bàn tay chai sần.

* Tính tình, hoạt động:

– Giọng nói trầm, chậm rãi.

– Đi lại còn nhanh nhẹn.

– Thích làm những việc như trồng cây, đan lát.

– Luôn quan tâm đến con cháu, ông mong em học giỏi để trở thành người có tài, có đức.

– Ông thường kể chuyện ngụ ngôn cho em nghe, dạy em những điều hay lẽ phải.

– Quan tâm đến bà con làng xóm.

– Giúp đỡ những người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn.

C. Kết bài:

– Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà.

– Ông đem lại niềm vui đầm ấm trong gia đình em.

– Em rất thương ông và sẽ cố gắng chăm ngoan học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 24

1. Mở bài: Giới thiệu người định tả: chị gái em.

2. Thân bài:

a. Tả ngoại hình:

Vóc dáng bên ngoài (chiều cao; dong dỏng)

Mái tóc: dài ngang vai

Đôi mắt: đen tròn, hàng mi dài

Làn da: ngăm ngăm, bóng hồng

Khuôn mặt: hình trái xoan

Cách ăn mặc: giản dị (khi đi chơi, khi đi làm)

b. Tả tính tình, hoạt động:

Lời nói: dịu dàng, dễ nghe

Cách cư xử với người khác: thân thiện, hòa nhã

Thói quen: chị rất hay cười

Tính tình: giản dị, chân thật

Dịu dàng và kiên nhẫn.

Chăm chỉ và khéo léo.

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em

– Yêu mến, gắn bó

– Mong muốn lớn lên học được nhiều điều từ chị và cũng được mọi người yêu mến.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 25

I. MỞ BÀI:

– Giới thiệu ông hoặc bà mà em đang muốn tả

II. THÂN BÀI

1. Tả bao quát về người ông (bà)

– Tuổi tác, dáng người, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc…

2. Tả tính tình

– Tính tình ôn hòa, hiền hậu

– Luôn yêu thương và chăm sóc con, cháu chu đáo…

– Luôn chỉ bảo mọi người trong nhà những điều hay lẽ phải, đưa ra những lời khuyên với con cháu.

– Yêu thương mọi người

– Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

– Chăm lao động, chăm việc nhà, tích cực tham gia các công việc xã hội của địa phương…

III. KẾT BÀI

– Em rất yêu quý và kính trọng ông, bà của mình

– Em luôn mong ông (bà) của em mạnh khỏe để vây vầy bên con cháu

– Ông (bà) sẽ luôn là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 26

I. Mở bài: Giới thiệu người định tả.

– Đó là ai? Có mối quan hệ gì với em?

– Có ý nghĩa như thế nào với em?

II. Thân bài:

– Tả bao quát: tuổi, nghề nghiệp, ấn tượng dễ nhận biết nhất của người em muốn tả.

– Tả ngoại hình :

+ Dáng người (cao, thấp, gày, tròn trịa,….)

+ Khuôn mặt (hình dáng khuôn mặt, điểm nhấn của của khuôn mặt, cười lên như thế nào ….)

+ Mái tóc (dài, ngắn, kiểu tóc…)

– Tả tính cách, hoạt động (có chọn lọc các ý sao cho mạch văn xuôi).

+ Lời nói: dịu dàng, dễ nghe, ồm ồm, khỏe …

+ Thói quen: hay cười, hay nói,

+ Tính tình: giản dị, chân thật.

+ Sở thích.

+ Cách cơ xử với người khác (với người trong gia đình, hàng xóm, bạn bè….) : dịu dàng và kiên nhẫn, chăm chỉ và khéo léo.

– Tình cảm và kỷ niệm đẹp với người em tả:

+ Hằng ngày đối sử, quan tâm, chăm sóc em như thế nào?

+ Kỷ niệm nào em và người đó cùng trải qua.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

– Tình cảm của em dành cho người đó?

– Em có điều gì muốn nói với người đó không?

– Em có ước muốn gì trong quan hệ của cả hai?

– Làm thế nào để giữ gìn mối quan hệ này.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 27

I. Mở bài: Giới thiệu bố của em.

II. Thân bài:

1. Tả ngoại hình bố của em.

– Bố em năm nay đã năm mươi tuổi.

– Bố em có dáng người cao, gầy.

– Khuôn mặt bố rất góc cạnh, trông rất ốm.

– Mái tóc bố có vài sợi bạc.

2. Tả tính tình của bố.

– Bố rất yêu thương cả nhà.

– Bố rất hiền nhưng đôi khi cũng rất nghiêm khắc.

– Bố đối xử với mọi người rất thân thiện và hiền hòa.

– Bố luôn giúp đỡ mọi người trong bất kì công việc gì.

– Điều em yêu nhất ở ba là ba luôn yêu thương mọi người.

3. Tả hoạt động của bố.

– Ở nhà bố rất thích trồng cây và chăm sóc cây.

– Công việc chính của bố là làm công nhân ở nhà máy.

– Bố đã chịu nhiều cực khổ để chúng em được như ngày hôm nay.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bố:

– Em yêu bố như thế nào?

– Em hứa với bố sẽ trở thành người như thế nào để không phụ tình yêu thương của ba.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 28

1. Mở bài

– Trong gia đình, cha là người gần gũi em nhất.

2. Thân bài:

+ Tả hình dáng:

– Dáng người cao to, vạm vỡ

– Gương vuông chữ điền, mái tóc ngắn, vuốt cao, khi đi làm vuốt cao sang trọng.

– Cha ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm cha thường mặc áo sơ mi. Ở nhà cha mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

– Cha có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất nhẹ nhàng và thân thiện.

+ Tả tính tình, hoạt động:

– Cha là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng, thường xuyên sửa chữa xe giúp mẹ và em.

– Tính cha rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.

– Cha là người hết lòng với con cái. Ban ngày cha làm lụng vất vả, tối đến cha luôn quan tâm đến việc học của con cái.

3. Kết bài:

Cha luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 29

MB : giới thiệu về người mà em định kể ( mẹ )

TB : Mẹ em bao nhiêu tuổi

  • Mẹ em làm nghề gì
  • Mẹ em có yêu quý nghề đấy không
  • Mẹ em đối xử tốt với em không
  • Mẹ em có quan tâm đến việc học của em không
  • Đối với mọi người , mẹ em là người như thế nào

KB : Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em đối với người mẹ yêu quý

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 30

1. Mở bài: Giới thiệu về người bố của em.

2. Thân bài:

a) Ngoại hình:

+Ngoài bốn mươi tuổi.

+Thích mặc bộ quần áo công nhân màu xanh đậm, đội nón nhựa

+Dáng cao, gầy.

+Da màu bánh mật.

+Đôi tay rắn chắc.

+Cặp mắt tinh anh.

+Cặp lông mày đen.

+Mũi cao.

+Khuôn mặt vuông vức, quai hàm bạnh.

+Miệng tươi cười.

+Hàm răng trắng có chiếc răng khểnh rất có duyên.

+Bàn tay to rám nắng.

+Bước chân thường sải dài, chắc nịch.

b) Tính tình:

+Quan tâm đặc biệt đến con cái.

+Quan tâm đến các thành viên trong gia đình.

+Sống nhân nghĩa, giúp đỡ người nghèo khó.

+Quan tâm đến hàng xóm, láng giềng.

+Tháo vát mọi việc trong gia đình.

+Làm đâu ra đấy, ít thích nghỉ ngơi

+Bố thường dạy em coi trọng chữ nhân nghĩa ở đời.

+Bố nghiêm khắc khi con cái mắc lỗi.

+Quan tâm sửa sai cho em để mỗi ngày một tiến bộ hơn.

3. Kết bài:

+Bố là một trụ cột gia đình, là điểm tựa cho em.

+Em rất yêu bố

+Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để bố vui lòng.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 31

a. Mở bài:

Giới thiệu về người thân trong gia đình mà em định tả (có thể là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em)

b. Thân bài:

* Tả đặc điểm ngoại hình
– Dáng người, dáng đi, sức vóc
– Tả mái tóc, làn da
– Tả khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười
– Cách ăn mặc: gọn gàng, sạch sẽ, giản dị…

* Tả đặc điểm tính cách
– Quan tâm và thương yêu mọi người trong gia đình
– Vui vẻ, hòa đồng, chu đáo
– Luôn nỗ lực và biết phấn đấu

* Tả các hoạt động thường ngày
– Ví dụ: mẹ đi chợ, nấu cơm, đi làm…
– Ví dụ: chị gái giúp mẹ việc nhà, đi học, chăm em…

c. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em đối với người thân trong gia đình

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 32

a. Mở bài: Giới thiệu về người định tả.

b. Thân bài:

– Giới thiệu chung về người định tả (tuổi tác, công việc,…) Có thể chuyển lên phần mở bài.

– Tả ngoại hình: Vóc dáng, chiều cao, nước da, khuôn mặt, mái tóc, cách ăn mặc…

– Tả các hoạt động, tính cách, sở thích,…

– Kể về kỉ niệm, ấn tượng với người đó (yếu tố gây hấp dẫn cho bài viết).

(Lưu ý: Nếu yêu cầu đề bài là tả cụ thể chân dung hay hoạt động, ta sẽ tập trung trọng tâm ở nội dung đó).
(Chọn lọc chi tiết miêu tả và kể về kỉ niệm với nhân vật được tả)
c. Kết bài: Tình cảm, cảm xúc với người được tả.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 33

I. Mở bài: Giới thiệu về mẹ

  • Mẹ là người gần gũi với em nhất.
  • Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi.

II. Thân bài: Tả về mẹ

a) Tả hình dáng:

  • Dáng người tầm thước, thon gọn.
  • Là giáo viên nên mẹ mặc áo dài đi làm; ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
  • Gương mặt đầy đặn; mái tóc dài đen mượt, khi làm bếp mẹ hay búi tóc lên.
  • Đôi mắt đen sáng với ánh mắt dịu dàng, thân thiện.

b) Tả tính tình, hoạt động:

  • Mẹ là người chu đáo, cẩn thận; đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng nhờ vậy nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.
  • Tính tình ôn hòa, nhã nhặn trong lời ăn tiếng nói, mẹ thường dạy em: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.
  • Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.
  • Bận thế nhưng mẹ luôn quan tâm đến việc học của em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình; nhờ đó, em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.

III. Kết bài

  • Mẹ luôn tận tụy, tảo tần, chăm sóc, dạy bảo em với mong ước duy nhất là em được nên người, trở thành người hữu ích cho xã hội.
  • Em luôn cố gắng đạt thành tích tốt, đem lại niềm vui cho mẹ. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 34

I. Mở bài

Giới thiệu bố của em:

Gia đình em có bốn người là bố, mẹ, anh của em và em. Nhà em ai cũng yêu thương nhau và chăm sóc lẫn nhau. Bố mẹ em luôn cố gắng nỗ lực làm việc để nuôi chúng em ăn học nên người. Chính vì thế mà em rất yêu thương bố mẹ em. Nhưng người mà em yêu thương nhất trong gia đình là bố – người dù rất yêu thương em nhưng không bao giờ ba nói ra. Bố luôn làm tất cả mọi chuyện để chúng em được vui vẻ và no ấm.

II. Thân bài

1. Tả ngoại hình bố của em

  • Bố em năm nay đã năm mươi tuổi.
  • Bố em có dáng người cao, gầy.
  • Bố thường mặc những bộ đồ giản dị như áo thun và quần tây, bố thích mặc những đồ đơn giản và thoải mái.
  • Khuôn mặt bố rất góc cạnh, trông rất ốm.
  • Mái tóc bố có vài sợi bạc.
  • Đôi mắt của bố mỗi khi nhìn em rất hiền từ.
  • Vầng trán bố rất cao.
  • Mũi cao và thẳng.

2. Tả tính tình của bố

  • Bố rất yêu thương cả nhà.
  • Bố rất hiền nhưng đôi khi cũng rất nghiêm khắc.
  • Bố đối xử với mọi người rất thân thiện và hiền hòa.
  • Bố luôn giúp đỡ mọi người trong bất kì công việc gì.
  • Điều em yêu nhất ở ba là ba luôn yêu thương mọi người.

3. Tả hoạt động của bố

  • Ở nhà bố rất thích trồng cây và chăm sóc cây.
  • Công việc chính của bố là làm công nhân ở nhà máy.
  • Bố đã chịu nhiều cực khổ để chúng em được như ngày hôm nay.

III. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ của em về bố:
  • Em yêu bố như thế nào?
  • Em hứa với bố sẽ trở thành người như thế nào để không phụ tình yêu thương của ba.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 35

a. Mở bài

Giới thiệu về người thân trong gia đình em (Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị)

b. Thân bài

– Tả khái quát về người thân:
+ Đó là người em yêu thương, gần gũi
+ Tuổi tác (Ví dụ: Ông nội em năm nay đã 76 tuổi)
+ Người luôn chăm sóc, quan tâm em
+ Nghề nghiệp (Ví dụ: Ông em là cán bộ về hưu; Mẹ em là giáo viên tiểu học…)

– Tả hình dáng, ngoại hình:
+ Dáng người (Cao, gầy, mảnh mai, mập mạp,…)
+ Đặc điểm khuôn mặt: Đôi mắt, mũi, miệng, tóc, giọng nói…
+ Trang phục (Giản dị, thanh lịch,…)

– Tả về tính cách:
+ Chu đáo, tỉ mỉ
+ Hòa nhã, vui vẻ
+ Giàu yêu thương, luôn quan tâm đến mọi người

c. Kết bài

Tình cảm của em

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 36

a. Mở bài:

Giới thiệu người định tả: Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

b. Thân bài:

* Tả hình dáng:
– Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?
(Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

– Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi…
– Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.
+ Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.
+ Đôi mắt bà còn rất sáng.
+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
+ Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.

* Tả tính tình:
– Những thói quen và sở thích của bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.
– Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm…
(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).

c. Kết bài:

Tình cảm của em đối với bà: Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 37

a. Mở bài:

Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.

b. Thân bài:

* Tả hình dáng:

– Dáng người tầm thước, thon gọn.
– Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà mẹ thường buộc lóc gọn sau gáy.
– Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
– Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

* Tả tính tình, hoạt động:
– Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng.
– Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.
– Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.

c. Kết bài:

Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 38

1. Mở bài

Trong gia đình người em gần gũi và quý mến nhất là ông nội.

2. Thân bài

* Tả hình dáng

  • Ông gần 80 tuổi, người ông hơi gầy nhưng còn nhanh nhẹn, trán cao, mắt còn tinh, răng rụng nhiều.
  • Ông ăn mặc giản dị, đọc sách báo mới đeo kính và đi bộ xa thường chống gậy.
  • Ông tuy đã già nhưng mỗi buổi sáng vẫn thường xuyên tập thể dục để duy trì sức khỏe hàng ngày.

* Tả tính tình cùng hành động:

  • Chăm lao động, chăm việc nhà, tích cực tham gia các công việc xã hội của địa phương, thương yêu và chăm sóc chu đáo.
  • Ông thích chăm sóc cây cối và có thú vui là nuôi chim, những con chim của ông hót líu lo rất hay.
  • Ông luôn hòa nhã đôn hậu được mọi người trong làng rất yêu mến quý trọng.
  • Luôn chỉ bảo mọi người trong nhà những điều hay lẽ phải, đưa ra những lời khuyên với con cháu.

3. Kết bài

  • Em yêu quý ông và mong ông khỏe mạnh để sống chung với con cháu.
  • Người ông luôn là tấm gương cho em luôn học hỏi và noi gương trong học tập, trong cuộc sống.
  • Sau này lớn lên dù có đi đâu thì trong tâm trí của cháu ông là người ông đáng mến, hiền hậu và luôn yêu thương cháu.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 39

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

  • Người được miêu tả là ai? (Anh Đức).
  • Có quan hệ với em như thế nào? (Anh trai em).
  • Được tả trong hoàn cảnh nào? (Đi bộ đội về thăm nhà).

2. Thân bài:

– Hình dáng bên ngoài:

  • Độ tuổi.
  • Tầm vóc (cao, thấp), dáng người (mập mạp hay săn chắc… )
  • Màu da (trắng, đen… ).
  • Gương mặt (tròn hay vuông chữ điền), mắt, mũi, miệng…?
  • Mái tóc (đen, nâu, dày, thưa… ).
  • Lưu ý: Chọn những chi tiết nổi bật, dễ nhớ.

– Tính nết:

  • Giản dị, vui vẻ, dễ gần.
  • Thông minh, hiếu động.
  • Có kỉ luật…

– Tài năng:

  • Chơi đàn và hát rất hay.
  • Khéo léo, cẩn thận

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về anh em

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 40

1. Mở bài: Giới thiệu em bé được ta: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ với em?

2. Thân bài:

a) Tả hình dáng của em bé

  • Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).
  • Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt, mái tóc đôi má, mòi, miệng, răng lợi, chân tay…

b) Tính tình ngây thơ của bé

  • Tập đi, tập nói
  • Sinh hoạt của bé

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về người tả.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 41

1. Mở bài: Giới thiệu người định tả. Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

2. Thân bài:

a) Tả hình dáng:

  • Bà bao nhiêu tuổi, khỏe hay yếu, có những nét gì đặc biệt? (Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)
  • Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi…
  • Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.
  • Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.
  • Đôi mắt bà còn rất sáng.
  • Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
  • Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.

b) Tả tính tình:

– Những thói quen và sở thích của bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

– Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm…

(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).

3. Kết bài: Em rất thích những lúc bà kể chuyện em nghe. Những câu chuyện của bà rất hay và thú vị. em rất yêu bà của em.

Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em- Mẫu 42

1. Mở bài: Giới thiệu về mẹ

2. Thân bài

Tả ngoại hình:

  • Mẹ em 44 tuổi, mẹ cao khoảng 160 cm, người mẹ mảnh khảnh và dáng đi rất nhanh nhẹn.
  • Khuôn mặt mẹ tròn nhìn rất phúc hậu. Đôi môi của mẹ phớt hồng
  • Mẹ để mái tóc dài óng mượt, xoăn nhẹ phần đuôi tóc.
  • Giọng nói của mẹ rất ấm áp, lúc mượt mà lúc trầm bổng, ngân vang.

Tả tính tình, hoạt động:

  • Công việc của mẹ em là một nhân viên văn phòng.
  • Mẹ rất khéo léo trong cách ứng xử và trò chuyện hàng ngày, mọi người xung quanh đều quý mến mẹ em.
  • Mẹ vẫn luôn sắp xếp nhà cửa gọn gàng và nấu những bữa ăn ngon cho cả gia đình.
  • Mẹ luôn nhẹ nhàng và khuyên bảo em mọi điều trong cuộc sống

3. Kết bài :

Tình cảm của em đối với mẹ: Tình yêu thương của em dành cho mẹ thực sự không thể đo đếm bằng lời. Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn

*****

Trên đây là hơn 42 mẫu Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em lớp 5 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 5

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *