Luyện tập tả cây cối trang 41 SGK Tiếng Việt 4 Cánh diều

Luyện tập tả cây cối trang 41 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều>

Câu 1

Đọc lại và tóm tắt bài văn Cây si theo bảng sau: 

Bố cục

Ý chính của đoạn

Nội dung

Mở bài 

Giới thiệu về cây si

 

Thân bài 

Miêu tả các bộ phận của cây si 

Rễ si

Lá si 

Kết bài 

Nêu cảm nghĩ về cây si 

 

Hướng dẫn giải:

HS đọc lại bài “Cây si” để trả lời câu hỏi 

Lời giải:

Bố cục

Ý chính của đoạn

Nội dung

Mở bài 

Giới thiệu về cây si

Cây si luôn già hơn những cây khác, ,từ cây si cổ thụ ở đầu làng đến cây si bé trong hòn non bộ của ông.

Thân bài 

Miêu tả các bộ phận của cây si 

Rễ si: Rễ si: làm thành bộ “ râu” độc đáo của si, rậm và dài. Những ngày sắp hoặc sau mưa, cây si già thêm vì râu cứ trắng ra. Rễ si lúc nào cũng lòa xòa.

Lá si:  nhỏ nhưng nhiều nên cho bóng mát. Lá si không bao giờ rụng hàng loạt và xanh lá quanh năm.

Kết bài 

Nêu cảm nghĩ về cây si 

Lá si tặng con người bóng mát, chòm râu để trẻ ngắm mà nhớ đến ông nội, ông ngoại, những người già luôn yêu quý các em.

Câu 2

Quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cây hoa ( hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích. 

Hướng dẫn giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

Lời giải:

Gợi ý:  Cây nhãn

– Thân cây: cây nhãn thân gỗ, không quá to, lớp vỏ có màu nâu sẫm, sẫn sùi, từ gốc cây đến ngọn cây cao chừng 3 mét.

– Cành cây: Cây vải có nhiều cành lớn, mỗi cành tỏa ra một hướng tạo thành một chiếc ô tròn tỏa bóng mát.

– Lá cây: xếp đều đặn hai bên cuống lá chung, mặt lá màu xanh đậm, lưng lá màu xanh nhạt, gân chính và gân phụ nổi rõ rệt

– Hoa nhãn: mọc từng chùm màu trắng, cánh hoa li ti

– Quả nhãn: màu sạm, tròn, thịt quả nhãn màu trắng đục, ngọt thơm, bên trong có một hạt lớn màu đen…

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt 4 – Cánh diều

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *