Ông Yết Kiêu trang 100 SGK Tiếng Việt 4 Cánh diều

Ông Yết Kiêu trang 100 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều>

Phần I

Chia sẻ:

Câu 1:

Em hiểu câu “Người ta là hoa đất” như thế nào? 

Hướng dẫn giải:

Em suy nghĩ và trả lời. 

Lời giải:

Em hiểu câu “Người ta là hoa đất” là con người là vốn quý của đất trời. 

Câu 2

Vì sao con người được ngợi ca như vậy? 

Hướng dẫn giải:

Em suy nghĩ và trả lời. 

Lời giải:

Vì con người biết làm đẹp trái đất nên được ca ngợi như vật. 

Phần II

Bài đọc:

Ông Yết Kiêu

     Thời nhà Trần có một người tên là Yết Kiêu, sức khỏe phi thường. Đặc biệt, ông bơi lội rất giỏi. Mỗi lần ông lặn xuống biển, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên. 

     Hồi ấy, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh. Nhà vua sai sứ giả đi tìm người đánh giặc. Yết Kiêu bèn tìm đến, tâu vua rằng: 

– Thần tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ giặc vào bụng cá.

Vua hỏi:

– Nhà ngươi cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền bè?

– Tâu bệ hạ, thần chỉ cần một cái dùi sắt, một chiếc búa – ông đáp.

     Một mình ông lặn xuống biển, tìm đáy tàu giặc, đục thủng tàu. Tàu giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Quân giặc vô cùng sợ hãi. 

     Mãi về sau, giặc đem một cái ống nhòm thủy tinh có phép nhìn thấu qua nước, thấy ông đi lại thoăn thoắt như đi trên bộ. Chúng bèn đem cái vó bằng sắt, nhân lúc ông đang mải đục một chiếc tàu, buông xuống chụp lấy ông. Bắt được Yết Kiêu, giặc tra khảo ông:

– Nước Nam có bao nhiêu kẻ lặn được như ngươi? 

Ông bảo chúng: 

– Không kể những người đi lại dưới nước suốt mười ngày không lên, còn như hạng ta thì một trăm chiếc tàu của chúng bay cũng không chở hết. 

     Giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác. Ông giả vờ nghe theo, rồi thừa lúc chúng vô ý, nhảy xuống nước trốn đi. Bấy giờ quân giặc đã bị thiệt hại khá nặng, lại nghe nói nước Nam nhiều người có tài lặn nên đành phải quay tàu trở về, không dám quấy nhiễu nữa. 

Phần III

Đọc hiểu:

Câu 1:

Tìm những chi tiết trong đoạn 1 cho thấy Yết Kiêu có tài bơi lặn phi thường. 

Hướng dẫn giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời. 

Lời giải:

Mỗi lần ông lặn xuống biển người ta tưởng ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước sáu, bảy ngày liền. 

Câu 2

Theo em, vì sao tác giả tưởng tượng Yết Kiêu có tài năng phi thường như vậy? 

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

Tác giả tưởng tượng Yết Kiêu có tài năng phi thường như vậy để nhấn mạnh sức tài lặn hơn người của Yết Kiêu. 

Câu 3

Yết Kiêu dùng cách nào để đánh giặc? 

Hướng dẫn giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

Yết Kiêu dùng một cái dùi sắt và một chiếc búa đục thủng tàu quân giặc. 

Câu 4

Khi bị giặc tra khảo, Yết Kiêu đã thể hiện dũng khí và sự khôn ngoan như thế nào? 

Hướng dẫn giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời. 

Lời giải:

Khi bị giặc tra khảo, Yết Kiêu đã thể hiện dũng khí và sự khôn ngoan bằng cách nói quá lên cho quân giặc sợ

Câu 5

Hãy nêu cảm nghĩ của em về ông Yết Kiêu. 

Hướng dẫn giải:

Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình. 

Lời giải:

Ông Yết Kiêu là một người có trí dũng song toàn, không sợ giặc cũng như nhanh trí chỉ bằng một mình ông mà nước ta có thể chiến thắng quân địch.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt 4 – Cánh diều

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *