Phương pháp dạy học là gì? Phân biệt phương pháp dạy học và thủ pháp dạy học

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Phương pháp dạy học là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Phương pháp dạy học là gì?

Tính đến nay, thì vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể cho phương pháp dạy học là gì? Có định nghĩa cho rằng: Phương pháp dạy học là cách làm việc giữa người dạy và người học, qua đó người học có thể nắm bắt được các kiến thức, kỹ năng và hình thành năng lực cũng như thế giới quan.

Bên cạnh đó cũng có quan niệm cho rằng: phương pháp dạy học thực ra là các hình thức kết hợp các hoạt động của người dạy và người học mục tiêu là hướng về một việc để đạt được một mục đích nào đó.

Phương pháp dạy học là gì?
Phương pháp dạy học là gì?

Trong hai quan điểm này thì quan điểm thứ nhất nhận được rất nhiều sự đồng tình của mọi người. Nhưng vì không hiểu rõ nghĩa của hai từ “cách thức” nên dẫn đến có nhiều phương pháp khác nhau. Vậy để hiểu rõ phương pháp dạy học là gì, phải phân biệt với khái niệm thủ pháp dạy học, phương pháp luận, môn học phương pháp và hình thức dạy học.

Thủ pháp dạy học là các thao tác bộ phận trong một phương pháp dạy học cụ thể nào đó. Ví dụ như để thực hiện phương pháp phân tích ngôn ngữ thì những thao tác cần thiết cần sử dụng là phân tích, so sánh tổng hợp và đối chiếu,…

Phương pháp luận: có thể hiểu ở hai phương diện

– Thứ nhất: phương pháp luận là các học thuyết về phương pháp khoa học nói chung. Theo cách hiểu này, phương pháp luận chính là triết học của Mac và Lê Nin.

– Thứ hai: phương pháp luận chính là tổng hợp lại các cách thức phương pháp để tìm tòi ý nghĩa như các tư tưởng về hoạt động chỉ đạo, tiền đề lý luận về phương pháp nghiên cứu thuộc một ngành khoa học.

Khái niệm môn học phương pháp nghĩa là bộ môn chuyên đảm nhiệm việc nghiên cứu về quá trình dạy và học của một môn nào đó. Nó gồm các hoạt động về nghiên cứu đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ của môn học, nguyên tắc xây dựng chương trình học, cách thiết kế và tổ chức quá trình dạy học của từng đơn vị kiến thức trong môn học.

Khái niệm hình thức dạy – học được định nghĩa là các cách thức để hiện thực hoá và hành động hoá phương pháp dạy học, thủ pháp dạy học.

So sánh phương pháp dạy học và thủ pháp dạy học

Thủ pháp dạy học là gì?

Phương pháp dạy học là gì? Thủ pháp dạy học là gì? Đây là hai câu hỏi mọi người hay đặt song song với nhau. Nếu như phương pháp dạy học là cách thức làm việc giữa người dạy và người học, thì thủ pháp dạy học là các thức được sử dụng để giải quyết một vấn đề nào đó trong một phương pháp cụ thể. Hiểu theo cách khác, thủ pháp dạy học là chỉ việc thao tác các bộ phận trong một phương pháp dạy học.

Phân biệt phương pháp dạy học và thủ pháp dạy học

Ranh giới giữa hai phương pháp này rất gần nhau. Thế nhưng, có thể nhận thấy khái niệm của phương pháp dạy học rộng hơn, bao quát hơn thủ pháp dạy học. Phương pháp dạy học sẽ chú ý đến cả một quá trình. Thủ pháp dạy học thì chỉ chú ý đến một thời điểm nào đó trong suốt thời gian diễn ra quá trình đó.

Phân biệt phương pháp dạy học và thủ pháp dạy học
Phân biệt phương pháp dạy học và thủ pháp dạy học

Các bình diện của phương pháp dạy học

Quan điểm về phương pháp dạy học

Quan điểm dạy học chính là các định hướng có tính chiến lược và nó chính là mô hình lý thuyết của phương pháp dạy học. Một số quan điểm về phương pháp dạy học phổ biến hiện nay như: dạy học lấy người học làm trung tâm, dạy học phát huy khả năng sáng tạo, tự giác của học sinh,…

Phương pháp dạy học cụ thể

Phương pháp dạy học chính là cách thức hoạt động giữa thầy và trò để nhằm đạt được mục tiêu dạy học xác định đồng thời phù hợp với nội dung và các điều kiện dạy học cụ thể.

Phương pháp dạy học cụ thể bao gồm: đóng vai, thảo luận nhóm, trò chơi,…

Kỹ thuật dạy học

Kỹ thuật dạy học là biện pháp, cách hoạt động của giáo viên để thực hiện và điều khiển toàn bộ quá trình dạy học hiệu quả.

Một số kỹ thuật dạy học phổ biến bao gồm: nhóm, giao nhiệm vụ, kỹ thuật hỏi chuyên gia,…

Các đặc điểm của phương pháp dạy học

– Phương pháp dạy học giúp thực hiện các mục tiêu của việc dạy học.

– Là sự thống nhất của phương pháp dạy và phương pháp học.

– Bao gồm hai mặt, mặt bên trong và mặt bên ngoài.

– Có được sự thống nhất về logic trong nội dung dạy và logic về tâm lý nhận thức.

– Có tính khách quan và cả tính chủ quan.

– Chịu sự chi phối trực tiếp từ nội dung và mục đích của hoạt động dạy học.

– Có được sự thống nhất của các cách thức hành động và phương tiện dạy học.

– Hiệu quả được quyết định bởi trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của người dạy.

– Ngày càng có sự hoàn thiện và không ngừng phát triển để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của hoạt động dạy học.

Phương pháp dạy học tích cực là gì?

Phương pháp dạy học tích cực là các biện phá, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huóng hàng động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ nănng dạy học tích cực chưa phải là cách dạy học tích cực độc lập mà chỉ là những đơn vị nhỏ nhất của các phương pháp dạy học.

Với cách dạy học này đòi hỏi giáo viên phải có bản lĩnh, chuyên môn tốt và kiên trì xây dựng cho học sinh phương pháo học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp đến cao. Tuy nhiên khi đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy học với hoạt động học thì mới thành công.

Thầy cô giảng dạy trong nhà trường hay các giảng viên đào tạo doanh nghiệp, chương trình public đều cơ thể áp dụng những phương pháp này giúp các em học sinh hào hứng hơn khi học, nhưng phải áp dụng một cách linh hoạt, đúng với thực tế để phục vụ việc giảng dạy.

Phương pháp dạy học tích cực là gì?
Phương pháp dạy học tích cực là gì?

Phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học

Phương pháp vấn đáp

* Vấn đáp: là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:

* Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cấu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không yêu cầu suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiên thức vừa mới học.

* Vấn đáp giải thích – minh họa: nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương pháp nghe – nhìn.

* Vấn đáp tìm tòi: giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy cô với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định.

Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề

Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát triển sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống. Vì vậy tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo. Cấu trúc một bài học ( hoặc một phần bài học ) theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thương như sau:

* Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức

– Tạo tình huống có vấn đề

– Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh

– Phát hiện vấn đề cần giải quyết

* Giải quyết vấn đề đặt ra

– Đề cuất cách giải quyết

– Lập kế hoạch giải quyết

– Thực hiện kế hoạch giải quyết

* Kết luận

– Thảo luận kết quả và đánh giá

– Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra

– Phát biểu kết luận

– Đề xuất vấn đề mới.

Phương pháp làm việc nhóm

Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tùy thuộc vào mục đích, yều cầu của vấn đề học tập, các nhòm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phân của tiết học, dược giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.

Nhóm tư bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập của cả lớp. Để trinh bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao nhóm là khá phức tạp.

– Làm việc cả lớp

  • Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
  • Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ
  • Hướng dẫn cách làm

– Làm việc theo nhóm

  • Phân công trong nhóm
  • Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi và tổ chức thảo luận trong nhóm
  • Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm

– Tổng kết trước lớp

  • Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
  • Thảo luận chung
  • Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài.

Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghỉ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn được gói là phương pháp tham gia.

Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một số tình huống giả định.

Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau:

– Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.

– Gây hứn thú và chú ý cho học sinh

– Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh

– Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực

– Có thể thấy  ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.

* Cách tiến hành có thể như sau:

– Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai.

– Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai

– Các nhóm lên đóng vai

– Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai

– Vi sao em lại ứng xử như vậy?

– Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện các ứng xử?

– Lớp thảo luận, nhận xét: cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểm nào? Vì sao lại chưa có sự phù hợp?

– Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng:

– Phải dành thơi gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.

– Người đóng vai phải hiểu vai trò của mình trong bài tập đóng vai

– Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát tham gia.

Phương pháp động não

Động não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.

Thực hiện phương pháp này, giáo viên cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận.

* Cách tiến hành

– Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.

– Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.

– Phân loại ý kiến

– Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý kiến.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Phương pháp dạy học là gì. Mọi thông tin trong bài viết Phương pháp dạy học là gì? Phân biệt phương pháp dạy học và thủ pháp dạy học đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *