Tiềm lực kinh tế là gì? Cơ hội phát huy tiềm lực kinh tế một cách tốt nhất

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Tiềm lực kinh tế là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Tiềm lực kinh tế là gì?

Tiềm lực kinh tế là khả năng tiềm tàng về kinh tế (bao gồm cả kinh tế quân sự có thể huy động để phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng hoặc tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở vật chất của các tiềm lực khác, thể hiện ở khối lượng, năng xuất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất xã hội.

Tiềm lực kinh tế là gì?
Tiềm lực kinh tế là gì?

Nếu đã nói đến tiềm lực thì phải nhắc đến rất nhiều vấn đề nhưng một trong những vấn đề mà không thể nào không nhắc đến là tiềm lực kinh tế.

Tiềm lực kinh tế chính là thuật ngữ nói về những phát triển có thể xảy ra trong một nền kinh tế nào đó. Qua đó chúng ta có thể dựa vào những phán đoán về sự phát triển đó mà đưa ra những kế hoạch cụ thể đi theo đúng hướng nhận định đó để tránh được những rủi ro nhất có thể.

Ví dụ điển hình như ta có thể nhắc đến đó là tiềm lực kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế nước ta có những tiềm lực gì? Đó là tiềm lực về du lịch, tiềm lực về khoáng sản, tiềm lực về thủy hải sản,… Tất cả những thứ đó đã và đang đều được chúng ta khai thác một cách triệt để nhất.

Một đất nước hay một khu vực có một tiềm lực kinh tế nhiều hay không được đánh giá bởi những gì mà họ có và cơ hội phát triển của nó ra sao. Tiềm lực nó như một chìa khóa để mở ra sự phát triển của một nền kinh tế vậy nhưng không phải ai cũng biết cách mở nó. Bởi vì họ chưa phát huy được thế mạnh mà họ có.

Tuy nằm trong lĩnh vực kinh tế nhưng tiềm lực trong kinh doanh lại là một đặc thù riêng mà không phải ngành nào cũng có. Tiềm lực trong kinh doanh là một khái niệm nói về khả năng phát triển của một lĩnh vực kinh doanh nào đó.

Ví dụ như hình thức kinh doanh qua mạng đang có tiềm lực phát triển rất lớn bởi sự phát triển ngày càng nhiều của các mạng xã hội, nhu cầu người dùng ngày càng tăng cao,… Tất cả những yếu tố thuận lợi đó đều được coi là những tiềm lực, tiềm năng của ngành nghề đó.

Tiềm lực là gì?

Tiềm lực trong từ điển có nghĩa chuẩn xác nhất là nhằm để chỉ khả năng mà chưa thực hiện được, nhưng có thể thực hiện được trong thời gian ngắn. Tiềm lực bao gồm rất nhiều các lĩnh vực, hàm nghĩa của nó cũng rất rộng. Chúng ta thường hay nói là tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự, tiềm lực quốc phòng,… Đó hiểu theo nghĩa đơn giản đó là những kỳ vọng về tương lai có khả năng thực hiện được mà hiện tại nhìn thấy.

Vai trò của tiềm lực

Trong bất kỳ một lĩnh vực nào thì vai trò của tiềm lực cũng góp phần quan trọng trong sự phát triển của một vấn đề nào đó. Nếu bạn vạch ra tiềm lực của một vấn đề nào đó thì bạn sẽ có mục tiêu rõ ràng để đạt được nó và phát huy tiềm lực của nó một cách tối đa nhất có thể để mang đến lợi ích nhiều nhất.

+ Phát huy những điểm mạnh của vấn đề. Khi nhắc đến tiềm lực thì người ta thường hay nhắc ngay đến ưu điểm. Ví dụ như “cây vú sữa có tiềm lực xuất khẩu như thế nào chẳng hạn, bạn có tiềm năng gì trong toán học”. Khi đánh giá tiềm lực, người ta thường dựa vào những yếu tố xung quanh để đánh giá một cách khách quan nhất và cụ thể những yếu tố có thể đạt được.

+ Đưa ra những kế hoạch, mục tiêu cụ thể, xác thực nhất. Nếu xác định được tiềm lược của một lĩnh vực nào đó thì bạn sẽ vạch ra kế hoạch một cách cụ thể cho nó và dẫn nó theo một đường thẳng chỉnh chu nhất. Tạo điều kiện dẫn đến thành công nhiều hơn.

Phân loại tiền lực

Tiềm lực có thể hiểu và phân loại theo nhiều cách khác nhau nhưng ở đây chúng tôi sẽ đưa cho bạn cách phân loại cụ thể nhất. Đó là:

Tiềm lực nội tại: Đây là những gì mà bạn sẵn có từ bên trong, không nhờ sự tác động từ bên ngoài hay bất cứ một ai cả, có thể nói đây là một tài sản quý giá.

Tiềm lực bên ngoài: Ý ở đây là những yếu tố bên ngoài mà bạn có được như mối quan hệ, mối giao lưu có thể giúp tiềm lực nội tại phát triển hơn. Đó cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng.

Phát huy tiềm lực kinh doanh như thế nào?

Nếu bạn đang tham gia kinh doanh và muốn phát huy những tiềm lực mà mình có thì hãy tham khảo các yếu tố dưới đây:

+ Lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng gì? Đây là một câu hỏi giữ yếu tố chủ chốt cho một hình thức kinh doanh, bạn phải trả lời được câu hỏi này một cách cụ thể nhất. Như hình thức kinh doanh của bạn có những điểm mạnh gì về nguồn cung cấp, về vốn, về hàng hóa, về đầu ra, về nhu cầu,… Hãy chỉ ra những thứ đó.

+ Tìm cách để phát triển nó một cách tối ưu nhất. Đơn giản như bạn có nguồn cung cấp rẻ thì bạn nên nhập hàng nhiều, hạ giá thành xuống để dễ dàng cạnh tranh hơn, nếu còn nhu cầu hàng hóa của bạn cao thì bạn nên làm ra nhiều sản phẩm hơn, chiếm lĩnh thị trường.

+ Khơi mở những tiềm năng mới: Bạn hoàn toàn có thể tạo ra những tiềm năng kinh doanh cho chính mình như tìm kiếm nguồn hàng ưu đãi, tăng cường chất lượng sản phẩm để cạnh tranh,… Có rất nhiều cách để phát triển tiềm lực kinh doanh của bạn.

Trên đây là tất cả những yếu tố mà một nhà kinh doanh cần có cho mình để phát triển sự nghiệp của mình tăng lên một bạc. Bạn có thể tham khảo thêm nhé.

Cơ hội phát huy tiềm lực kinh tế một cách tốt nhất

Để phát huy tiềm lực kinh tế một cách tốt nhất, chúng ta cần có những yếu tố sau:

Biết được ta đang có những gì: Việc biết được ta đang đứng ở đâu là một điều rất quan trọng vì đó là những nhìn nhận xác thực nhất để có thể đưa ra hướng phát triển phù hợp nhất cho nền kinh tế đó.

Biết được tiềm lực của mình: Biết mình đang đứng ở đâu chưa đủ, cần phải biết được mình đang sở hữu tiềm năng như thế nào. Để có hướng phát triển đúng nhất, một hướng đi có khả thi nhất.

Tìm cách phát triển tiềm lực đó: Biết được hai điều trên mà vẫn ngồi im thì chẳng khác nào biết mình có nhưng không làm. Cần phải suy nghĩ kèm theo hành động để có thể đưa những điểm thuận lợi của mình phát triển hơn nữa, có thể đưa nền kinh tế nâng lên một bậc nếu phát huy tối đa được những tiềm lực sẵn có.

Cơ hội phát huy tiềm lực kinh tế một cách tốt nhất
Cơ hội phát huy tiềm lực kinh tế một cách tốt nhất

Tăng cường xây dựng tiềm lực kinh tế, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với tư duy chỉ đạo chiến lược, Đại hội XII của Đảng xác định rõ: “Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh (QPAN), xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh vững chắc”.

Các cấp, các ngành cần nhận thức đầy đủ và quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Đảng để vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn đời sống xã hội đất nước. Trong xây dựng tiềm lực quốc phòng, đẩy mạnh xây dựng tiềm lực kinh tế là vấn đề hàng đầu cần được nhận thức đầy đủ và triển khai thực hiện toàn diện, thống nhất trên cả nước.

Sự cần thiết phải đẩy mạnh xây dựng tiềm lực kinh tế trong giai đoạn hiện nay, bắt nguồn từ những lý do cơ bản sau:

Một là, tiềm lực kinh tế giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong cấu thành tiềm lực quốc phòng của quốc gia. Tiềm lực quốc phòng quốc gia được cấu thành bởi nhiều thành tố, như: Tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự, tiềm lực chính trị tinh thần, tiềm lực khoa học-công nghệ (KHCN)… Trong các thành tố này, tiềm lực kinh tế giữ vị trí cực kỳ quan trọng. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã dạy: “Có thực mới vực được đạo”, điều đó cho thấy, bất kỳ giai đoạn phát triển nào của một quốc gia, vấn đề kinh tế luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong khi đó, so với các nước trong khu vực và thế giới, nền kinh tế nước ta còn hạn chế cả về quy mô và trình độ phát triển. Quốc gia hưng thịnh, nền quốc phòng có vững chắc hay không phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế. Tiềm lực kinh tế còn là tiền đề, là điều kiện cần và đủ để xây dựng các thành tố khác ngày càng vững chắc, đặc biệt là chính trị tinh thần, nhân tố suy đến cùng quyết định mọi thành bại của sự nghiệp cách mạng nước ta, do Đảng lãnh đạo, trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Hai là, trong tình hình đất nước, khu vực và thế giới có nhiều biến động phức tạp khó lường, nhu cầu kinh tế đáp ứng cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ngày càng cao cả về quy mô và trình độ. Đất nước ta đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, toàn diện. Điều đó làm cho quy mô, trình độ nền kinh tế-xã hội (KT-XH) của đất nước phát triển nhanh chóng, đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa khả năng bảo vệ Tổ quốc của nền quốc phòng toàn dân. Điều hiển nhiên, phải huy động nhiều nguồn nhân lực, tài chính, KHCN trình độ cao từ nền kinh tế. Các nguồn lực từ nền kinh tế không tự trở thành tiềm lực quốc phòng, mà phải thông qua xây dựng tiềm lực kinh tế quân sự đáp ứng cho nhu cầu quốc phòng. Tình hình khu vực và thế giới những thập niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Các cuộc chiến tranh gần đây xảy ra trên thế giới đều là chiến tranh bằng vũ khí, phương tiện công nghệ cao. So với trước đây, thời gian diễn ra chiến tranh ngắn hơn nhưng chi phí tăng cao gấp nhiều lần. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc nếu xảy ra trong tương lai, chắc chắn đó là cuộc chiến tranh hiện đại sử dụng vũ khí công nghệ cao. Điều đó phải được xây dựng, chuẩn bị chu đáo, toàn diện ngay trong thời bình, thực hiện phương châm chỉ đạo chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ xa, từ khi đất nước chưa nguy, đòi hỏi phải có một tiềm lực kinh tế vững mạnh.

Chung quy lại, đẩy mạnh xây dựng tiềm lực kinh tế để tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc là vấn đề cần được toàn Đảng, toàn dân tập trung mọi nỗ lực nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Trên tinh thần đó, dưới góc độ nghiên cứu chiến lược, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:

Giải pháp hàng đầu là, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trên mọi miền của đất nước. Đây là giải pháp hàng đầu, bởi vì, mọi sự phát triển kinh tế không phải đều dẫn đến sự tăng cường tiềm lực kinh tế và tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân, thậm chí còn gây tổn hại cho đời sống xã hội và QPAN. Sự nóng bỏng về kinh tế và trật tự, an toàn xã hội của khu vực Bắc miền Trung gần đây cho thấy rất rõ điều này. Hiểu rõ diễn biến của tình hình, Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với QPAN và QPAN với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo. Khắc phục triệt để những sơ hở, thiếu sót tại các địa bàn, nhất là địa bàn chiến lược” (2). Thực hiện giải pháp này, tập trung vào các biện pháp cụ thể, trước hết, Chính phủ cần xây dựng chiến lược kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trong thời kỳ mới, đây là vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa cơ bản lâu dài đối với quá trình xây dựng tiềm lực kinh tế của đất nước. Hai là, rà soát kỹ lưỡng hoạt động kết hợp kinh tế với quốc phòng sau 30 năm đổi mới, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch kết hợp kinh tế với quốc phòng phù hợp với tình hình của đất nước, khu vực và thế giới. Ba là, tăng cường đầu tư nhằm thực hiện đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng KT-XH gắn với QPAN trên các địa bàn chiến lược. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải kém hiệu quả như đã xảy ra trong thời gian qua trên nhiều lĩnh vực, địa bàn của đất nước.

Giải pháp cực kỳ quan trọng là, cơ cấu lại toàn bộ nền kinh tế nhằm đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả cho quá trình xây dựng tiềm lực kinh tế của đất nước. Cơ cấu lại toàn bộ nền kinh tế đất nước có tầm quan trọng đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, bởi lẽ, xét cả về cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành, cơ cấu sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nước ta đang có nhiều bất cập. Đầu tư công lớn, dàn trải nên kém hiệu quả, cơ cấu ngành thiếu đồng bộ, thiếu sự liên kết giữa các khâu của quá trình sản xuất. Trong lĩnh vực nông nghiệp, cơ cấu đất đai, cơ cấu mùa vụ, vật nuôi, cây trồng chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa kéo dài nhiều năm chưa có phương cách khắc phục. Sức cạnh tranh của các mặt hàng nông, thủy, hải sản trên thị trường khu vực và quốc tế không cao… Nền kinh tế của đất nước còn khó khăn càng khó khăn hơn do sự biến động của thị trường khu vực và thế giới. Chính những bất cập trên đòi hỏi phải tập trung mọi nỗ lực cơ cấu lại toàn bộ nền kinh tế nhằm tạo ra động lực mới cho quá trình xây dựng tiềm lực kinh quốc gia đáp ứng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Thực hiện giải pháp này, tập trung vào các biện pháp cụ thể, trước hết, cần đổi mới mạnh mẽ cơ cấu đầu tư, nhất là đầu tư công, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải và kém hiệu quả như đã xảy ra. Chú trọng đầu tư cho phát triển kinh tế trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế tại chỗ cho QPAN.

Hai là, tăng cường các biện pháp nhằm tạo ra cơ cấu ngành, vùng hợp lý đáp ứng cho nhu cầu phát triển KT-XH, đồng thời xây dựng tiềm lực kinh tế vững chắc trên các hướng chiến lược của đất nước.

Ba là, cơ cấu lại các vùng nguyên liệu trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm phát triển các vùng chuyên canh đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu và QPAN khi có nhu cầu tăng cao đột biến.

Tăng cường xây dựng tiềm lực kinh tế, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Tăng cường xây dựng tiềm lực kinh tế, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Giải pháp mang tầm chiến lược là, đẩy mạnh ứng dụng KHCN cho mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội nhằm nâng cao trình độ, quy mô phát triển tiềm lực kinh tế của đất nước. KHCN có tác động hết sức sâu sắc, toàn diện đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là QPAN. Trong điều kiện chiến tranh bằng vũ khí, phương tiện công nghệ cao thì nhu cầu của tiềm lực quốc phòng đối với tiềm lực kinh tế của đất nước càng cao. Các loại nhu cầu như vũ khí, phương tiện công nghệ cao phục vụ cho sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi khi có tình huống xảy ra đòi hỏi rất lớn, bên cạnh đó nhu cầu về quân trang, quân dụng, nhu yếu phẩm cũng đòi hỏi số lượng lớn, chất lượng cao mới đáp ứng cho nhu cầu tác chiến hiện đại. Ngay trong thời bình, không có tầm nhìn xa, chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ thì khi các tình huống quốc phòng hoặc chiến tranh xảy ra khó có thể đáp ứng kịp thời.

Thực hiện giải pháp này, trước hết là cần tạo lập hành lang pháp lý và cơ chế phối hợp nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng vào thực tiễn xây dựng tiềm lực kinh tế của đất nước. Hai là, tăng cường tính lưỡng dụng cho các chương trình, dự án nghiên cứu ứng dụng KHCN, trong quá trình phát triển KHCN gắn với phát triển KT-XH của đất nước. Làm tốt điều này, cùng một lúc đạt được hai mục tiêu, tăng cường tiềm lực KHCN và kinh tế đáp ứng cho nhu cầu tăng cường tiềm lực quốc phòng cả trước mắt và lâu dài.

Các giải pháp trên có mối quan hệ nhân quả, là tiền đề, là điều kiện của nhau, nếu được thực hiện đồng bộ, nhất quán sẽ mang lại hiệu quả KT-XH và QPAN to lớn. Theo tôi, thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Tiềm lực kinh tế là gì. Mọi thông tin trong bài viết Tiềm lực kinh tế là gì? Cơ hội phát huy tiềm lực kinh tế một cách tốt nhất đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (68 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *