Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc lớp 4 (2 Mẫu)

Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc bao gồm hướng dẫn viết cùng 2 bài mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 4 trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng viết đoạn văn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc.

Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc
Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc

Mục lục

Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc – Mẫu 1

Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết này là cậu bé năm tuổi tên Zezé, một chú bé bẩm sinh thông minh, tinh nghịch và đáng yêu, nuôi mơ ước thành nhà thơ cổ thắt nơ bướm. Những chương đầu, tác giả sẽ đưa các bạn đọc bước chân vào một thế giới đầy trí tưởng tượng của cậu bé. Zezé sinh ra trong một gia đình có sáu người con, cha đang thất nghiệp và phụ thuộc vào từng đồng tiền tăng ca nhiều giờ ở xưởng dệt của người mẹ. Cái nghèo đã nhiều đời bám đuổi gia đình Zezé, vì bố mẹ phải đi lao động quần quật cả ngày nên cậu bé ít khi có thời gian gần gũi với họ. Cũng vì vậy mà Zezé có suy nghĩ già dặn, chín chắn hơn nhiều so với những đứa trẻ cùng tuổi.

Sự thiếu thốn về vật chất cũng như không làm suy chuyển trái tim ngây thơ, trong sáng và trí tưởng tượng của một đứa trẻ như cậu. Zezé tự tạo ra một thế giới đầy màu sắc và đầy đủ giống như Anne tóc đỏ vậy. Zezé thường tự nghĩ ra các trò chơi vui vẻ và tự tận hưởng nó. Nghĩ ra đủ trò, Zezé thậm chí còn chơi khăm cả bạn bè và những người hàng xóm. Chính vì thế mà Zezé bị anh chị trong nhà nghĩ rằng mình là một đứa bé hư, đặc biệt là chị gái Gloria. Đọc đến đây, chắc hẳn ai cũng nhớ về tuổi thơ của mình, chúng ta đều từng là những đứa trẻ giống như Zezé, có chút quậy phá, ương bướng, ngây thơ của trẻ con.

Từ chương 3 trở đi, độc giả có thể thấy sự thiếu thốn vật chất đã khiến cho một đứa trẻ mới năm tuổi phải lớn nhanh như thế nào, và vì sao những đứa trẻ như thế thì trí tưởng tượng của nó thật phong phú. Trí tưởng tượng phong phú giúp Zezé tự biến vườn tược trong nhà thành rừng rậm Amazon hay thậm chí cả Châu Phi nữa. Zezé có một người bạn thân là em trai Luis, cậu chăm sóc em trai như một vị vua, Zezé đưa Luis đi thăm vườn thú và sông Amazon trong trí tưởng tượng của mình.

Cậu bé Zezé chấp nhận nhường cho em món đồ chơi duy nhất ở nhà để dỗ em trai Luis nín khóc khi hai anh em tới muộn trong lễ phát quà Giáng Sinh. Zezé luôn biết cách quan tâm đến người khác dù không được mọi người quan tâm. Cậu bé đã học được bài học cuộc sống là bản thân không được quyền lựa chọn ba mẹ, cậu học cách chấp nhận nó, vui vẻ với những gì có trong hiện tại và nỗ lực cho những ước mơ của tương lai.

Sau đó, Zezé chuyển đến nhà mới cùng gia đình với nhiều cây già trong sân, cậu chọn cây cam, đặt tên cho nó là Pinkie và hay gọi cây là “bạn yêu”. Chú bé đã giao tiếp, trò chuyện và tâm sự với cây cam như với một người bạn thân. Cây cam biết nói và biết mọi thứ trên đời, Zezé đã bộc bạch hết với cây cam những suy nghĩ trong lòng cậu bé. Trong thế giới đó, cây cam luôn lắng nghe, thấy hiểu, chẳng la mắng, cắt lời hay cười cợt cậu.

Trái với cây cam ngọt, người nhà không hề giao tiếp với Zezé bằng ngôn ngữ mà lại là những trận đòn roi đau đớn. Có những lúc, vì quá đau lòng, Zezé đã nghĩ rằng mình không xứng đáng được sinh ra trên đời này. Cùng cực lên đến đỉnh điểm khi Zezé đã nghĩ đến việc tự kết thúc cuộc đời mình để chấm dứt tháng ngày bị hành hạ liên miên.

“Cây cam ngọt của tôi” đọng lại trong lòng độc giả một chút ngọt, một chút chua, và một chút đắng chát nơi cuống họng, trong dư vị kéo dài. Tác phẩm không chỉ là một hành trình hướng thiện của một đứa trẻ mà còn là cuộc chiến thu nhỏ diễn ra ở chốn tận cùng, nơi con người chống lại sự tàn nhẫn của cuộc đời để bảo vệ lấy sự ngây thơ của thế giới.. Câu chuyện đơn giản nhuốm màu sắc tự truyện vẫn khiến cuốn sách gặt hái được thành công quốc tế, trở thành một tác phẩm mang tính giáo dục cao, dẫu tác giả không tuyên ngôn dưới bất kỳ hình thức nào. Cũng có lẽ vì là tự truyện, được kể lại bởi chính những trải nghiệm của tác giả nên có sức hút và tính chân thực lay động độc giả.

Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc – Mẫu 2

Hơn 1000 lần thí nghiệm để phát minh bóng đèn

Do kết quả học tập ở trường không tốt, Edison đã sớm bị đuổi học chỉ sau thời gian ngắn đến trường. Dù rất đau khổ, gia đình Edison đành phải chấp nhận.

Có mẹ là giáo viên, Edison được dạy học riêng ở nhà. Bà thường hướng dẫn, khuyến khích con trai làm một số thực nghiệm đơn giản giống như trong những cuốn sách bà thường đưa cho Edison đọc.

Một lần, mẹ mua cho Edison cuốn sách Nhập môn khoa học thực nghiệm và khoa học tự nhiên, cậu bé lập tức bị cuốn hút bởi phần khoa học thực nghiệm trình bày trong đó. Edison say sưa nghiên cứu những điều viết trong cuốn sách và dành thời gian làm những thí nghiệm nhỏ.

Edison đã biến căn phòng hầm của gia đình thành phòng thí nghiệm nhỏ với rất nhiều dụng cụ như dây đồng, dây sắt, que thủy tinh, ống nhựa… Đây chính là nơi Edison đã làm những thí nghiệm đầu tiên về điện và hóa học.

Trong cuộc đời nghiên cứu khoa học của Edison, phát minh vĩ đại và nổi tiếng nhất của ông chính là bóng đèn dây tóc, mang lại ánh sáng cho nhân loại.

Để biến điện năng thành ánh sáng, Edison đã làm hàng nghìn thí nghiệm nhằm tìm ra vật liệu thích hợp làm dây tóc bóng đèn. Khi liên tục gặp thất bại, bị công kích là “người hoang tưởng”, “quân lừa bịp”, Edison vẫn không nản chí. Ông vẫn trung thành với khát vọng của bản thân.

Thomas Edison đã thất bại hơn 10.000 lần trước khi phát minh ra bóng đèn, nhưng ông không bao giờ gọi đó là thất bại, mà xem đó như những cơ hội để học hỏi.

Ông từng nói rằng: “Rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều do người ta không nhận ra rằng họ đã gần với sự thành công tới chừng nào và họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình”.

Sau hàng nghìn lần thất bại, cho đến một ngày, Edison tình cờ sờ vào cái nút tòn ten ở trên khuy áo khoác rồi thốt lên: “Đây rồi! đây chính là cái mà ta sẽ dùng làm dây tóc!”.

Tiếp theo, ông cho cái sợi chỉ vào một cái khuôn niken, nung trong lò lửa suốt 5 giờ đồng hồ để sợi chỉ biến thành than. Sau khi để nguội, ông lấy sợi chỉ ra, cho vào một vật chứa bằng thủy tinh đã được tạo chân không ở bên trong, để sợi chỉ không bị đốt cháy rồi cho dòng điện đi qua.

Edison hồi hộp, băn khoăn, không biết dòng điện sẽ chạy được trong bao lâu? Nhưng kết quả thật mỹ mãn, sợi dây tóc sáng liên tục được tới 45 tiếng. Giống như thí nghiệm của mình, mặt Edison cũng sáng lên vì sung sướng.

Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, nhân loại đã có được ánh sáng của đèn điện như ngày hôm nay. Về sau, cùng các cộng sự của mình, Edison còn tạo tạo ra nhiều thiết bị để cải tiến và cách tân công nghệ.

Từ cậu bé sớm phải rời ghế nhà trường vì bị nghi ngờ đần độn đến trở thành nhà phát minh vĩ đại, nhà sáng chế hàng đầu của nhân loại, Edison đã chứng minh rằng “thiên tài không tự sản sinh ra”.

Tính tò mò, sự hiếu kỳ, sở thích khám phá để giải đáp những điều xung quanh đã giúp Edison biến ý tưởng có phần không tưởng của ông thành hiện thực để giúp ích cho nhân loại.

*****

Trên đây là 2 bài mẫu Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc lớp 4 do thầy cô trường Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình. Chúc các em hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh 

Chuyên mục: Học tập, Lớp 4

5/5 - (7 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *