Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” (20 mẫu)

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” bao gồm hướng dẫn viết cùng 20 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”

Mục lục

Dàn ý Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”

1. Mở bài

Giới thiệu đặc điểm của nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

2. Thân bài

  • Phân tích, làm sáng tỏ đặc điểm của nhân vật người thợ mộc qua từng chi tiết cụ thể trong tác phẩm (cử chỉ, hành động, lời nói…)
  • Nhận xét về nhân vật người thợ mộc

3. Kết bài

Ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ nhân vật này.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 1

Truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã gửi gắm một bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Nhân vật người thợ mộc trong truyện được xây dựng để gửi gắm bài học đó.

Nội dung của truyện kể về một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày. Mỗi người góp ý khác nhau, người thợ mộc liền nghe theo. Ngày qua tháng lại, chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Cuối cùng, bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà.

Đầu tiên, người thợ mộc trong truyện là một một người có chí lớn, ham làm giàu. Anh đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Tuy nhiên, cái chí lớn của anh ta lại không tương xứng với tầm hiểu biết. Vốn kiến thức hạn hẹp khiến cho anh ta trở thành người không có chính kiến. Bất cứ người nào góp ý, người thợ mộc cũng nghe theo mà không quan tâm chiếc cày được đẽo cần phải có những đặc điểm phù hợp với công việc sử dụng. Kết cục là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà.

Không chỉ thiếu kiến thức, người thợ mộc cũng thiếu bản lĩnh. Trước những lời góp ý, người thợ mộc không đủ bản lĩnh phản bác những điều sai mà điều góp ý nào cũng thấy phải. Hơn nữa, không phải lời góp ý nào cũng mang tính xây dựng, có những lời góp ý nhằm mục đích phá hoại. Nhưng người thợ mộc không nhìn nhận được điều đó, để rồi nhận lại hậu quả xấu.

Như vậy, với nhân vật người thợ mộc, truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh nên dễ thay đổi chính kiến của mình và kết quả không được như ý muốn. Từ đó, truyện nhắc nhở mỗi người khi tiếp nhận những góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn.

Nhân vật người thợ mộc được xây dựng trong truyện đã gửi gắm được bài học giá trị đến mỗi người.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 2

Đến với truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”, người thợ mộc – nhân vật chính trong truyện được xây dựng để gửi gắm một bài học.

Truyện kể về nhân vật người thợ mộc đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày. Một hôm, có ông cụ nói phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là có lí. Thế rồi có người đến bảo ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Nghe vậy, người thợ mộc đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Ngày qua tháng lại, chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Cuối cùng, bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà.

Có thể thấy rằng, người thợ mộc cũng có đức tính tốt đẹp. Anh ta có chí lớn, mong muốn làm giàu và đã quyết tâm làm việc đó. Anh dùng hết vốn liếng của mình mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Tuy nhiên, anh ta lại thiếu đi hiểu biết, bản lĩnh trong quá trình làm việc.

Ai góp ý, người thợ mộc cũng nghe theo mà không quan tâm đến chiếc cày cần phải đẽo ra sao cho phù hợp với mục đích sử dụng. Kết cục là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá.

Bên cạnh đó, người thợ mộc còn thiếu bản lĩnh. Trước những lời góp ý, người thợ mộc đã không phản bác những điều sai mà điều góp ý nào cũng thấy phải. Hơn nữa, không phải lời góp ý nào cũng mang tính xây dựng, có những lời góp ý nhằm mục đích phá hoại. Nhưng người thợ mộc không nhìn nhận được điều đó, để rồi nhận lại hậu quả xấu. Rõ ràng, sự thiếu bản lĩnh này được xuất phát từ sự thiếu hiểu biết.

Không chỉ đúng đắn trong quá khứ, mà đến ngày nay câu chuyện này vẫn vẹn nguyên giá trị. Liên hệ với đối tượng học sinh, chúng ta cần có quan điểm riêng, tránh “gió chiều nào theo chiều ấy”. Mỗi người nếu không muốn “đẽo cày giữa đường”, cần phải nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức. Chỉ có như thế, ta mới có một nền tảng vững vàng cho những suy nghĩ, quyết định của mình, từ đó mà sẽ không lung lay trước vô vàn ý kiến của người khác.

Nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã góp phần trong việc thể hiện nội dung gửi gắm qua câu chuyện.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 3

Trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”, nhân vật người thợ mộc là nhân vật chính, được xây dựng nhằm gửi gắm bài học quý giá.

Chuyện kể rằng có người thợ mộc dốc hết vốn để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên vệ đường. Nhiều người thường ghé vào xem. Có ông cụ nói rằng phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là có lí. Một lần, một người đến nói với người thợ mộc, ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Người thợ mộc nghe được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Tất cả vốn liếng của người thợ mộc đều mất hết.

Có thể thấy, người thợ mộc cũng có chí làm ăn. Anh ta đã dùng vốn liếng của bản thân để tự mở cửa hàng đẽo cày. Tuy nhiên, anh ta lại thiếu hiểu biết, không có chính kiến. Mỗi khi có người ghé vào cửa hàng, đưa ra một ý kiến nào đó, người thợ mộc đều cho lại phải, không biết suy xét đúng sai mà đã quyết định làm theo.

Lần đầu tiên, anh ta nghe lời ông lão nên đẽo cày vừa cao, vừa to. Lần thứ hai, anh ta nghe lời bác nông dân nên đẽo thấp và nhỏ hơn. Sau cùng, người thợ mộc vẫn chưa nhận ra sai lầm, tiếp tục nghe theo lời khuyên “Nghe được lãi nhiều, anh ta đem bao nhiêu gỗ còn lại đẽo tất cả loại cày để cho voi cày”. Rõ ràng, những ý kiến trên đều mang tính chủ quan, không biết có ý hay ý xấu. Nhưng người thợ mộc không chút nghi ngờ mà làm theo. Việc này xuất phát từ vốn kiến thức hạn hẹp, cũng như việc không có chính kiến.

Nhân vật người thợ mộc chủ yếu được khắc họa qua hành động, lời nói để làm nổi bật tính cách. Qua nhân vật này, tác giả cũng muốn gửi gắm bài học đến mỗi người.

“Đẽo cày giữa đường” là một thành ngữ quen thuộc, ý chỉ một kiểu người thường thấy trong xã hội, đó là thiếu hiểu biết nên dễ bị dao động, thay đổi. Nhân vật người thợ mộc được xây dựng trong truyện đã gửi gắm được bài học giá trị đến mỗi người.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 4

Trong cuộc sống, khi làm việc gì cũng cần phải có chính kiến, nếu không sẽ gặp phải thất bại. Và điều đó được gửi gắm qua nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.

Chuyện kể rằng có người thợ mộc dốc hết vốn để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên vệ đường. Nhiều người thường ghé vào xem. Có ông cụ nói rằng phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là có lí. Một lần, một người đến nói với người thợ mộc, ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Người thợ mộc nghe được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Tất cả vốn liếng của người thợ mộc đều mất hết.

Từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” với nhân vật anh thợ mộc, chúng ta đã rút ra một bài học giá trị. Anh chàng thợ mộc trong truyện chỉ vì thiếu hiểu biết mà nghe theo lời khuyên của mọi người, đẽo ra những chiếc cày không thể sử dụng được. Cuối cùng, mọi vốn liếng, của cải đều “đi đời nhà ma”. Bài học ở đây là con người cần có chính kiến của bản thân, khi được góp ý cần suy nghĩ và xem xét, cần xác định được mục tiêu của bản thân.

Tóm lại, nhân vật người thợ mộc được xây dựng nhằm gửi gắm một bài học giá trị. Mỗi người hãy nhìn vào đó để không phạm phải sai lầm tương tự.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 5

“Đẽo cày giữa đường” là một truyện ngụ ngôn nổi tiếng. Trong đó, nhân vật người thợ mộc với sự thiếu hiểu biết, không có chính kiến đã để lại nhiều ấn tượng.

Đầu tiên, người thợ mộc cũng có đức tính tốt, là một người có chí làm ăn. Anh ta sẵn sàng bỏ ra toàn bộ vốn liếng để mua gỗ về đẽo cày, mở được một cửa hàng ven vệ đường. Tuy nhiên, anh ta lại là người thiếu hiểu biết, không có chính kiến nên đã gặp phải thất bại. Mỗi khi nghe người khác đưa ra một ý kiến nào đó, người thợ mộc lại thay đổi theo ý kiến đó. Lần thứ nhất, anh ta nghe lời ông lão nên đẽo cày vừa cao, vừa to. Lần thứ hai, anh ta nhận thấy ý kiến của bác nông dân cũng hợp lí nên đẽo thấp và nhỏ hơn. Sau cùng, người thợ mộc vẫn chưa nhận ra sai lầm, tiếp tục nghe theo “Nghe được lãi nhiều, anh ta đem bao nhiêu gỗ còn lại đẽo tất cả loại cày để cho voi cày.”. Để rồi, anh ta đẽo ra vô vàn chiếc cày nhưng không bán được cái nào, vốn liếng thì dần cạn kiệt.

Như vậy, qua những chi tiết khắc họa hành động và suy nghĩ, ta thấy nhân vật này là kẻ không có chính kiến, lập trường vững vàng. Anh ta muốn làm giàu từ đôi bàn tay của mình nhưng chính việc thiếu hiểu biết đã dập tắt mong ước đó.

“Đẽo cày giữa đường” đã mang tới cho bạn đọc hình dung cụ thể về một kiểu người thường thấy trong xã hội, đó là thiếu hiểu biết nên dễ bị dao động, thay đổi.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 6

Nhắc tới truyện ngụ ngôn, chúng ta không thể nào bỏ qua câu chuyện quen thuộc “Đẽo cày giữa đường”. Nhân vật người thợ mộc với sự thiếu hiểu biết, không có chính kiến đã để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc.

Trước hết, người thợ mộc này là kẻ có ý chí. Anh ta sẵn sàng bỏ ra toàn bộ vốn liếng để mua gỗ về. Anh ta muốn dùng số gỗ đó để đẽo cày bên vệ đường. Cuối cùng, người thợ mộc cũng thực hiện được mong ước của mình.

Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức đã giết chết ý chí ở anh ta. Mỗi khi nghe người khác nhận xét, bàn luận, anh ta lại thay đổi theo lời nói đó. Lần thứ nhất, anh ta đẽo cày vừa cao, vừa to. Lần thứ hai, anh ta nhận thấy ý kiến của bác nông dân cũng hợp lí nên đẽo thấp và nhỏ hơn. Sau cùng, người thợ mộc vẫn chưa nhận ra sai lầm, tiếp tục nghe theo “Nghe được lãi nhiều, anh ta đem bao nhiêu gỗ còn lại đẽo tất cả loại cày để cho voi cày.”. Để rồi, anh ta đẽo ra vô vàn chiếc cày nhưng không bán được cái nào, vốn liếng thì dần cạn kiệt.

Như vậy, qua những chi tiết khắc họa hành động và suy nghĩ, ta thấy nhân vật này là kẻ không có chính kiến, lập trường vững vàng. Anh ta muốn làm giàu từ đôi bàn tay của mình nhưng chính việc thiếu hiểu biết đã dập tắt mong ước đó.

Bằng ngôn ngữ, hình ảnh thân thuộc, gần gũi, tình huống truyện đơn giản, tác giả dân gian đã sáng tạo nên một câu chuyện thú vị, dễ nhớ, dễ hiểu. Ngoài ra, nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật còn đến từ việc khắc họa nhân vật thông qua hành động, suy nghĩ.

“Đẽo cày giữa đường” đã mang tới cho bạn đọc hình dung cụ thể về một kiểu người thường thấy trong xã hội: ít hiểu biết nên dễ bị dao động, thay đổi. Từ những việc làm của nhân vật người thợ mộc, em nhận thấy bản thân phải biết sống có chính kiến, biết suy nghĩ toàn diện mọi vấn đề.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 7

Trong cuộc sống, sẽ có lúc con người ta phải đưa ra các lựa chọn, quyết định của riêng mình. Những lựa chọn, quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Vì vậy phải nghĩ cho kĩ càng và có chính kiến không phải là dễ. Tôi nhớ đến nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Đó là một người không có chính kiến, có phần ba phải để rồi khi nhận được bài học cho bản thân thì đã quá muộn.

Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường cũng có những tính chất tốt đẹp. Trước khi anh chọn nghề đẽo cày thì cũng đã có cả một gia sản. Không ai biết gia sản của anh do đâu mà có. Nhưng có thể thấy, anh đã dám bỏ ra cả gia sản để chọn một cái nghề và hy vọng vào sự thành đạt ngày sau. Nói cách khác, anh là một người có chí tiến thủ, có chí làm ăn. Anh ta đã chọn cái nghề đẽo cày phù hợp với danh xưng “thợ mộc” của mình. Ở đây, ta thấy được hai đặc điểm tốt ở anh. Anh thợ mộc là một người có tay nghề đồng thời đã biết chọn công việc phù hợp là đẽo cày.

Tuy đã có quyết định đúng đắn bước đầu, nhưng các quyết định phía sau của anh lại là những sai lầm. Năm lần bảy lượt anh đều nghe theo ý kiến của những người qua đường. Cả gia sản trong tay mà anh lại dùng nó thiếu tính toán kỹ lưỡng để rồi những gia sản ấy đi đời nhà ma. Có thể thấy ở đây, không những anh thợ mộc là người ba phải, mà còn cho thấy anh có mong muốn làm giàu nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên không có suy nghĩ và hành động đúng, dẫn đến kết quả thất bại thảm hại.

Truyện Đẽo cày giữa đường hướng đến đặc điểm một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết nên dễ thay đổi, thiếu chủ kiến và quá bị động. Nhan đề của truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường đã trở thành một thành ngữ. Đó có lẽ là một cách để con người thận trọng hơn trong việc lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác, phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 8

Một con người khi làm việc, không tự tin vào bản thân, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện ý kiến theo tham khảo của nhiều người khác thì sẽ dẫn tới tình trạng “lắm thầy thối ma” rồi cũng thất bại. Nhân vật người thợ mộc trong câu chuyện ngụ ngôn “đẽo cày giữa đường “đã cho ta thấy điều đó.

Câu chuyện kể về một chàng nông dân có được khúc gỗ to muốn làm một cái cày để bán thu lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Không biết sự vô tình hay cố ý, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường. Kết cục từ một khúc gỗ có ích trở thành một mẩu gỗ vô dụng bởi anh không bảo vệ được chính kiến của mình, nghe hết lời người này đến lời người khác. Giá mà anh ta nghiên cứu thật kĩ những yêu cầu cần đạt của sản phẩm mình đã chọn thì sẽ không đến nỗi làm người khác phì cười. Miệng đời không xấu, chưa hẳn người qua đường có ý phá anh ta nhưng mỗi người có một cảm nhận riêng theo từng góc độ của họ. Khi việc anh làm phơi ra trước mặt mọi người thì lẽ đương nhiên mọi người có quyền góp ý cho anh không ngần ngại. Có những ý kiến tốt song có người ích kỷ muốn anh ta không làm được, không tin vào bản thân mà cố ý nói hại trêu chọc anh.

Có thể nói, hành động của anh đẽo cày không sai khi chịu và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Nhưng do anh không chịu suy nghĩ chín chắn, kết hợp giữa ý kiến của mình với ý kiến tham khảo nên đã gây ra tình trạng kể trên.

Nếu có chủ kiến thì vốn trí thức và bản lĩnh sẽ giúp anh phân tích cái lợi và cái hại cho mình. Tri thức là sự hiểu biết, trình độ nhận thức để giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả dựa trên những cơ sở sẵn có trong mỗi con người. Bản lĩnh song không được là ngu ngốc, thiếu logic của từng ý kiến để chắt lọc thật chính các những điều hay, đưa tới kết luận và hành động. Một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm với bản thân rồi rút kinh nghiệm chứ không bạ đâu làm đấy.

Trong cuộc sống hiện đại mà không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ thân thuộc. Vì vậy mỗi con người phải có chính kiến của mình. Mặc dù ta vẫn phải tiếp nhận ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc, không thể để ý kiến đó chi phối và lấn át lý tưởng của bản thân. Anh chàng trong chuyện chẳng những thiếu lập trường mà còn thiếu hiểu biết về công việc mình đang làm nên ai nói gì cũng nghe thành ra thất bại. Câu chuyện khuyên mọi người phải biết học hỏi một cách chủ động và phải có chủ kiến của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và lĩnh vực nào.

Nếu phải làm một công việc mang tính tập thể có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi trình độ cao, ta cũng không nên quá đề cao ý kiến của bản thân và đây là việc có ý nghĩa không phải cho riêng mình. Song không vì thế mà ta yên lặng, hãy mạnh dạn nói lên ý kiến suy nghĩ của mình vì có thể nó có ích cho kết quả chung, giúp ta nhẹ nhõm và tự tin hơn vào bản thân năng lực, trí tuệ cũng như hoàn thiện hơn và điều quan trọng hơn là được mọi người yêu quý, tin cậy và thán phục. Nhưng ngược lại kết quả xấu làm ảnh hưởng đến bản thân và cuộc sống.

Cuộc đời chúng ta chỉ sống được một lần duy nhất nên phải đẽo một cái cày thật hoàn hảo để không cảm thấy hối tiếc. Hãy học từ những sai lầm của người khác, bạn sẽ không bao giờ hối hận.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 9

Trong học tập, công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, khi làm việc mà chúng ta không có kiến thức, không có bản lĩnh vững vàng sẽ dễ rơi vào tình trạng hay thay đổi ý kiến và thấy ý kiến nào cũng đúng. Anh thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường là một nhân vật tiêu biểu.

Trước hết người đọc thấy được trong truyện là một người ham làm giàu, có chí lớn. Điều đó được thể hiện ở việc anh đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Tuy nhiên, chí lớn của anh ta lại không tương xứng với tầm hiểu biết. Vốn kiến thức hạn hẹp của anh đã khiến anh thay đổi hành động liên tục. Khi đẽo cày được ông cụ góp ý, anh thấy phải liền nghe theo và làm ra rất nhiều sản phẩm nhưng không có ai mua. Những lần về sau cũng vậy, ai góp ý anh cũng thấy phải, nghe theo và kết thúc là vốn liếng của anh đi đời nhà ma cùng đống gỗ vụn. Giá như trước khi bắt tay vào thực hiện, anh nghiên cứu kĩ những yêu cầu cần đạt của sản phẩm cũng như khảo sát thực tế tình hình khu vực thì anh sẽ bảo vệ được chính kiến của mình và không khiến người khác buồn cười.

Không chỉ thiếu hiểu biết mà anh thợ mộc cũng không có bản lĩnh. Khi anh làm việc ở trung tâm người qua lại, ai nhìn vào thấy góp ý cũng là đương nhiên. Có người góp ý tốt nhưng cũng có người góp ý không tốt, nhưng anh không đủ bản lĩnh phản bác những điều sai mà điều góp ý nào cũng thấy phải. Cho nên anh nhậ lại kết quả quá đắt. Hành động đẽo cày của anh không sai, và lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ người khác là tốt, tuy nhiên anh lắng nghe và tiếp thu thái quá, không có bản lĩnh nên gây nên hậu quả khôn lường.

Thông qua nhân vật anh thợ mộc, truyện ngụ ngôn đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội: thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh nên dễ thay đổi chính kiến của mình và kết quả không được như ý muốn. Qua đây, chúng ta cần biết lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn, kết hợp giữa lời góp ý với ý kiến của bản thân để có một kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên trong tập thể, ý kiến cá nhân là cần thiết nhưng không được đề cao cái tôi cá nhân quá, mà cần lắng nghe, cùng nhau xây dựng tập thể vững mạnh.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 10

Trong cuộc sống, mỗi người nên có chủ kiến riêng khi làm việc. Nếu phó mặc chỉ nghe theo ý kiến của người khác, ắt sẽ không thành công, vì 9 người sẽ có 10 ý khác nhau. Nhân vật người thợ mộc trong câu chuyện ngụ ngôn “đẽo cày giữa đường” chính là một bài học cho chúng ta về việc cả tin người quá mức sẽ dẫn đến thất bại.

Câu chuyện kể về một chàng nông dân dốc hết vống liếng trong nhà để mua gỗ về làm nghề đẽo cày nhằm bán thu lợi nhuận. Không biết sự vô tình hay cố ý, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường. Bi kịch xuất hiện từ đây. Vị trí làm việc của anh khiến cho mọi người dễ dàng quan sát được, vì vậy mỗi người đi qua lại cho anh một ý kiến. Nhưng anh đẽo cày lại không hề xem xét ý kiến cẩn trọng mà ngay lập tức làm theo dẫn đến hậu quả đáng buồn.

Lần thứ nhất, một ông lão khuyên anh phải đẽo cày to và cao. Anh này không hề tìm hiểu xem vì sao phải đẽo cày to và cao thì mới tốt mà chăm chăm thưc hiện luôn. Lần tiếp theo, lại có một bác nông dân bảo anh phải đẽo cày nhỏ và thấp thì mới dễ cày. Anh này nghe vậy cũng gật gù có lý rồi bắt tay vào đẽo cày thật nhỏ và thấp. Đến đây, người đọc đã thấy anh đẽo cày là người không hề có chính kiến của mình, nghe hết lời người này đến lời người khác. Bên cạnh đó, anh này còn không hề chuẩn bị cho mình kiến thức trước khi bắt tay vào làm công việc đẽo cày của mình.

Lần cuối cùng, anh nghe một người khuyên nên đẽo cày to gấp đôi, gấp 3 lần cày mà anh đang bán, vì ở trên miền núi người ta phá hoang nên toàn dùng cày to như vậy. Anh đẽo cày lần này cũng không đắn đo mà đẽo hết phần gỗ còn lại theo kích thước rất to. Kết quả không ai mua cày của anh cả. Ở đây, anh ta chỉ biết nghe theo lời khuyên của người khác mà không hề có góc nhìn của riêng cá nhân. Có thể thấy, mỗi người đi qua đều có lý do nhất định để khuyên anh đẽo cày. Nhưng điều quan trọng là anh này phải xác định được anh ta muốn bán cày cho ai, những người làm việc xung quanh khu vực anh ta bán hàng cần loại cày như thế nào,… thì anh lại không tìm hiểu. Nhưng do anh không chịu suy nghĩ chín chắn, kết hợp giữa ý kiến của mình với ý kiến tham khảo nên toàn bộ số vốn anh bỏ ra đã hóa thành đống gỗ vô dụng.

Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta vẫn nên tiếp nhận ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc, không thể để ý kiến đó chi phối và lấn át lý tưởng của bản thân. để không gặp tình cảnh như anh đẽo cày, mọi người phải biết học hỏi một cách chủ động và phải có chủ kiến của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và lĩnh vực nào. Cuộc đời chúng ta chỉ sống được một lần duy nhất nên phải đẽo một cái cày thật hoàn hảo để không cảm thấy hối tiếc. Hãy học từ những sai lầm của người khác, bạn sẽ không bao giờ hối hận.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 11

Có rất nhiều người ban đầu rất hăm hở bắt tay ngay vào việc thực hiện một mục tiêu hay kế hoạch nào đó nhưng do những tác động khách quan nhiều khi khiến họ chao đảo, lung lay, thay đổi lập trường, mất đi sự bền gan lập trí dẫn đến thất bại. Nói về vấn đề này, ông cha ta đã có câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” để khuyên dạy chúng ta về sự kiên định, tin tưởng vào chính bản thân mình.

Câu chuyện kể về một anh nông dân, ban đầu ông ta hoàn toàn có thể hoàn thiện một cái cày theo ý muốn của mình nhưng vì không có chủ kiến, mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ còn là một mẩu gỗ bé xíu không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười. Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.

Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ phù hợp. Vì vậy, mỗi người phải có chính kiến của mình. Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại. Mặc dù ta vẫn tiếp thu ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc để những ý kiến đó bổ trợ cho ý tưởng của mình chứ đừng để nó chi phối hay lấn át những lý tưởng của bản thân.

Một khi bạn đã có được chính kiến của mình thì vốn tri thức và bản lĩnh sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu một cách dễ dàng mà không lo không biết rằng mình có đang trong tình trạng “đẽo cày giữa đường không?”. Tri thức là hiểu biết, trình độ và tầm nhìn chiến lược của vấn đề để khi quyết định rồi thì không phải thắng lợi bằng niềm tin mà phải có cơ sở chứng minh sẽ đạt thành quả tích cực. Bản lĩnh là biết nhận định đúng sai, tính logic của từng góp ý cảm nhận để chắt lọc thật chính xác những điều hay lẽ phải, không bị xu hướng hay ảnh hưởng khác tác động đến quyết định của mình. Nhưng một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm bản thân.

Câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã đem đến bài học sâu sắc cho mỗi người chúng ta. Rằng mỗi người phải học cách chủ động và có chính kiến của minh trong bất cứ công việc nào đừng để những lời nói bên ngoài ảnh hưởng tới công việc mà bạn là người hiểu rõ nhất. Hãy luôn tin vào chính bản thân mình thành công sẽ chờ bạn ở cuối con đường.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 12

Mỗi người là một thành viên của Xã hội. Những tác động khách quan nhiều khi khiến người ta chao đảo, lung lay, thay đổi lập trường, mất đi sự bền gan lập trí. Để khuyên chúng ta về vấn đề này, ông cha ta đã sáng tạo truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.

Câu chuyện nói về một anh chàng ngồi đẽo cày bên đường, mỗi người đi qua đều góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, kết quả bị hỏng cày không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười. Đẽo cày theo ý người ta sẽ thành khúc gỗ chả ra việc gì. Thông qua câu chuyện ông cha ta đã khuyên hay giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu cho mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn: ” Dù ai nói ngả nói nghiêng/ lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Tư tưởng qua câu chuyện ngụ ngôn trên là hoàn toàn đúng đắn bởi quá trình để hướng tới thành công ta phải chịu tác động của cá yếu tố chủ quan nhưng nhiều khi tác động bởi các yếu tố khách quan, phải kiên định mới đến đích. Nếu bền chí, kiên định, có nghị lực chịu gian khổ, vượt qua khó khăn, luôn luôn sáng tạo thì cuộc sống trở lên tốt đẹp, đó là biểu hiện đầu tiên quyết định thành công. Tuy nhiên những tác động của bên ngoài là rất lớn. Nó có thể làm lung lay, mài mòn nghị lực của ta. Vậy trước những tác động đó ta phải làm gì, ta phải phân biệt được lời khuyên đó là đúng hay sai, có phù hợp với tư tưởng quan điểm của ta hay không?

Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại. Chúng ta hãy học tập lắng nghe ý kiến của những người xung quanh, ở bạn bè, thầy cô, ở những người thân trong gia đình ngay từ những việc làm, những tư tưởng tưởng như đơn giản nhất nhưng lại cần thiết cho tương lai. Ví dụ: chúng ta lựa sức mình chọn trường thì không được gió chiều nào xoay chiều ấy rồi sẽ đi đến thất bại như anh chàng trong câu chuyện ” Đẽo cày giữa đường”.

Như vậy chỉ với một câu chuyện ngụ ngôn ngắn” Đẽo cày giữa đường” đã đem đến bài học sâu sắc, quý giá cho chúng ta, phải biết giữ vững quan điểm lập trường, ý kiến mới thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên cũng đừng bảo thủ mà hãy sẵn sàng tiếp thu cái mới, cái đúng phù hợp cho cuộc sống.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 13

Trong cuộc sống con người bất kể làm việc gì dù lớn hay nhỏ, dù đại sự hay chuyện vặt vãnh nếu không có chính kiến thì sớm muộn cũng thất bại. Và chẳng nói đâu xa câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” chính là một ví dụ điển hình về chính kiến khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Câu chuyện ngụ ngôn kể về một anh chàng có được một khúc gỗ lớn. Anh ta định đẽo nó thành một chiếc cày để tăng năng suất lao động hay bán đi kiếm lời. Thế nhưng chẳng biết do chủ quan hay yếu tố nào đó anh ta quyết định ngồi giữa đường để đẽo cày. Nhưng cũng chính vì không biết giữ chính kiến của mình mà từ một khúc gỗ to anh có đã biến thành một cục gỗ vô dụng. Mỗi người qua đường một ý kiến, và ý kiến nào anh chàng cũng thấy đúng và làm theo. Rồi đến lúc chẳng còn lại gì nữa, và thất bại.

Thế mới biết rất chính kiến có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất cứ ai và bất cứ việc gì. Con người có chính kiến và bảo vệ chính kiến của mình đến cùng thì mới có thể thành công được. Bởi lẽ trong cuộc sống có rất nhiều ý kiến trái chiều, mới người yêu thì cũng có đến chín người ghét…nếu bạn không giữ vững tư tưởng dễ bị lung lay thì chẳng mấy chốc mà suy sụp.

Quay trở lại câu chuyện anh đẽo cày trên giá như anh có chính kiến của mình không chịu tác động của người này người kia thì rất có thể thành quả của anh đã vô cùng ngọt ngào rồi. Con người sinh ra không phải ai cũng có một trí tuệ siêu phàm, một cái nhìn bao quát tất cả. Thế nhưng dù có ở trong bất kì hoàn cảnh nào thì kiên định phải đứng đầu. Phải biết bảo vệ ý kiến của mình đến cùng. Sự bảo vệ ý kiến này không phải mang tính tiêu cực là bảo thủ mà nên biết tiếp thu cái đúng, sửa chữa cho hoàn hảo đồng thời loại bỏ cái sai lệch.

Trong một tập thể thì biết dung hòa ý kiến bản thân với tập thể không phải nhất nhất nghe theo ý mình vì nó sẽ biến bạn trở nên chuyên quyền và độc đoán. Những người chuyên quyền độc đáo sẽ khó được thành công và dễ bị cô lập.

Cuộc sống của con người chỉ sống có một lần vì thế thật đáng tiếc nếu chúng ta không sống vì mình. Sống chỉ nghe theo ý kiến của người khác sẽ biến chúng ta thành những người thụ động và ỉ lại, thiếu đi sự sáng tạo. Vì vậy chúng ta hãy trở thành những người vừa có chính kiến chủ quan vừa biết tiếp thu những cái mới một cách có chọn lọc nhất.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 14

“Đẽo cày giữa đường” là một câu thành ngữ và cũng là tên của một câu truyện ngụ ngôn Việt Nam được cha ông ta truyền lại cho các thế hệ sau như là 1 điển cố thể hiện triết lý về sự tự chủ. Và hầu hết trong mỗi chúng ta ai cũng đã ít nhất một lần được cha mẹ, ông bà kể cho nghe qua câu chuyện này. Câu chuyện này không chỉ nghe cho vui mà ẩn sau nó còn là một bài học ý nghĩa về bản lĩnh và chính kiến của bản thân.
“Đẽo cày giữa đường” là một câu thành ngữ

Câu truyện Đẽo cày giữa đường kể về một anh muốn làm giàu, anh ta dốc hết tiền bạc để mua gỗ và ra giữa đường đẽo cày. Sau đó, người đầu tiên đi ngang qua bảo cái bắp cày này của anh quá nhỏ không bán được đâu phải đẽo một cái lớn hơn. Thế là anh ta nghe lời và đẽo cái cày lớn hơn.

Sau đó lại có người đi qua và bảo cái này to quá, khó vác cần đẽo cái nhỏ hơn thì mới dễ bán. Rồi người thứ ba đi ngang lại bảo cái cày này cần phải nghiêng hẳn sang một bên thì mới lật đất được, vậy là anh ta lại lúi húi làm theo. Cứ như vậy, người nào đi ngang góp ý anh ta cũng làm theo. Kết quả cái cày này chỉ còn bằng cái đũa và không thể bán được nữa.

Có thể thấy chàng trai trong câu chuyện không hề ngốc khi biết đẽo cày làm giàu. Nhưng vì bản thân không có chính kiến mà sau cùng không thể thu về được bất kỳ kết quả có lợi nào cho bản thân. Câu chuyện thể hiện rõ bài học về chính kiến và tính tự chủ của bản trong công việc, không để cho ý kiến của người khác chi phối.
Từ câu chuyện “Đẽo cày giữa đường” trên ta có thể rút ra được một bài học ý nghĩa về tính độc lập và chính kiến của bản thân. Giống như chàng trai đẽo cày trong truyện, những người không có chính kiến và chỉ làm theo chỉ dẫn của người khác thì cuối cùng bản thân sẽ không đạt được một thành công nào cả.

Giá như anh chàng đẽo cày trong câu chuyện chịu suy nghĩ thật kỹ những yêu cần cần đạt của chiếc cày của mình làm thì sẽ không đến nỗi mất trắng cả thời gian lẫn công sức.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 15

Dân gian có câu “chín người mười ý” ý muốn nói mỗi người đều có một ý kiến khác nhau. Trong cuộc sống hay trong công việc, chúng ta nghe và ghi nhận những góp ý của người khác nhưng phải biết chọn lọc và làm theo những điều mình cho là đúng đắn.

Miệng đời không hẳn xấu, những người cho ta ý kiến cũng không hẳn có ý muốn phá ta nhưng mỗi người đều có một cảm nhận riêng và theo từng góc độ khác nhau, có tốt có xấu. Nhất là khi việc ta làm vô tình bày ra trước mặt mọi người thì lẽ đương nhiên mọi người sẽ góp ý cho ta mà không hề ngần ngại.

Thế nhưng, sau khi nghe tất cả những ý kiến từ người khác, chúng ta cần suy xét mọi việc, xem khả năng thành công của những ý kiến trên để có thể đưa ra một quyết định phù hợp và tốt nhất.

Lắng nghe những góp ý của người khác là điều nên làm, nhưng giữ vững chính kiến bản thân cũng là một trong những điều quan trọng giúp chúng ta giữ vững quan điểm, lập trường từ đó đi theo những định hướng, kế hoạch mà bản thân đã đề ra mà không bị dao động hay bị ảnh hưởng từ lời nói, hành động của người khác.

Trong cuộc đời, không ít lần chính chúng ta phải tự mình đưa ra quyết định quan trọng mà không có một ai góp ý, cho lời lời khuyên. Những lúc như thế, cũng cần nhớ đến câu “sai một ly đi một dặm” để biết phải thật thận trọng và xem xét mọi mặt tốt và xấu của sự việc. Không nên vội vàng kết luận mà gặp thêm nhiều khó khăn về sau.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 16

Người xưa có câu tục ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Trong cuộc sống, có rất nhiều điều thú vị chờ đợi chúng ta khám phá, học hỏi và rút ra kinh nghiệm để trở thành một con người có ích cho xã hội và biết cách sống đúng đắn. Việc học lẽ sống là cực kỳ quan trọng. Từ câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”, chúng ta có thể học được một bài học quý giá: phải biết cách nhận thức, tiếp thu, đánh giá và lựa chọn để hành động một cách chủ động và đem lại lợi ích cho bản thân. Một con người khi làm việc, không tự tin vào bản thân, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện ý kiến theo tham khảo của nhiều người khác thì sẽ dẫn tới tình trạng sống vì người khác không phải chính mình rồi cũng thất bại. Nhân vật người thợ mộc trong câu chuyện ngụ ngôn “đẽo cày giữa đường “đã cho ta thấy điều đó.

Câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường miêu tả một người nông dân có ít vốn và khát khao trở thành một nhà buôn lớn. Nội dung truyện kể về một người thợ mộc dùng toàn bộ vốn của mình để mua gỗ và sản xuất cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên đường và thu hút sự chú ý của người qua đường. Mỗi người có ý kiến khác nhau và người thợ mộc luôn lắng nghe và làm theo ý kiến của họ. Cuối cùng, bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá và thất bại. Và sau một thời gian dài, không ai đến mua sản phẩm của anh ta và toàn bộ vốn của anh ta đã bị mất. Điều đầu tiên trong truyện là người thợ mộc có đam mê và khát khao làm giàu, và đã dùng toàn bộ vốn của mình để sản xuất cày. Tuy nhiên, anh ta thiếu kiến thức và chưa có bản lĩnh để xây dựng ý kiến của mình. Anh ta luôn nghe theo ý kiến của người khác mà không quan tâm đến tính hiệu quả của sản phẩm của mình. Cuối cùng, sản phẩm của anh ta đã thất bại và anh ta đã mất toàn bộ vốn của mình. Bên cạnh việc thiếu kiến thức và bản lĩnh, anh ta còn không nhận ra những ý kiến xấu và không có đủ bản lĩnh để bảo vệ sản phẩm của mình.

Có thể nói, hành động của anh đẽo cày không sai khi chịu và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Nhưng do anh không chịu suy nghĩ chín chắn, kết hợp giữa ý kiến của mình với ý kiến tham khảo nên đã gây ra tình trạng kể trên. Nếu có chủ kiến thì vốn trí thức và bản lĩnh sẽ giúp anh phân tích cái lợi và cái hại cho mình. Tri thức là sự hiểu biết, trình độ nhận thức để giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả dựa trên những cơ sở sẵn có trong mỗi con người. Bản lĩnh song không được là ngu ngốc, thiếu logic của từng ý kiến để chắt lọc thật chính các những điều hay, đưa tới kết luận và hành động. Một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm với bản thân rồi rút kinh nghiệm chứ không bạ đâu làm đấy. Đọc xong câu chuyện đó, có lẽ ai cũng cảm thấy thương cho anh nông dân ấy. Trước hết ta có thể nhận xét: vì chưa có kinh nghiệm nên việc lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của người khác luôn cho là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng tại sao việc làm ăn của anh ta bị đổ bể, thì lại là một vấn đề, chắc chắn phải suy xét. Anh ta biết lắng nghe đấy nhưng lại không chủ động suy nghĩ; không biết chọn lọc lời khuyên để tìm ra một hướng giải quyết thật đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh cửa mình thì việc thất bại là không thể tránh được. Nếu chúng ta cho mình là anh nông dân ấy, chắc chắn chúng ta sẽ hành động khác. Phải suy nghĩ về những lời khuyên một cách chọn lọc, tự rút kinh nghiệm để hoàn thành một công việc. Đây cũng là một bài học cần thiết mà câu chuyện Đẽo cày giữa đường gửi đến cho chúng ta. Ở mọi lúc, mọi nơi, với mỗi chúng ta, bài học này rất đáng ghi nhớ.

Trong xã hội hiện tại, có những người đã biết vận dụng bài học về lẽ sống để làm tốt công việc mình đảm nhận. Nhưng cũng có nhiều người không thực sự quan tâm một cách nghiêm túc đến vấn đề này. Hiện nay có rất nhiều gia đình giàu có, cậy tiền làm giấy tờ giả đưa con cái đi học ở nước ngoài. Họ cứ nghĩ rằng đi du học về là sẽ có việc làm tại những công ty lớn, lương tháng cao. Ở những con người ấy, việc không có tri thức là một lý do, nhưng lý do khác cũng không kém phần quan trọng là họ không biết tiếp thu những cái tốt, không biết loại bỏ cái xấu, làm theo tất cả mà không có chọn lọc. Bài học về lẽ sống làm người lại nhắc nhở tất cả chúng ta hãy cảnh giác. Nói về tương lai của mỗi chúng ta, có nhiều ý kiến khác nhau. Nào là bạn tiếp tục học cao lên và thi vào đại học; nào là thôi không học nữa, hãy đi làm, rồi vừa làm vừa học; nào là thi vào trường dạy nghề; nào là đi du học nước ngoài; nào là chuyển sang công việc kinh doanh… tất cả mọi hướng vào đời quanh ta đều có cái ích lợi riêng, đều có niềm vui và điều thú vị riêng. Song ta hãy cân nhắc xem: hướng nào phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của bản thân và gia đình ta? Từ đó sẽ có đáp án đúng để xác định hướng vào đời. Không nên mắc vào lối mòn ba phải của anh “đẽo cày giữa đường” mà hỏng sự nghiệp, lãng phí thời gian và sức lực.

Trong cuộc sống hiện đại mà không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ thân thuộc. Vì vậy mỗi con người phải có chính kiến của mình. Mặc dù ta vẫn phải tiếp nhận ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc, không thể để ý kiến đó chi phối và lấn át lý tưởng của bản thân. Anh chàng trong chuyện chẳng những thiếu lập trường mà còn thiếu hiểu biết về công việc mình đang làm nên ai nói gì cũng nghe thành ra thất bại. Câu chuyện khuyên mọi người phải biết học hỏi một cách chủ động và phải có chủ kiến của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và lĩnh vực nào. Nếu phải làm một công việc mang tính tập thể có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi trình độ cao, ta cũng không nên quá đề cao ý kiến của bản thân và đây là việc có ý nghĩa không phải cho riêng mình. Song không vì thế mà ta yên lặng, hãy mạnh dạn nói lên ý kiến suy nghĩ của mình vì có thể nó có ích cho kết quả chung, giúp ta nhẹ nhõm và tự tin hơn vào bản thân năng lực, trí tuệ cũng như hoàn thiện hơn và điều quan trọng hơn là được mọi người yêu quý, tin cậy và thán phục. Nhưng ngược lại kết quả xấu làm ảnh hưởng đến bản thân và cuộc sống.

Như vậy, với nhân vật người thợ mộc, truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh nên dễ thay đổi chính kiến của mình và kết quả không được như ý muốn. Từ đó, truyện nhắc nhở mỗi người khi tiếp nhận những góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn. Nhân vật người thợ mộc được xây dựng trong truyện đã gửi gắm được bài học giá trị đến mỗi người. Chúng ta không bao giờ bác bỏ những ý kiến của người khác nhưng cũng không có nghĩa là làm theo mà không có chọn lọc. Bạn hãy sống sao cho đúng với lẽ sống để trở thành một người biết suy nghĩ và chín chắn trong tất cả mọi việc của cuộc sống.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 17

Trong học tập, công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày, khi không có kiến thức vững vàng và bản lĩnh, chúng ta sẽ dễ rơi vào tình trạng thay đổi quan điểm, bất chấp cái nào đúng. Người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” là một nhân vật điển hình.

Trước hết, người đọc có thể nhận thấy trong truyện anh là một người ham làm giàu và có chí lớn. Điều đó thể hiện ở việc anh dành hết vốn liếng trong nhà để mua củi về cày. Tuy nhiên, ý chí tuyệt vời của anh ấy không phù hợp với sự hiểu biết của anh ấy. Kiến thức hạn hẹp buộc anh phải thay đổi hành động liên tục. Khi ông già khuyên anh ta đi cày, anh ta cảm thấy rằng mình phải làm điều đó, kiếm được rất nhiều nhưng không ai mua. Lần sau cũng vậy, ai gợi ý đúng, anh làm theo và cuối cùng dồn hết vốn liếng vào ngôi nhà ma với đống gỗ vụn. Giá như trước khi bắt tay vào thực hiện, anh nghiên cứu kỹ yêu cầu của sản phẩm cũng như khảo sát tình hình thực tế tại địa phương thì anh sẽ bảo vệ được ý kiến của mình và không làm người khác chê cười.

Không chỉ thiếu kiến thức mà người thợ mộc còn không có bản lĩnh. Khi anh ấy làm việc giữa đám đông, việc ai đó nhìn anh ấy để nhận xét là điều tự nhiên. Có những bình luận tốt, nhưng cũng có những bình luận không hay, nhưng anh không đủ can đảm để phản bác lại những điều sai trái, cho rằng bình luận nào cũng đúng. Vì vậy, bạn nhận được kết quả đắt tiền. Hành động đi cày của anh không sai, biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác là tốt, nhưng nghe và tiếp thu thái quá, thiếu dũng khí thì có thể gây ra những hậu quả khó lường.

Thông qua nhân vật người thợ mộc, truyện ngụ ngôn đã khái quát đặc điểm của một loại người trong xã hội: thiếu hiểu biết, thiếu dũng khí nên dễ thay đổi quan điểm và kết quả không như ý muốn. Qua đây chúng ta cần phải biết lắng nghe ý kiến của người khác nhưng phải cân nhắc, lựa chọn ý kiến đúng đắn, phù hợp, biết kết hợp ý kiến nhận xét với ý kiến của bản thân để đi đến kết luận đúng đắn… quả đẹp. Tuy nhiên, trong một tập thể, ý kiến cá nhân là cần thiết, nhưng không nên quá đề cao cái tôi cá nhân mà cần lắng nghe và cùng nhau xây dựng tập thể vững mạnh.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 18

Truyện ngụ ngôn luôn là thể loại tôi yêu thích bởi sự hài hước và nhân văn trong mỗi câu chuyện. Đặc biệt là câu chuyện “Đẽo cày giữa đường” – câu chuyện dạy chúng ta về việc sống có mục đích của chính mình. Trong truyện, tôi rất ấn tượng với hình ảnh bác thợ mộc – một người nông dân chất phác, không có chính kiến.

Trước hết, anh ấy là một người chơi có thiện chí, một người lao động chân chất và giản dị. Điều đó được thể hiện ở đầu truyện: truyện kể rằng bác thợ mộc, dùng hết vốn liếng trong nhà để mua gỗ về làm cái cày. Quán của anh ở ngay bên đường nên người dân thường ghé qua xem anh cày. Từ bối cảnh đó, ta có thể suy ra anh là một người lao động chất phác, chất phác, hiền lành với khát vọng làm giàu, đổi đời.

Tuy nhiên, anh ấy là một người không có chính kiến của riêng mình. Điều đó cho thấy khi mọi người góp ý thì anh làm theo lời họ, không cần biết ai đúng ai sai. Kết quả là ông đục con lớn, con nhỏ, bán chẳng ai mua. Như vậy, ta có thể thấy, nếu bác thợ mộc là người có chính kiến, lựa chọn chặt cái cày thì có lẽ đã không có kết cục bi thảm như vậy. Nhưng vì không có chính kiến, tin vào người khác mà không cân nhắc, chọn lọc nên mới rơi vào kết cục như vậy.

Tóm lại, qua truyện “Đẽo cày giữa đường” qua hình ảnh người thợ mộc, tác giả dân gian muốn phê phán những con người sống không có chính kiến, ngu ngốc, thụ động và dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh. . Từ đó nhắc nhở chúng ta rằng dù làm việc gì cũng cần phải có chính kiến của mình và kiên định với nó.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 19

Truyện ngụ ngôn ” đẽo cày giữa đường” là một câu chuyện để lại em cảm giác ấn tượng bởi nhân vật người thợ mộc được xây dựng bằng cách phê phán những người thiếu hiểu biết, tuy anh chăm chỉ , có chí tiến thủ nhưng do sự thiếu kiến thức khiến anh nghe theo các ý kiến một cách chủ quan, không chọn lọc.

Đầu tiên, tác giả khắc họa rõ ràng nên được lai lịch của anh ở đầu câu chuyện ” xưa, có một anh thợ mộc dốc hết vốn mua gỗ để làm nghề đẽo cày”. Đoạn giới thiệu ngắn gọn, nhưng đầy đủ thông tin, dễ hình dung, chúng ta cũng thấy được anh là người chăm chỉ , có ý định làm giàu chính đáng .

Thứ hai, bối cảnh nhân vật xuất hiện trong câu chuyện rất chi tiết, cụ thể. Không gian là ” bên vệ đường đông người đi qua lại” . Thời gian cụ thể ” một hôm, mấy hôm sau” . Tác giả dân gian làm rõ được bối cảnh giúp các tình tiết truyện, cốt truyện có thể làm rõ được tính cách nhân vật .

Sau đó, ta phải bàn về những lời góp ý của mọi người cho anh thợ mộc, anh đều chăm chú, tôn trọng lắng nghe ý kiến ấy nhưng do kiến thức hạn hẹp, thiếu chính kiến mà anh luôn thấy các ý kiến ấy là phải, đúng. Không những thế, anh không hề suy nghĩ nó có đúng hay không đã làm theo . Như vậy, từ đó, ta lại thấy được anh có tính cách dễ thay đổi, không có chủ kiến, chỉ biết nghe theo ý người khác. Từng hành động của anh đề chính tỏ tới một điều anh chưa suy nghĩ mà đã làm theo , không biết chọn lọc ý kiến phù hợp với mình, thậm chí , không hề dùng kiến thức mình có để xác định ý kiến nào có lợi cho công việc mình đang làm.

Cuối cùng, anh chịu một kết cục thích đáng ” bao nhiêu gỗ đẽo hỏng hết, cày bày đầy ra đấy không ai mua. Vốn liếng đi đời nhà ma”. Bao nhiêu vốn anh đầu tư cũng đều mất hết.

Vì vậy, câu chuyện còn khuyên ta bài học sâu sắc nên biết chọn lọc ý kiến phù hợp với bản thân mình, cố gắng mở rộng tầm nhìn kiến thức, hiểu biết một cách sâu rộng hơn . Đứng trước mọi lựa chọn đều phải sáng suốt , giữ vững lập trường chứ đừng nghe theo ý ai cả.

Ngoài ra, nhân vật anh thợ mộc chính là để phê phán những kẻ thiếu hiểu biết, kiến thức không chọn lọc ý kiến phù hợp , chính đáng sẽ dẫn đến hậu quả không đáng có. Mỗi người tự biết mở rộng tầm nhìn , đưa ra ý kiến cần có kiến thức riêng mình, kiên định vào lập trường vốn có của mình chứ đừng như anh thợ mộc, sẽ có cái kết không tốt đẹp.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”- Mẫu 20

Nhắc tới truyện ngụ ngôn, chúng ta không thể nào bỏ qua câu chuyện quen thuộc Đẽo cày giữa đường. Nhân vật người thợ mộc với sự thiếu hiểu biết, không có chính kiến đã để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc.

Trước hết, người thợ mộc này là kẻ có ý chí. Anh ta sẵn sàng bỏ ra toàn bộ vốn liếng để mua gỗ về. Anh ta muốn dùng số gỗ đó để đẽo cày bên vệ đường. Cuối cùng, người thợ mộc cũng thực hiện được mong ước của mình.

Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức đã giết chết ý chí ở anh ta. Mỗi khi nghe người khác nhận xét, bàn luận, anh ta lại thay đổi theo lời nói đó. Lần thứ nhất, anh ta đẽo cày vừa cao, vừa to. Lần thứ hai, anh ta nhận thấy ý kiến của bác nông dân cũng hợp lí nên đẽo thấp và nhỏ hơn. Sau cùng, người thợ mộc vẫn chưa nhận ra sai lầm, tiếp tục nghe theo Nghe được lãi nhiều, anh ta đem bao nhiêu gỗ còn lại đẽo tất cả loại cày để cho voi cày.. Để rồi, anh ta đẽo ra vô vàn chiếc cày nhưng không bán được cái nào, vốn liếng thì dần cạn kiệt.

Như vậy, qua những chi tiết khắc họa hành động và suy nghĩ, ta thấy nhân vật này là kẻ không có chính kiến, lập trường vững vàng. Anh ta muốn làm giàu từ đôi bàn tay của mình nhưng chính việc thiếu hiểu biết đã dập tắt mong ước đó.Bằng ngôn ngữ, hình ảnh thân thuộc, gần gũi, tình huống truyện đơn giản, tác giả dân gian đã sáng tạo nên một câu chuyện thú vị, dễ nhớ, dễ hiểu. Ngoài ra, nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật còn đến từ việc khắc họa nhân vật thông qua hành động, suy nghĩ.

Đẽo cày giữa đường đã mang tới cho bạn đọc hình dung cụ thể về một kiểu người thường thấy trong xã hội: ít hiểu biết nên dễ bị dao động, thay đổi. Từ những việc làm của nhân vật người thợ mộc, em nhận thấy bản thân phải biết sống có chính kiến, biết suy nghĩ toàn diện mọi vấn đề.

*****

Trên đây là hơn 20 mẫu Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

5/5 - (9 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *