Học Tập

20 mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Khoa điềm hay nhất

Thầy cô trường THCS Bình Chánh xin giới thiệu đến các em học sinh bài học hôm nay với chủ đề
20 mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Khoa điềm hay nhất

20 mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Khoa điềm

Bạn đang xem: 20 mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Khoa điềm hay nhất

Mở bài mẫu 1

Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi và của bao triệu trái tim con người. Đất nước đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt ngào êm dịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha và rất đỗi tự hào của bao lớp thi nhân. Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi đồng thời cũng rất dịu dàng ý tứ trong thơ Hoàng Cầm. Nhưng trong Đất nước trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm , ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau về một đất nước của nhân dân. Tư tưởng ấy đã quy tụ mọi cách nhìn và cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.

Mở bài mẫu 2

Đất nước – hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta; vừa cao cả, trang trọng; vừa xiết bao gần gũi. Hình tượng Đất Nước đã khơi nguồn cho bao hồn thơ cất cánh. “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm cũng nằm trong dòng chảy dào dạt ấy và có phần đầy đủ hơn cả khi thống nhất được cội nguồn đất nước và tư tưởng đất nước của nhân dân.

Quảng cáo

Mở bài mẫu 3

Đối với mỗi chúng ta, khi nhắc về đất nước, ta thường đồng nhất khái niệm ấy với những điều thiêng liêng, to lớn, xa xôi, trừu tượng. Nhưng khi đọc Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm trích trong trường ca Mặt đường khát vọng ta nhận ra rằng đất nước không trừu tượng, xa xôi như thế, đất nước gần gũi bình dị, thân thương, ân tình và mỗi người đều tìm thấy đất nước trong chính mình. Nó không chỉ là mảnh đất đã ấp ủ, chắt chiu nuôi ta lớn mà hơn thế, đất nước đã trở thành một phần hòa chảy cùng dòng máu nóng trong cơ thể, thành những nhịp đập trong trái tim ta và từ đó trong mỗi chúng ta đều có một phần Đất nước.

Mở bài mẫu 4

Đất nước là đề tài muôn thuở của thơ văn Việt Nam. Chúng ta đã bắt gặp đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất qua bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Hình hài đất nước từ khi được sinh ra cho đến khi phải trải qua bao nhiêu sóng gió chiến tranh được tái diễn sinh động qua một hồn thơ tinh tế, phóng khoáng của Nguyễn Khoa Điềm.

Mở bài mẫu 5

Đất nước, đã từ lâu, là điểm hẹn tâm hồn của biết bao văn nghệ sĩ. Được khơi nguồn từ đề tài quen thuộc ấy, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có cho mình một lối đi riêng. Đoạn trích “Đất nước” là sự kết tinh của những sáng tạo độc đáo, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm.

Mở bài mẫu 6

Đất nước – đề tài muôn thuở trong thi ca và nghệ thuật, là điểm hẹn tâm hồn của biết bao văn nghệ sĩ. Trong những năm tháng chiến tranh, tình yêu đối với đất nước lại càng tỏa sáng và rực cháy trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm được sáng tác trong bối cảnh ấy.

Mở bài mẫu 7

“Đất nước” là một trong những bài thơ hay nói về khát vọng yêu nước trong mỗi một con người Việt Nam. Dưới đây là bài phân tích về các trích đoạn trong bài thơ “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm.

Quảng cáo

Mở bài mẫu 8

Từ bao đời nay, đất nước luôn là đề tài muôn thuở, là nơi gặp gỡ của các nhà thơ, nhà văn từ khắp mọi miền, tình yêu quê hương đất nước dường như đã đi vào từng câu hát, từng lời văn, lời thơ. Không giống như đất nước của Nguyễn Đình Thi hay Hoàng Cầm, qua ánh nhìn của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, hình hài đất nước hiện lên thật đầy đủ và trọn vẹn. Bài thơ “Đất nước” của tác giả xoay quanh cuộc sống sự gần gũi, bình dị với tình yêu chan chứa của nhân dân Việt Nam, nhưng cũng đầy kiên cường, mạnh mẽ vươn lên trên mọi sóng gió.

Mở bài mẫu 9

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước. Thơ ông thường có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng, giữa chất trữ tình và chất chính luận. Đoạn trích “Đất nước” đã cho người đọc thấy rõ được những đặc điểm của thơ ông. Đặc biệt đoạn thơ đầu của bài thơ nhà thơ đã giải thích Đất nước bằng những hình ảnh giản dị hằng ngày.

Mở bài mẫu 10

Mặt đường khát vọng là tập trường ca hùng tráng được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971. Bản trường ca khái quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ các đô thị vùng tạm chiếm miền Nam. Họ nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ; hướng về nhân dân, về đất nước; ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc. Đoạn trích Đất Nước thuộc phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng.

Mở bài mẫu 11

Cùng với các nhà thơ trong thế hệ chống Mỹ lúc bấy giờ, Nguyễn Khoa Điềm dường như cũng hướng ngòi bút của mình đến một chủ đề lớn lao của thơ ca đương thời đó không gì khác chính là đất nước. Tuy nhiên, có thể nói rằng hình ảnh “đất nước” trong thơ Nguyễn Khoa Điềm không chỉ có đau thương mất mát hay chỉ có những cảnh sơn hào hùng vĩ mà “đất nước” hiển hiện lên trọn vẹn qua những suy nghĩ và cảm nhận hết sức mới mẻ. Qua đoạn trích “Đất nước” trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của ông thì đây chính là một định nghĩa đủ đầy về đất nước và qua đó cũng thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi của tác phẩm: Đất nước là của nhân dân.

Mở bài mẫu 12

Nguyễn Khoa Điềm một cây bút tài năng, thơ ông giàu cảm xúc, đậm chất chiêm nghiệm, suy tư, đi vào chiều sâu triết lí. Trong hệ thống sáng tác của ông, nổi bật nhất chính là trường ca “Mặt đường khát vọng”. Đoạn trích trong sách giáo khoa được trích từ phần đầu của chương V, có tên là Đất nước đã nói lên nguồn gốc cũng như truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Mở bài mẫu 13

Từ xưa đến nay viết về đất nước luôn là nguồn mạch cảm hứng chủ đạo của nền văn học. Tiếp tục mạch nguồn của văn học dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm một gương mặt nổi bật của văn học kháng chiến chống Mỹ đã có những quan điểm hết sức mới mẻ về đất nước. Quan điểm đó đã được ông thể hiện đầy đủ nhất qua đoạn trích Đất nước thuộc trường ca Mặt đường khát vọng.

Mở bài mẫu 14

Đất nước – hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta; vừa cao cả, trang trọng; vừa xiết bao gần gũi. Hình tượng Đất Nước đã khơi nguồn cho bao hồn thơ cất cánh. “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm cũng nằm trong dòng chảy dào dạt ấy và có phần đầy đủ hơn cả khi thống nhất được cội nguồn đất nước và tư tưởng đất nước của nhân dân.

Mở bài mẫu 15

Khi nói đến vẻ đẹp của đất nước trên bình diện của chiều sâu văn hóa, ta phải hiểu văn hóa là những giá trị mà con người ở 1 vùng đất tạo ra. Có thể đó là giá trị tinh thần cũng có thể là giá trị phi vật thể. Nguyễn Khoa Điềm nhìn nhận người Việt Nam không chỉ ra đi để bảo vệ đất đai xứ sở mà còn truyền và bảo vệ cho nhau những hạt giống dân ta, những vẻ đẹp mang đậm cốt cách của con người Việt Nam được truyền từ đời này sang đời khác, từ trái tim của người già sang lồng ngực của người trẻ, đó là vẻ đẹp mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam ta. Đất Nước bắt đầu từ một cách trang trọng mà hết sức bình dị, gần gũi.

Mở bài mẫu 16

Đất nước là một đề tài lớn thường gợi lên những cảm hứng mãnh liệt đối với thi nhân, nhất là vào thời điểm nền độc lập dân tộc đứng trước những thử thách lớn lao. Đoạn trích Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm cũng ra đời trong một hoàn cảnh tương tự như vậy. Đó là những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước sôi sục, cuộc sống của mỗi cá nhân luôn luôn gắn liền với vận mệnh của đất nước. Viết trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm muốn góp một tiếng nói nhằm thức tỉnh thế hệ trẻ ở vùng tạm chiếm miền Nam. Đoạn trích Đất Nước thuộc chương V của trường ca, đây cũng là phần hay nhất của bản trường ca này, có thể hiện sự nhận thức sâu sắc của một thế hệ thanh niên Việt Nam về đất nước. Chính nhận thức ấy đã trở thành một điểm tựa để mỗi người tự suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đất nước.

Mở bài mẫu 17

Đất nước là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật. Mỗi nhà thơ đều có những cảm nhận rất riêng về Đất Nước, bởi thế Đất Nước, Tổ quốc hiện lên muôn màu muôn vẻ. Nếu như các nhà thơ cùng thời thường chọn điểm nhìn về Đất Nước bằng những hình ảnh kỳ vĩ, mỹ lệ hay cảm hứng về lịch sử qua các triều đại thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, quen thuộc, bình dị để miêu tả về Đất Nước. Đến với bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm ta như đứng trước muôn màu văn hóa, truyền thống, phong tục tươi đẹp vô ngần của dân tộc.Khác với các nhà thơ cùng thế hệ – thường tạo một khoảng cách khá xa để chiêm ngưỡng và ca ngợi đất nước, với các từ ngữ, hình ảnh kì vĩ, mỹ lệ có tính chất biểu tượng. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn điểm nhìn gần gũi để miêu tả một đất nước tự nhiên, bình dị mà không kém phần thiêng liêng, tươi đẹp. Hình ảnh đất nước hiện lên muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng ta qua những nét đẹp về phong tục tập quán, văn hóa, truyền thống mang đậm dấu ấn con người Việt.

Mở bài mẫu 18

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ gian khổ, những sáng tác thơ văn của các nhà văn, nhà thơ không chỉ đơn thuần thỏa mãn đam mê sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ mà còn là “vũ khí” đấu tranh vô cùng đắc lực. Những tác phẩm viết trong giai đoạn này thường mang đậm khuynh hướng sử thi và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một mặt tái hiện lại không khí cuộc chiến, mặt khác cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ- chiến sĩ tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, hòa với phong trào đấu tranh chung của cả dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm vừa chiến đấu, vừa sáng tác nhằm cổ vũ, động viên cách mạng, một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông có thể kể đến là bài thơ Đất nước. Bài thơ viết về chủ đề đất nước, qua những cảm nhận về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã gợi lên ở thế hệ trẻ Việt Nam tình yêu nước nồng nàn, cùng với đó là tinh thần dân tộc và trách nhiệm của bản thân với đất nước, xứ sở.

Mở bài mẫu 19

Đất nước, quê hương là mảng đề tài lớn trong thi ca. Đã có rất nhiều tác giả thành công trong việc xây dựng lên một dáng hình đất nước, phác họa sống động một tình cảm lớn lao, thiêng liêng cho quê hương, xứ sở, đó là một đất nước dù trải qua đau thương nhưng vẫn ngời sáng tinh thần đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi, là một đất nước bình dị nhưng gắn bó yêu thương trong thơ Hoàng Cầm. Cũng viết về chủ đề đất nước quen thuộc ấy, Nguyễn Khoa Điềm trong bài thơ Đất nước đã mang đến những cảm nhận vô cùng mới mẻ về đất nước, nhà thơ đã định nghĩa đất nước bằng những gì bình dị, thân thuộc nhất đối với đời sống con người để từ cái thân thuộc, vô danh nhà thơ đã khái quát lên một đất nước hữu hình, đẹp đẽ mà thiêng liêng nhất.

Mở bài mẫu 20

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có sức hấp dẫn kỳ lạ bởi sự kết hợp hài hòa, độc đáo giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và về con người Việt Nam. Nổi bật hơn hết trong các tác phẩm của ông đó là bản “Trường ca Mặt đường khát vọng”, tác phẩm được ông sáng tác ở chiến khu Trị-Thiên năm 1971. Đoạn trích “Đất nước” mà chúng ta học nằm ở phần đầu chương V của bản trường ca, đây được coi là đoạn thơ hay nhất trong bản trường ca, và là đoạn thơ hay nhất viết về đề tài đất nước. Đoạn trích viết về nguồn gốc của Đất nước, cho ta cái nhìn trọn vẹn hơn từ nhiều khía cạnh và đồng thời còn viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về trách nhiệm, sứ mệnh của thế hệ trẻ với non sông đất nước.

Hy vọng nội dung bài học
20 mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Khoa điềm hay nhất
sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đăng bởi: Trường THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

5/5 - (32 bình chọn)

Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button