Tổng hợp

Xúc giác là gì? Vai trò và chức năng của xúc giác

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Xúc giác là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Xúc giác là gì?

Xúc giác là những cảm giác có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng da (qua tay, chân…).

Những nhận thức này được coi là một trong năm giác quan của động vật có thể nhận biết hay ước lượng cấu tạo bề mặt, trọng lượng, độ lớn, độ nóng của vật chất hay đối tượng qua tiếp xúc bằng da, qua các động tác như rờ, nắn, nâng, cọ xát, ôm… Những nhận thức này được chuyển thẳng lên não và cho phép não đánh giá và xác định nhiệt độ, sự nguy hiểm (tạo cảm giác đau đớn, nóng lạnh… và tạo bỏng, bị thương)…

Bạn đang xem: Xúc giác là gì? Vai trò và chức năng của xúc giác

Xúc giác là gì?
Xúc giác là gì?

Ngay từ khi được sinh ra xúc giác là giác quan được nhận biết sớm nhất qua những cái nắm tay, cái ôm. Từ những tiếp xúc trên bề mặt của da thì các dây thần kinh bắt đầu gửi tín hiệu đến não của con người và hình thành nên cảm giác, phản ứng khi bị chạm đến. Càng cao tuổi thì xúc giác cũng như các giác quan khác sẽ hoạt động kém đi. Do đó cải thiện suy giảm các giác quan ở người cao tuổi là điều cần thiết.

Các tín hiệu mà xúc giác có thể mang lại thông qua qua những cái chạm là: Thích thú, cảm giác tức giận, nguy hiểm, an toàn, vui vẻ, buồn bã,… Đôi khi xúc giác thông qua những cái chạm, còn giúp bạn hiểu được tâm trạng của người đối diện hoặc phán đoán sự việc, nhận biết sự vật mà không cần phải được người đó nói ra.

Xúc giác từ xa xưa đã được khẳng định là rất nhạy bén, nhờ đó mà trong Đông y các thầy thuốc thường dùng ngón tay, để bắt mạch cho bệnh nhân và chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó thì xúc giác đối với người khiếm thị cũng là cách để họ có thể nhận biết chữ nổi và đọc được nó.

Cấu tạo của xúc giác

Xúc giác được hình thành từ mạng lưới đầu dây thần kinh, ghi nhận cảm giác tốt dưới da ở khu vực giữa của biểu bì và hạ bì. Những dây thần kinh cảm giác là bộ phận có nhiệm vụ tiếp nhận và tiếp nối với các trục thần kinh. Mọi tế bào xúc giác của con người sẽ được trải rộng khắp trên cơ thể con người.

Cảm giác của con người được hình thành và ghi nhận nhờ vào hệ thống dây thần kinh cảm giác. Do hệ thống dây thần kinh này hoạt động rất nhạy và được phân bổ dày đặc cho nên chỉ cần chạm nhẹ vào da thì bạn vẫn cảm thấy được một cách rõ rệt.

Mỗi bộ phận và vị trí cơ thể con người khác nhau sẽ có xúc giác cảm giác khác nhau. Những phần môi mũi, lưỡi, ngón tay, lòng bàn chân,… thì mật độ xúc giác sẽ rất nhiều giúp con người có thể cảm nhận được nhiều cảm giác khi chạm vào.

Da chính là phần quan trọng nhất nó tiếp xúc trực tiếp bởi những hoạt động chạm. Với xúc giác nhanh chóng giúp bạn xác định cảm giác đang có thứ gì đó chạm vào da của mình, đồng thời da còn giúp cảm nhận được nhiệt độ của thứ đó. Phần da trên mỗi vị trí khác nhau sẽ có những phát hiện khác nhau khi được chạm như: Thay đổi về áp lực, kết cấu của vật được chạm…

Cấu tạo của xúc giác
Cấu tạo của xúc giác

Sự phát triển của xúc giác

Xúc giác như đã nói ở trên là giác quan phát triển đầu tiên của mỗi chúng ta. Giai đoạn này được tính từ lúc bắt đầu hình thành và còn nằm trong bụng mẹ. Thường thì xúc giác trong tuần thứ 7 của thai kỳ đã được phát triển. Khi được sinh ra, trẻ em sẽ bắt đầu sử dụng giác quan này để cảm nhận mọi vật xung quanh. Trẻ có thể nhận biết được tình thương của mẹ qua các tiếp xúc qua da như: Ôm hôn, bế ru ngủ, cho con bú, tắm,…

Giai đoạn dưới 1 tháng tuổi

Da em khi mới sinh đặc biệt nhạy cảm nhất là một số vùng như: Má, lòng bàn chân,… Do đó, qua việc tiếp xúc từ những vị trí này, trẻ sẽ có cảm giác an toàn được bảo vệ nhờ mẹ mang lại. Đây cũng là cách mà trẻ nhận biết ban đầu được tình mẫu tử ngay từ khi chào đời.

Ngay trong giai đoạn này thì mọi thứ trên da của trẻ khi chạm vào, thì trẻ sẽ nhanh chóng phản lại. Nắm tay, hôn má hay chỉ cần chạm nhẹ là trẻ có thể cảm nhận được.

Giai đoạn từ 2 đến 12 tháng tuổi

Giai đoạn trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi trở về sau, rất thích được người khác chạm vào cơ thể. Theo các nghiên cứu, dây cũng là khoảng thời gian mà trẻ có thể gắn kết tình cảm gia đình đầu tiên trong cuộc đời. Ngoài ra đây cũng là giai đoạn phát triển cảm nhận khá quan trọng của xúc giác. Bắt đầu giống như người lớn bất kỳ những bộ phận trên cơ thể trẻ lúc này, đã có thể giúp trẻ cảm nhận được khá đầy đủ thông tin.

Có thể thấy xúc giác là giác quan chủ đạo giúp con người có thể cảm nhận được nhiều cảm giác, cảm xúc, nó được hình thành và phát triển ngay từ lúc sinh ra và đồng hành cùng quá trình phát triển cơ thể.

Vai trò và chức năng của xúc giác

Vai trò của xúc giác đối với con người có thể kể đến đó là: Giúp cảm nhận những tác động, kích thích qua da thông qua hoạt động cầm, nắm, sờ, chạm. Sẽ rất khó khăn trong quá trình sinh hoạt mỗi ngày nếu như chúng ta không thể cảm nhận được nóng, lạnh, đau,… Cuộc sống sẽ thiếu đi “màu sắc” nếu con người thiếu đi xúc giác.

Xúc giác ở một người bình thường, khỏe mạnh sẽ cảm nhận được tối đa về cảm giác như: Trạng thái, cấu tạo của đồ vật, nhiệt độ, trọng lượng… Từ việc cảm nhận được những cảm giác mà xúc giác truyền lại còn giúp xác định được các cơ quan não bộ đang phát triển của người đó đang hoạt động một cách bình thường.

Nếu việc cảm nhận xúc giác bị ảnh hưởng hoặc không hoạt động như người bình thường. Rất có thể bạn đang mắc phải chứng rối loạn xúc giác và điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với cuộc sống.

Bên cạnh những giác quan khác của con người thì xúc giác có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp cho con người cảm nhận được hầu hết những sự vật sự việc xung quanh và tác động trực tiếp đến cuộc sống. Xúc giác ngoài ra còn tồn tại ở động vật với chức năng rất giống con người.

Vai trò và chức năng của xúc giác
Vai trò và chức năng của xúc giác

Các giác quan khác của con người

Ngoài xúc giác thì con người còn có các giác quan khác, đó là:

Thị giác

Thị giác là phần nhìn của con người, giúp nhìn thấy vạn vật xung quanh. Thị giác hoạt động bằng nguyên lý khi ánh sáng phản chiếu một vật vào mắt. Lắp ngoài trong suốt của mắt là giác mạc, sẽ uốn cong ánh sáng đi qua đồng tử. Mống mắt là màn trập của màn ảnh giúp thu nhỏ hoặc điều chỉnh mức độ hấp thụ ánh sáng. Còn thủy tinh sẽ bẻ cong ánh sáng giúp ánh sáng tập trung vào võng mạc. Đây chính là nơi tập trung của các tế bào hình nón, hình que giúp chuyển ánh sáng thành thông tin rồi gửi các xung điện đến não.

Thị giác là giác quan quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn trong thế giới quan của con người. Khi bị mất thị giác thì các cơ quan khác sẽ được tăng cường lên để bù đắp phần khuyết điểm. Mắt của người bình thường sẽ có tầm nhìn là 200 độ theo phương ngang, giảm còn 120 khi cả hai mắt nhìn chung một hướng và 135 độ theo phương thẳng đứng.

Vị giác

Vị giác là giác quan được thụ cảm bởi lưỡi. Có 5 vị cơ bản được lưỡi gửi đến bộ não đó là chua, ngọt, đắng, mặn và vị umami (vị ngọt thịt – mì chính) trong quá trình nhai thức ăn. Các vị được truyền tải tới các chồi vị giác là các nốt sần nhỏ ở trên lưỡi. Ở giữa của các chồi vị giác có khoảng 40 – 50 tế bào vị giác. Các phân tử từ thức ăn sẽ liên kết với các tế bào chuyên biệt, tạo ra các xung thần kinh và bộ não.

Khứu giác

Khứu giác giúp cho con người nhận biết được mùi của môi trường xung quanh. Khứu giác hoạt động bằng cách mùi sẽ xâm nhập qua cơ thể bằng đường mũi khi hít vào. Trong mũi có dây thần kinh khứu giác. Dây thần kinh này sẽ kéo dài từ đỉnh mũi tới não. Dây thần kinh phản ứng với các phần tử trong không khí. Nếu phân tử có nồng độ cao thì mùi hương càng mạnh.

Thính giác

Thính giác sẽ giúp cho bạn cảm nhận được âm thanh ở môi trường xung quanh. Thính giác hoạt động bằng cách sử dụng tai thu thập các sóng âm thanh. Mỗi sóng âm sẽ có tần số đặc biệt. Tai có nhiệm vụ tiếp nhận, khuếch đại các sóng âm đó bằng cách sử dụng tấm mô liên kết mỏng rung động khi sóng âm thanh tác động vào màng nhĩ.

Một người bình thường có ngưỡng nghe trong dải tần số từ 20 – 20.000Hz tức 0-5 decibels. Ngưỡng nghe tối đa sẽ giảm dần theo độ tuổi. Mỗi người sẽ có các ngưỡng nghe khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi hoặc thay đổi theo độ tuổi và tần số của âm thanh.

Có hay không giác quan thứ 6 và giác quan thứ 7?

Có không ít nhận định cho rằng con người có 6 giác quan, 7 giác quan thay vì 5 giác quan truyền thống như kể trên. Vậy giác quan thứ 6 và giác quan thứ 7 là gì?

Giác quan thứ 6

Theo Live Science, giác quan này có tên tiếng anh là proprioception hay sự nhận cảm. Nó là giác quan giúp não bộ biết vị trí của cơ thể trong không gian.

Giác quan này gồm việc cảm nhận được sự chuyển động cũng như vị trí của tứ chi, cơ bắp. Ví dụ như giác quan này cho phép một người có bước lên cầu thang dù mắt không nhìn thấy.

Giác quan thứ 7

Giác quan này được cho là khả năng rằng thần giao cách cảm. Có thể hiểu như bạn có thể cảm giác  mình bị nhìn chằm chằm và những linh cảm dường thuộc phạm trù tâm linh.

Tuy nhiên chưa có một chứng minh khoa học nào về sự tồn tại của giác quan thứ 7 cả.

Các giác quan khác của con người
Các giác quan khác của con người

Sự kết hợp các giác quan

Hiếm khi bộ não của bạn đưa ra quyết định dựa trên thông tin từ một giác quan duy nhất. Các giác quan của bạn phối hợp với nhau để vẽ nên một bức tranh hoàn chỉnh về môi trường của bạn.

Khứu giác + Vị giác = Hương vị

Hương vị là một từ thường được sử dụng để mô tả thức ăn. Nhưng hương vị thực sự là sự kết hợp của vị giác và khứu giác.

Năm vị đã nói trước đó không mô tả chính xác trải nghiệm ăn một bữa ăn. Thật khó để gán vị ngọt, mặn, chua, đắng hoặc umami cho một thứ gì đó như bạc hà hoặc dứa. Nhưng não của bạn không phải diễn giải hương vị từ duy nhất vị giác của bạn. Khứu giác của bạn cũng giúp ích. Đây được gọi là phản ứng khứu giác sau mũi.

Khi bạn ăn, các phân tử sẽ di chuyển đến khoang mũi thông qua lối đi giữa mũi và miệng. Khi đến nơi, chúng được phát hiện bởi khứu giác và được giải thích trong não. Vị giác của bạn cũng thu thập thông tin vị giác. Dữ liệu cảm giác này từ mũi và lưỡi của bạn được não bộ tổng hợp và được coi là hương vị.

Với lưỡi và mũi cùng hoạt động, trải nghiệm khi ăn bạc hà không chỉ là vị đắng. Đó là một món ăn mát mẻ, sảng khoái và ngon miệng. Và một lát dứa không chỉ có vị chua. Nó thơm, ngọt và chua.

Bạn có thể biết mùi ảnh hưởng đến hương vị như thế nào bằng cách bịt mũi khi ăn. Cắt bỏ đường đi của mùi hương khiến bạn nhận thấy hương vị món ăn giảm đáng kể. Ngược lại, bạn có thể nhận được nhiều hương vị từ thức ăn hơn bằng cách nhai chậm. Bằng cách đó, mùi hương của nó có thể được phát hiện trong mũi nhiều hơn.

Khứu giác kết hợp cùng trí nhớ

Một số mùi nhất định có thể mang lại những ký ức mạnh mẽ trong tâm trí. Các nghiên cứu cho rằng vị trí của khứu giác trong não chịu trách nhiệm về mùi kích hoạt ký ức cảm xúc.

Đó là do khứu giác kết nối trực tiếp với não ở hai nơi: hạch hạnh nhân và hồi hải mã. Những vùng này liên kết chặt chẽ với cảm xúc và trí nhớ. Khứu giác là một trong năm giác quan duy nhất của bạn di chuyển qua những vùng này. Điều này có thể giải thích tại sao mùi và nước hoa có thể gợi lên những cảm xúc và ký ức mà thị giác, âm thanh và kết cấu không thể.

Một số mẹo giúp chăm sóc các giác quan

Các giác quan giúp cuộc sống của bạn thêm màu sắc, thú vị. Chúng sẽ bị suy giảm khi bạn dần già đi. Do đó việc chăm sóc, bảo vệ chúng là vô cùng quan trọng.

  • Hãy thận trọng với thính giác của bạn. Tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn lớn có thể làm hỏng các màng tạo âm thanh trong tai của bạn. Nghe nhạc ở âm lượng thấp, vừa phải.
  • Đeo kính râm để giữ mắt của bạn an trước ánh nắng mặt trời. Tham khảo các bài tập nguyên lý thị giác. Bạn cũng có thể giúp hỗ trợ thị lực của mình bằng cách ăn thực phẩm giàu vitamin A.
  • Bảo vệ làn da nhạy cảm của bạn với kem chống nắng và kem dưỡng ẩm. Và uống đủ nước để tránh mất nước.
  • Phát triển khẩu vị với một chế độ ăn uống có nhiều vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều trái cây, nhiều rau,…

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Xúc giác là gì. Mọi thông tin trong bài viết Xúc giác là gì? Vai trò và chức năng của xúc giác đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (1 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button