Tự luyện viết chữ đẹp tại nhà đơn giản, hiệu quả
Mời các em theo dõi nội dung bài học về Tự luyện viết chữ đẹp tại nhà đơn giản, hiệu quả do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Vì sao phải luyện viết chữ đẹp?
Ở phương Tây, họ dạy cho con em họ là học cái gì cũng phải có mục đích. Việc học cách để viết chữ đẹp cũng thế. Nên trước khi tập viết chữ đẹp các bạn cần xác định xem mình học để làm gì, học xong được có nhiều hơn mất không..? Có bạn thích học để ghi chép, về nhà mở sổ ra vẫn biết mình ghi cái gì, nhưng những bạn cả ngày ôm máy tính thì chả việc gì phải biết. Có bạn học để cua gái, nhưng mấy bạn có vợ rồi thì lại không thấy lý do này thuyết phục cho lắm. Chung quy lại là mỗi người một ý. Nhưng dù gì đi nữa nếu chúng ta học viết chữ đẹp thì chắc chắn rằng chữ viết của chúng ta sẽ đẹp hơn một tí
Chữ đẹp sẽ làm tăng thêm giá trị bản thân
Bạn đang xem: Tự luyện viết chữ đẹp tại nhà đơn giản, hiệu quả
Chữ viết cũng như một phụ kiện trên người. Chữ viết đẹp là cái để người khác đánh giá nên bạn muốn nó phải đẹp. Đặc biệt là đối với những người hay phải viết chữ như nhà văn, nhà thơ, giáo viên, nhạc sỹ…
Tuy công nghệ ngày làm mất đi sự liên kết của các bạn với đời sống thực và với những người xung quanh. Vì viết một cái email thì quá đơn giản, thời này nhìn email chỉ thấy ngán chứ không còn gì thích thú. Nhưng nhận được một lá thư hay một vài dòng cảm ơn viết tay thì ai cũng trân trọng. Nhờ viết đẹp mà các bạn có động lực viết nhiều hơn cho cả mình lẫn người thân.
Tự luyện viết chữ đẹp tại nhà đơn giản, hiệu quả
Dụng cụ học tập
Viết chữ đẹp không thể thiếu bút, giấy và mực. Chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên nét chữ của bạn. Việc chọn cho mình những cây bút và loại mực phù hợp là điều không hề đơn giản. Bạn nên chọn cho trẻ những cây bút vừa tay, nhẹ để trẻ có thể dễ dàng đưa bút lên, hạ bút xuống. Giấy, vở nên chọn loại giấy tốt không nhòe đảm bảo cho việc viết bút mực. Loại giấy viết tốt và đạt hiệu quả cao là loại vở ô ly có dòng kẻ caro nhỏ, dòng kẻ nghiêng để khi ta luyện viết chữ nghiêng cho thuận lợi.
Chọn mực, ta nên chọn những loại mực có độ lỏng và độ mao dẫn vừa phải không bị lắng cặn. Điều chú ý khi sử dụng bút mực là phải rửa bút bằng nước ấm trước khi sử dụng và lau sạch mực phần đầu ngòi bút. Khi sử dụng bút xong cần đóng nắp lại ngay để tránh khô mực hoặc va chạm làm hỏng ngòi. Luôn luôn để bút ở tư thế thẳng đứng hướng ngòi bút lên trên để tránh việc mực tràn ra nắp bút làm bẩn tay và vở.
Tư thế ngồi
Hãy rèn cho trẻ tư thế ngồi đúng khi viết. Bởi tư thế ngồi đúng cách không chỉ giúp trẻ luyện chữ dễ dàng, nét chữ đẹp hơn mà còn giúp cho cột sống của trẻ phát triển tốt và bảo vệ đôi mắt cho trẻ.
Cách ngồi đúng: hướng dẫn trẻ ngồi vị trí giữa bàn, gần ngực nhưng không chạm ngực vào bàn. Chân ngồi vuông góc với ghế, rộng bằng vai, dồn trọng tâm vào hông và đùi. Lưng phải thẳng, đầu hơi cúi cách vớ 20 – 25 cm. Vòng tay mở rộng để không bị vướng vào các vật dụng xung quanh trẻ.
Cách cầm bút
Hướng dẫn trẻ cầm bút bằng 3 đầu ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái. Ngón trỏ và ngón cái giữu chặt thân bút, ngón giữa đỡ thân bút bên dưới. Bút nghiêng về bên vai phải một góc khoảng 60 độ, không cầm bút thẳng đứng hay ngả về phía trước. Đặt bút nằm trọn trong hõm tay. Lòng bàn tay và cánh tay tạo thành một đường thẳng. Khoảng cách giữa tay cầm bút và ngòi bút khoảng 2,5 cm.
Chắc các nét cơ bản
Khi bước vào lớp 1 đôi tay của trẻ còn khá yếu và việc luyện tập thường xuyên cho trẻ cầm bút là một việc vô cùng quan trọng. Để các bé lớp 1 viết đúng, viết đẹp thì việc đầu tiên là phải hướng dẫn các bé nắm chắc các nét chữ cơ bản nhé. Có một số phụ huynh hay thắc mắc sao mà cháu đi học mấy ngày rồi mới chỉ viết được có mấy nét cơ bản, mãi chưa thấy viết được chữ nào.
Các mẹ không nên sốt ruột vì nếu các bé nắm vững được cái “gốc” này rồi, sau khi viết vào chữ sẽ vô cùng đơn giản và hiếm khi bị xấu chữ. Hãy cùng trẻ bắt đầu với những nét cơ bản: nét thẳng, nét xiên, nét móc, nét khuyết, nét cong,…
Dành thời gian luyện chữ cùng trẻ
Để có thể viết chữ đẹp thì việc rèn luyện viết là điều không thể thiếu. Nếu không luyện tập thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng quên kích cỡ chữ nhưng khi đã thành thói quen thì việc viết chữ trở nên vô cùng đơn giản. Phụ huynh cố gắng dành thời gian 30 phút mỗi ngày để luyện chữ cùng trẻ để có hiệu quả hơn nhé.
Khích lệ trẻ
Trẻ em như một tờ giấy trắng, hãy nên để cho tuổi thơ của các em có những kí ức đẹp, không nên ép buộc quá sớm ở độ tuổi này chưa thích hợp để cầm bút gò viết từng con chữ, tay các em còn yếu. Chính vì vậy khi viết dễ mỏi tạo cảm giác chán nản dẫn đến tư tưởng lười viết sau này.
Không tạo áp lực cho con luyện chữ vì ở giai đoạn này khả năng tập trung của trẻ chỉ trong một thời gian ngắn. Nếu ép con luyện chữ trong thời gian dài sẽ khiến trẻ chán, thậm chí là sợ viết chữ và kết quả sẽ không được như ý. Hãy khích lệ con mỗi khi luyện chữ.
Lỗi thường mắc phải
Một số lỗi thường gặp khi luyện chữ của học sinh tiểu học như:
- Thiếu nét là do thói quen của học sinh viết chưa hết nét đã dừng lại. Phụ huynh cần nhắc nhở hàng ngày để tạo thói quen viết đúng cho trẻ.
- Thừa nét là do học sinh viết chưa đúng quy trình của việc luyện chữ sai quy trình của việc luyện chữ. Phụ huynh cần hướng dẫn lại quy trình viết chữ đúng cho trẻ và yêu cầu trẻ thực hiện đúng thì mới chuyển sang chữ khác.
- Sai nét là do học sinh cầm bút sai quy cách. Phụ huynh hướng dẫn lại con cách cầm bút và tư thế ngồi, điều chỉnh hàng ngày cho trẻ.
- Khoảng cách là do học trẻ viết hay nhấc bút, không viết liền mạch và đưa tay không đều. Phụ huynh nhắc nhở con và luyện tập hàng ngày.
Sửa chữa khi bút gặp vấn đề
Bút máy trong quá trình sử dụng, nếu không được vệ sinh, chăm sóc thường xuyên dễ dẫn đến hiện tượng bút không ra mực, tụt ngòi… Hãy sửa chữa ngay khi bút gặp vấn đề.
- Bút ra mực quá đậm bạn hãy ép lại hai lá ngòi ở phần đầu ngòi cho khít lại để mực ra đều hơn.
- Bút ra ít mực hoặc không ra mực bạn hãy dùng dao tem tách nhẹ vào rãnh mực làm cho rãnh mực rộng ra để mực lưu thông dễ dàng hơn.
- Bút viết gai, cào giấy: Bút có hiện tượng này do 2 má ngòi cập kênh hoặc má ngòi đã bị gãy. Cách xử lý: dùng tay nắn cho 2 má ngòi hết cập kênh. Nếu bút bị gãy 1 má ngòi thì không còn cách nào, người dùng phải thay gòi mới.
- Bút viết không ra mực: Hiện tượng này thường xảy ra khi bút máy không được sử dụng thời gian dài mà không rửa bút trước khi cất vào hộp hoặc do trong quá trình sử dụng, người dùng không đậy nắp và làm vệ sinh sạch sẽ. Đôi khi cũng có thể do cách lựa chọn loại mực bút máy không phù hợp. Cách xử lý: Vệ sinh bút máy bằng nước ấm 55-600C hoặc thay loại mực có chất lượng tốt hơn.
Một số nhóm chữ theo nét
Khi rèn các nét cơ bản cho bé, mẹ nên nhớ rèn luôn chữ cùng nét đó, tránh để trường hợp vừa rèn chữ a, vừa rèn chữ b vì hai chữ này có những nét hoàn toàn khác nhau. Gợi ý là mẹ nên tập cho con theo các nhóm nét như sau
- Nhóm 1: Gồm các chữ: i u ư t p y n m v r s: Với nhóm chữ này học sinh hay thắc mắc lỗi viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường choãi chân ra nên không đúng. Để khắc phục nhược điểm trên ngay từ nét bút đầu tiên đặt trọng tâm rèn luyện học sinh viết nét móc ngược, móc 2 đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi ghép chữ luôn chú ý minh họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp. Từ các nét cơ bản ở nhóm chữ thứ nhất được viết đúng kĩ thuật học sinh sẽ có cơ sở viết chữ ở nhóm thứ 2 dễ hơn.
- Nhóm thứ 2: c e ê x: Nhóm này trẻ hay mắc lỗi viết chưa tròn nét, nét móc cuối kéo không hết, không đều chữ. Cần chỉ cho trẻ điểm bắt đầu và điểm dừng của các nét móc, rèn cho trẻ móc ngay ngắn.
- Nhóm thứ 3: gồm các chữ : l b h k: Ở nhóm chữ này học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét và chữ viết còn cong vẹo. Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết luôn cho học sinh xác định rõ ràng điểm giao nhau của nét khuyết bằng 1 dấu chầm nhỏ và rèn cho học sinh thói quen luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp thì mới viết đúng. Để viết được nhóm chữ này thẳng, ngay ngắn thì cần rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng,thật thẳng ở ngay các bài nét chữ cơ bản khi nào thành thạo thì mới tiến hành viết nét khuyết .
- Nhóm 4: Gồm các chữ : o ô ơ a ă â d đ q g: Với nhóm chữ này nhiều người cứ nghĩ là đơn giản nhưng thực tế hầu hết học sinh viết sai từ chữ O như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không đều đầu to đầu bé. Chính vì vậy ở nhóm chữ này xác định cần dạy học sinh viết đúng chữ O để làm cơ sở cho viết đúng các chữ khác trong nhóm. vậy thì O viết thế nào cho đúng? Điểm đặt bút từ đâu? chiều ngang chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với chiều cao? Đó là việc làm rất khó để cho học sinh xác định được. Vì vậy khi dạy chữ O nên kẻ một ô vuông trên bảng rồi chia ra 3 phần bằng nhau, đánh dấu 4 điểm ở giữa các cạnh hình chữ nhật, dùng phấn màu chấm hình chữ O sau đó tô lên các dấu chấm,vừa tô vừa giảng kĩ, nhấn mạnh điểm đặt bút đầu tiên và điểm dừng bút chính là điểm để viết thêm dấu “ , “ chữ O và điểm để nối các nét chữ khác khi viết nhanh. Viết được chữ O đúng học sinh dễ dàng viết đúng các chữ cái khác trong nhóm.
Lưu ý
Sau mỗi bài viết của trẻ, bạn nên nhận xét tích cực nhiều hơn tiêu cực để trẻ có hứng thú hơn.những lỗi nào viết sai, chưa đúng quy tắc nét chữ bạn nên tìm ra nguyên nhân và giúp trẻ khắc phục chúng.
Viết chữ đẹp cần một thời gian để luyện tập, đặc biệt với trẻ nhỏ mới bước vào lớp một thì đó là một sự rèn luyện công phu. Vì vậy mà cần có phương pháp rèn luyện cho trẻ theo một quy trình cụ thể vừa học vừa chơi để trẻ không sợ và nhàm chán.
***
Trên đây là nội dung bài học Tự luyện viết chữ đẹp tại nhà đơn giản, hiệu quả do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập