Nguyễn Quang Tuấn là ai? Sự nghiệp của Nguyễn Quang Tuấn
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Nguyễn Quang Tuấn là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Nguyễn Quang Tuấn là ai?
Nguyễn Quang Tuấn (sinh ngày 5 tháng 1 năm 1967 tại Hà Tây) là một bác sĩ, giáo sư, tiến sĩ y khoa, và chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội và đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016–2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội. Ông đã trúng cử đại biểu quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 (gồm quận Đống Đa, và quận Hai Bà Trưng), thành phố Hà Nội với tỉ lệ 64,03% số phiếu bầu hợp lệ.
Nguyễn Quang Tuấn sinh ngày 5 tháng 1 năm 1967 quê quán ở Thôn Khê Tang, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội, Việt Nam.
Bạn đang xem: Nguyễn Quang Tuấn là ai? Sự nghiệp của Nguyễn Quang Tuấn
Sự nghiệp của Nguyễn Quang Tuấn
Nguyễn Quang Tuấn sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.
Năm 1994, Nguyễn Quang Tuấn tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội ngành bác sĩ đa khoa. Sau đó ông tiếp tục học Bác sĩ nội trú chuyên ngành tim mạch.
Năm 1996, Nguyễn Quang Tuấn đi tu nghiệp chương trình 2 năm tại Đại học Toulouse, Pháp học về ngành Tim mạch can thiệp
Năm 1997, ông tốt nghiệp Trường Đại học Toulouse loại xuất sắc và nhận được lời mời của giáo sư ở lại làm việc nhưng ông đã quyết định quay về Việt Nam.
Trong giai đoạn đầu hành nghề y, ông được sự hướng dẫn của giáo sư Phạm Gia Khải và Nguyễn Lân Việt
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 8 tháng 10 năm 1997.
Năm 2005, Nguyễn Quang Tuấn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đại học Y Hà Nội
Năm 2009, ông được phong hàm Phó giáo sư
Năm 2010, nhóm của Nguyễn Quang Tuấn và tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng được trao giải nhất Giải thưởng “Nhân tài đất Việt” trong lĩnh vực y tế cho đề tài “Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)”
Năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội
Ông hiện là Giảng viên cao cấp Bộ môn Tim mạch Trường Đại học Y Hà Nội, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Năm 2017, ông là Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội, Thành viên Ban cố vấn Hội Tim mạch học can thiệp châu Á – Thái Bình Dương (FAPSIC), Thành viên Hội Tim mạch học can thiệp Hoa Kỳ (FSCAI)
Ngày 5 tháng 3 năm 2018, ông được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam công nhận đạt chuẩn Chức danh Giáo sư ngành Y năm 2017.
Ngày 18 tháng 3 năm 2020, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế [7]. Ngày 21 tháng 10 năm 2021,ông bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phê chuẩn Lệnh khởi tố bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”
Ngày 22 tháng 10 năm 2021, ông bị đình chỉ công tác Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, bàn giao chức vụ Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho ông Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc phụ trách điều hành Bệnh viện Bạch Mai và bàn giao chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện Bạch Mai cho ông Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc kiêm Quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện Bạch Mai.
Bê bối vụ đấu thầu thiết bị y tế tại Bệnh viện Tim Hà Nội
Sau khi Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án bê bối về đấu thầu tại Bệnh viện Tim Hà Nội, gây thiệt hại 40 tỉ đồng, ngày 13 tháng 5 năm 2021, bắt tạm giam một số bị can, trong đó có nguyên phó giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Hoàng Thị Ngọc Hưởng, Hội đồng bầu cử quốc gia đã thực hiện quy trình xem xét tư cách người ứng cử của ông Nguyễn Quang Tuấn và sau đó có nghi quyết cho ông rút tên khỏi danh sách ứng cử. Ngày 21 tháng 10 năm 2021, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Quang Tuấn về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Ngày 10 tháng 12, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã ra quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, ra lệnh bắt tạm giam ông Tuấn. Các đơn vị liên quan ở Hà Nội tiến hành rà soát và xem xét việc thu hồi danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” đối với ông.
Ông Nguyễn Quang Tuấn: Từ giáo sư đầu ngành đến tiếng gọi ngoài rào sắt toà án
Trước khi bị điều tra, truy tố, xét xử và sắp tới phải nhận bản án, ông Nguyễn Quang Tuấn là giáo sư đầu ngành về tim mạch, hàng nghìn trẻ em được cứu sống.
Buổi chiều 18.4, sau khi kết thúc phiên toà, lực lượng dẫn giải đưa bị cáo Nguyễn Quang Tuấn – cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội ra xe thùng về trại giam.
Lúc ấy, vừa bước xuống những bậc thang của TAND Hà Nội, bất ngờ có những tiếng gọi vang ở phía ngoài tường rào sắt của toà án: “Anh Tuấn ơi, anh Tuấn ơi…”.
Bị cáo đi giữa hai cán bộ trại tạm giam, giơ cánh tay chào về phía họ, khoảng cách chừng 100m. Khoảnh khắc chỉ diễn ra chừng 15 giây. Song, phút giây ấy như chùng xuống.
Có thể, bị cáo Tuấn cũng không rõ người gọi tên mình phía xa kia là ai. Song họ có thể là người quen, người thân hoặc người nhà của các bệnh nhi từng được ông Tuấn cứu chữa.
Một câu chuyện lượm lặt được của phóng viên trong ngày thứ hai (cùng ngày 18.4) về trường hợp của một bà lão ngoài 70 tuổi, quê ở Thanh Hà, Hà Nội. Bà lão cho hay, biết tin xét xử bác sĩ Tuấn nên bắt xe lặn lội lên toà từ sáng sớm.
Bà lão kể, gần quê nhà ông Tuấn. Mấy năm trước, người dân quê có con cháu bệnh tật thường đưa đến bác sĩ Tuấn chữa trị.
“Cháu tôi cũng được bác sĩ Tuấn cứu chữa và không lấy tiền”, bà kể.
Vì thế, lên toà lần này, bà mong có cơ hội để chào ông Tuấn. Song do không liên quan và có giấy tờ nên bà lão phải ở ngoài ngồi và không có cơ hội gặp “ân nhân”.
Câu chuyện về việc cứu trẻ em bị tim bẩm sinh của ông Tuấn còn được chia sẻ nhiều dưới các bài báo ở phần bình luận của độc giả.
Đa phần họ gửi lời động viên tới bị bác sĩ đầu ngành tim mạch của Việt Nam. Song cũng có người cho hay, ai cũng như nhau, vi phạm pháp luật thì đều bị xử lí theo quy định.
Quả vậy, với sai phạm liên quan đến đấu thầu trong dự án mua vật tư y tế, ông Tuấn và 11 người khác, trong đó có 4 cấp dưới cũ (gồm cựu Phó Giám đốc Hoàng Thị Ngọc Hưởng, hai cựu Phó Phòng vật tư, Kế toán trưởng…) đang bị TAND Hà Nội xét xử về tội danh “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Sai phạm của ông Tuấn và các đồng phạm được xác định gây thiệt hại cho Nhà nước gần 54 tỉ đồng. Điều đó, ông Tuấn đang phải trả giá cho sai phạm của mình khi còn đương chức Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội. Song những thành tích, cống hiến của bị cáo cũng không thể phủ nhận.
Ngay chính bị cáo Tuấn trong lời nói sau cùng cũng “gạch ra” hàng loạt cống hiến, quá trình phấn đấu của bản thân trước khi vướng lao lý.
Cụ thể, ông Tuấn cho hay, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự đã thi vào ngành y. Bị cáo thuộc diện đối tượng đào tạo nhân lực trọng yếu của ngành y tế.
Bị cáo sau đó được đi sang Pháp, Hoa Kỳ và nhiều nước khác để học tập về y khoa, đón nhận những kỹ thuật mới nhất của thế giới.
Năm 1995, bị cáo là một trong những người đầu tiên làm can thiệp tim mạch tại Việt Nam. Đến nay đã có hơn 100 trung tâm, hầu hết ở 63 tỉnh, thành và hàng trăm bác sĩ được đào tạo, hàng chục nghìn bệnh nhân mỗi năm được can thiệp kịp thời.
Bị cáo là một trong những người tham gia vào các hiệp hội về tim mạch trên thế giới. Năm 2000 – 2008, bị cáo tham gia vào nhiều hiệp hội về tim mạch trên thế giới.
Năm 2012, bị cáo về làm Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, phát triển cơ sở này lên thành đơn vị can thiệp về tim mạch hàng đầu Việt Nam.
Năm 2017, ông Tuấn là Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội, Thành viên Ban cố vấn Hội Tim mạch học can thiệp châu Á-Thái Bình Dương (FAPSIC), Thành viên Hội Tim mạch học can thiệp Hoa Kỳ (FSCAI).
“Mỗi năm, bị cáo mổ cho 400 trẻ em bị tim bẩm sinh không có điều kiện về kinh tế. Trong vòng gần 8 năm làm giám đốc đã có hơn 3.000 trẻ nhỏ được trở về với cuộc sống với trái tim khoẻ mạnh hơn”, ông Tuấn nói trong lời sau cùng chiều 18.4.
Bị cáo đã đào tạo hàng trăm bác sĩ sau đại học, thạc sĩ, các nghiên cứu sinh… Năm 2009-2017, bị cáo lần lượt được phong tặng học hàm Phó Giáo sư rồi Giáo sư về tim mạch.
Nói những lời trên, ông Tuấn cho hay đã nhận thức sâu sắc sai phạm của bản thân. Bị cáo thừa nhận là người có lỗi cao nhất trong vụ án. Song bị cáo mong HĐXX xem xét, đánh giá nhân văn hơn nữa về mức phạt để bản thân có cơ hội sớm trở lại xã hội, tiếp tục cống hiến cho ngành y.
Mong muốn đó của ông Tuấn cũng là lời sau cùng của 11 bị cáo khác trong vụ án, muốn được xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Trong khi đó, trước khi diễn ra phiên tòa, đại diện cho tập thể, Đảng ủy, Công đoàn nhiều tổ chức, đơn vị đã có đơn, thư gửi đến các Cơ quan tố tụng xin khoan hồng đối với bị cáo Nguyễn Quang Tuấn.
Các đơn vị này gồm: Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Tim Hà Nội; Hội Tim mạch Hà Nội; Hội can thiệp tim mạch Việt Nam; Phân hội tim mạch can thiệp Việt Nam; Ban công tác Đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều đơn thư của bệnh nhân khác.
Ngày 21.4, tòa sẽ tuyên án với ông Tuấn và 11 bị cáo. Mức án nào được tuyên cũng là hậu quả của cá nhân ông Tuấn và 11 bị cáo phải trả cho sai phạm của họ. Bởi pháp luật “không có vùng cấm” với những người vi phạm.
Ông Nguyễn Quang Tuấn bị tuyên phạt 3 năm tù, không bị cấm hành nghề
‘Quá trình công tác bác sĩ Tuấn được tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý, bản thân là Giáo sư Tiến sĩ đào tạo nhiều thế hệ bác sĩ, có công cứu sống nhiều người, và được nhân dân khen ngợi’, bản án nhận định.
Hơn 14g chiều 21-4, Hội đồng xét xử bắt đầu tuyên án đối với cựu giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn và 11 người khác trong vụ nâng giá vật tư y tế gây thiệt hại hơn 53 tỉ đồng.
HĐXX đã tuyên Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn mức án 3 năm tù và không bị cấm đảm nhiệm chức vụ hay cấm hành nghề sau khi chấp hành bản án.
Ông Nguyễn Quang Tuấn và đồng phạm đã xâm phạm lợi ích của nhà nước
Trong bản án được công bố chiều ngày 21-4, hội đồng xét xử đánh giá tại phiên tòa các bị cáo khai nhận hành vi phạm tội như cáo trạng quy kết, các bị cáo thành khẩn ăn năn nên đây được xem xét là tình tiết giảm nhẹ hình phạt.”
Cáo trạng truy tố các bị cáo tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là đúng”, bản án nêu.
Tòa nhận đình hành vi của cựu giám đốc bệnh viện Nguyễn Quang Tuấn và đồng phạm đã xâm phạm lợi ích kinh tế nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng uy tín cơ quan nhà nước, các cơ sở y tế, gây dư luận xấu trong xã hội.
“Để hợp thức thanh toán vật tư tiêu hao ứng trước của hai công ty, ông Tuấn chỉ đạo cấp dưới trình phê duyệt vật tư tiêu hao theo giá hai công ty gửi trước, chỉ đạo phó giám đốc Hoàng Thị Ngọc Hưởng liên hệ thẩm định giá theo “đặt hàng” giá ấn định trước” bản án nêu.
Ông Tuấn tiếp tục chỉ đạo phó giám đốc và thuộc cấp hợp thức hóa hồ sơ, thanh toán gói thầu của các công ty trái pháp luật, gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 53 tỉ.
Sai phạm của ông Tuấn không liên quan đến chuyên môn
Trong bản án, ông Tuấn bị xác định có vai trò chính, các cấp dưới của ông có hành vi giúp sức tích cực trong hợp thức, hoàn thiện hồ sơ thầu trái pháp luật, liên hệ thẩm định giá.
“Khi quyết định hình phạt các bị cáo, hội đồng xét xử nhận thấy ông Tuấn từng làm giám đốc hai bệnh viện lớn là Bạch Mai và Tim Hà Nội. Ông Tuấn là bác sĩ có chuyên môn cao, là chuyên gia đầu ngành tim mạch.
Quá trình công tác bác sĩ Tuấn được tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý, bản thân là giáo sư tiến sĩ đào tạo nhiều thế hệ bác sĩ, có công cứu sống nhiều người được trong cuộc đời y nghiệp và được nhân dân khen ngợi”, bản án nêu các tình tiết giảm nhẹ của ôn Tuấn “Tim”.
Về hoàn cảnh thực hiện hành vi phạm tội của bác sĩ Tuấn, tòa đánh giá cựu giám đốc bệnh viện vi phạm quy định về đấu thầu trong bối cảnh ngành y tế gặp khó khăn về vật tư y tế do quy định đấu thầu còn nhiều bất cập
Tại phiên tòa bị cáo nhận thức kịp thời, nhận hết hành vi phạm tội. Ông Tuấn cũng đã nộp lại toàn bộ số tiền được doanh nghiệp “biếu”, ông Tuấn và gia đình cũng tự nguyện khắc phục hậu quả vụ án hơn 6 tỉ đồng.
Đáng chú ý, hội đồng xét xử nhận định hành vi phạm tội của bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn không liên quan chuyên môn ngành y mà xảy ra trong công tác quản lý.
Từ những lý lẽ trên, tòa cho rằng ông Tuấn có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên có thể áp dụng hình phạt dưới mức đề nghị của Viện kiểm sát.
Về trách nhiệm dân sự, hội đồng xét xử ghi nhận cựu chủ tịch công ty Kim Hoà Phát, đã hoàn thành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại 6,6 tỉ đồng; vợ chồng bị cáo Phạm Thị Kim Oanh và Nguyễn Đức Đảng đã bồi thường cho bệnh viện 33 tỉ đồng, nên còn phải nộp 14 tỉ đồng.
Số tiền 10.000 USD được Hoàng Nga biếu, ông Tuấn đã nộp lại cùng 6 tỉ đồng tự nguyện khắc phục, HĐXX tuyên sung công quỹ nhà nước.
Mức án cụ thể của các bị cáo như sau:
Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn bị tuyên mức án 3 năm tù và không bị cấm đảm nhiệm chức vụ hay cấm hành nghề sau khi chấp hành bản án.
Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn bị khởi tố ngày 21-10-2021. Gần hai tháng sau (tháng 12), ông Tuấn bị cơ quan điều tra thi hành lệnh bắt tạm giam. Tính đến nay, ông Tuấn bị tạm giam khoảng 1 năm 4 tháng.
Cùng tội danh với ông Tuấn, bà Hoàng Thị Ngọc Hưởng (62 tuổi, cựu Phó giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội), ông Đoàn Trọng Bình (63 tuổi, cựu Phó phòng Vật tư) và cựu cán bộ bệnh viện Nghiêm Tuấn Linh cùng lĩnh 2 năm 6 tháng tù.
Một cựu cán bộ bệnh viện khác là Nguyễn Thị Dung Hạnh (54 tuổi) 2 năm tù.
Ba bố con giám đốc công ty vật tư y tế Hoàng Nga gồm: Phạm Huy Lập (71 tuổi), giám đốc bị tuyên 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Nguyễn Đức Đảng (chủ tịch HĐQT Công ty, con rể ông Lập) 3 năm 6 tháng tù; Phạm Thị Kim Oanh (kế toán trưởng, con gái ông Lập) 2 năm tù.
Bị cáo Phan Tuấn Đạt (chủ tịch HĐQT Công ty Kim Hòa Phát) 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Phó tổng giám đốc Công ty định giá AIC Trần Phú Hưng lĩnh 2 năm 6 tháng tù, Nguyễn Hồng Dũng (nhân viên thẩm định) 2 năm tù. Nguyễn Trung Dũng (nhân viên thẩm định) nhận mức án 23 tháng 8 ngày bằng thời hạn tạm giam.
Viện kiểm sát đề nghị ông Tuấn 4 đến 5 năm tù
Trước đó, trong phần luận tội, đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án 4-5 năm tù với ông Nguyễn Quang Tuấn về tội vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Đây là mức án thấp hơn so với khung hình phạt ông Tuấn bị truy tố từ 10-20 năm tù.
Những người cấp dưới của ông Tuấn tại Bệnh viện Tim Hà Nội bị đề nghị mức án: Hoàng Thị Ngọc Hưởng (cựu phó giám đốc) từ 30-36 tháng tù; Nguyễn Thị Dung Hạnh (cựu kế toán trưởng) 24-30 tháng tù; Đoàn Trọng Bình (cựu phó phòng vật tư) 30-36 tháng tù; Nguyễn Tuấn Linh (cựu phó phòng vật tư) 36-42 tháng tù.
Các bị cáo còn lại bị đề nghị mức án thấp nhất 24 tháng tù treo, cao nhất 4 năm tù.
Đại diện cơ quan công tố tại tòa đánh giá vụ án “thổi giá” thiết bị vật tư y tế tại Bệnh viện Tim Hà Nội là một “điển hình trong móc ngoặc lợi ích nhóm”.
Ông Nguyễn Quang Tuấn đã làm trái quy định, vi phạm đấu thầu, tạo điều kiện cho Công ty Hoàng Nga, Công ty Kim Hòa Phát ký gửi vật tư y tế để bệnh viện sử dụng trước.
Sau đó hợp thức, hoàn thiện các thủ tục đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu rút gọn và ký quyết định để hai công ty trúng gói đấu thầu rộng rãi năm 2016 cùng bốn gói chỉ định thầu năm 2017.
Giá vật tư, hóa chất đưa vào bệnh viện được thanh toán theo đơn giá thỏa thuận trước đó giữa ông Tuấn và doanh nghiệp, bản luận tội quy kết.
Để hợp thức hồ sơ thầu mua vật tư tiêu hao can thiệp tim mạch của hai công ty này, cựu giám đốc bệnh viện Nguyễn Quang Tuấn và cấp dưới đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.
Ông Tuấn bị cáo buộc là người lãnh đạo cao nhất, có hiểu biết trong chuyên môn và công tác đấu thầu, giữ vai trò chủ mưu chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện sai phạm nhiều lần, thực hiện hành vi phạm tội trong thời gian dài.
“Hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại gần 54 tỉ đồng”, bản luận tội quy kết.
Từ những lập luận trên, viện kiểm sát cho rằng cần hình phạt nghiêm khắc với ông Nguyễn Quang Tuấn.
Tuy nhiên quá trình giải quyết vụ án, ông Tuấn được đánh giá là thành khẩn, nộp số tiền hưởng lợi, có nhiều thành tích trong quá trình công tác, đặc biệt tại phiên tòa thể hiện sự ăn năn…
Do đó viện kiểm sát đề nghị mức án thấp hơn khung truy tố đối với ông Tuấn “để có cơ hội sửa chữa lỗi lầm bản thân”.
Quá trình thẩm vấn, không ít lần ông Nguyễn Quang Tuấn khẳng định “không vụ lợi, không được thỏa thuận ăn chia gì từ việc vật tư bị chênh giá”.
Ông Tuấn thừa nhận chỉ định thầu là sai nhưng “không còn cách nào khác” vì “trong tình thế cấp bách, bệnh viện có nguy cơ đóng cửa do thiếu vật tư”.
Nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án, ông Tuấn gửi lời xin lỗi đến hai bệnh viện mình từng làm giám đốc, xin giảm án cho các thuộc cấp của mình và mong các bác sĩ đồng nghiệp coi vụ án “là bài học đau xót” để tránh sai sót.
Ông thừa nhận việc mượn vật tư của doanh nghiệp để dùng trước là sai quy định và khẳng định “tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm”.
Ông nói “tôi không có bất cứ ngụy biện nào cho hành động của mình”.
Ông chỉ mong được tòa xem xét, đánh giá nhân văn hơn nữa để ông có cơ hội trở về tiếp tục đóng góp cho công tác khám chữa bệnh, nhất là tim mạch, đóng góp cho nghiên cứu khoa học…
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Nguyễn Quang Tuấn là ai. Mọi thông tin trong bài viết Nguyễn Quang Tuấn là ai? Sự nghiệp của Nguyễn Quang Tuấn đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp
- Cao Bá Quát là ai? Những chuyện ít người biết về Cao Bá Quát
- Ai là bí thư đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Yên Bái?
- Bác sĩ Hà Duy Thọ là ai? Sự thật về bác sĩ Hà Duy Thọ nổi tiếng trên Facebook, Tiktok
- Bài dự thi Viết cảm nhận về một cuốn sách mà em yêu thích (26 mẫu)
- Bài thu hoạch cảm tình Đảng năm 2023
- Bài văn kể lại một trải nghiệm của em ngắn gọn lớp 6 hay nhất (36 mẫu)
- Bài văn tả người anh trai của em lớp 5 ngắn gọn, hay nhất (21 Mẫu)
- Blackbi là ai? Blackbi từ rapper da nâu trở thành diễn viên hài triệu view