Học Tập

Dấu ngoặc kép là gì? Dấu ngoặc kép dùng để làm gì? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm?

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Dấu ngoặc kép là gì? Dấu ngoặc kép dùng để làm gì? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Dấu ngoặc kép là gì?

Dấu ngoặc kép hay được gọi là dấu trích dẫn, dấu câu này được tạo nên bởi cả hai dấu hoặc đơn liền kề nhau. Dấu ngoặc kép được đặt ở đầu câu và cả cuối câu trích dẫn. 

Thông thường trước dấu ngoặc kép để trích dẫn lời nói nhân vật, người viết cần thêm dấu hai chấm, chỉ trong một số trường hợp khi sử dụng từ ngữ với ý nghĩa đặc biệt thì không cần tới dấu hai chấm này.

Bạn đang xem: Dấu ngoặc kép là gì? Dấu ngoặc kép dùng để làm gì? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm?

– Ký hiệu: “ ”

Dấu ngoặc kép là gì?
Dấu ngoặc kép là gì?

Dấu ngoặc kép dùng để làm gì?

Tác dụng của dấu ngoặc kép:Tùy theo mỗi ngữ cảnh, dấu ngoặc kép có thể được sử dụng với những mục đích khác nhau, theo đó thì chúng tôi có thể đưa ra một số tác dụng của dấu ngoặc kép như sau:

– Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.

Bác nói:” Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”

– Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn một nhận định, một danh ngôn hoặc một câu nói nào đó. 

  • ” Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hôn của con người”- Nguyễn Minh Châu.
  • ” Thơ chính là tâm hồn” – M.Gorki

– Dấu ngoặc kép còn dùng để đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt. 

Ngoài việc trích dẫn thường gặp thì dấu ngoặc kép còn có tác dụng đặc biệt đó là dùng để đánh dấu những từ có ý nghĩa đặc biệt. Những từ này thường là những từ mang nghĩa bóng, hoặc được thêm vào để tăng thêm ý nghĩa, hình ảnh cho câu văn câu thơ, người dùng ngoặc kép để mong muốn nhấn mạnh ý nghĩa của từ được nhắc đến ở đây.

Ví dụ:

  • Mai ” hoa hậu” của lớp lúc nào cũng điệu đà, xinh xắn.
  • Có bạn tắc kè hoa
  • Xây ” lầu” trên cây đa
  • Rét, chơi trò đi trốn
  • Đợi ấm trời mới ra

Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.

Dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
Dấu ngoặc kép dùng để làm gì?

Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập?

Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi dẫn lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ.

Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm?

Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.

Ví dụ và cách dùng dấu ngoặc kép

Việc sử dụng dấu ngoặc kép đều có ý nghĩa cuảnos cho nên bạn tuyệt đối không được sử dụng nó một cách bừa bãi. Vì điều này sẽ khiến người độc văn bản bị nhầm lẫn và không hiểu là bạn đang muốn nhấn mạnh và truyền đạt nội dung nào

Một lưu ý nữa khi sử dụng dấu ngoặc kép là bạn đừng quên dấu hai chấm. Hầu hết mọi người thường quên dấu hai chấm trước khi sử dụng dấu ngoặc kép để trích dẫn câu nói hoặc suy nghĩ ai đó. Điều này sẽ làm cho người đọc sẽ cảm thấy bối rối, không hiểu ý nghĩa của bạn khi đặt dấu ngoặc kép trong trường hợp trích dẫn một tiêu đề hoặc một câu nói.

Việc bỏ dấu hai chấm chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt, và khi bạn muốn trích dẫn lời của người khác vào văn bản của mình, thì dấu hai chấm là điều bắt buộc phải có cũng như phải đặt trước dấu ngoặc kép trong tiếng Việt.

Một số ví dụ về dấu ngoặc kép

Ví dụ 1:  Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?”

Dấu ngoặc kép ở đoạn văn trên là đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp lời nói của nhân vât, Lão Hạc tuỏng tượng ra lời con chó nói với mình

Ví dụ 2: “Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen, những tên “An-nam- mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn của các quan cai trị. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, người bạn hiền của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong danh hiệu tối cao “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”

Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa mỉa mai như bạn hiền, an-nam-mít, con yêu, chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do. Đặc biệt đó là những từ mỉa mai sự bịp bợm xảo trá của thực dân Pháp.

Ví dụ 3:  Kết cục, anh chàng “ hầu cận ông lý” yếu hơn chị con mọn, hắn bị chị túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

“Những ngày thơ ấu” của tác giả Nguyên Hồng chủ yếu chính là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình luôn bất hòa .

Dấu ngoặc kép ở đây được dùng mỉa mai, một anh chàng được coi là “hậu cận ông lý” mà bị người đàn bà có con mọn túm lấy lẳng nhào ra thềm

Ví dụ 4: Bác nói : ” Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. “

Dấu ngoặc kép trích dẫn lại câu nói của Hồ Chí Minh

Ví dụ 5: Minh nghĩ: “Hôm nay mình sẽ học chăm chỉ”. Bà nội Minh đáp: “Cháu ngoan lắm”.

Ví dụ 6: Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:

Nghe càng đắm, ngắm càng say

Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình

Chỉ cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp.

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ dẫn trực tiếp có hàm ý mỉa mai: mặt sắt, ngây vì tình, nhằm mỉa mai bộ mặt đểu cáng của Hồ Tôn Hiển.

Ví dụ và cách dùng dấu ngoặc kép
Ví dụ và cách dùng dấu ngoặc kép

Bài tập về dấu ngoặc kép

Bài 1: Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩa của nhân vật trong đoạn văn sau :

Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ : Phải nói ngay điều này để thầy biết. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn : Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.

Hướng dẫn giải: 

Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ : “Phải nói ngay điều này để thầy biết”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dòng, ra vẻ người lớn : “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này”.

Bài 2: Giải thích công dụng có dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau

a) Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

c) Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Hướng dẫn giải:

a) Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp (lời trực tiếp của con chó Vàng được lão Hạc tưởng tượng ra)

b) Dấu ngoặc kép dùng với ý mỉa mai, châm biếm: kẻ hầu cận ông lí bị một người đàn bà đánh cho hết sức dễ dàng

c) Dấu ngoặc kép trích từ ngữ được mượn từ lời người khác trong chuỗi lời nói của người viết

Bài 3: Đọc khổ thơ sau, trả lời câu hỏi :

Có bạn tắc kè hoa

Xây “lầu” trên cây đa

Rét, chơi trò đi trốn

Đợi ốm trời mới ra.

– Trong khổ thơ trên, từ lầu được dùng với ý nghĩa gì ?

– Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì ?

Hướng dẫn giải:

–     Trong khổ thơ trên, từ lầu được dùng với ý nghĩa gì

=> Từ “lầu” trong câu thơ trên được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Nó muốn nhấn mạnh ý nghĩa trong việc gọi cái tổ nhỏ của tắc kè bằng từ “lầu” mục đích là nhằm đề cao cái tổ đó.

–  Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì

=> Dấu ngoặc kép trong trường hợp này dùng để đánh dấu những từ có ý nghĩa đặc biệt

Bài 4: Tìm từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong những câu văn in nghiêng dưới đây rồi đặt các từ đó trong dấu ngoặc kép :

a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.

b) Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào trường thọ thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh, Quỳnh bèn tâu :

– Tâu bệ họ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là đoản thọ và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.

Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh

Hướng dẫn giải:

a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào còn nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa.”

b) Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào “trường thọ” thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh. Quỳnh bèn tâu :

–   Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là “đoản thọ” và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.

Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.

***

Trên đây là nội dung bài học Dấu ngoặc kép là gì? Dấu ngoặc kép dùng để làm gì? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (1 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button