Tổng hợp

Phẩm chất là gì? Những phẩm chất quan trọng của người lãnh đạo

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Phẩm chất là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Phẩm chất là gì?

Phẩm chất có thể hiểu một cách đơn giản nhất đó là tư cách và tính cách của một con người. Nghĩa của từ phẩm chất có thể hiểu là tính chất bên trong con người. Hay còn gọi là tư cách đạo đức trong con người.

Phẩm chất là đặc trưng của từng cá nhân, là bản chất thực của con người. Phía trước mọi người, trong cuộc đời, luôn có nhiều con đường. Người thiếu nhân cách sẽ mất phương hướng khi chọn con đường chính đáng cho mình. Phẩm chất là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ giữa con người với con người, từ những chuyện bình thường, mỗi quan hệ gia  đình, kết giao đến môi quan hệ xã hội, công tác, kinh doanh.

Bạn đang xem: Phẩm chất là gì? Những phẩm chất quan trọng của người lãnh đạo

Phẩm chất thể hiện qua cách ứng xử của con người đối với người khác cũng như đối với sự việc trong cuộc sống. Đồng thời nhân cách thể hiện trình độ văn hóa, nhân tính và nguyên tắc sống của con người. Con người là một thực thể xã hội. Vì vậy chất lượng mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng quyết định đối với chất lượng cuộc sống.

Phẩm chất được xem là thước đo giá trị của con người. Không phải ai sinh ra cũng có phẩm chất như nhau. Những phẩm chất này được xây dựng, rèn luyện và phát triển theo thời gian.

Phẩm chất được ghép lại của 2 từ đó là “phẩm” và “chất”. Phẩm là tư cách. Chất là tính cách. Như thế, phẩm chất được hiểu là tính chất bên trong của con người. Tính chất bên trong có thể xấu hoặc tốt, tuỳ theo sự rèn luyện, định hướng của mỗi người.

Phẩm chất là gì?
Phẩm chất là gì?

Những phẩm chất của người thành công

Để thành công, chúng ta cần phải trang bị những phẩm chất nhất định. Những phẩm chất này không chỉ đơn thuần giúp cho chúng ta phát triển bản thân, mà còn tạo bước tiến xa hơn trong công việc, cuộc sống.

Tham vọng ở mức độ vừa phải

Là người thành công, cần phải biết tham vọng. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta tham vọng bất chấp mọi quy luật đạo đức, giới hạn.

Tham vọng ở đây là dám mơ lớn, nghĩ lớn để tạo ra những giá trị tốt hơn. Sự tham vọng cũng thúc đẩy chúng ta cố gắng, phát triển bản thân hơn từng ngày. Tuy nhiên, cần phải dựa trên khả năng của bản thân hiện tại. Điều quan trọng nhất là, biết tham vọng nhưng không được đi trái với quy luật đạo đức.

Mạnh mẽ đối mặt với khó khăn

Một người thành công cần phải mạnh mẽ, kiên cường. Để đạt được thành công nhất định nào đó, phải luôn đối mặt với khó khăn. Những thử thách đặt ra là để chúng ta chứng minh khả năng, năng lực của mình tới đâu.

Đứng trước khó khăn, không phải ai cũng kiên trì và đủ mạnh mẽ để vượt qua. Trên thực tế, nhiều người chọn cách bỏ cuộc. Cho nên, phẩm chất mà người thành công cần có đó là kiên cường.

Khiêm tốn

Để thành công, hãy khiêm tốn! Điều này không có nghĩa là phủ nhận toàn bộ khả năng, thành tích bản thân. Mà thay vào đó, hãy biết được vị trí của mình ở đâu và so sánh với những người khác. Thay vì khoe mẽ, hãy coi trọng mọi người xung quanh, không ngừng học hỏi.

Cởi mở, tạo dựng các mối quan hệ

Các mối quan hệ là chìa khoá để chúng ta tìm kiếm cơ hội trong công việc, cuộc sống. Đây cũng là đòn bẩy cho những người thành công.

Vì thế, để thành công, chúng ta nên cởi mở và chủ động mở rộng các mối quan hệ trong cuộc sống. Tất nhiên, nên có sự chọn lọc trong những mối quan hệ của mình nhé.

Phẩm chất là gì vốn đã là khái niệm quen thuộc. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và nắm bắt được những phẩm chất quan trọng gắn liền với người thành công. Vì thế, hi vọng, từ bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm cái nhìn toàn diện, tổng quan hơn về phẩm chất của người thành công. Từ đó, rèn luyện và xây dựng những phẩm chất tốt đẹp cho bản thân theo thời gian nhé.

Những phẩm chất của người thành công
Những phẩm chất của người thành công

Những phẩm chất quan trọng của người lãnh đạo

Công bằng, chính trực

Khi đánh giá một người lãnh đạo có thành công hay không? Việc đầu tiên nên làm là nhìn vào sự đoàn kết , sức mạnh và làm việc hiệu quả công việc của tập thể mà người đó lãnh đạo. Yếu tố giúp các nhân viên giữ được sự kết nối, không so sánh nhau chính là do sự chính trực, đối xử đồng đều và đánh giá công bằng tạo ra. Điều này còn giúp nhân viên tập trung vào công việc và tôn trọng người lãnh đạo của mình.

Sẵn sàng trao quyền cho nhân viên

Thể hiện qua sự tin tưởng dành cho nhân viên nhưng việc này khá khó bởi nó có nghĩa là phân quyền cho nhân viên. Nếu người nhân viên chưa có đủ năng lực và kinh nghiệm rất dễ ảnh hưởng trực tiếp không tốt đến bộ phận, tổ chức và cả người lãnh đạo. Việc trao quyền giúp người lãnh đạo giảm bớt gánh nặng công việc có thể tập trung cho các dự án lớn hơn, đồng thời cũng khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, lãnh đạo vẫn phải theo dõi tiến độ và đảm bảo nhân viên đủ khả năng nhận lấy quyền quyết định hay làm gì đó, song song vẫn đi kèm sự chỉ dẫn và góp ý kịp thời.

Phán đoán, phân tích vấn đề

Đây là yếu tố khác biệt của người lãnh đạo và nhân viên, họ có thể nhìn thấy được vấn đề ngay từ đầu và phán đoán, phân tích vấn đề nhanh chóng dựa vào kiến thức và kinh nghiệm cá nhân. Ngoài ra họ cũng biết vấn đề của mình là gì và thay đổi bản thân, cách quản lý tốt hơn. Người lãnh đạo cũng nhìn thấy vấn đề của mỗi người nằm ở đâu để đưa ra hướng đào tạo phù hợp.

Khả năng lắng nghe và giao tiếp (bên trong và bên ngoài tổ chức)

Người lãnh đạo phải liên tục nhận thông tin và truyền đạt lại cho các bên khác nhau, cũng như tiếp thu đóng góp từ phía bên ngoài để phát triển tổ chức tốt hơn. Ngoài ra, người lãnh đạo còn huấn luyện, chỉ dạy cho nhân viên vậy nên họ phải biết cách giao tiếp và lắng nghe ý kiến phản hồi. Đặc biệt là với những đối tượng khác nhau phải có cách truyền đạt khác nhau để quá trình giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất. Khôn khéo trong giao tiếp, biết cách gây thiện cảm với người đối diện là một trong những cách giúp các nhà lãnh đạo đạt được thành công như họ mong muốn.

Sự đồng cảm và chia sẻ

Sự đồng cảm và chia sẻ là một yếu tố thuộc về trí tuệ cảm xúc con người. Nó giúp người lãnh đạo tạo ra sự gắn kết trong tập thể và môi trường làm việc thân thiện hơn. Nhân viên sẵn sàng bày tỏ với quản lý về những khó khăn và từ đó có hướng giải quyết để tăng hiệu quả công việc.

Lòng biết ơn

Rất ít người lãnh đạo chú ý đến lời cảm ơn khi được giúp đỡ và dường như vì quá đơn giản mà nó đã bị bỏ qua. Và khi nhận được lời khen khi hoàn thành tốt công việc, chúng ta cũng quên đi lời cảm ơn mà thay vào là hứa hẹn sẽ làm tốt hơn nữa. Lòng biết ơn đôi khi sẽ giúp bạn thấy nhẹ nhàng hơn, bỏ đi bớt gánh nặng hãy thực hành lòng biết ơn nhiều hơn ngay cả với cấp dưới.

Sự tôn trọng

Dù bạn đang là cấp lãnh đạo tuy nhiên để nhận được sự tôn trọng của nhân viên, trước hết hãy tôn trọng họ. Sự tôn trọng giúp xoa dịu đi căng thẳng, tạo niềm tin và môi trường làm việc văn minh.

Lòng can đảm

Lòng can đảm giúp bạn dám bày tỏ ý kiến của mình, đứng lên trình bày giành lấy quyền lợi về cho đội nhóm, phòng ban của mình. Ngoài ra nó còn giúp bạn bứt phá hay đám đứng ra nhận lỗi thay vì đổ lỗi cho cấp dưới. Đồng thời bạn cũng sẽ làm tấm gương dám nói, dám làm, khuyến khích nhân viên đưa ra ý tưởng, cách làm mới.

Khả năng thuyết phục

Một người lãnh đạo tốt không thể ép buộc nhân viên của mình làm những điều mà họ không muốn, thay vì đó hãy giải thích để họ chủ làm từ sự am hiểu và tính cần thiết của công việc. Để đội ngũ hiểu được thì người lãnh đạo phải thuyết phục bằng lời nói, minh chứng để thúc đẩy hoàn công việc. Hầu hết các nhà lãnh đạo và quản lý giỏi điều là những nhà diễn thuyết tài ba. Họ không chỉ biết cách làm cho người khác nghe và tin theo mình mà còn khiến cho chúng ta làm theo họ.

Học hỏi và tiếp thu nhanh

Đây là khả năng phản ứng khi gặp vấn đề đột xuất, đòi hỏi người lãnh đạo phải nhanh chóng nắm bắt tình huống, thích ứng với nó và đưa ra phương án giúp nhân viên cũng nắm thông tin và thay đổi cách làm để phù hợp với thực tế. Và đây là yếu tố có thể rèn luyện, trau dồi được qua sự quan sát, tư duy cầu tiến và rút kinh nghiệm.

Những phẩm chất quan trọng của người lãnh đạo
Những phẩm chất quan trọng của người lãnh đạo

Phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể

Thứ nhất là yêu nước: Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dân tộc, yêu cộng đồng và biết làm ra các việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu đó. Để có được tình yêu này thì trẻ phải được học tập hàng ngày qua những áng văn thơ, qua những cảnh đẹp địa lý, qua những câu chuyện lịch sử và trẻ phải được sống trong tình yêu hạnh phúc mỗi ngày. Theo đó thì tình yêu nước được hình thành qua quá trình học tập và rèn luyện.

Thứ hai là nhân ái là tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, luôn luôn hòa đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, luôn sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm nhỏ của người khác, tôn trọng văn hóa, tôn trọng cộng đồng.

Thứ ba là chăm chỉ: Chăm chỉ được thể hiện qua việc học tập rèn luyện hàng ngày, học mọi lúc mọi nơi, học từ những người xung quanh, luôn dám nghĩ, dám làm và dám đặt ra những câu hỏi. Chủ động học tập, chăm chỉ sẽ giúp chúng ta bổ sung thêm nhiều thông tin kiến thức có ích hơn nữa.

Thứ tư là trung thực: Trung thực là thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt. Với môi trường học tập không áp lực, không nặng nề điểm số, khuyến khích trẻ nói lên chính kiến của mình thông qua các dạng học tập nhóm, hội thảo, tranh biện…sẽ dần hình thành tính cách chia sẻ, cởi mở cho trẻ ngay từ nhỏ.

Thứ năm là trách nhiệm: Trách nhiệm là việc xây dựng nội quy lớp học, môn học, việc hướng dẫn trẻ tự kiểm soát đánh giá những quy định những chúng đề ra. Trách nhiệm là trách  nhiệm với những công việc và những lỗi lầm mà mình gây ra.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Phẩm chất là gì. Mọi thông tin trong bài viết Phẩm chất là gì? Những phẩm chất quan trọng của người lãnh đạo đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (3 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button