Khoa học tự nhiên 7 Bài 39 Chân trời sáng tạo: Chứng minh cơ thể sinh vật là một cơ thể thống nhất | Giải KHTN 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Khoa học tự nhiên 7 Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một cơ thể thống nhất
Mở đầu trang 179 KHTN lớp 7: Chạy bộ là một hoạt động vận động tích cực và cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Trong quá trình chạy bộ, hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ. Nếu duy trì tích cực hoạt động này thì cơ thể sẽ phát triển cân đối. Vậy các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ như thế nào đảm bảo cho cơ thể thống nhất và phát triển toàn vẹn?
Bạn đang xem: Khoa học tự nhiên 7 Bài 39 Chân trời sáng tạo: Chứng minh cơ thể sinh vật là một cơ thể thống nhất | Giải KHTN 7
Trả lời:
Các hoạt động sống trong cơ thể gồm: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản. Để đảm bảo cho cơ thể thống nhất và phát triển toàn vẹn, các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ qua lại lẫn nhau.
1. Mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường
Câu hỏi thảo luận 1 trang 180 KHTN lớp 7: Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng một tế bào có thể đảm nhận chức năng của một cơ thể sống.
Trả lời:
Ví dụ chứng tỏ rằng một tế bào có thể đảm nhận chức năng của một cơ thể sống: Trùng roi chỉ cấu tạo từ một tế bào nhưng tế bào đó vẫn đảm bảo đầy đủ các chức năng sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản.
Câu hỏi thảo luận 2 trang 180 KHTN lớp 7: Vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa tế bào/ cơ thể – môi trường đối với cơ thể đơn bào.
Trả lời:
Sơ đồ về mối quan hệ giữa tế bào/ cơ thể – môi trường đối với cơ thể đơn bào:
Sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường
Luyện tập trang 180 KHTN lớp 7: Chứng minh rằng cơ thể đơn bào (có cấu tạo tế bào nhân sơ hay nhân thực) là một cơ thể thống nhất.
Trả lời:
Cơ thể đơn bào (có cấu tạo tế bào nhân sơ hay nhân thực) là một cơ thể thống nhất vì các thành phần của tế bào phối hợp với nhau giúp tế bào đó thực hiện quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng nhờ đó tế bào/ cơ thể lớn lên, sinh sản, cảm ứng.
Câu hỏi thảo luận 3 trang 180 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 39.2, hãy nêu mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường thông qua hoạt động trao đổi chất ở thực vật.
Trả lời:
Mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường thông qua hoạt động trao đổi chất ở thực vật:
– Tế bào lông hút ở rễ thực hiện hút nước và muối khoáng, nước và muối khoáng được các tế bào mạch dẫn mang đến các tế bào khác trong cây để sử dụng cho các hoạt động sống hoặc được thoát ra ngoài dưới dạng hơi qua khí khổng ở lá.
– Lá cây sử dụng ánh sáng, khí carbon dioxide, nước từ ngoài môi trường để thực hiện quá trình quang hợp tạo ra chất hữu cơ. Chất hữu cơ này được vận chuyển đến các bộ phận khác trong cây để thực hiện các hoạt động sống giúp cây sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng. Khí oxygen được tạo ra từ quá trình quang hợp được thải ra ngoài môi trường.
2. Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể
Câu hỏi thảo luận 4 trang 181 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 39.3, hãy mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể.
Trả lời:
Các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, đảm bảo sự thống nhất toàn vẹn giúp cơ thể tồn tại và phát triển:
– Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp tổng hợp các chất dinh dưỡng, dự trữ năng lượng giúp cơ thể cảm ứng, lớn lên, sinh trưởng, phát triển.
– Ngược lại, các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động tương tác với nhau và tác động trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.
Câu hỏi thảo luận 5 trang 181 KHTN lớp 7: Trong cơ thể sống, hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động sống khác?
Trả lời:
Hoạt động trao đổi chất giúp cung cấp vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống khác của cơ thể → Trong cơ thể sống, hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường thì các hoạt động sống khác đều bị rối loạn khiến cơ thể phát triển không bình thường.
Luyện tập trang 181 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ về tính thống nhất trong cơ thể sinh vật phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các hoạt động sống.
Trả lời:
Ví dụ về tính thống nhất trong cơ thể sinh vật phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các hoạt động sống: Khi chạy, hệ vận động hoạt động liên tục khiến các hoạt động sống khác như tuần hoàn (nhịp tim tăng), hô hấp (nhịp thở tăng), bài tiết (tăng bài tiết mồ hôi),… cũng phải tăng cường.
Vận dụng trang 181 KHTN lớp 7: Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là do hoạt động sống nào chi phối? Giải thích.
Trả lời:
– Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là do hoạt động sống trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng chi phối.
– Giải thích: Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em chủ yếu là do nguồn dinh dưỡng cung cấp cho trẻ bị thiếu hoặc khả năng hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng kém. Điều này dẫn đến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng để cung cấp vật chất và năng lượng cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Suy dinh dưỡng ở trẻ em thường gây chậm tăng trưởng và hạn chế khả năng hoạt động thể lực. Ở mức độ nặng hơn suy dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, trí thông minh, khả năng giao tiếp và tăng khả năng mắc nhiều bệnh tật cho trẻ.
Bài tập (trang 181)
Bài 1 trang 181 KHTN lớp 7: Chứng minh mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường khi em chạy bộ.
Trả lời:
Mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường khi em chạy bộ: Khi chạy bộ, các tế bào cơ tăng cường hoạt động đòi hỏi nhu cầu năng lượng tăng lên. Điều này dẫn đến sự tăng cường hoạt động của các hệ cơ quan khác của cơ thể như hệ tuần hoàn (tim đập nhanh hơn để tăng cường vận chuyển các chất), hệ hô hấp (nhịp thở tăng để tăng cường lấy oxygen và đào thải carbon dioxide), hệ bài tiết (tăng cường tiết mồ hôi), hệ tiêu hóa (tăng cường thu nhận chất dinh dưỡng),… Chính nhờ sự phối hợp hoạt động của các tế bào, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi người mà cơ thể thực hiện được sự vận động.
Bài 2 trang 181 KHTN lớp 7: Khi ăn cơm, những cơ quan, hệ cơ quan nào trong cơ thể của em hoạt động? Em hãy nêu mối quan hệ giữa các hoạt động đó.
Trả lời:
– Khi ăn cơm, tất cả các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều hoạt động trong đó có sự tăng cường hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hóa như miệng, thực quản, dạ dày, ruột.
– Mối quan hệ giữa các hoạt động khi ăn cơm:
+ Miệng sẽ thu nhận, nghiền nhỏ thức ăn để tạo thành viên thức ăn rồi đẩy xuống thực quản. Thực quản vận chuyển thức ăn xuống dạ dày. Dạ dày nghiền nhỏ thức ăn thành dịch thức ăn và tiêu hóa một phần thức ăn nhờ sự co bóp dạ dày và enzyme tiêu hóa. Nhờ thức ăn được nghiền nhỏ, ruột tiêu hóa tối đa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu.
+ Hoạt động thu nhận và tiêu hóa thức ăn sẽ cung cấp nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống khác như lớn lên, sinh trưởng, phát triển,…
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên
Bài 2: Nguyên tử
Bài 3: Nguyên tố hóa học
Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 5: Phân tử – Đơn chất – Hợp chất
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên | Giải KHTN 7
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo: Nguyên tử | Giải KHTN 7
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 3 Chân trời sáng tạo: Nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 4 Chân trời sáng tạo: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 5 Chân trời sáng tạo: Phân tử – Đơn chất – Hợp chất | Giải KHTN 7
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 6 Chân trời sáng tạo: Giới thiệu về liên kết hóa học | Giải KHTN 7