Học TậpLớp 7Toán 7 Cánh Diều

Giải Toán 7 Bài 7 Cánh diều: Tam giác cân

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Toán 7 Bài 7: Tam giác cân  

A. Câu hỏi trong bài

Bạn đang xem: Giải Toán 7 Bài 7 Cánh diều: Tam giác cân

Giải Toán 7 trang 93 Tập 2

Câu hỏi khởi động trang 93 Toán 7 Tập 2: Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Thủ đô Hà Nội gợi nên hình ảnh tam giác ABC có sự đối xứng và cân bằng.

Giải Toán 7 Bài 7 (Cánh diều): Tam giác cân (ảnh 1) 

Tam giác ABC như vậy gọi là tam giác gì?

Lời giải

Sau bài học này chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:

Tam giác ABC mô tả cầu Long Biên ở hình vẽ trên là tam giác cân.

Hoạt động 1 trang 93 Toán 7 Tập 2: Trong Hình 68, hai cạnh AB và AC của tam giác ABC có bằng nhau hay không?

Giải Toán 7 Bài 7 (Cánh diều): Tam giác cân (ảnh 1) 

Lời giải

Ta coi độ dài cạnh ô vuông nhỏ là 1 đơn vị.

Giải Toán 7 Bài 7 (Cánh diều): Tam giác cân (ảnh 1) 

Khi đó cạnh AB là đường chéo của hình chữ nhật có chiều dài bằng 4 đơn vị và chiều rộng bằng 2 đơn vị.

Ta cũng có cạnh AC là đường chéo của hình chữ nhật có chiều dài bằng 4 đơn vị và chiều rộng bằng 2 đơn vị.

Do đó AB = AC.

Vậy hai cạnh AB và AC của tam giác ABC có bằng nhau.

Giải Toán 7 trang 94 Tập 2

Hoạt động 2 trang 94 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A, tia phân giác của góc A cắt cạnh BC tại D (Hình 72).

a) Hai tam giác ABD và ACD có bằng nhau hay không? Vì sao?

b) Hai góc B và C có bằng nhau hay không? Vì sao?

Giải Toán 7 Bài 7 (Cánh diều): Tam giác cân (ảnh 1) 

Lời giải

Tam giác ABC cân tại A nên AB = AC.

Vì AD là tia phân giác của góc A nên BAD^=CAD^=12A^. 

a) Xét tam giác ABD và tam giác ACD có:

AB = AC (chứng minh trên)

BAD^=CAD^ (chưng minh trên)

Cạnh AD là cạnh chung

Do đó ABD = ACD (c.g.c)

Vậy ABD = ACD.

b) Vì ABD = ACD (chứng minh câu a)

Suy ra B^=C^ (hai góc tương ứng)

Vậy B^=C^

Hoạt động 3 trang 94 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC thoả mãn B^=C^. Kẻ AH vuông góc với BC, H thuộc BC (Hình 74).

a) Hai tam giác BAH và CAH có bằng nhau hay không? Vì sao?

b) Hai cạnh AB và AC có bằng nhau hay không? Vì sao?

Giải Toán 7 Bài 7 (Cánh diều): Tam giác cân (ảnh 1) 

Lời giải

a) Vì AH ⊥ BC (H ∈ BC) nên AHB^=AHC^=90°

Do đó tam giác ABH vuông tại H, tam giác ACH vuông tại H

Xét tam giác ABH vuông tại H có: BAH^+B^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

Tam giác ACH vuông tại H có: CAH^+C^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

B^=C^ (giả thiết)

Do đó BAH^=CAH^

Xét tam giác ABH (vuông tại H) và tam giác ACH (vuông tại H) có:

AH là cạnh chung

BAH^=CAH^

Do đó ABH = ACH (cạnh góc vuông – góc nhọn kề)

Vậy ABH = DACH.

b) Vì ABH = ACH (chứng minh câu a)

Suy ra AB = AC (hai cạnh tương ứng)

Vậy AB = AC.

Giải Toán 7 trang 95 Tập 2

Luyện tập trang 95 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Qua điểm M nằm giữa A và B kẻ đường thẳng song song với BC, cắt cạnh AC tại N. Chứng minh tam giác AMN cân.

Lời giải

Giải Toán 7 Bài 7 (Cánh diều): Tam giác cân (ảnh 1) 

Tam giác ABC cân tại A (giả thiết) nên B^=C^ 

Vì MN // BC nên M^=B^ và N^=C^ (các cặp góc đồng vị)

Mà tam giác ABC cân tại A (giả thiết) nên B^=C^ 

Suy ra M^=N^ 

Do đó tam giác AMN cân tại A.

Vậy tam giác AMN cân tại A.

Hoạt động 4 trang 95, trang 96 Toán 7 Tập 2: Dùng thước thẳng (có chia đơn vị) và compa vẽ tam giác cân ABC có cạnh đáy BC = 4 cm, cạnh bên AB = AC = 3 cm.

Để vẽ tam giác ABC, ta làm như sau:

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng BC = 4 cm

Bước 2. Vẽ một phần đường tròn tâm B bán kính 3 cm và một phần đường tròn tâm C bán kính 3 cm, chúng cắt nhau tại điểm A.

Bước 3. Vẽ các đoạn thẳng AB, AC. Ta nhận được tam giác ABC.

Giải Toán 7 Bài 7 (Cánh diều): Tam giác cân (ảnh 1) 

B. Bài tập

Giải Toán 7 trang 96 Tập 2

Bài 1 trang 96 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A có M là trung điểm của cạnh AC và N là trung điểm của cạnh AB. Chứng minh BM = CN.

Lời giải

GT

ABC cân tại A

M, N lần lượt là trung điểm cạnh AC, AB

KL

BM = CN.

Chứng minh (Hình vẽ dưới đây)

Giải Toán 7 Bài 7 (Cánh diều): Tam giác cân (ảnh 1) 

Tam giác ABC cân tại A (giả thiết) nên B^=C^ và  AB = AC (1)

Mà M là trung điểm cạnh AC (giả thiết) nên AM = MC =12AC (2)

N là trung điểm cạnh AB (giả thiết) nên AN = NB =12AB (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra AM = MC = AN = NB

 Xét tam giác BNC và tam giác CMB có:

BN = CM (chứng minh trên)

B^=C^(chứng minh trên)

BC là cạnh chung

Do đó BNC = CMB (c.g.c)

Suy ra CN = BM (hai cạnh tương ứng)

Vậy BM = CN.

Bài 2 trang 96 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có A^=120°. Tia phân giác của góc A cắt cạnh BC tại D. Đường thẳng qua D song song với AB cắt cạnh AC tại E. Chứng minh rằng tam giác ADE đều.

Lời giải

GT

ABC, A^=120°

AD là tia phân giác góc A

DE // AB

KL

ADE đều.

Chứng minh (Hình vẽ dưới đây)

Giải Toán 7 Bài 7 (Cánh diều): Tam giác cân (ảnh 1) 

Vì AD là tia phân giác góc A (giả thiết)

Nên BAD^=CAD^=12BAC^ (tính chất tia phân giác của một góc)

BAC^=120° nên BAD^=CAD^=12BAC^=12.120°=60° 

Lại có DE // AB (giả thiết) nên ADE^=BAD^=60° (hai góc so le trong)

Do đó tam giác ADE có DAE^=ADE^=60° 

Suy ra tam giác ADE là tam giác cân có một góc bằng 60°.

Suy ra tam giác ADE là tam giác đều.

Vậy tam giác ADE là tam giác đều.

Bài 3 trang 96 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Gọi M là trung điểm của cạnh huyền BC. Chứng minh tam giác MAB vuông cân.

Lời giải

GT

ABC vuông cân tại A

M là trung điểm của cạnh huyền BC

KL

MAB vuông cân.

Chứng minh (Hình vẽ dưới đây)

Giải Toán 7 Bài 7 (Cánh diều): Tam giác cân (ảnh 1) 

+) Tam giác ABC là tam giác vuông cân tại A (giả thiết) nên AB = AC và A^=90°, B^=C^=45° 

Xét tam giác ABM và tam giác ACM có:

AM là cạnh chung

MB = MC (M là trung điểm của BC)

AB = AC (chứng minh trên)

Do đó ABM = ACM (c.c.c)

Suy ra BAM^=CAM^ (hai góc tương ứng)

Nên tia AM là tia phân giác của góc A

Do đó BAM^=CAM^=12.A^=12.90°=45°

+) Xét tam giác MAB có B^=45°,BAM^=45° 

Do đó tam giác MAB cân tại M. (1)

Lại có BMA^=CMA^ (hai góc tương ứng của ABM = ACM)

BMA^+CMA^=180°(tính chất hai góc kề bù)

Do đó BMA^=CMA^=12.180°=90°

Nên tam giác MAB vuông tại M. (2)

Từ (1) và (2) suy ra tam giác MAB vuông cân tại M.

Bài 4 trang 96 Toán 7 Tập 2: Trong Hình 76, cho biết các tam giác ABD và BCE là các tam giác đều và A, B, C thẳng hàng. Chứng minh rằng:

Giải Toán 7 Bài 7 (Cánh diều): Tam giác cân (ảnh 1) 

a) AD // BE và BD // CE;

b) ABE^=DBC^=120°; 

c) AE = CD.

Lời giải

GT

ABD đều, BCE đều

A, B, C thẳng hàng

KL

a) AD // BE và BD // CE;

b) ABE^=DBC^=120°; 

c) AE = CD.

Chứng minh (Hình 76):

a) Vì tam giác ABD đều (giả thiết)

Nên AB = BD = AD và DAB^=DBA^=ADB^=60° 

Tam giác BCE đều (giả thiết)

Nên BC = CE = BE và ECB^=EBC^=CEB^=60° 

DAB^=EBC^=60° mà hai góc này ở vị trí đồng vị

Nên AD // BE (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

DBA^=ECB^=60° mà hai góc này ở vị trí đồng vị

Nên BD // CE (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Vậy AD // BE và BD // CE.

b) Vì ABE^ và EBC^ là hai góc kề bù nên ABE^+EBC^=180° (tính chất hai góc kề bù)

Suy ra ABE^=180°EBC^=180°60°=120°

Tương tự ta cũng có DBA^+DBC^=180° (tính chất hai góc kề bù)

Nên DBC^=180°DBA^=180°60°=120°

Vậy ABE^=DBC^=120°.

c) Xét tam giác ABE và tam giác DBC có:

AB = DB (chứng minh trên)

ABE^=DBC^=120° (chứng minh trên)

BE = BC (chứng minh trên)

Do đó ABE = DBC (c.g.c)

Suy ra AE = CD (hai cạnh tương ứng)

Vậy AE = CD.

Bài 5 trang 96 Toán 7 Tập 2: Trong thiết kế của một ngôi nhà, độ nghiêng của mái nhà so với phương nằm ngang phải phù hợp với kết cấu của ngôi nhà và vật liệu làm mái nhà. Hình 77 mô tả mặt cắt đứng của ngôi nhà, trong đó độ nghiêng của mái nhà so với phương nằm ngang được biểu diễn bởi số đo góc ở đáy của tam giác ABC cân tại A.

Giải Toán 7 Bài 7 (Cánh diều): Tam giác cân (ảnh 1) 

Tính độ nghiêng của mái nhà so với mặt phẳng nằm ngang trong mỗi trường hợp sau:

a) Góc ở đỉnh A là (khoảng) 120° đối với mái nhà lợp bằng ngói;

b) Góc ở đỉnh A là (khoảng) 140° đối với mái nhà lợp bằng fibro xi măng;

c) Góc ở đỉnh A là (khoảng) 148° đối với mái nhà lợp bằng tôn.

Lời giải

Tam giác ABC cân tại A nên B^=C^ 

Xét tam giác ABC có A^+B^+C^=180° (tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra A^+B^+B^=180° 

Hay 2B^=180°A^ 

Do đó B^=C^=180°A^2

a) Góc ở đỉnh A là (khoảng) 120° đối với mái nhà lợp bằng ngói nên A^=120° 

Do đó B^=C^=180°120°2=30°

Vậy độ nghiêng của mái nhà so với mặt phẳng nằm ngang trong trường hợp này là 30°.

b) Góc ở đỉnh A là (khoảng) 140° đối với mái nhà lợp bằng fibro xi măng nên A^=140° 

Do đó B^=C^=180°140°2=20°

Vậy độ nghiêng của mái nhà so với mặt phẳng nằm ngang trong trường hợp này là 20°.

c) Góc ở đỉnh A là (khoảng) 148° đối với mái nhà lợp bằng tôn nên A^=148°

Do đó B^=C^=180°148°2=16°

Vậy độ nghiêng của mái nhà so với mặt phẳng nằm ngang trong trường hợp này là 16°.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên

Bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng

Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác

Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Toán 7 Cánh Diều

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button