Học TậpLịch sử 7 Cánh DiềuLớp 7

Lịch sử 7 Bài 6 Cánh diều: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc | Soạn Sử 7

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc

Bạn đang xem: Lịch sử 7 Bài 6 Cánh diều: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc | Soạn Sử 7

Câu hỏi mở đầu trang 18 Bài 6 Lịch Sử lớp 7: Năm 690, hoàng hậu của vương triều Đường là Võ Tắc Thiên tuyên bố lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Thành Thần Hoàng Đế và là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Vậy lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX đã trải qua các thời kì nào? Trung Quốc đã phát triển ra sao dưới các vương triều Đường, Minh, Thanh?

Trả lời:

– Lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX đã lần lượt trải qua:

+ Nhà Đường (618 – 907).

+ Thời kì Ngũ đại thập quốc (907 – 960).

+ Nhà Tống (960 – 1279).

+ Nhà Nguyên (1271 – 1368).

+ Nhà Minh (1368 – 1644).

+ Nhà Thanh (1644 – 1911).

– Dưới thời Đường, chế độ phong kiến của Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao, biểu hiện ở: sự phát triển thịnh vượng về kinh tế; ổn định về chính trị – xã hội và phát triển rực rỡ về văn hóa.

– Thời Minh, Thanh kinh tế Trung Quốc phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, nhiều đô thị được phát triển,…

1. Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc

Câu hỏi trang 18 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

Trả lời:

(*) Sơ đồ tham khảo

Giải Lịch sử 7 Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc - Cánh diều (ảnh 1)

2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường (618 – 907)

Câu hỏi trang 21 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát các hình 6.1, 6.2 hãy trình bày nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường.

Đọc thông tin và quan sát các hình 6.1, 6.2 hãy trình bày nét chính về sự thịnh vượng

Trả lời:

– Chính trị:

+ Bộ máy nhà nước thời Đường được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương

+ Luật pháp được hoàn thiện

+ Nhà Đường đem quân chiếm Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên và củng cố chế độ cai trị ở An Nam… giúp mở rộng lãnh thổ.

– Kinh tế:

+ Về Nông nghiệp: nhà Đường áp dụng chế độ quân điền, chia ruộng đất cho nông dân, giảm thuế khoá. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.

– Thủ công nghiệp thời Đường cũng phát triển đa dạng với các xưởng sản xuất được tổ chức có quy mô lớn với nhiều sản phẩm nổi tiếng như gốm sứ, tơ lụa, giấy, đồ đồng,…

+ Trong thương nghiệp: Trung Quốc thu hút một lượng lớn thương nhân từ nhiều khu vực thông qua cả “con đường Tơ lụa” trên bộ và trên biển. Vào giữa thế kỉ VIII, thành Trường An là một trong các đô thị lớn nhất thế giới.

Xã hội: tương đổi ổn định

Văn hóa: Đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, nhất là trong lĩnh vực thơ ca.

3. Kinh tế Trung Quốc thời Minh, Thanh

Câu hỏi trang 23 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát các hình 6.4, 6.5 hãy mô tả sự phát triển của kinh tế Trung quốc thời Minh, Thanh.

Đọc thông tin và quan sát các hình 6.4, 6.5 hãy mô tả sự phát triển của kinh tế

Trả lời:

Nông nghiệp:

+ Hệ thống thuỷ lợi được mở rộng, giúp thúc đẩy hoạt động di dân, khai phá đất hoang, lập đồn điền.

+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển đa dạng, quy mô được mở rộng do nhiều cây trồng được du nhập vào.

Thủ công nghiệp:

+ Có sự phát triển trên nhiều lĩnh vực, như in ấn, luyện kim, khai mỏ, đúc tiền, dệt lụa, làm đồ gốm sứ, làm giấy, chế tác đồ đồng…

+ Sản xuất thủ công được tổ chức theo hình thức các xưởng của nhà nước và tư nhân với quy mô ngày càng lớn, được chuyên môn hóa và sử dụng nhiều nhân công.

Thương mại:

+ Hoạt động trao đổi, buôn bán của Trung Quốc phát triển với quy mô lớn. Hệ thống đường bộ và đường thuỷ được mở rộng, kết nối các thành thị sầm uất.

+ Nền sản xuất hàng hoá được mở rộng.

+ Tiền giấy được đưa vào lưu thông và ngày càng phổ biến.

+ Nhiều đô thị phát triển thịnh vượng như Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu,…

+ Thương nhân từ Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư,… số lượng thương nhân phương Tây đến Trung Quốc ngày càng nhiều.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 23 Lịch Sử lớp 7: Hãy lập bảng theo mẫu dưới đây và điền nội dung về tình hình kinh tế của Trung Quốc thời Đường và Minh, Thanh.

Giải Lịch sử 7 Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc - Cánh diều (ảnh 1)Trả lời:

Vương triều

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

Vương triều

Đường

– Nhà nước thực hiện: chế độ quân điền, giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

– Nhân dân áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất.

– Phát triển đa dạng nhiều ngành nghề

– Xuất hiện các xưởng xản xuất quy mô lớn.

– “Con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển được hình thành.

– Xuất hiện nhiều đô thị lớn.

Vương triều

Minh – Thanh

– Phát triển đa dạng, quy mô được mở rộng.

– Nhiều cây trồng mới được du nhập.

– Xuất hiện các xưởng thủ công lớn, được chuyên môn hóa, sử dụng nhiều nhân công.

– Phát triển, mở rộng buôn bán với nhiều nước.

– Nhiều thành thị phồn thịnh.

Vận dụng 2 trang 23 Lịch Sử lớp 7: Hãy tìm hiểu về một vị vua sáng lập triều đại Trung Quốc trong giai đoạn thế kỉ VII – XIX và giới thiệu với các bạn cùng lớp.

Trả lời:

(*) Giới thiệu về Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương)

– Chu Nguyên Chương (1328 – 1398) là vị hoàng đế khai quốc của vương triều nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1368 đến 1398. Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là “Hồng Vũ chi trị” và ông được xem như là một trong các hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ các công trạng của mình với đất nước.

– Chu Nguyên Chương được coi là một trong những vị Hoàng đế có xuất thân khiêm nhường nhất trong lịch sử Trung Hoa. Ông sinh ra trong một gia đình bần nông ở Hào Châu (Phượng Dương, An Huy). Do kế sinh nhai thúc bách nên cả gia đình ông phải trôi nổi nhiều nơi. Năm Chu Nguyên Chương 17 tuổi cha và anh đều bị chết vì bệnh dịch. Chu Nguyên Chương xuất gia làm sư, vì gặp nạn đói, ông phải đi khất thực ở nhiều nơi thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay.

– Năm 1352, khi khí vận triều Nguyên sắp tận, Chu Nguyên Chương gia nhập Hồng Cân quân (quân khăn đỏ) của Quách Tử Hưng, được Quách Tử Hưng tin cậy, nhậm chức Tả phó Nguyên soái nghĩa quân và kết hôn với con gái nuôi của Tử Hưng.

– Năm 1353 Chu Nguyên Chương thành lập lực lượng riêng, đội quân ngày một lớn mạnh. Từ năm 1356 – 1368, lực lượng của Chu Nguyên Chương lần lượt đánh bại các thế lực đối lập.

– Tới năm 1368, Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế ở Nam Kinh, đặt quốc hiệu là Minh, niên hiệu là Hồng Vũ. Sau khi lên ngôi, ông tiếp tục cho quân bắc phạt, truy kích, tiêu diệt hoàn toàn nhà Nguyên (năm 1378), thống nhất Trung Quốc.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Văn hóa Trung Quốc

Bài 8: Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến

Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến

Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á

Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia

Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Lịch sử 7 Cánh Diều

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button