Học TậpLịch sử 6 Kết nối tri thứcLớp 6

Lịch sử 6 Bài 20 Kết nối tri thức: Vương quốc Phù Nam | Giải SGK Lịch sử lớp 6

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Mục lục Giải Lịch sử 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam

Bạn đang xem: Lịch sử 6 Bài 20 Kết nối tri thức: Vương quốc Phù Nam | Giải SGK Lịch sử lớp 6

A. CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 97 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Vương quốc Phù Nam ra đời ở đâu và vào thời gian nào?

Trả lời:

– Vào khoảng thế kỉ I, Vương quốc Phù Nam ra đời.

– Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực Nam Bộ của Việt Nam. Thời kì đỉnh cao, phạm vi của Phù Nam được mở rộng, có thể bao gồm nhiều vùng đất thuộc một số nước Đông Nam Á ngày nay.

Câu hỏi trang 97 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Lập đường thời gian thể hiện các mốc hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam.

Trả lời:

Câu hỏi trang 98 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Hình 4, 5 và đoạn tư liệu trên cho em biết điều gì về cư dân Phù Nam?

Trả lời:

Đang biên soạn

Câu hỏi trang 98 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Hãy cho biết những hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam.

Trả lời:

– Hình 4, 5 và đoạn tư liệu trên cho thấy:

+ Sự phát triển của hoạt động giao thương đường biển giữa Phù Nam với các quốc gia khác. Phù Nam đã có quan hệ buôn bán với: Trung Quốc, Chăm-pa, La Mã, Ấn Độ… thông qua cảng thị Óc Eo.

+ Hàng hóa buôn bán của cư dân Phù Nam là: vàng, bạc, lụa…

Câu hỏi trang 98 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Xã hội Phù Nam gồm những tầng lớp nào và có những nét tương đồng nào so với xã hội Chăm-pa?

Trả lời:

– Xã hội Phù Nam được phân chia thành 5 thành phần chính: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân.

– Về cơ bản, kết cấu xã hội của Phù Nam và Chăm-pa có sự tương đồng: đều tồn tại các tầng lớp: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân); điểm khác biệt thể hiện ở chỗ: trong xã hội Chăm-pa còn tồn tại tầng lớp nô lệ.

Câu hỏi trang 100 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Hãy cho biết một số thành tựu văn hóa nổi bật của cư dân Phù Nam.

Trả lời:

Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Phù Nam:

– Tôn giáo, tín ngưỡng:

+ Tín ngưỡng đa thần.

+ Tiếp nhận các tôn giáo từ bên ngoài như: Hin-đu; Phật giáo.

– Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển với những nét sáng tạo mang phong cách riêng.

– Làm trang sức từ nhiều nguyên liệu khác nhau, như: vàng, đá quý…

B. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 100 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Hãy so sánh về hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội giữa cư dân Phù Nam và cư dân Chăm-pa.

Trả lời:

 

Cư dân Chăm-pa

Cư dân Phù Nam

Hoạt động

kinh tế

Giống nhau

– Cư dân làm nhiều nghề khác nhau: nông nghiệp; kết hợp với thủ công nghiệp và buôn bán trên biển.

Khác nhau

– Phát triển nghề khai thác lâm – thổ sản.

– Phát triển mạnh về ngoại thương đường biển.

Tổ chức

xã hội

Giống nhau

– Vua là người đứng đầu nhà nước có quyền lực tối cao. Dưới vua là hệ thống quan lại với nhiều cấp bậc.

– Trong xã hội tồn tại các tầng lớp: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân

Khác nhau

– Tồn tạo tầng lớp nô lệ

– Không tồn tại tầng lớp nô lệ.

Câu 2 trang 100 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy suy luận về nguyên nhân khiến cho Vương quốc Phù Nam bị suy vong vào đầu thế kỉ VII.

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến sự suy vong và sụp đổ của Vương quốc Phù Nam

– Thứ nhất, sự thay đổi của điều kiện tự nhiên (biển lấn)

+ Mực nước biển dâng cao trong các đợt hải xâm (biển lấn) đã khiến cho vùng châu thổ của Phù Nam (khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay) dần bị thu hẹp.

+ Nước biển dâng lên quá cao (năm 650, mực nước biển đã dâng cao khoảng 0.8 mét), khiến cư dân Phù Nam ở vùng này không thể bám trụ lại được nữa, buộc họ phải di chuyển tới khu vực khác để sinh sống.

– Thứ hai, sự thay đổi của con đường thương mại quốc tế và sự phát triển của các nước chư hầu trong đế quốc Phù Nam:

+ Cuối thế kỉ VI – đầu thế kỉ VII, hoạt động thương mại quốc tế đã có sự dịch chuyển từ trọng tâm là thương cảng Óc Eo (của Phù Nam) xuống khu vực Malacca và Xumatơra (Inđônêxia). Sự dịch chuyển này đã khiến cho ưu thế thương mại của Phù Nam suy giảm nhanh chóng. Cùng với việc mất ưu thế về mậu dịch hàng hải, 2 nền kinh tế là nông nghiệp và thủ công nghiệp cũng có những dấu hiệu suy sụp => đẩy nhanh sự suy yếu của Phù Nam.

+ Trong khi Phù Nam suy yếu, các nước chư hầu của Phù Nam (đặc biệt là: các tiểu quốc ở khu vực Inđônêxia; Chân Lạp) lại có sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.

  • Người ta nhận ra rằng, khi xuất hiện nhà nước Si-ri-vi-giay-a (một phần đất thuộc Mã Lai và đảo Jiva ở Inđônêxia xưa kia) và đặc biệt là khi Si-ri-vi-giay-a đóng vai trò là đế chế hải thương của cả khu vực Đông Nam Á thì cái tên Phù Nam bị lu mờ.
  • Sự trỗi dậy của Vương quốc Chân Lạp cũng gây nguy hiểm cho sự tồn vong của Phù Nam.

=> Nhân cơ hội Phù Nam suy yếu, các chư hầu bắt đầu nhen nhóm thúc đẩy tiến trình “vương quốc hóa”, tiến tới nổi dậy tách khỏi phạm vi thế lực của vương quốc Phù Nam…

– Thứ ba, các cuộc tranh giành ngôi báu trong vương triều giữa các hoàng thân diễn ra khốc liệt dẫn đến triều đình trung ương bị chia rẽ, suy yếu.

– Thứ tư, các đợt tấn công xâm lược của Chân Lạp:

+ Khoảng những năm 540 – 550, vua Chân Lạp là Bhavavarman đem quân đánh chiếm vương quốc Phù Nam. Vua Phù Nam thất bại, chạy về Na Phất Na (một kinh thành cổ nằm ở vùng Óc Eo – Ba Thê) và định đô ở đó một thời gian.

+ Cho đến năm 627, dưới triều đại của vua Chân Lạp mới là Isanavarman thì việc thôn tính Vương quốc Phù Nam đã cơ bản hoàn thành. Phù Nam bị sáp nhập hoàn thoàn vào Chân Lạp.

Câu 3 trang 100 SGK Lịch sử 6 – KNTT: Theo em, nét văn hoá nào của cư dân Phù Nam xưa còn được lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ hiện nay?

Trả lời:

– Nét văn hóa của cư dân Phù Nam còn lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ:

+ Sử dụng ghe, thuyền để đi lại trên kênh, rạch.

+ Dựng những ngôi nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước để chung sống hài hòa trong môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm.

+ Các tôn giáo như: Phật giáo, Ấn Độ giáo giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân.

Bài giảng Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Bài 17: Các cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Bài 18: Bước ngoạt Lịch sử đầu thế kỉ X

Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Lịch sử 6 Kết nối tri thức

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button