Nguyễn Viết Dũng Olympia là ai? Sự trượt dài của Nguyễn Viết Dũng
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Nguyễn Viết Dũng Olympia là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Nguyễn Viết Dũng Olympia là ai?
Nguyễn Viết Dũng là một trong số những thí sinh trong Đường lên đỉnh Olympia. Thí sinh này đến từ trường PTTH Bắc Yên Thành, Nghệ An, đã xuất hiện lần đầu tiên trong Olympia năm thứ 5.
Con đường sa ngã của Nguyễn Viết Dũng
Sinh ra trong gia đình thuần nông và rất ham học, Nguyễn Viết Dũng từng là niềm tự hào của gia đình khi tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia và đậu vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội với số điểm rất cao (29/30).
Bạn đang xem: Nguyễn Viết Dũng Olympia là ai? Sự trượt dài của Nguyễn Viết Dũng
Tuy nhiên, trong mấy năm học ĐH ở Hà Nội, Dũng lại có tư tưởng tự mãn, ăn chơi lêu lổng, thường xuyên nghỉ học và cuối cùng bị đuổi học. Sau khi bị đuổi học, Dũng càng tỏ ra bất mãn và bị các thế lực phản động bên ngoài lôi kéo tham gia vào các hoạt động mang màu sắc chính trị. Ngông cuồng hơn, Dũng đã tự lập ra cái gọi là “Đảng cộng hòa và Quân lực Việt Nam cộng hòa” do y làm chủ tịch lâm thời.
Vào ngày 12-4-2015, lợi dụng vấn đề chặt cây xanh ở Hà Nội, Nguyễn Viết Dũng tham gia hoạt động biểu tình, gây rối ANTT và bị CATP Hà Nội bắt, khởi tố về hành vi “Gây rối trật tự công cộng” và TAND TP Hà Nội xử phạt 12 tháng tù. Sau khi ra tù, với tư tưởng bất mãn Dũng lại “ngựa quen đường cũ”, ra sức chống phá quyết liệt,
Theo cáo trạng của VKSND, trong thời gian từ ngày 30-4-2017 đến 19-5-2017, Nguyễn Viết Dũng có hành vi đăng tải trên facebook cá nhân “Dũng Phi Hổ” 7 bài viết do Dũng tự soạn thảo, sao chép và chỉnh sửa theo ý kiến cá nhân có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Ngoài ra, Nguyễn Viết Dũng có hành vi làm ra, lưu trữ, lưu hành 4 lá “Cờ vàng ba sọc đỏ” tại nhà riêng ở xã Hậu Thành, H. Yên Thành. Trong tháng 4 và 6-2017, Dũng còn treo “Cờ vàng ba sọc đỏ” tại Khu di tích Pác Bó (Cao Bằng), tại Dinh Độc Lập (TPHCM) và tại Khu du lịch Cồn Thới Sơn (Tiền Giang) rồi chụp ảnh, quay video, sau đó đăng tải trên facebook cá nhân “Dũng Phi Hổ” để chia sẻ, phát tán trên mạng Internet nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ngày 27-9-2017, Cơ quan ANĐT CA tỉnh Nghệ An đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Viết Dũng về hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” và ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi trên.
Tại phiên tòa, Nguyễn Viết Dũng đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình. Lời khai nhận của bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai và các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Căn cứ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, HĐXX tuyên phạt Nguyễn Viết Dũng 7 năm tù. Về hình phạt bổ sung, buộc bị cáo phải chịu hình phạt quản chế tại địa phương trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Sự trượt dài của Nguyễn Viết Dũng
Năm 2004, khán giả truyền hình cả nước từng biết đến một “vận động viên” leo núi xuất sắc của tỉnh Nghệ An trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Đó là Nguyễn Viết Dũng. Sinh ra và lớn lên trong gia đình bố mẹ đều là nông dân, từ nhỏ Dũng đã hiểu hoàn cảnh gia đình và cố gắng để học giỏi toàn diện. Năm lớp 12 (2004), tại cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, Dũng xuất sắc đoạt giải nhất kỳ thi tháng, giải ba kỳ thi quý. Kỳ thi đại học năm 2004, Dũng đậu Đại học Bách khoa Hà Nội với số điểm 29/30, đứng đầu tỉnh Nghệ An. Ngày ấy, Dũng không chỉ là niềm hy vọng của gia đình mà còn là niềm tự hào của họ hàng, làng xóm, quê hương. Thế nhưng do không tu dưỡng, rèn luyện, Dũng đã trượt dài trên con đường sa ngã, trở thành kẻ có tội với quốc gia, dân tộc, là nỗi tủi nhục cho gia đình, cho quê hương.
Khi vào môi trường đại học, không có thầy cô và gia đình kèm cặp như thời phổ thông, với thành tích “leo núi” của mình, Dũng nhận được sự chú ý của thầy cô, bạn bè. Nhưng cũng vì thế mà Dũng bắt đầu có thái độ kiêu căng, tự mãn. Từ sự hống hách lên mặt của Dũng, bạn bè dần rời xa em. Cuộc sống của Dũng dường như bị cô lập. Và nhân cơ hội này, đám “dân chủ” trong nước đã nhanh chóng kết nối, làm bạn với Dũng. Những lời tâng bốc lên mây xanh của những kẻ cơ hội đã khiến Dũng tưởng mình là thiên tài, học hành ở môi trường đại học này là không xứng đáng với tầm cỡ của mình. Chính những tư tưởng lệch lạc đó mà Dũng đã sa vào con đường chơi bời lêu lổng, bỏ bê học tập và “nợ” nhiều môn. Đến năm thứ hai Dũng bị buộc thôi học.
Chỉ chờ có thế, những kẻ cơ hội, phản động lập tức dành sự quan tâm, “chăm sóc” đặc biệt đối với Nguyễn Viết Dũng (còn gọi là Dũng Phi Hổ). Chúng khích bác về sự dở dang trên con đường học hành của Dũng; đồng thời vẽ ra một “chân trời mới” nếu theo chúng làm những việc phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Bị “tẩy não”, Dũng Phi Hổ đã có các hành động điên rồ như treo cờ của chế độ Việt Nam Cộng hòa lên nóc nhà mình, mặc áo quần của quân lực Việt Nam cộng hòa; thậm chí Dũng còn tự lập ra cái gọi là “Đảng Cộng hòa và Quân lực Việt Nam cộng hòa” do chính Dũng làm Chủ tịch lâm thời. Từ sự không kiểm soát được hành vi và phát ngôn của mình, Dũng đã bị các đối tượng phản động triệt để lợi dụng vào mục đích chống phá.
Với một người trẻ, có chỉ số IQ khá cao và từng đạt những thành tích cao trong học tập, lẽ ra Dũng đã có thể trở thành người có ích, báo đáp công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và sự quan tâm dìu dắt của thầy cô, quê hương xóm làng. Thế nhưng suốt 10 năm qua, Dũng ngày càng trượt dài trên con đường lầy lội của một kẻ ngông cuồng, công khai chống lại Đảng, Nhà nước; công khai cổ xúy và trực tiếp tham gia hoạt động gây rối, làm mất an ninh trật tự quốc gia. Là người Nghệ An, đã bị đuổi học, nhưng với sự hậu thuẫn bằng tiền bạc và những chiếc “bánh vẽ” về việc đứng đầu một đảng đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, Dũng đã có mặt ở tất cả nơi xảy ra điểm nóng về an ninh chính trị trên khắp đất nước. Nhiều lần Dũng hăng hái đi đầu trong cuộc “cách mạng cá” ở Hà Tĩnh; đi đầu trong các cuộc “tưởng niệm chiến sĩ đảo Gạc Ma” với bộ dạng hung hăng, bặm trợn.
Vào ngày 12-4-2015, trong cuộc “tuần hành bảo vệ cây xanh” do các đối tượng cơ hội tổ chức tại Hà Nội, vì cái vẻ ngổ ngáo đáng ghét của một kẻ tâm thần chính trị, mang trên mình không chỉ áo quần mà còn nhiều “phụ kiện” của chế độ Việt Nam Cộng hòa, ngông nghênh đi giữa thủ đô, Dũng cùng người tình “cùng hội cùng thuyền” Đỗ Thanh Vân đã bị một thanh niên Hà Nội “ngứa mắt” cho một ghế vào đầu mà chẳng ai thèm can ngăn. Với một kẻ vô ơn, được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện phát huy khả năng mà không chịu đi con đường sáng, lại bước vào con đường tối, ra sức chửi bới Đảng, chửi bới chế độ và hết lòng ca ngợi chế độ tay sai ngụy quyền bán nước – những kẻ đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc thì bất cứ ai cũng có thể nổi cơn giận dữ với chúng. Và khi Công an quận Hoàn Kiếm có mặt, đưa các đương sự về đồn để giải quyết vụ ẩu đả thì dường như là một kịch bản đã được sắp sẵn từ trước của những kẻ cơ hội. Lập tức, các trang phản động chỉ chờ có thế, nhao nhao lên tiếng quy kết “Công an Hà Nội bắt bớ, đánh đập, giam cầm người yêu nước”. Thật nực cười, vì chẳng có anh công an nào non nớt nghiệp vụ đến mức vô lý đánh người giữa phố. Cũng chẳng có “người yêu nước” nào lại đi cắm cờ “ba que” lên nóc nhà mình, mặc trang phục của một đội quân tay sai bán nước đã hoàn toàn bại trận và đi vào dĩ vãng từ gần nửa thế kỷ qua. Phải chăng, Nguyễn Viết Dũng chỉ là một quân bài trong trò chơi chính trị của những kẻ cơ hội, phản động chuyên dựng chuyện, bóp méo sự thật và quy kết những điều không có thật cho lực lượng công an, cho Đảng và Nhà nước ta mà Dũng vẫn “ngây thơ” không hề hay biết.
Ra tù chưa lâu, Dũng lại ngựa quen đường cũ, tích cực tham gia gây rối dưới danh nghĩa phản đối Formosa. Dũng tích cực viết bài nói xấu Đảng và Nhà nước, đồng thời ca ngợi chế độ Việt Nam Cộng hòa rồi đưa lên mạng xã hội. Sự trượt dài của Dũng Phi Hổ trên con đường tha hóa và hôm nay đi đến mức phản dân hại nước là bài học đắt giá cho những người trẻ mang thói kiêu ngạo ngông cuồng bị thế lực thù địch lôi vào các “trò chơi chính trị” mà không hay biết!
Tương lai về đâu cho những kẻ đi ngược lợi ích dân tộc?
Hoàng Đức Bình, Nguyễn Văn Oai, Dũng Phi Hổ… là những đối tượng có các hành vi vi phạm pháp luật có tính hệ thống. Liên tiếp trong thời gian qua, thay vì chung tay góp sức xây dựng quê hương, các đối tượng trên liên tục gia tăng các hành vi gây rối, làm phức tạp ANTT. Việc xử lý nghiêm các đối tượng không chỉ góp phần đảm bảo kỷ cương phép nước mà còn là lời cảnh tỉnh đối với những kẻ còn có ý định đi ngược lại với lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân.
Cái kết đắng cho kẻ ảo tưởng
Phiên tòa xét xử Nguyễn Viết Dũng (hay còn gọi Dũng Phi Hổ) gây nhiều chú ý cho người tham dự tại khán phòng. Điều này xuất phát từ nhiều điều. Một mặt, quá trình vi phạm của Dũng trong suốt thời gian qua, nhất là trên không gian mạng, đã khiến người dân rất phẫn nộ, yêu cầu phải xử lý nghiêm. Mặt khác, mọi người muốn xem xét, Dũng Phi Hổ có thay đổi sau chừng ấy thời gian được tiếp xúc, làm việc với cơ quan điều tra. Liệu người thanh niên trẻ từng là niềm hy vọng của gia đình, dòng tộc đã biết quay đầu về hướng thiện, hay vẫn chìm sâu vào những ảo tưởng, ngộ nhận khi bị các đối tượng xấu lôi kéo, kích động. Bởi so với các đối tượng chống đối khác, Dũng Phi Hổ có học thức và trình độ hơn.
Từng tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đạt giải cao, rồi đỗ vào Đại học Bách khoa, Dũng được bố mẹ, dòng họ gửi gắm bao hy vọng, niềm tin. Ở quê lúa Yên Thành vốn có truyền thống hiếu học, gia đình sẵn sàng chấp nhận vất vả, chỉ những mong, cậu con trai trong gia đình sẽ biết tu chí học hành. Nếu không thành đạt rực rỡ, ít ra cũng có công việc ổn định, thoát ly khỏi cuộc sống nông nghiệp quanh năm vất vả. Những hy vọng đó được dồn gửi trong những bao gạo mà gia đình chắt bóp, đùm bọc gửi ra Thủ đô, được trao gửi từ những cuộc điện thoại nhắn nhủ Dũng tập trung học hành, tu dưỡng thành người có ích. Ấy nhưng, sự đời lại ngả theo một hướng hoàn toàn khác.
Chẳng biết từ bao giờ, Dũng Phi Hổ bị tác động xấu từ internet. Rồi dần dần, do xa gia đình, lại không chịu học tập, Dũng trượt dài trên con đường vi phạm pháp luật. Qua thời gian, Dũng bị tiêm nhiễm bởi những tư tưởng, lối suy nghĩ độc hại từ các đối tượng xấu.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, trong thời gian từ ngày 30/4 – 19/5/2017, Nguyễn Viết Dũng có hành vi đăng tải trên facebook cá nhân “Dũng Phi Hổ” 7 bài viết do Dũng tự soạn thảo, sao chép và chỉnh sửa ý kiến cá nhân có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Ngoài ra, Nguyễn Viết Dũng có hành vi làm ra, lưu trữ, lưu hành 4 lá “Cờ vàng ba sọc đỏ” tại nhà riêng ở xóm Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành vào các ngày 5/4/2014, 29/4/2014 và 26/10/2016. Tiếp đó, Nguyễn Viết Dũng treo “Cờ vàng ba sọc đỏ” tại Khu di tích Pác Bó, tỉnh Cao Bằng vào ngày 26/4/2017; tại Dinh Độc Lập, TP Hồ Chí Minh vào ngày 8/6/2017; tại Khu du lịch Cồn Thới Sơn thuộc xã Thái Sơn, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang vào ngày 11/6/2017 rồi chụp ảnh, quay video, sau đó đăng tải trên facebook cá nhân “Dũng Phi Hổ” để chia sẻ, phát tán trên mạng internet nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Tại phiên tòa, trái với vẻ ngang ngạnh thể hiện trên mạng xã hội, Dũng lí nhí trả lời câu hỏi của HĐXX. Đối tượng thừa nhận và khai báo thành khẩn về những hành vi vi phạm. Dũng khai, vì mình không hiểu biết pháp luật, không biết treo cờ của chế độ cũ là vi phạm nên mới làm thế. Tất nhiên, đó chỉ là lời khai tại tòa. Toàn bộ tài liệu chứng cứ về hành vi vi phạm đã được tổng hợp, làm rõ suốt thời gian dài. Người ta không thấy một “anh hùng bàn phím” ngang ngược mà chỉ còn một cậu thanh niên nhút nhát trước mọi cặp mắt khi trả lời các câu hỏi của HĐXX.
Ngồi dự dưới khán tòa có 1 người đàn ông lặng lẽ cứ dõi theo Dũng từ phía sau. Chốc chốc, giữa những câu xét hỏi, ông nén thở gắt, giấu đi sự lo lắng trong hai bàn tay gầy guộc. Đó là bố Dũng – người đàn ông đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi nấng Dũng nên người. Có ai ngờ đâu, cậu con trai mà ông trao gửi yêu thương lại có ngày này, phải đối chất về những hành vi vi phạm pháp luật “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Nghĩa là đang chống lại chính truyền thống quê hương, gia tộc, chống lại thành quả mà thế hệ cha ông, cố can của Dũng đã đổ máu để dựng xây… Tất nhiên, lỗi chính không phải là do sự lôi kéo của các đối tượng xấu để đẩy Dũng vào con đường sai trái! Càng không phải gia đình, quê hương, bà con chòm xóm khiến Dũng chán nản, thất vọng! Tất cả đều do bản thân Dũng, vì những lợi ích tầm thường, vì thói “anh hùng rơm” mà sa ngã trong nhận thức và hành động.
7 năm tù, 5 năm quản chế là thời gian không ngắn, nhưng sẽ là cần thiết, để Dũng tự ngẫm lại mình, tự tìm ra đâu là con đường đúng đắn nhất để mình quay lại. Là sự lôi kéo của các đối tượng xấu từ trước đến nay để đẩy Dũng vào con đường sai trái? Hay là gia đình, là quê hương, bà con chòm xóm? Câu trả lời, đến lúc này, chắc Dũng là người hiểu rõ nhất và cần “thấm” nhất. So với tội danh mà Dũng gây ra, mức án trên được đánh giá là rất khoan hồng, tạo cơ hội để người thanh niên trẻ sửa chữa lỗi lầm.
Pháp luật rất khoan hồng nhưng cực kỳ nghiêm minh
Tất nhiên, với những kẻ có “bề dày” chống đối, không phải đối tượng nào cũng thể hiện thái độ thành khẩn, ăn năn hối hận khi được xét xử. Ngay cả khi chứng cứ rõ ràng, hành vi phạm tội rất cụ thể. Điển hình như Hoàng Đức Bình và Nguyễn Văn Oai. Xét về hành vi phạm tội, cả Hoàng Đức Bình và Nguyễn Văn Oai đều có “bề dày” chống đối trong khoảng thời gian dài. Bị cáo Hoàng Đức Bình bị xét xử về các tội “Chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp”. Còn Nguyễn Văn Oai là hành vi “Chống người thi hành công vụ” và “Không chấp hành án”.
Cả Hoàng Đức Bình và Nguyễn Văn Oai đều có “quá khứ” không mấy tốt đẹp. Trong đó, có nhiều hành vi liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia. Với Hoàng Đức Bình, sau thời gian hoạt động ở TP Hồ Chí Minh, trở về Nghệ An, đối tượng thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, cổ vũ phong trào đa nguyên, đa đảng. Lợi dụng sự cố môi trường biển miền Trung, với tư cách Phó chủ tịch “Phong trào Lao động Việt”, Hoàng Đức Bình đã xúc tiến, thành lập “Hiệp hội ngư dân miền Trung” với ý đồ tạo dựng tổ chức ngoại vi, tập hợp lực lượng, lôi kéo giáo dân, ngư dân miền Trung tham gia vào tổ chức; tìm chọn “hạt nhân” kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự.
Còn Nguyễn Văn Oai cũng chẳng kém cạnh. Từng bị kết án về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, nhận thức rõ việc không chấp hành án phạt quản chế và chống người thi hành công vụ là vi phạm pháp luật nhưng với bản chất coi thường pháp luật, thiếu trách nhiệm công dân nên Nguyễn Văn Oai vẫn cố tình lao vào con đường tội lỗi dù các cơ quan có trách nhiệm đã thuyết phục, giáo dục, động viên.
Dựa trên mức độ hành vi phạm tội, HĐXX đã tuyên phạt mức án thích đáng, hoàn toàn phù hợp, đúng người, đúng tội cho Hoàng Đức Bình và Nguyễn Văn Oai. Trong các phiên xét xử, mọi hành vi đều có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Trong đó, việc khai báo thành khẩn, thái độ hối cải được xem là yếu tố để giảm mức hình phạt cho các bị cáo. Tuy nhiên, với nhiều đối tượng, con đường hoàn lương dường như vẫn còn xa vời.
Bởi trên thực tế, do sự tiêm nhiễm tư tưởng xấu, lại bị lợi ích vật chất từ các thế lực bên ngoài hậu thuẫn, nên một số người vẫn trượt dài trên con đường vi phạm pháp luật. Chúng lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, xem đây là chiêu bài để tuyên truyền, kích động hòng đạt vụ lợi cá nhân. Vì thế, ngay cả khi đứng sau vành móng ngựa, nhận thức của nhiều đối tượng vẫn chưa thực sự sáng tỏ và thấu rõ.
Gieo nhân nào, nhận quả đó. Những việc làm sai trái, đi ngược với luân thường đạo lý, với truyền thống từ bao đời của dân tộc, của nhân dân, không sớm thì muộn đều phải nhận quả đắng. Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật nghiêm minh. Bất cứ công dân nào, không phân biệt tôn giáo, đều phải chịu sự điều chỉnh của các quy định đó… Về những đối tượng chống đối trên, ngoài mức án của HĐXX, sẽ có một hình phạt dai dẳng hơn, đó là sự nhìn nhận, là thái độ của người dân trước hành vi vi phạm. Không ai, không lúc nào, mọi người lại chấp nhận những đối tượng chống đối, những kẻ phá hoại cuộc sống bình yên, những đối tượng đi nhận những vật chất cá nhân, vì tư lợi hẹp hòi mà đi ngược lại lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Nguyễn Viết Dũng Olympia là ai. Mọi thông tin trong bài viết Nguyễn Viết Dũng Olympia là ai? Sự trượt dài của Nguyễn Viết Dũng đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp