Tính chất hóa học của Vàng
Mời các em theo dõi nội dung bài học Tính chất hóa học của Vàng do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Tính chất hóa học của Vàng
Tính chất hóa học và vật lý của Vàng được THCS Bình Chánh sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
I. Định nghĩa
– Vàng là nguyên tố kim loại có giá trị đã được biết tới và sử dụng bởi các nghệ nhân từ thời Chalcolithic.
Bạn đang xem: Tính chất hóa học của Vàng
– Kí hiệu: Au
– Cấu hình electron:[Xe] 4f145d10 6s1
– Số hiệu nguyên tử: 79
– Khối lượng nguyên tử: 197 g/mol
– Vị trí trong bảng tuần hoàn
+ Ô: số 79
+ Nhóm: IB
+ Chu kì: 6
– Đồng vị: 195Au, 196Au, 197Au, 198Au, 199Au.
– Độ âm điện: 2,54
II. Tính chất vật lí & nhận biết
1. Tính chất vật lí:
– Vàng là kim loại mềm, màu vàng, dẻo. Vàng có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, chỉ kém bạc và đồng.
– Vàng có khối lượng riêng là 19,3g/cm3, nóng chảy ở 1063oC.
2. Nhận biết
– Sử dụng hỗn hợp nước cường toan, vàng tan dần
Au + HNO3 (đặc) + 4HCl (đặc) → H[AuCl4] + NO + 2H2O
III. Tính chất hóa học
– Vàng là kim loại quý có tính khử rất yếu
– Vàng không bị oxi hóa trong không khí dù ở nhiệt độ nào và không bị hòa tan trong axit, kể cả HNO3 nhưng vàng bị hòa tan trong một số trường hợp sau:
Nước cường toan (hỗn hợp 1 thể tích HNO3 và 3 thể tích HCl đặc).
Au + HNO3 (đặc) + 4HCl (đặc) → H[AuCl4] + NO + 2H2O
Dung dịch muối xianua của kim loại kiềm, như NaCN, tạo thành ion phức [Au(CN)2]–.
4Au + 8NaCN (đặc) + O2 + H2O → 4Na[Au(CN)2] + 4NaOH
Thủy ngân, vì tạo thành hỗn hợp với Au (chất rắn, màu trắng). đốt nóng hỗn hống, thủy ngân bay hơi còn lại vàng.
IV. Trạng thái tự nhiên
– Vàng được tìm thấy trong quặng được tạo ra từ đá với các phần từ vàng rất nhỏ hay cực nhỏ. Quặng vàng này thường được tìm thấy cùng thạch anh hay các khoáng chất sunfit.
V. Điều chế
– Khai thác trực tiếp từ các mỏ quặng.
VI. Ứng dụng
– Vàng nguyên chất quá mềm không thể dùng cho việc thông thường nên chúng thường được làm cứng bằng cách tạo hợp kim với bạc, đồng và các kim loại khác.
– Vàng và hợp kim của nó thường được dùng nhiều nhất trong ngành trang sức, tiền kim loại và là một chuẩn cho trao đổi tiền tệ ở nhiều nước.
VII. Các hợp chất quan trọng của Vàng
– Vàng sunfat: AuSO4.
Tính chất hóa học của Vàng trên đây được THCS Bình Chánh sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về tính chất hóa học, vật lí, nhận biết, điều chế và ứng dụng của tất cả các đơn chất, hợp chất hóa học đã học trong chương trình Hóa học.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Học Tập
- Cao Bá Quát là ai? Những chuyện ít người biết về Cao Bá Quát
- (NH4)2SO4 + BaCl2 → NH4Cl + BaSO4
- 1 đại đội có bao nhiêu người? Các đại đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam
- 10 mẫu mở bài Từ ấy hay nhất
- 100 Hình ảnh buồn cô đơn tâm trạng gửi gắm nỗi lòng
- 100 Hình ảnh triết lý cuộc sống đẹp, muôn đời có giá trị
- 100+ Ca dao tục ngữ về thầy cô hay và ý nghĩa
- 1000 Hình ảnh bé trai kháu khỉnh, dễ thương về điện thoại