Tổng hợp

Ai là người thiết kế Djoser? Những điều chưa biết về kim tự tháp Djoser

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Ai là người thiết kế Djoser trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Ai là người thiết kế Djoser?

Imhotep là người có công thiết kế kim tự tháp bậc thang, cuối cùng được coi là một vị thần.

Nhà Ai Cập học Marc Van De Mieroop đã viết trong cuốn sách “Lịch sử Ai Cập cổ đại” (Wiley-Blackwell, 2010) rằng Vua Djoser (Netjerykhet) đã dành cho Imhotep một vinh dự hiếm có, cho phép tên và tước vị của ông được khắc trên đế của một tượng vua. Một trong những chức danh của ông gọi ông là “trưởng nhóm điêu khắc”, một cụm từ phù hợp với người đã thiết kế kim tự tháp Ai Cập đầu tiên.

Bạn đang xem: Ai là người thiết kế Djoser? Những điều chưa biết về kim tự tháp Djoser

Djoser cũng sẽ tiếp tục được tôn kính và hàng thế kỷ sau khi ông qua đời, các quan chức vẫn muốn được chôn cất gần kim tự tháp bậc thang của ông. Vào năm 2022, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy lăng mộ của một quan chức như vậy , được đặt tên là “Mehtjetju,” bên cạnh kim tự tháp bậc thang. Ông sống cách đây khoảng 4.300 năm, nhiều thế kỷ sau triều đại của Djoser.

Ai là người thiết kế Djoser?
Ai là người thiết kế Djoser?

Kim tự tháp Djoser là kim tự tháp gì?

Kim tự tháp bậc thang Djoser, được xây dựng tại Saqqara khoảng 4.700 năm trước, là kim tự tháp đầu tiên mà người Ai Cập từng xây dựng.

Pharaoh Ai Cập cổ đại đặt tên cho kim tự tháp, Djoser, đôi khi đánh vần là Zoser (mặc dù ông thực sự được gọi là Netjerykhet) cai trị trong triều đại thứ ba của Ai Cập. Các học giả cho rằng quy hoạch của kim tự tháp là do Imhotep, một vizier, người sau này được phong thần vì những thành tựu của mình.

Nhà Ai Cập học Mark Lehner viết trong cuốn sách “The Complete Pyramids: Solving The Ancient Mysteries”, nhà Ai Cập học Mark Lehner đã viết trong cuốn sách “The Complete Pyramids: Solving The Ancient Mysteries” (Thames & Hudson, 2008).

Kim tự tháp bắt đầu như một lăng mộ mastaba – một cấu trúc có mái bằng với các mặt dốc – và qua một loạt các lần mở rộng, đã phát triển thành một kim tự tháp cao 197 foot (60 mét), với sáu lớp, một lớp được xây trên đỉnh của khác. Kim tự tháp được xây dựng bằng cách sử dụng 11,6 triệu feet khối (330.400 mét khối) đá và đất sét. Các đường hầm bên dưới kim tự tháp tạo thành một mê cung dài khoảng 5,5 dặm (5,5 km). Kim tự tháp được bao phủ bởi đá vôi tura

Kim tự tháp Djoser vốn là nơi chôn cất vị Pharaon Djoser nổi tiếng, được xây dựng vào khoảng 4.700 năm trước. Đây cũng là kim tự tháp đầu tiên được xây dựng và lâu đời nhất ở nước Ai Cập cổ đại.

Djoser (hay còn được đọc là Djeser và Zoser) là vị pharaon nổi tiếng nhất và được xem là người sáng lập ra Vương triều thứ 3 vào thời Vương quốc Ai Cập Cổ. Ông là con trai của vua Khasekhemwy với hoàng hậu Nimaethap, không rõ liệu ông thực sự là người đã kế vị ngôi vua sau khi vua cha qua đời hay không hoặc có thể còn có một vị vua nào khác. Hầu hết các bản danh sách vua thời Ramesses đều ghi lại tên của một vị vua là Nebka nằm phía trước tên của ông, nhưng hiện vẫn còn chưa thể đồng nhất được tên của vị vua này với tên horus (danh hiệu khác của pharaon) nào khác cùng thời.

Djoser được chôn cất trong tháp kim tự tháp nổi tiếng của ông ở Saqqara. Kim tự tháp này ban đầu được xây dựng gần giống như là một mastaba – một kiến trúc mặt bằng hình vuông, nhưng sau đó năm mastaba khác đã được xếp chồng lên mastaba đầu tiên, và mỗi cái mastaba sau lại nhỏ hơn cái trước hình thành nên kim tự tháp đầu tiên của Ai Cập. Kim tự tháp bậc thang này được xây dựng bằng đá vôi có chiều cao 62 mét và có kích thước phần móng khoảng 125 X 109 mét. Nó được phủ ngoài bằng một lớp đá vôi trắng mịn.

Khu liên hợp

Kim tự tháp nằm ở trung tâm khu liên hợp rộng khoảng 15 hecta, được bao quanh bởi một tường đá vôi gồm 13 cánh cửa giả cũng như lối đi thực sự ở phía đông nam. Một ngôi đền nằm ở phía bắc của kim tự tháp dọc với tượng đài của vị vua. Tượng đài được bao quanh bởi kiến trúc đá nhỏ được biết đến như là “serdad”. Phía nam của kim tự tháp là một cung điện được rào chắn xung quanh bởi một bệ thờ và các tảng đá.

Rất nhiều các tòa nhà mặt tiền được xây dựng trong khu liên hợp, bao gồm một loạt nhà thờ nhỏ ở phía đông nam cũng như các sảnh đường bắc và nam ở phía đông kim tự tháp. Các cấu trúc phục vụ cho mục đích tôn giáo.

Ở phía đông nam của khu liên hợp, cạnh các nhà thờ nhỏ là một cung điện có lẽ được xây dựng dành cho vua tổ chức các lễ hội Hed – Seb ở thế giới bên kia. Ở phía nam cuối của khu liên hợp là một lăng mộ huyền bí với một nhà thờ nhỏ. Nó gồm hàng loạt các đường hầm bắt chước kiểu dáng các đường hầm được tìm thấy phía dưới kim tự tháp. Điều gì được chôn giấu ở đó đến nay vẫn là một điều bí mật.

Cấu trúc ngầm

Bên dưới kim tự tháp bậc thang là một hệ thống mê cung ngầm khổng lồ bao gồm các dãy hành lang và những phòng chứa. Phòng chôn cất chính nằm ở trung tâm khu phức hợp ngầm này và được nối với bề mặt thông qua một đường ống sâu 28m. Có một phiến đá có trọng lượng 3,5 tấn được dùng để niêm phong lối vào của đường ống này. Phức hợp mai táng ngầm này bao gồm bốn dãy phòng trưng bày. Dãy phòng trưng bày phía đông có ba bức phù điêu bằng đá vôi khắc họa vua Djoser đang trải qua lễ hội Hebsed. Các bức tường xung quanh và nằm giữa các bức bích họa này được trang trí bằng những viên gạch bằng sứ có màu xanh lam. Trong khi đó các dãy phòng trưng bày khác vẫn chưa được hoàn thiện.

Ở phía đông của kim tự tháp, nằm sát ngay các phòng chứa màu xanh là 11 mộ ống khác có độ sâu từ 30 đến 32 mét và nằm chếch dần theo hướng tây. Các mộ hình ống từ I – V được sử dụng để chôn cất các thành viên thuộc hoàng gia, các mộ hình ống VI – XI đã được sử dụng như những ngôi mộ tượng trưng để chứa những đồ vật được chôn theo các vị tiên vương của triều đại thứ 1 và thứ 2. Người ta tìm thấy hơn 40.000 bình đá, bát đá và lọ đá được làm từ các loại vật liệu khác nhau trong các gian phòng này. Đồng thời, tên của một số vị vua như Den, Semerkhet, Nynetjer và Sekhemib cũng được chạm khắc lên những chiếc bình. Phát hiện này khiến các nhà nghiên cứu cho rằng Djoser đã khôi phục lại những ngôi mộ ban đầu của các vị tiên vương và sau đó niêm phong đồ mai táng quý giá trong các gian phòng này để bảo vệ chúng.

Kim tự tháp Djoser là kim tự tháp gì?
Kim tự tháp Djoser là kim tự tháp gì?

Những điều chưa biết về kim tự tháp Djoser

Xung quanh câu chuyện về kim tự tháp đầu tiên của Ai Cập vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ với những ai muốn được khám phá.

Kim tự tháp Djoser là một trong những công trình có cấu trúc bí ẩn nhất thế giới, xây dựng khoảng 4700 năm về trước. Theo tài liệu ghi lại, Djoser được coi là kim tự tháp đầu tiên của người Ai Cập cổ đại.

Chính Tể tướng Imhotep là người lập kế hoạch xây dựng lên Djoser. Sau này, người đời vẫn tôn thờ vị tể tướng này như một vị thánh nhờ các đóng góp to lớn của ông.

Được biết, tể tướng Imhotep thiết kế nên Djoser cũng như khu phức hợp xung quanh để chôn cất Pharaoh Djoser thuộc vương triều thứ 3. Nơi này được xem là công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới với chiều cao ban đầu 62m, phủ lớp đá vôi trắng bên ngoài.

Kim tự tháp Djoser nằm ở trung tâm khu phức hợp rộng 15 ha. Diện tích này lớn gấp 2.5 lần thành phố Heirakonpolis. Bao quanh công trình là tường bằng đá vôi cao 10.5m, dài hơn 1.600m. Khu phức hợp được thiết kế 13 cánh cửa giả, có một cửa chính duy nhất nằm ở phía đông. Được biết, những cửa giả này là nơi để linh hồn các vị vua bước sang thế giới bên kia.

Nằm ở phía nam của khu phức hợp là lăng mộ huyền bí với nhà thờ nhỏ. Nơi này có các đường hầm thiết kế giống kiểu dáng đường hầm phía dưới kim tự tháp. Những gì được chôn cất ở đây vẫn còn là điều bí ẩn.

Bên dưới kim tự tháp dẫn tới mê cung gồm các phòng với chiều dài gần 6km, sâu gân 28m. Đây là những căn phòng để chôn cất các thành viên Hoàng tộc và nơi cất giữ kho báu. Bởi vậy, nơi này còn được xem là nơi ở của các linh hồn trong Hoàng gia. Tài liệu ghi chép cho thấy, khoảng 40.000 hũ và bình được chôn trong mộ. Trong khi đó, nơi chôn cất chính của Pharaoh được dựng bằng đá granite rất kiên cố.

Dù chịu nhiều sự tàn phá của thiên nhiên và thời gian, nhưng kim tự tháp Djoser vẫn tồn tại. Mặc dù vậy, bề mặt của công trình đã trở nên nham nhở hơn trước. Trong quá trình phục hồi kim tự tháp Djoser chịu nhiều chỉ trích do làm thay đổi kết cấu bên ngoài công trình, thậm chí cả phần bên trong khu di tích cũng bị ảnh hưởng.

Các nhà khảo cổ dự đoán, nếu công việc bảo tồn không thực hiện tốt, các hầm bên dưới kim tự tháp có thể sụp đổ và phần tượng đài cũng mất đi một phần đáng kể trong vài thập kỷ tới đây.

Những điều chưa biết về kim tự tháp Djoser
Những điều chưa biết về kim tự tháp Djoser

Ai Cập mở cửa trở lại kim tự tháp cổ nhất thế giới sau 14 năm trùng tu

Kim tự tháp bậc thang Djoser nằm ở khu vực khảo cổ Saqqara, phía nam thủ đô Cairo, được xây dựng 4.700 năm trước dưới thời Pharaoh Djoser, được mở cửa lại vào ngày 5-3.

Ai Cập ngày 5-3 đã mở cửa trở lại kim tự tháp bậc thang Djoser, công trình kiến trúc bằng đá đầu tiên trong lịch sử và là kim tự tháp cổ xưa nhất trên thế giới, sau 14 năm trùng tu với kinh phí 104 triệu bảng Ai Cập (khoảng 6,6 triệu USD).

Kim tự tháp bậc thang Djoser nằm ở khu vực khảo cổ Saqqara, phía nam thủ đô Cairo, được xây dựng 4.700 năm trước dưới thời Pharaoh Djoser, một trong những vị vua thuộc vương triều thứ 3 của Ai Cập cổ đại.

Chính phủ Ai Cập bắt đầu dự án bảo tồn kim tự tháp này vào năm 2006, sau nhiều thập kỷ bị lãng quên và đứng trước nguy cơ sụp đổ. Quá trình trùng tu từng bị gián đoạn khi nổ ra làn sóng biểu tình chống lại cố Tổng thống Ai Cập Hosni Mubark hồi năm 2011, song đã được nối lại vào cuối năm 2013.

Phát biểu sau lễ khai trương kim tự tháp bậc thang Djoser, Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly khẳng định đây là một trong những đại dự án của ngành khảo cổ Ai Cập. Quốc gia Bắc Phi này sẽ tiếp tục bảo tồn những di sản độc nhất vô nhị của mình và coi đó là ưu tiên trọng tâm.

Trong khi đó, Bộ trưởng Du lịch và cổ vật Ai Cập Khaled El-Enany cho biết việc mở cửa trở lại kim tự tháp Djoser đánh dấu hoàn tất quá trình trùng tu và khôi phục công trình kim tự tháp đầu tiên và cổ xưa nhất tại Ai Cập.

Phương án trùng tu được tập trung vào gia cố bên trong và bên ngoài kim tự tháp, ngăn chặn nguy cơ sụp đổ và sửa chữa các hư hại. Bên cạnh đó, Ai Cập cũng nâng cấp con đường dẫn đến kim tự tháp và các hành lang dẫn xuống phòng chôn cất.

Kim tự tháp bậc thang Djoser cao khoảng 63m, bao gồm 6 bậc thang xếp chồng lên nhau, phía dưới là một hầm mộ sâu 28m. Công trình này do Imhotep thiết kế, người được coi là kiến trúc sư đầu tiên của thế giới.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Ai là người thiết kế Djoser. Mọi thông tin trong bài viết Ai là người thiết kế Djoser? Những điều chưa biết về kim tự tháp Djoser đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (17 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button