Bisous là gì? Bisous thế nào cho đúng?
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Bisous là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Bisous là gì?
Người Việt ta có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ” để nhấn mạnh về tầm quan trọng của lời chào trong những cuộc gặp gỡ. Và cái bisous chính là lời chào rất đặc trưng của người Pháp. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp gặp gỡ đều dùng lời chào “bisous” dù nó rất phổ biến trong xã hội.
Nếu bạn đi làm việc tại các cơ quan hành chính hoặc đối với giáo viên trong trường học, người Pháp chỉ chào thông thường (Bonjour, Bonsoir) hoặc sẽ bắt tay. Còn lại muôn vàn những cuộc gặp gỡ của người Pháp đều bắt đầu từ cái bisous. Mới gặp nhau: bisous, chào nhauu về: bisous. Gặp bạn bè: tất nhiên là bisous. Gặp bố mẹ của bạn càng phải bisous, gặp hàng xóm lại bisous…. Một ngày bạn sẽ bisous còn nhiều hơn số bữa bạn sẽ ăn trong ngày, đấy là một món ăn tinh thần của người Pháp. Từ hai người không quen biết sẽ trở nên rất thân thiết nếu qua một lần bisous.
Bạn đang xem: Bisous là gì? Bisous thế nào cho đúng?
Bisous là một văn hoá rất riêng và rất đẹp của nước Pháp nói riêng và các nước phương Tây nói chung. Người Pháp thường có câu: “hãy cho tôi biết bạn bisous bao nhiêu cái, tôi sẽ cho bạn biết bạn ở vùng nào”.
Bisous thế nào cho đúng?
Tuy nhiên để thực hiện một cái bisous không phải là dễ dàng. Bạn không được phép vồ vập quá làm thất lễ với người đối diện nhưng cũng không được hờ hững quá khiến họ hiểu lầm mình không thích họ, và tiếng kêu bisous phát ra phải vừa đủ vui tai. Cuối cùng là tuyệt đối không chạm môi vào má họ (bởi đây không còn là một cử chỉ xã giao nữa)
Việc bisous tưởng chừng như rất nhỏ nhưng nó thể hiện rất rõ tính cách đặc trưng của người dân từng vùng. Có những vùng chỉ bisous một cái, người dân vùng đó có phần hơi lạnh lung, kín đáo. Thông thường người Pháp sẽ bisous hai cái vào hai bên má khoảng 60% người Pháp làm như vậy, như vùng Paris, Lyon, đảo Corse… Miền nam Paris thường bisous 3 cái và có những vùng bisous tới tận 4,5 cái để bày tỏ lòng hiếu khách và đó là những người rất cởi mở và hướngngoại, thường là những tỉnh ở phía Bắc nước Pháp.
Sự khác biệt giữa bise và bisou
Tiếng Pháp có một số từ khác nhau cho “nụ hôn”, mặc dù không đáng ngạc nhiên vì một ngôn ngữ lãng mạn như vậy, có thể gây nhầm lẫn cho người học tiếng Pháp. Các thuật ngữ phổ biến nhất là bise và bisou , và mặc dù cả hai đều không chính thức với ý nghĩa và cách sử dụng tương tự, chúng không hoàn toàn giống nhau.
Une bise là một nụ hôn trên má, một cử chỉ của tình bạn trao đổi trong khi nói lời chào và tạm biệt . Nó không lãng mạn, vì vậy nó có thể được sử dụng giữa bạn bè và người quen của bất kỳ sự kết hợp giới tính, đặc biệt là hai phụ nữ và một người phụ nữ và người đàn ông.
Hai người đàn ông có khả năng nói / viết nó chỉ khi họ là bạn bè của gia đình hoặc rất thân thiết. Bise thường được tìm thấy trong biểu thức faire la bise .
Trong số nhiều, số tiền được sử dụng khi chào tạm biệt (ví dụ, Au revoir et bises à tous ) và ở cuối một bức thư cá nhân : Bises , Grosses bises , Bises ensoleillées (từ một người bạn ở nơi có nắng), v.v.
Một lần nữa, bises là platonic. Nó không có nghĩa là người viết thư đang cố gắng đưa mối quan hệ của bạn lên cấp độ tiếp theo; nó về cơ bản là viết tắt để nói lời tạm biệt với nụ hôn má / không khí cổ điển của Pháp: je te fais la bise .
Biến thể chính tả quen thuộc: biz
Un bisou là một phiên bản bise ấm hơn, vui tươi hơn và quen thuộc hơn. Nó có thể đề cập đến một nụ hôn trên má hoặc trên môi, vì vậy có thể được sử dụng khi nói chuyện với những người yêu thích và bạn bè thuần khiết. Bisous có thể nói lời chào tạm biệt với một người bạn tốt ( Một sự bế tắc! Bisous à toute la famille ) cũng như ở cuối một bức thư: Bisous , Gros bisous , Bisous aux enfants , v.v.
Văn hóa ứng xử của người Pháp
Trong cuộc sống đời thường, người Pháp luôn được đánh giá là lịch sự, trang trọng, “chau chuốt” về cả văn hóa ăn mặc, trang trí và đi đứng, giao tiếp, từ trong sân vườn, cổng ngõ cho tới ngoài đường. Người Pháp luôn có sự tôn trọng lẫn nhau, cũng như tôn trọng tự do cá nhân của người khác. Họ cũng luôn tôn trọng giờ giấc và những cuộc hẹn hay những buổi làm việc, hội họp. Điều này được xem như một trong những “nguyên tắc sống” của người Pháp. Đặc biệt, người Pháp luôn tự hào về những gì họ có, nhất là văn hóa hay những nghề thủ công mà tổ tiên họ truyền lại. Từ đó, họ luôn có ý thức lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa ấy.
1. Trong gia đình
Người Pháp thích sự yên bình trong tổ ấm của mình. Để tôn trọng nhau, mọi người thay phiên nhau làm những công việc nhà như làm cơm, rửa bát, giặt đồ…
Phải tôn trọng giờ giấc các bữa ăn, bất kì sự thay đổi nào như về muộn hay mời thêm người bạn vào ăn cơm cũng cần được báo trước. Ai cũng có quyền có không gian riêng. Các bậc cha mẹ cần có khoảng riêng mà con cái không được phép vào. Không xử lý những xung đột trước mặt con cái. Phải gõ cửa trước khi vào phòng. Bố mẹ cũng tôn trọng giờ giấc và không gian riêng của con cái.
Khi cha mẹ tiếp bạn bè hay đến nhà họ, không nhất thiết con cái phải đi theo nếu không cần thiết.
2. Với hàng xóm
Như đã nói ở trên, người Pháp coi trọng sự bình yên, vì vậy ứng xử với những người hàng xóm sao cho phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Sảnh lớn của khu chung cư là nơi người ta chào hỏi nhau, hỏi thăm công việc, gia đình, bàn về trận bóng sắp tới hay tư vấn xem nên mua đồ dùng gì cho gia đình…
Phải để ý không gian riêng của mình không được làm ảnh hưởng tới những người xung quanh. Hạn chế đi giầy gót nhọn vào những giờ nhạy cảm, mở cửa nhà ken két, hút thuốc trong thang máy hay vứt rác của nhà mình sang nhà người khác. Bởi vậy khi có mất kì sự tụ tập hay cuộc vui nào, bạn nên xin lỗi trước vì sự ồn ào từ bữa tiệc của bạn gây ra. Mọi xung đột đa phần được giải quyết từ 2 phía, rất ít có sự can thiệp bởi bên thứ 3. Cũng như những nơi khác, ở thành thị Pháp, đô thị lớn thường thì mối quan hệ hàng xóm sẽ không được mật thiết như ở những thành phố nhỏ, hoặc nông thôn.
3. Tại nơi công cộng
Trong thang bộ, phụ nữ và người già luôn được đi bên có tay vịn. Đàn ông đi sau và xuống trước để có thể giúp đỡ khi cần thiết. Còn khi đi thang máy thì trẻ em, người già và phụ nữ và người khuyết tật đi trước. Kèm với đó người đứng gần cửa thang máy sẽ hỏi những người còn lại xem họ muốn đến tầng nào. Pháp cũng như các đất nước văn minh khác, các công trình hay phương tiện công cộng đều rất chú ý đến người khuyết tật.
Trên đường phố phải đi đều bước theo nhịp của dòng người qua lại. Khi đi trên vỉa hè, người ta sẽ vượt người đằng trước bằng cách nhẹ nhàng lách qua bên trái, đồng thời xoay ngang người để hạn chế tối đa không gian chiếm lĩnh. Người đàn đàn ông luôn là người đi gần nhất với lề đường để bảo về cho những người già, phụ nữ và trẻ em. Sự lôi thôi khi đi ra ngoài đường như mặc đồ ngủ hay đi dép trong nhà bị coi là hành vi đáng trách và thiếu tôn trọng mọi người.
Trong rạp chiếu phim hay rạp hát, sự đúng giờ là điều lưu ý trước tiên. Người Pháp không thích sự bàn tàn trong khi đang thưởng thức các ca khúc hay các vở kịch, bởi sẽ ảnh hưởng tới người khác. Người ta vỗ tay tán thưởng khi kết thúc phần biểu diễn. Và thường thì 2 nam giới sẽ ngồi ở 2 đầu của hàng ghế.
Xếp hàng, mọi lúc mọi nơi người Pháp đều rất tôn trọng trật tự khi xếp hàng. Khi mua vé, khi vào cửa , nhất là những khu có đông khách du lịch thì thời gian xếp hàng là khá dài, họ thường có biển thông báo thời gian còn lại mà chúng ta phải đợi. Thông thường có hai hình thức 1 là đứng xếp hàng hoặc là rút số thứ tự từ máy tự động.
4. Trong sinh hoạt hằng ngày
Bisous: Nụ hôn thân mật của người Pháp
Nụ hôn má chính là nét đặc trưng thú vị của người Pháp, họ thường ôm và hôn vào má nhau khi gặp và chia tay nhau, hay khi cảm ơn mỗi khi nhận được quà. Thường thì những người trong gia đình, bạn bè thân thiết sẽ “Bisous” còn những người chưa thân hoặc đồng nghiệp cơ quan, đối tác thì bắt tay lịch sự. Và ở mỗi thành phố, mỗi vùng thì số lượng nụ hôn và má cũng khác nhau, thường thì là 1 cái vào má phải, 1 vào má trái, tuy nhiên cũng có nơi họ hôn 3 cái, hoặc 4 cái. Nếu người Pháp chủ động hôn bạn thì đừng ngại nhé, điều đó thể hiện họ rất thiện cảm và muốn gần gũi hơn với bạn.
5. Trên bàn ăn
Mọi người ngồi ngay ngắn và những hành động như chống khủy tay hay đặt mạnh tay lên bàn là những hành động của kẻ thiếu văn hóa. Khăn ăn được trải dọc trên 2 đầu gối. Ăn uống từ tốn và sau vài ba miếng, người Pháp lại lấy khăn lau miệng bằng 2 tay.. Không nhai ngấu nghiến, ngậm miệng khi nhai, ăn theo tiến độ chung của bàn ăn. Người ta thường gợi chuyện bằng những câu chuyện thường ngày, không mang sắc thái riêng tư. Không xoay đĩa thức ăn về phía mình hay múc đến thìa cuối cùng. Đặc biệt không nên rời bàn ăn khi rượu của bạn còn trên nửa ly. Cuối bữa, nếu là bữa ăn gia đình thì người ăn gấp một góc khăn, nếu là khách mời họ sẽ tung khăn ra để ở bên phải đĩa ăn. Dao và dĩa để mũi nhọn quay xuống dưới, thể hiện rằng mình đã dùng xong. Người Pháp dành nhiều thời gian trò truyện trên bàn ăn. Đôi khi kéo dài đến 4 hay 5 tiếng.
Thường khi người Pháp mời bạn đến nhà ăn bạn có thể đến cùng với 1 chai rượu vang cùng hoa, hoặc 1 món quả nhỏ, và ngược lại khi người pháp mang rượu đến tặng bạn thường thì bạn sẽ sử dụng luôn chai rượu đó. Người Pháp sẽ đánh giá cao việc làm đó của bạn.
6. Khi hút thuốc
Hiện nay ở Pháp thì thuốc lá đã bị cấm ở trong các nhà hàng và quán cà fe. Khi hút người Pháp phải xem trước hết nơi đó có được hút thuốc hay không. Người ta tránh hút thuốc khi ăn uống trừ những bữa ăn thân mật và được sự cho phép của người thân. Họ không dùng xì gà hay tẩu thuốc ở những nơi công cộng vì mùi của nó khá nặng.
Trước khi hút, người ta đưa điếu thuốc ra lưng chừng điếu và mời những người xung quanh, châm lửa cho họ. Phụ nữ không châm thuốc cho đàn ông. Khi có người bị dị ứng ngồi cách xa người hút thuốc, họ sẽ lịch sự bỏ điếu thuốc đang hút để tránh gây hại cho những người xung quanh.
So với các nước trong khu vực Châu âu, Pháp cũng là một trong những nước tiêu thụ rất lớn thuốc lá, dù giá một bao thuốc đã lên rất cao tầm 6~7 Euro/bao
7. Trong trang phục
Ăn mặc phù hợp với lứa tuổi là điều quan trọng. Khi trẻ bạn có thể mặc bất cứ loại quần áo nào. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào tính chất của những sự kiện và người ta được mời. Thường thì càng trang trọng, người ta lại diện những bộ trang phục chính thống. Một số sự kiện đi kèm theo cả chỉ dẫn “ carvat đen, váy dài” để thể hiện sự trang trọng của buổi tiệc hay buổi lễ đó. Với nam giới thì đồ càng đậm càng thể hiện sự trang trọng. Với nữ giới, sự tinh tế thể hiện ở những phụ kiện đi kèm như vòng tay, khuyên tai hay túi xách.
Trong đám tang người ta tránh những bộ đồ nổi bật, còn trong đám cưới, người ta tránh mặc đồ đen vì là màu của đám tang, và màu trắng vì nó dành cho cô dâu. Khi đi xin việc hay thi tuyển thì những gam màu trung tính được hầu hết mọi người sử dụng. Mặc đồ sang trọng hơn người tuyển dụng hay trang điểm quá đậm là những lỗi sơ đẳng mà người Pháp luôn tránh.
8. Khi giao tiếp bằng điện thoại
Thường thì người ta không để chuông reo quá 8 lần, không gọi lại ngay khi vừa cúp máy. Tránh gọi trước 9h và sau 21h30. Trường hợp khẩn cấp người ta mới gọi đột xuất. Người Pháp luôn từ tốn, nhã nhặn ngay cả khi bị làm phiền, bởi khi nghe điện, tất cả con người ta được thể hiện qua lời nói. Người nào gọi trước nên dập máy trước, đó là thông lệ. Người Pháp có thói quen sử dụng hộp thư thoại, khi để lại tin nhắn thoại lưu ý nói ngắn gọn và lịch thiệp.
9. Nhận và tặng quà
Nhận và tặng quà cũng có những nguyên tắc chung. Người ta thường tặng những món quà đáp ứng mong đợi của người nhận. Ở Pháp, quà tặng sẽ được mở ngay khi nhận từ người tặng. Mỉm cười, cảm ơn, hôn Bisou ngay cả khi bạn không thích món quà đó là phép lịch sự tối thiểu. Tuy vậy với những trường hợp thân thiết hay với người yêu, bạn có thể thể hiện sự chưa hài lòng một cách nhẹ nhàng để đối phương hiểu và không mắc phải những sai lầm tương tự.
10. Lời cảm ơn và xin lỗi
Người phương Đông thường ngại nói lời cảm ơn cũng như lỗi sai về mình. Người Pháp luôn nói lời cảm ơn một cách rõ ràng và chân thành. Nó đi liền với từ “không” khi từ chối để giảm đi sự hụt hẫng cho người kia. Người lớn luôn dạy con cái cách nói lời cảm ơn để chúng hiểu ý nghĩa và rèn thói quen dùng nó. Nhiều khi cảm ơn từ những việc rất nhỏ như về đã tiếp họ trong cuộc gọi điên thoại hay ai đó dành thời gian tiếp chuyện mình cũng là một cách để cuộc sống trở nên thân thiện và gần gũi hơn.
Còn lời xin lỗi thường được nói ngay sau khi sự việc xảy ra, để thể hiện họ thực sự tiếc về việc mình làm và mong muốn được tha thứ. Tuy nhiên với những lỗi lớn, họ dành thời gian suy nghĩ và thuyết phục phù hợp thay vì lao ngay vào biện minh.
Có nhiều cách ứng xử trên đây mà bạn thấy quen thuộc bởi nó là những cách ứng xử phổ biến, xuất phát từ chính con người. Nhưng cũng có một số, ta ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây, mà ở đây đại diện là nước Pháp.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Bisous là gì. Mọi thông tin trong bài viết Bisous là gì? Bisous thế nào cho đúng? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp