BOD là viết tắt của từ gì? Chức năng và nhiệm vụ của BOD
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu BOD là viết tắt của từ gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
BOD là viết tắt của từ gì?
BOD là viết tắt của cụm từ Board of Directors còn có nghĩa là “Ban giám đốc” tức những người đứng đầu trong một doanh nghiệp được các cổ đông trong doanh nghiệp đó tin tưởng bầu ra. BOD sẽ đại diện cho cổ đông trong các vai trò kinh doanh khác nhau. Do đó, nhiệm vụ chính của Ban giám đốc chính là thiết lập chính sách cho một doanh nghiệp cũng như giám sát toàn bộ quản lý của doanh nghiệp đó.
Trong một công ty lớn, đội ngũ BOD được chia thành nhiều vị trí, mỗi vị trí đảm nhận trách nhiệm công việc riêng. Trong những công ty vừa và nhỏ thì một người có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau.
Bạn đang xem: BOD là viết tắt của từ gì? Chức năng và nhiệm vụ của BOD
BOD bao gồm những ai?
Vì được bầu ra để làm đại diện và quản lý quyền lợi cho các cổ đông, nên Ban giám đốc có thể là bất kỳ thành viên trong và ngoài nước của doanh nghiệp đó.
Ban giám đốc thường bao gồm chủ tịch và 2 nhóm giám đốc: giám đốc nội bộ và giám đốc bên ngoài.
- Giám đốc đối nội: đây là bộ phận luôn nhận được sự quan tâm nhiều từ cổ đông và nhân viên trong công ty. Kinh nghiệm chính là thứ tạo nên giá trị cho giám đốc nội bộ, tuy nhiên. Những người này có nguy cơ cao bị bãi nhiệm nếu liên quan đến vụ việc có tính chất lạm dụng chức quyền, gây ảnh hưởng tiêu cực đến công ty.
- Giám đốc đối ngoại: Sẽ trái ngược hoàn toàn so với giám đốc nội bộ. Những vị trí này được lựa chọn dựa trên kinh nghiệm chuyên môn và uy tín của họ trong nghề.
- Chủ tịch : có thể là một nhân sự riêng biệt hoặc vừa là Chủ tịch kiêm Giám đốc đối nội/ Giám đốc đối ngoại.
Có khá nhiều vị trí giám đốc trong một doanh nghiệp. Tuy nhiên, phụ thuộc vào quy mô hoạt động mà các vị trí giám đốc này có thể đầy đủ hoặc thiếu hụt. Nhưng một doanh nghiệp được xem là tầm cỡ nhất định phải có đầy đủ các vị trí giám đốc dưới đây:
- Giám đốc điều hành
- Giám đốc thương hiệu
- Giám đốc kinh doanh
- Giám đốc truyền thông Marketing
- Giám đốc sáng tạo
- Giám đốc công nghệ thông tin
- Giám đốc đầu tư và phát triển
- Giám đốc sản phẩm
Chức năng và nhiệm vụ của BOD
Ban giám đốc sẽ phải đảm nhận tốt 6 nhiệm vụ bên dưới để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vừa để làm tăng uy tín và giá trị bản thân của họ.
- Giám sát và điều khiển doanh nghiệp: là chịu trách nhiệm đảm bảo việc kiểm toán được thực hiện một cách kịp thời hàng năm. Giám sát công việc của các kiểm toán viên sao cho chính xác nhất.
- Thiết lập hệ thống quản trị cho doanh nghiệp: tạo nên khuôn khổ cho công ty nhằm đảm bảo quyền lợi hoạt động cho tất cả các nhân viên.
- Quản trị, tổ chức và duy trì mối quan hệ tốt với giám đốc điều hành: BOD cần duy trì gặp mặt và tiếp xúc từ 3-4 lần trong năm hoặc tốt nhất là mỗi tháng 1 lần.
- Định hướng chiến lược và mục tiêu chung cho doanh nghiệp: tạo nên tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu phát triển chung cho doanh nghiệp. Giám đốc điều hành và Tổng giám đốc thường sẽ kết hợp để thực hiện việc này.
- Uỷ thác: là đại diện và bảo vệ lợi ích cho cổ đông và các nhà đầu tư trong công ty.
- Tuyển dụng, giám sát, đánh giá và bồi dưỡng ban quản lý chủ lực của công ty: là tìm kiếm nhân lực cho những vị trí chủ chốt của công ty và có chính sách giữ nhân tài để phục vụ cho công việc của công ty.
Tầm quan trọng của BOD
Có thể nói, Ban giám đốc chính là trung tâm của mọi hoạt động tại doanh nghiệp. Họ đảm bảo các hoạt động quản lý cũng như lợi ích tốt nhất cho các cổ đông. Vì vậy, với bất kì vị trí nào trong BOD cũng cần tối thiểu 2 yếu tố: kỹ năng quản lý doanh nghiệp tốt và thật sự am hiểu mọi vấn đề về pháp lý.
BOD chính là trung tâm đầu não của mọi doanh nghiệp, tất cả các bước phát triển và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp đều bắt nguồn từ Ban giám đốc, nên họ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp.
Cơ chế bổ nhiệm – miễn nhiệm BOD
Cơ chế bổ nhiệm
Cơ chế bổ nhiệm các thành viên BOD phụ thuộc vào quy định của từng công ty và quyền lực của các cổ đông. Thường thì quá trình bổ nhiệm các thành viên BOD sẽ diễn ra theo các bước sau:
- Xác định số lượng và phân loại các vị trí còn trống trong BOD, dựa vào quy định của pháp luật và các nhu cầu kinh doanh của công ty.
- Các cổ đông, ban điều hành hoặc các thành viên BOD hiện tại đề cử ứng viên để bổ nhiệm vào các vị trí còn trống. Các ứng viên được chọn phải dựa trên năng lực, kinh nghiệm và sự đóng góp cho công ty.
- Các cổ đông hoặc các thành viên BOD hiện tại sẽ tổ chức họp bầu cử để chọn ra các ứng viên phù hợp nhất.
Quy trình và quy định bổ nhiệm tại mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau. Tuy nhiên, mục đích chung của việc bổ nhiệm này là để đảm bảo các thành viên Board of Directors đều có kinh nghiệm, năng lực và tầm nhìn phù hợp để giám sát hoạt động và quyết định chiến lược của công ty.
Cơ chế miễn nhiệm
Bất kỳ thành viên nào trong Board of Directors cũng có thể bị trục xuất nếu vi phạm các quy tắc cơ bản như sau:
- Sử dụng quyền lực cho các mục đích khác ngoài các lợi ích của công ty.
- Thực hiện các hành vi gian lận, các cáo buộc liên quan đến pháp luật làm ảnh hưởng danh dự và gây tổn thất cho tổ chức.
- Thông đồng, thỏa thuận với các bên thứ ba để gây ảnh hưởng đến cuộc bỏ phiếu của BOD.
- Lạm dụng chức quyền, chống đối lại các lợi ích của cổ đông, đối tác hay chống lại tổ chức.
Những tố chất cần thiết để trở thành BOD?
Vị trí BOD không phải dễ dàng mà có được, để trở thành một trong những nhân tố thuộc đội ngũ BOD thực thụ, bạn cần có những tố chất có thể kể đến như:
- Sở hữu khả năng lãnh đạo tuyệt vời: Tố chất này sẽ giúp ích rất nhiều cho Hội đồng quản trị trong việc điều hành, phân phối công việc đến những phòng ban, bộ phận, tạo chuỗi vận hành liền mạch cho công ty.
- Có tầm nhìn xa trông rộng: BOD cần có cái nhìn tổng quan về bức tranh toàn diện ở hiện tại và tương lai, nhất là khi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Ngoài ra, BOD cần có sự nhạy bén trong việc phát hiện và chuẩn bị cho các chiến lược dài hạn để giúp công ty phát triển bền vững.
- Biết cách tận dụng nhân tài: Con người là yếu tố quan trọng trong một tổ chức. Nếu Ban Giám đốc nắm được điểm mạnh, yếu và tạo điều kiện để phát huy năng lực thực sự của mỗi nhân viên sẽ giúp hiệu suất công việc được nâng lên tối đa. Vì vậy, BOD cần phải biết dùng người và trọng dụng những nhân tài mà doanh nghiệp hiện có.
Cần học gì để trở thành BOD?
Để trở thành một thành viên trong BOD thì bạn có thể lựa chọn học các ngành như Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân sự. Đây là hai trong số các chuyên ngành giúp bạn có kiến thức quản trị trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Như lĩnh vực nhân sự, tài chính, sản xuất, kế toán, marketing, chiến lược…
Tuy nhiên, sau khi học xong thì bạn cần phải trải qua nhiều kinh nghiệm với nhiều vị trí, công việc khác nhau. Đa số, những người lãnh đạo chuyên nghiệp cần phải có sự thăng tiến từ vị trí thấp nhất. Như vậy, bạn mới có được nhiều trải nghiệm thực tế cũng như củng cố chuyên môn được tốt nhất cho vị trí BOD.
Những cơ hội và thách thức của BOD hiện nay
Vậy, BOD là gì và BOD hiện nay đang đứng trước những cơ hội và các thách thức nào?
Các cơ hội dành cho BOD
- Có nhiều sân chơi dành cho các chủ doanh nghiệp giúp cho bạn tìm kiếm các mối quan hệ đối tác tốt nhất.
- Có các hội nghị giao lưu giúp các chủ doanh nghiệp học hỏi và chia sẻ kinh doanh với nhau.
- Thời đại công nghệ 4.0 giúp BOD mở rộng giao lưu, kết nối với khách hàng/đối tác quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Những thách thức mà BOD cần đối diện
- Sự ảnh hưởng của dịch bệnh để lại khiến nhiều doanh nghiệp, công ty gặp khó khăn trong việc khôi phục kinh tế.
- Sự cạnh tranh gay gắt trong nhiều lĩnh vực khiến BOD cần đưa ra được các chiến lược kinh doanh mang tính đột phá.
- Sức ép từ nguồn nhân lực chất lượng cũng ảnh hưởng nhiều đến việc sắp xếp vị trí hợp lý trong doanh nghiệp.
Một số câu hỏi thường gặp về BOD
Board of directors là Hội đồng quản trị hay Ban giám đốc?
Board of Directors là Ban giám đốc (tuy nhiên, trong một số mô hình doanh nghiệp tại nhiều quốc gia thì BOD cũng có thể là Hội đồng quản trị). Hai chức vụ này liên quan chặt chẽ với nhau và đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng bền vững.
Board of Directors làm công việc gì?
Board of Directors đặt ra các chính sách chung và đưa ra các quyết định quan trọng với tư cách là người được ủy thác thay mặt cho công ty và các cổ đông. Các vấn đề thuộc phạm vi xem xét của BOD bao gồm sáp nhập và mua lại, cổ tức và các khoản đầu tư lớn, cũng như việc bổ nhiệm và bãi nhiệm các giám đốc điều hành cấp cao.
Ai được tham gia vào Board of Directors?
Các thành viên của Board of Directors được bầu hoặc chỉ định bởi các cổ đông trong công ty để giám sát và định hướng các hoạt động của tổ chức. Họ phải là những người dày dặn kinh nghiệm, có tầm nhìn và chuyên môn liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty.
CEO hay Board of Directors quyền lực hơn?
CEO là thành viên trực thuộc Board of Directors, do vậy BOD nắm giữ nhiều quyền hạn hơn so với CEO (Giám đốc điều hành). CEO được bổ nhiệm bởi BOD, thậm chí CEO có thể bị sa thải bởi các thành viên của BOD. Các quyết định quan trọng trong công ty mà CEO đưa ra cũng cần thông qua và được chấp thuận bởi BOD mới được thực hiện.
Nói một cách đơn giản, quyền lực của CEO có thể bị giới hạn bởi BOD và sự kiểm soát của cổ đông.
Board of Directors là cơ quan quản trị cao nhất của một tổ chức, doanh nghiệp. Vị trí này đòi hỏi những người có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả kinh nghiệm lẫn kiến thức chuyên môn, đã trải qua nhiều thăng trầm, thử thách và có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng, xã hội.
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về BOD là viết tắt của từ gì. Mọi thông tin trong bài viết BOD là viết tắt của từ gì? Chức năng và nhiệm vụ của BOD đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp